Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoại khóa trải nghiệm di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh về tất cả các mặt như đức, trí,
thể, mỹ đồng thời gìn giữ và phát huy giá trị của di sản văn hoá và truyền thống tốt
đẹp dân tộc Việt Nam, ngày 26 tháng 8 năm 2016 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban
hành Chỉ thị Số: 3031/QĐ-BGDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 - 2017
trong đó chỉ thị nêu rõ “Giáo dục phổ thông chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống,
kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng”. Đồng
thời Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có kế hoạch
hướng dẫn đưa Giáo dục Di sản vào nội dung dạy học ở trường phổ thông, từ đó
thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện đa dạng hóa các hình thức
dạy học, khuyến khích học sinh tham gia trải nghiệm sáng tạo “Sử dụng di sản văn
hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX nhằm hình thành và nâng
cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa; rèn luyện
tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện;
góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng
khiếu, tài năng của học sinh”( Trích hướng dẫn sử dung dạy học di dản trong
trường Phổ thông 2013).
Nhận thức vai trò và tầm quan trọng của chủ trương này, trong những năm
gần đây Sở giáo dục và đào tạo Nghệ an đã chỉ đạo các trường THPT trên địa bàn
tỉnh đa dạng hóa hình thức dạy học tăng cường hoạt động trải nghiệm, tổ chức dạy
học gắn liền với di sản văn hóa:“Khuyến khích các tổ chức hoạt động trải nghiệm
phù hợp với chương trình giáo dục và đặc điểm tâm lý học sinh, giúp học sinh
hứng thú học tập rèn luyện kỹ năng sống, ý thức chấp hành pháp luật; bổ sung các
hiểu biết về giá trị truyền thống văn hóa dân tộc và trên toàn thế giới”.(Trích
hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2017 -2018).
Nhiều trường THPT trên toàn tỉnh nói riêng và trong cả nước nói chung đã tổ
chức các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh phát triển tư duy, khả năng quan sát,
xử lí thông tin, trau dồi kỹ năng sống để hoàn thiện nhân cách, đáp ứng được yêu
cầu về phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Đặc biệt là
khuyến khích giáo dục trải nghiệm di sản, tiếp thu những giá trị văn hóa lịch sử
thực tế, từ đó các em bổ sung vào hành trang tri thức của mình.
Giáo dục ý thức bảo vệ di sản cho học sinh đặc biệt là di sản văn hoá cũng là
một trong 5 nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Phong trào “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” mặc dù có những kết quả khả quan nhưng bên
cạnh đó có lúc, có nơi còn mang tính hình thức, chưa thực sự đi vào đời sống giáo
dục một cách sâu sát. Việc sử dụng các hình thức dạy học, tổ chức các hoạt động
giáo dục với di sản còn đơn điệu, thiếu sự linh hoạt và sáng tạo nên hiệu quả chưa
cao, các hoạt động ngoại khóa chưa được chú trọng về chiều sâu.
đồng cho học sinh. Đây là một sân chơi bổ ích giúp các em có cơ hội hiểu, thẩm định, mở rộng thêm những kiến thức đã học ở phần chính khoá, hình thành các kỹ năng thực hành đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, ý thức và kỷ luật cho học sinh. Tuy nhiên đây là một hoạt động phức tạp đòi hỏi sự cộng đồng trách nhiệm của toàn xã hội, đặc biệt là đội ngũ giáo viên. Để tổ chức được các hoạt động ngoại khoá thật sự hiệu quả chúng tôi đã phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của BGH, sự ủng hộ của giáo viên và học sinh, đồng thời huy động sự ủng hộ về kinh phí và cơ sở vật chất từ hội cha mẹ học sinh. Tôi nghĩ rằng hình thức ngoại khoá này có khả năng ứng dụng và ứng dụng có hiệu quả trong tất cả các trường THPT. Vì vậy, các trường học khác có thể mạnh dạn ứng dụng để tổ chức hoạt động ngoại khóa, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. II. KIẾN NGHỊ Trong quá trình nghiên cứu, thực nghiệm tôi nhận thấy rằng việc đưa hoạt động ngoại khóa vào trong nhà trường là rất cần thiết. Đặc biệt việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa là một cách giáo dục mở, học sinh được trải nghiệm và từ đó em rút ra cho mình những bài học thực tế. Nhưng để hoạt động này đạt được hiệu quả cao cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, sự quan tâm từ phía Ban giám hiệu, sự giúp đỡ ủng hộ về vật chất lẫn tinh thần của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, quan trọng hơn cả là sự nổ lực phấn đấu của giáo viên, thái độ học tập tích cực của học sinh. Do đó tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau: Sở giáo dục và Đào tạo: + Quan tâm chỉ đạo sát sao việc thực hiện giáo dục ngoại khóa ở các trường phổ thông. Kịp thời động viên, khen thưởng cá nhân tập thể đi đầu sáng tạo trong dạy học và giáo dục. + Tổ chức hội thảo nâng cao chất lượng giáo dục, qua hội thảo giáo viên có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong việc giảng dạy nội khóa cũng như tổ chức hoạt động ngoại khóa. Đối với các trường THPT: 42 + Nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động ngoại khóa của học sinh đặc biệt hoạt động ngoại khóa trải nghiệm di sản nhằm tạo sân chơi lành mạnh giúp các em rèn luyện kỹ năng sống, trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống. Đối với tổ chuyên môn: Thường xuyên tổ chức trao đổi kinh nghiệm thống nhất về nội dung, phương pháp giảng dạy nhất là khi thực hiện hoạt động ngoại khóa cần có sự phối hợp chặt chẽ, có sự chuẩn bị chu đáo và tinh thần trách nhiệm cao. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đúc rút được trong quá trình thực hiện hoạt động ngoại khóa. Sáng kiến kinh nghiệm: “Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoại khóa trải nghiệm di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An” có thể còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của cấp trên và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tân Kỳ, ngày 19 tháng 3 năm 2019 Người viết Nguyễn Thị Thanh Xuân 43 PHẦN PHỤ LỤC Phụ lục 1 TIẾN TRÌNH THAM QUAN TRẢI NGHIỆM DI SẢN VĂN HÓA NHẰM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THPT Giáo dục đạo đức cho học sinh là một việc làm cần thiết, thường xuyên của gia đình, nhà trường và toàn xã hội . Được sự quan tâm của Đảng bộ, Ban lãnh đạo cùng các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, đặc biệt có sự quan tâm hỗ trợ kinh phí từ phía phụ huynh học sinh, nhà trường đã đa dạng hóa được các hoạt động ngoại khóa như cho học sinh tham quan trải nghiệm các di sản văn hóa, các làng nghề truyền thống, tổ chức cho học sinh tham gia chăm sóc, bảo vệ di sản tại địa phương Nhờ đó đã nâng cao được hiệu quả trong công tác giáo dục di sản cho học sinh, giúp các em học tập và tìm hiểu truyền thống của nhà trường, quê hương, đất nước. I. QUY TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRẢI NGHIỆM DI SẢN NHẰM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THPT 1. Lựa chọn chủ đề ngoại khoá Căn cứ vào nội dung chương trình, mục tiêu dạy học và tình hình thực tế của dạy học nội khoá bộ môn, đặc điểm của học sinh và điều kiện của giáo viên cũng như của nhà trường để lựa chọn chủ đề của hoạt động ngoại khoá cần tổ chức. Việc lựa chọn này phải rõ ràng để có tác dụng định hướng tâm lí và kích thích sự tích cực, tự lực của học sinh ngay từ đầu. 2. Lập kế hoạch ngoại khoá Khi lập kế hoạch hoạt động ngoại khoá thì giáo viên cần phải xây dựng các nội dung sau: - Xác định mục tiêu giáo dục của hoạt động, gồm có: mục tiêu về kiến thức; mục tiêu về kĩ năng và yêu cầu về phát triển năng lực, trí tuệ; mục tiêu về thái độ, tình cảm. - Xây dựng nội dung cho hoạt động ngoại khoá dưới dạng những nhiệm vụ học tập cụ thể. - Dự kiến hình thức tổ chức, phương pháp dạy học. - Dự kiến các tình huống có thể xảy ra và cách giải quyết. - Dự kiến những công việc có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các lực lượng giáo dục khác. - Dự kiến thời gian và địa điểm tổ chức. 44 3. Tiến hành hoạt động ngoại khoá theo kế hoạch Khi tổ chức hoạt động ngoại khoá theo kế hoạch giáo viên cần phải chú ý những nội dung sau: - Luôn theo dõi quá trình học sinh thực hiện các nhiệm vụ để có thể giúp đỡ kịp thời, đặc biệt là những tình huống phát sinh ngoài dự kiến, kịp thời điều chỉnh những nội dung diễn ra không đúng kế hoạch. - Đối với những hoạt động diễn ra ở quy mô lớn như lớp, khối thì giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, điều khiển các hoạt động. Đồng thời giáo viên cũng phải là người trọng tài để tổ chức cho học sinh có thể tham gia tranh luận hay bảo vệ ý kiến của mình về những nội dung hoạt động ngoại khoá. - Đối với những hoạt động diễn ra ở quy mô nhỏ như trong tổ, nhóm học sinh thì cần để cho học sinh hoàn toàn tự chủ cả việc tổ chức và thực hiện nhiệm vụ được giao, giáo viên chỉ có vai trò hướng dẫn khi học sinh gặp khó khăn hoặc việc không xử lí được. - Sau mỗi đợt tổ chức hoạt động ngoại khoá thì giáo viên phải đánh giá, rút kinh nghiệm để điều chỉnh nội dung, hình thức và phương pháp cho hợp lí để tổ chức những đợt ngoại khoá về sau đạt kết quả cao hơn. 4. Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả, rút kinh nghiệm, khen thưởng Việc đánh giá kết quả của quá trình hoạt động ngoại khoá không giống như trong nội khoá, mà phải đánh giá thông qua cả quá trình hoạt động. Giáo viên đánh giá hiệu quả thông qua sự tích cực, sự hứng thú, sự sáng tạo của học sinh và cả những kết quả mà học sinh đạt được trong quá trình hoạt động. Trong đó sản phẩm của quá trình hoạt động là một căn cứ quan trọng để đánh giá. Do vậy, cần tổ chức cho học sinh giới thiệu, báo cáo sản phẩm đã tạo ra được trong quá trình hoạt động ngoại khoá. Mặt khác, việc làm này còn có tác dụng trong việc khích lệ, động viên tinh thần tích cực học tập của học sinh về sau. Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khoá như trên có thể đem lại hiệu quả cao nếu giáo viên biết vận dụng tốt các điều kiện và tổ chức hợp lí các hoạt động của học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thì giáo viên cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, học sinh và các yêu cầu giáo dục của bộ môn mà vận dụng quy trình trên một cách mềm dẻo sao cho quá trình hoạt động ngoại khoá đạt hiệu quả cao nhất. II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA NHẰM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THPT 1. Tiến trình tổ chức hoạt ngoại khóa nhằm giáo truyền thống “uống nước nhớ nguồn” thông qua trải nghiệm tại khu di tích Km0 huyện Tân Kỳ. 1.1 Hình thức: Tham quan để khắc sâu kiến thức 1.2. Đối tượng tham quan: Học sinh khối 10 45 1.3. Lựa chọn địa điểm tham quan: Để khắc sâu kiến thức đồng thời giúp học sinh có những hiểu biết về những giá trị di sản của địa phương nơi mình đang sống và học tập giáo viên cần lựa chọn địa điểm tham quan ở địa phương phù hợp với những nội dung của bài học trên lớp, vừa mang lại hiệu quả giáo dục cao. Trong hoạt động ngoại khóa trải nghiệm di sản lich sử chúng tôi chọn địa điểm cho học sinh tham quan trải nghiệm phù hợp, có tính điển hình cao. Nơi đây có hồn cốt của người việt, có những chiến tích lẫy lừng, dấu tích oai hùng và công lao to lớn của cha ông ta. Cụ thể: Trong địa bàn huyện Tân Kỳ, chúng tôi cho học sinh tham quan cột mốc Km0 nơi khởi nguồn con đường Hồ Chí Minh huyền thoại, thắp hương tại nghĩa trang huyện và 1.4. Các bước tiến hành tham quan: Việc tổ chức tham quan diễn ra theo các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị cho hoạt động tham quan Đây là bước quan trọng và cần thiết để hoạt động tham quan diễn ra một cách thuận lợi, ví dụ sau khi thảo luận và thống nhất trong nhóm tổ chuyên môn, được sự nhất trí của hội cha mẹ học sinh, giáo viên lên kế hoạch từ đầu năm học, lựa chọn địa điểm di tích KM0, con đường Hồ Chí Minh huyền thoại để học sinh tham quan trải nghiệm, giáo viên cần: - Xác định mục tiêu của buổi tham quan. + Về Kiến thức: HS có điều kiện trực quan sinh động các tài liệu hiện vật liên quan đến nội dung bài học. + Về Kĩ năng: Rèn luyện cho các em một số kỹ năng học tập như kỹ năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin qua đó tự chiếm lĩnh kiến thức cần thiết thu được trong quá trình tiếp cận với di sản; kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn đã học để giải thích những hiện tượng, sự vật có trong các di sản văn hóa. - Liên hệ trước với ban quản lí di tích, mời người thuyết minh, người hướng dẫn tham quan, trình bày rõ mục đích yêu cầu của buổi tham quan để cùng có kế hoạch phối hợp, tạo điều kiện cho hoạt động đạt kết quả cao. Mặc dù buổi tham quan ngoại khoá không gắn với nội dung chương trình của bài học, song vẫn có tác dụng không nhỏ, trực tiếp tới việc bổ sung kiến thức môn học của học sinh. Vì vậy, trong kế hoạch tham quan, trải nghiệm giáo viên cần xác định rõ những hiện vật, tài liệu nên hướng dẫn học sinh tập trung tìm hiểu, phù hợp với mục đích yêu cầu đề ra. - Phổ biến mục đích, yêu cầu của buổi tham quan 46 Để thu được kết quả cao, giáo viên cần phổ biến cho học sinh rõ mục đích, yêu cầu của buổi tham quan. Đây là một trong các yếu tố đưa đến sự thành công của hình thức hoạt động này. Bởi lẽ, nếu giáo viên không tổ chức chặt chẽ thì với số lượng học sinh khá đông sẽ khó quản lý, khó hướng dẫn các em chấp hành nội quy của nơi có di sản. Những yêu cầu quan trọng đối với học sinh trong khi tham quan là : + Phải có ý thức giữ trật tự, gìn giữ, bảo vệ di sản, không phá phách di sản. + Không được tự ý bỏ đoàn đi. + Tất cả phải thực hiện theo chỉ dẫn của người điều hành. + Mọi việc làm nảy sinh phải thông qua người điều hành và được người điều hành đồng ý rồi mới thực hiện. + Cần ghi chép những số liệu, tài liệu do người thuyết minh cung cấp, hoặc những ghi chú ở các tư liệu được trình bày khi tự tìm hiểu. + Phải viết bài thu hoạch sau khi tham quan trải nghiệm. + Những cá nhân tự làm trái các quy định phải tự chịu trách nhiệm và chịu hình phạt của nhà trường. - Dự kiến thời gian tham quan: Một buổi đối với địa điểm trong huyện Tân Kỳ và cả ngày đối với hoạt động ngoài huyện. (Tùy thuộc vào quãng đường đi đến khu di tích mà giáo viên dự kiến thời gian phù hợp) . - Dự kiến các phương pháp sử dụng chủ yếu trong tham quan: Quan sát, phỏng vấn - Yêu cầu học sinh chuẩn bị: + Giấy bút, máy ảnh, máy ghi âm + Tìm hiểu một số thông tin về di tích trên Internet hoặc tài liệu tham khảo. + Tự túc về nước uống, tư trang. Bước 2: Tiến trình tham quan học tập. Buổi tham quan được chia thành 2 phần Phần I. Tham quan dưới sự hướng dẫn của giáo viên và cán bộ quản lí di tích Người quản lí giới thiệu toàn bộ di tích KM0 (Quá trình xây dựng, do ai xây dựng, xây dựng nhằm mục đích gì, cấu tạo, quy trình thực hiện, cách bố trí, sắp đặt các tư liệu thời kháng chiến, học sinh xem phim tư liệu để có cảm nhận chung về cuộc sống chiến đấu và xây dựng con đường Hồ Chí Minh huyền thoại cũng như khu di tích Km số 0 của nhân dân ta thời kháng chiến). Phần 2: Học sinh tham quan tự do 47 Sau khoảng 90 phút tham quan có sự định hướng của giáo viên, học sinh chia thành các nhóm đi quan sát để tìm hiểu, ghi chép, chụp ảnh theo những vấn đề giáo viên giao trên lớp. Trong quá trình tìm hiểu, giáo viên theo dõi, nhắc nhở học sinh làm việc, giải đáp thắc mắc những vấn đề học sinh chưa hiểu. Bước 3: Tổng kết tham quan(Giáo viên tập trung học sinh trước sân Km0, nhận xét chung, tổng kết khái quát, dặn dò học sinh làm bài thu hoạch) Trên cơ sở tập trung vào một số chủ đề chỉ định ngay từ khâu chuẩn bị và chú ý trong cả quá trình tham quan, tổng kết sẽ giúp cho học sinh hệ thống lại những cái rời rạc mà họ thu nhận được, các điểm hiểu sai sẽ được sửa lại và kiến thức được mở rộng. Nội dung tổng kết được xây dựng trên cơ sở các báo cáo của từng nhóm học sinh về các vấn đề mà giáo viên đã phân công chuẩn bị từ trước. Hình thức tổng kết có thể dưới dạng thuyết trình, đối thoại trong đó có thể cho học sinh trình bày những báo cáo tổng kết về vấn đề được giao. Muốn vậy, học sinh phải được chuẩn bị rất chu đáo, ngoài việc thu thập những thông tin cần thiết có thể giới thiệu cho học sinh tham khảo thêm tài liệu hoặc giúp đỡ họ cách viết, cách trình bày để báo cáo có chất lượng. Có thể kết hợp việc tổng kết với tổ chức hội vui, hội thi Địa lí trong đó có sử dụng những thông tin thu được từ buổi tham quan. Bước 4: Thực hiện kiểm tra, đánh giá sau khi tham quan. Đây là bước quan trọng và cần thiết để kiểm tra mức độ nhận thức của các em sau buổi tham quan, có nhiều hình thức đánh giá như: - Nhận xét chung về ý thức tham gia của mọi thành viên trong tập thể. - Viết thu hoạch sau hoạt động nhằm tìm hiểu mức độ nhận thức vấn đề của học sinh. - Bằng câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá thái độ của học sinh về một vấn đề nào đó của hoạt động. - Thông qua sản phẩm hoạt động. Bước 5: Học sinh tham gia vệ sinh khu di tích và nghĩa trang liệt sĩ huyện Tân kỳ. 2. Tiến trình tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục “lòng tự hào dân tộc” thông qua trải nghiệm tại khu di tích Truông Bồn. Tổ chức các hoạt động: Tham quan các bảo tàng, các di tích văn hóa, di tích lịch sử,... Sinh hoạt ngoại khóa gắn với các chuyên đề, các sự kiện lịch sử địa phương, đất nước. 2.1 Hình thức: Tham quan ngoại khóa 48 .2.2. Đối tượng tham quan: Hoạt động ngoại khóa này thường không ứng dụng được cho tất cả học sinh của khóa học, vì số lượng học sinh quá lớn. Vì thế, đối tượng học sinh được tham gia hoạt động ngoại khóa này thường là những em học sinh lớp 12 có thành tích cao trong học tập, đội tuyển học sinh giỏi Tỉnh của nhà trường và những cán bộ Đoàn tiêu biểu. 2.3. Lựa chọn địa điểm tham quan: Được sự đồng ý của Đảng ủy, Ban lãnh đạo nhà trường, tổ Sử - Địa - GDCD tổ chức buổi ngoại khóa chuyên đề “ Giáo dục lòng tự hào dân tộc thông qua trải nghiệm tại khu di tích Truông Bồn”. 2.4. Các bước tiến hành tham quan trải nghiệm di sản theo chuyên đề. Quy trình này áp dụng cho đợt tham quan ngoại khóa quy mô lớn hơn, đối tượng là học sinh lớp 12, các bước tiến hành tham quan về cơ bản được thực hiện như hình thức tham quan trải nghiệm di sản tại địa phương cho học sinh khối 10. Tuy nhiên do quy mô lớn hơn, hành trình xa, tham quan nhiều địa điểm, thời gian dài hơn, nên từ việc lập kế hoạch cho đến việc tổ chức thực hiện tham quan phải có quy trình chặt chẽ và chuẩn bị thật công phu, chu đáo. Cần lưu ý những nội dung sau: Bước 1: Tổ chuyên môn kết hợp với BCH Đoàn trường lên kế hoạch cụ thể về thành phần tham gia, thời gian tiến hành, kinh phí ngoại khóa... Sau đó cử người liên hệ trước địa điểm tham quan để khảo sát (tiền trạm) hoặc nhờ sự hỗ trợ của địa phương. Bước 2: Thông báo cho học sinh biết về kế hoạch và địa điểm tham quan. Bước 3: Tập trung học sinh tại trường. Đại diện BGH, Hội Cha mẹ học sinh, giáo viên và BCH Đoàn trường tổ chức cho học sinh đến địa điểm tham quan an toàn. Học sinh sẽ được nghe các hướng dẫn viên giới thiệu về những nội dung cần thiết. Bước 4: Học sinh lắng nghe, ghi chép, có thể nêu lên những thắc mắc để được các hướng dẫn viên giải đáp. Bước 5: Học sinh làm bài thu hoạch. Trong buổi ngoại khóa, các em được nghe báo cáo về lịch sử hình thành của các khu di tích; được tham quan, tìm hiểu thực tế các khu trưng bày hiện vật. Lồng ghép hoạt động ngoại khóa là buổi sinh hoạt tập thể giữa giáo viên và học sinh nhằm rèn luyện thêm cho các em những kỹ năng trong ứng xử, giao tiếp, tự tin trong các hoạt động tập thể. Buổi sinh hoạt đã tạo sự gần gũi, khắc sâu thêm tình cảm giữa Thầy và Trò. Trong hành trình khám phá và trải nghiệm di sản, đoàn đã dừng chân ở khu di tích lịch sử Truông Bồn tại xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, tổ chức cho các em dâng hương thể hiện tình cảm và lòng tri ân, trách nhiệm của mình 49 trước những đóng góp to lớn đối với sự cống hiến và hy sinh cao cả của lực lượng TNXP, đặc biệt là sự hy sinh anh dũng của 13 chiến sỹ TNXP Đại đội 317 đã làm nên một Truông Bồn huyền thoại. Điều quan trọng hơn: Qua một ngày thực tế và trải nghiệm hoạt động đã rèn luyện các em về những kỹ năng quan sát, thu thập thông tin, tổng hợp, nghiên cứu, làm việc nhóm và thuyết trình về một số nội dung cụ thể; biết chia sẻ, hợp tác trong các hoạt động tập thể; biết quản lý bản thân,... tạo khả năng tự tin trong các buổi sinh hoạt, hình thành kỹ năng sống phù hợp trong mọi hoàn cảnh. Sau buổi ngoại khóa trải nghiệm di sản Nghệ An, chúng tôi tổ chức cho các em nhận xét, rút kinh nghiệm, trình bày những cảm nhận của mình trong chuyến tham quan trải nghiệm. 3. Tiến trình tổ chức hoạt động ngoại khóa trải nghiệm làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Tân Kỳ. Tổ chức các hoạt động: Trải nghiệm làng nghề truyền thống. 3.1 Hình thức: Ngoại khóa tham quan trải nghiệm 3.2. Đối tượng tham quan: Học sinh THPT khối 11 3.3. Lựa chọn địa điểm tham quan: Làng dệt thổ cẩm Thái Minh và đan lát Kỳ Tân - Huyện Tân Kỳ, 3.4. Các bước tiến hành tham quan trải nghiệm di sản làng nghề. Bước 1: Tổ chuyên môn kết hợp với BCH Đoàn trường lên kế hoạch cụ thể về thành phần tham gia, thời gian tiến hành, kinh phí ngoại khóa... Sau đó cử người liên hệ trước địa điểm tham quan để khảo sát (tiền trạm) hoặc nhờ sự hỗ trợ của địa phương. Bước 2: Thông báo cho học sinh biết về kế hoạch và địa điểm tham quan. Bước 3: Tập trung học sinh tại trường. Đại diện BGH, Hội Cha mẹ học sinh, giáo viên và BCH Đoàn trường tổ chức cho học sinh đến địa điểm tham quan an toàn. Học sinh sẽ được nghe các hướng dẫn viên giới thiệu về những nội dung cần thiết. Bước 4: Học sinh lắng nghe, ghi chép, có thể nêu lên những thắc mắc để được các hướng dẫn viên giải đáp. Bước 5: Học sinh trải nghiệm làm thử sản phẩm dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân. Bước 6: Học sinh làm bài thu hoạch. 50 Phụ lục 2 NHỮNG HÌNH ẢNH HỌC SINH THAM GIA TRẢI NGHIỆM DI SẢN Hình 1: Em Lang thị Nhã lớp 11 C10 THPT Tân Kỳ 51 Hình 2: Cột mốc KM0 Hình 3: Học sinh THPT Tân Kỳ tham gia trải nghiệm làng nghề Tại xã tiên Kỳ 52 Hình 4: Tham quan trải nghiệm Truông Bồn Hình 5: Học sinh THPT Tân Kỳ tham gia trải nghiệm tại làng nghề Thái Minh 53 Hình 7: GV và HS trường THPT Tân Kỳ tham quan trải nghiệm tại Truông Bồn Hình 6: Học sinh THPT Tân Kỳ tham gia trải nghiệm tại làng nghề Thái Minh 54 Hình 8: Học sinh THPT Tân kỳ lao động vệ sinh tại nghĩa trang huyện Tân Kỳ Hình 9: Học sinh trường THPT Tân Kỳ tập làm sản phẩm 55 Hình 10: GV và Hs Trường THPT Tân Kỳ thắp hương tại nghĩa trang huyện Hình 11: GV và HS tham quan Truông Bồn 56 Hình 12: Học sinh THPT Tân Kỳ tham quan cột mộc KM số 0 Hình 13: Học sinh THPT Tân kỳ tham gia trải nghiệm làng nghề truyền thống 57 Hình 14: Trải nghiệm làng dệt Thái Minh Hình 15: Học sinh THPT Tân Kỳ thắp hương tại nhà tưởng niệm cột mốc Km số 0 58 Hình 16: Học sinh THPT Tân Kỳ kết nạp đoàn tại khu di tích Km0 59 Phụ lục 3: BÀI THU HOẠCH CỦA HỌC SINH 60 61 -
File đính kèm:
- video_37.pdf