Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức cho học sinh qua một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 7

 Văn học đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của con người. Có thể nói rằng văn học là loài thuốc quý có thể xoa dịu những nỗi đau và đồng cảm với niềm vui, nổi buồn. Hiện thực của con người phản ánh trong tác phẩm văn học. Nhà văn đã đi tìm và khám phá tiếng nói riêng của nhân vật để hoà vào cuộc sống chung của mọi người,của cộng đồng xã hội. Hiện thực xã hội chính là chiếc lăng kính mà nhà văn phản ánh hiện thưc khách quan. Bởi vậy khi đọc tác phẩm chúng ta cảm thấy rằng nhà văn giúp chúng ta thấy được tính cách của từng nhân vật, cuộc đời của họ mang dáng dấp của cuộc sống thưc trong đó. Vì vậy mỗi khi giáo viên giảng một tác phẩm văn học cho học sinh nghĩa là chúng ta đang làm môt nhiệm vụ khắc sâu vào tiềm ẩn giá trị đạo đức cho học sinh có nghĩa là khi phân tích một tác phẩm, một văn bản chúng không thể không phân tích những mặt tốt và mặt xấu của nhân vật. Làm như vậy học sinh mới hiểu và cảm thụ được tính cách của nhân vật và tự suy nghỉ rút ra bài học quý giá đó là phẩm chất, tính cách của mỗi nhân vật được phản ánh qua văn học. Học sinh tự khẳng định phẩm chất tốt xấu và những điều nên làm, những điều cần xa lánh. Từ đó chúng ta có thể hình thành nhân cách đạo đức cho học sinh. Chính vì những yếu tố trên mà bản thân tôi chọn đề tài này. Đối với đề tài này rât rộng nhưng ở đây tôi chỉ tập trung vào một số tác phẩm văn học việt nam trong chương trình ngữ văn 7, và qua tác phẩm này các em cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu nước sâu sắc của các dân tộc, đồng cảm những nỗi khổ của các nhân vật và đây chính là yếu tố thuân lợi để giáo dục đạo đức tình cảm cho học sinh .

doc7 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 8665 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức cho học sinh qua một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN HƯƠNG TRÀ
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HƯƠNG AN
Ð & Ñ
SÁNG KIẾN 
KINH NGHIỆM
Đề Tài: 
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7
*****
Người thực hiện	: Nguyễn Thị Thuận
	Tổ	: Xã hội
Năm Học 2009-2010
Đề tài
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7
------------------------
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Văn học đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của con người. Có thể nói rằng văn học là loài thuốc quý có thể xoa dịu những nỗi đau và đồng cảm với niềm vui, nổi buồn. Hiện thực của con người phản ánh trong tác phẩm văn học. Nhà văn đã đi tìm và khám phá tiếng nói riêng của nhân vật để hoà vào cuộc sống chung của mọi người,của cộng đồng xã hội. Hiện thực xã hội chính là chiếc lăng kính mà nhà văn phản ánh hiện thưc khách quan. Bởi vậy khi đọc tác phẩm chúng ta cảm thấy rằng nhà văn giúp chúng ta thấy được tính cách của từng nhân vật, cuộc đời của họ mang dáng dấp của cuộc sống thưc trong đó. Vì vậy mỗi khi giáo viên giảng một tác phẩm văn học cho học sinh nghĩa là chúng ta đang làm môt nhiệm vụ khắc sâu vào tiềm ẩn giá trị đạo đức cho học sinh có nghĩa là khi phân tích một tác phẩm, một văn bản chúng không thể không phân tích những mặt tốt và mặt xấu của nhân vật. Làm như vậy học sinh mới hiểu và cảm thụ được tính cách của nhân vật và tự suy nghỉ rút ra bài học quý giá đó là phẩm chất, tính cách của mỗi nhân vật được phản ánh qua văn học. Học sinh tự khẳng định phẩm chất tốt xấu và những điều nên làm, những điều cần xa lánh. Từ đó chúng ta có thể hình thành nhân cách đạo đức cho học sinh. Chính vì những yếu tố trên mà bản thân tôi chọn đề tài này. Đối với đề tài này rât rộng nhưng ở đây tôi chỉ tập trung vào một số tác phẩm văn học việt nam trong chương trình ngữ văn 7, và qua tác phẩm này các em cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu nước sâu sắc của các dân tộc, đồng cảm những nỗi khổ của các nhân vật và đây chính là yếu tố thuân lợi để giáo dục đạo đức tình cảm cho học sinh .
II. THỰC TRANG BAN ĐẦU:
Năm học 2009-2010 tôi được ban giám hiệu phân công giảng dạy môn ngữ văn 7. Điều băn khoăn bản thân tôi suy nghỉ làm thế nào để hình thành nhân cách đạo đức cho học sinh. Vấn đề này không phải là công việc của giáo viên chủ nhiệm mà giáo viên ngữ văn cũng đóng vai trò quan trọng cho vấn đề này bởi vì dạy văn là dạy người. Chính vì vậy bước vào năm học mới tôi đã đi sâu vào thực tế của từng lớp về chất lượng đạo đức trong thời gian qua . 
 Số Liệu:
Số TT
Lớp
TS
Tốt
Khá
Trung Bình
SL
TL
SL
TL
SL
TL
1
71
36
30
83%
6
14%
2
72
37
25
68%
12
32%
3
73
37
18
48.6%
19
51.4%
III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
Như trên đã nói tác phẩm văn học là hiên thực cuộc sống . Chính vì vậy đòi hỏi giáo viên dạy bộ môn ngư văn là người hướng dẫn các em tìm và khám phá những cái hay , cái đẹp của cuộc sống ,cái xấu xa của xã hội ,chính vì vậy qua tác phẩm văn học giáp các em thói quen rèn luyện nhân cách đạo đức được phản ánh qua nhân vật .Bản thân các em tự nhận thấy và bồi dưỡng chình bản thân qua từng tác phẩm .Để các em thấy rằng tác phẩm văn học không những ý thức qua tác phẩm mà còn là giáo dục đạo đức rất lớn cho các em .
 Sau đây là một số tác phẩm mà tôi làm ví dụ để chứng minh cho tề tài này :
-Bài cổng trường mở ra: Giáo dục giáo dục cho các em lòng kính yêu ,biết ơn cha mẹ ,đó là cội nguồn của mọi tình cảm cao quý khác ,lòng yêu mến và gắn bó với mái trường tuổi thơ ,đó là nơi khai sáng trí tuệ cho mỗi người .
- Bài cuộc chia tay của những con búp bê : Giáo dục cho các em sự cảm thông đối với các bạn nhỏ có hoàn cảnh gia đình không may mắn giáo dục ý thức giữ gìn hạnh phúc gia đình ,không để gia đình tan vỡ chia lìa con cái .
- Những câu hát ca dao:
+ Giáo dục những tình cảm yêu thương quý trọng thành viên trong gia đình ,có ý thức làm tròn bổn phận người cháu ,người con ,ngươi anh (chị) ,người em trong gia đình.
+ Giáo dục lòng cảm thông với những đau khổ bất hạnh của người lao động ngày xưa.Từ đó khơi dậy xây dựng tình cảm nhân ái“Thương người như thể thương thân “ và sự kính trọng người lao động .
+ Giáo dục tinh thần tinh thần phê phán tính lười nhác ,nghiện ngập ,chửi tục , mê tín dị đoan ,ma chay và những thói hư tật xấu khác ,giáo dục những tinh thần yêu mến ,trân trọng những giá trị tinh thần của người xưa .
-Bài sông núi nước nam : (Lý Thường Kiệt ) Giáo dục lòng yêu nước ,tự hào dân tộc ,ý thức tự tôn ,tự cường .
-Bài ca côn sơn : (Nguyễn Trãi) Giáo dục tinh yêu thiên nhiên đất nước, lòng kính yêu đối với nhân vật lịch sử, một con người toàn tài hiếm có.
-Bài bánh trôi nước : ( Hồ Xuân Hương) giáo dục tinh thần trân trọng vẻ đẹp, nhất là vẻ đẹp tinh thần, đức hy sinh của người phụ nữ, giáo dục tinh thần trân trọng phụ nữ, nam nữ bình đẳng.
-Bài bạn đến chơi nhà : ( Nguyễn Khuyến) giáo dục bồi dưỡng tình cảm bạn bè thân thiết, quan niệm đúng đắn về giá trị vật chất và tinh thần trong mối quan hệ bạn bè.
-Bài cảnh khuya - rằm tháng giêng : ( Hồ Chí Minh) giáo dục các em lòng kính yêu, biết ơn Bác, học tập Bác, lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu cái đẹp, yêu tinh than lạc quan.
-Những câu tục ngữ:
+ giáo dục tinh thần yêu mến trân trọng kho tàng tục ngữ, trí tuệ của nhân dân. Giáo dục thái độ đúng đắn trong các mối quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè và xã hội. Giáo dục phong cách ứng xử, lịch sự dựa trên các nguyên tắc đạo đức truyền thống được đúc kết trong tục ngữ.
+ Giáo dục lòng yêu mến, niềm tự hào và truyền thống quý báu của dân tộc ta; khơi gợi cho các em ý thức trân trọng giữ gìn phát huy truyền thống trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước lâu dài.
-Bài Đức tính giản dị của bác hồ : (Phạm Văn Đồng) 
Giáo dục tình cảm yêu mến, kính trọng Bác Hồ, học tập lối sống giản dị của Bác Hồ, giản dị là một vẻ đẹp của đời sống.
-Bài sống chết mặt bay: (Phạm Duy Tốn)
Giáo dục tinh thần phê phán ,lên án những thói vô trách nhiệm trong phận sự nhất là ở cương vị nhà viên quan trong huyện .
-Bài ca huế trên sông hương: Giáo dục tinh thần yêu mến trân trọng những tinh thần vô giá của ông cha .Giáodục tình yêu sinh hoạt ca Huế .Yêu thành phố Huế nói riêng và yêu quê hương đất nước nói chung .
IV. HIỆU QUẢ:
 Qua một số ví dụ trên ,các em các em ý thức được rằng văn học là món ăn tinh thần rất có giá trị trong đời sống con người và các em bước đầu có thói quen đánh giá những mặt tốt, mặt xấu qua từng tác phẩm và các em có ý thức tự bồi dưỡng tình cảm đạo đức của bản thân .Qua một thời gian thực hiện với vai trò một giáo viên dạy ngữ văn qua những tác phẩm văn học tôi nhận thấy kết quả chuyển biến rõ rệt cụ thể như sau:
STT
Lớp
TS
Tốt
Khá
SL
TL
SL
TL
1
71
36
36
100%
-
-
2
72
37
33
89%
4
11%
3
73
37
30
81.1%
7
18.9%
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
	Qua một số tác phẩm trong chương trình ngữ văn 7 nhằm giáo dục cho học sinh những phẩm chất đạo đức quý báu của con người. Từ đó hình thành nhân cách cho học sinh biết yêu thương ,cảm thông ,chia sẽ, căm ghét những kẽ tàn ác. Để làm được điều này trong quá trình phân tích toàn bài ,chúng ta có thể chốt lại vấn đề ,để giáo dục học sinh hoặc lồng vào trong từng phần phân tích ,từng nhân vật :Với thời gian có hạn ,phạm vi nghiên cứu đề tài này khá rộng vì có thể lấy bất kì môt tác phẩm nào của chương trình ngữ văn của Trung Học Cơ Sở (kể cả văn học nước ngoài .) cho nên bản thân tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi hẹp như vậy. Qua bai viết này mong các bạn đồng nghiệp góp ý và bổ sung thật nhiều cho bài viết được hoàn thiện hơn.
	Hương An, Ngày 06 Tháng 05 Năm 2010
Người viết:
 Nguyễn Thị Thuận
THẨM ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG XÉT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HƯƠNG AN
Nhất trí xếp loại:
............................................................................................................................................................
	 Hương An Ngày ..Tháng .. Năm 2010
Hiệu trưởng
THẨM ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG XÉT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN HƯƠNG TRÀ
Nhất trí xếp loại:
Hương Trà, Ngày..Tháng..Năm 2010
	 Chủ tịch hội đồng 

File đính kèm:

  • docSKKN_Giao_duc_dao_duc_cho_HS_qua_mot_so_tac_pham_VHNgu_Van_7.doc
Sáng Kiến Liên Quan