Sáng kiến kinh nghiệm Giao bài tập về nhà cho học sinh tự xây dựng sơ đồ tư duy nhằm hệ thống hóa nội dung kiến thức bài học ở môn Sinh học lớp 7
Đào tạo thế hệ trẻ - Chủ nhân tương lai của đất nước thành những lớp người năng động sáng tạo có đủ trí - lực để gánh vác sự nghiệp xây dựng đất nước là mục tiêu, xu thế được Đảng và Nhà nước rất quan tâm.
Ngày nay khối lượng tri thức khoa học trên thế giới khám phá ra ngày càng tăng, trong đó, với thời gian nhất định ở trường phổ thông khó có thể cung cấp cho học sinh một kho tàng tri thức khổng lồ mà loài người đã tích luỹ được. Vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên ngày nay không những phải cung cấp cho học sinh một vốn tri thức cơ bản mà điều quan trọng là còn phải trang bị cho học sinh khả năng tự làm việc, tự nghiên cứu để tìm hiểu và nắm bắt tri thức. Điều này tất yếu đòi hỏi phải có sự đổi mới trong phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục sao cho người học chiếm lĩnh tri thức trong một thời gian ngắn nhất, bằng con đường nhanh nhất và ứng dụng rộng rãi nhất có thể. Muốn vậy, người giáo viên không chỉ phải nắm vững tri thức mà còn phải biết vạch ra con đường lĩnh hội tri thức tốt nhất cho HS. Nếu chúng ta sử dụng phương pháp “thầyđọc - trò chép ’’ tóm tắt sách giáo khoa để dạy học thì mục tiêu trên khó có thể đạt được.
Là giáo viên đứng lớp. Tôi không ngừng học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu để đổi mới phương pháp dạy học, nhằm vận dụng vào thực tế bài dạy của mình và giúp cho học sinh lĩnh hội tri thức một cách có hiệu quả nhất.
Trong những năm qua,việc đổi mới sách giáo khoa đã góp phần rất lớn trong việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực của giáo viên chúng tôi.Việc vận dụng phương pháp tích cực vào giảng dạy của chúng tôi đã thu được những thành công. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó chúng tôi cũng gặp phải không ít những khó khăn và thất bại- điều đó làm chúng tôi suy nghĩ trăn trở rất nhiều: Việc tìm ra phương pháp nâng cao chất lượng dạy học là một vấn đề cực kì quan trọng. Chính suy nghĩ này đã giúp chúng tôi tìm ra hướng giải quyết để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
PHÒNG GD&ĐT QUẬN HẢI CHÂU CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG Độc lập- Tự do - Hạnh phúc = = = = == = = = = = = = = = = = = = = = PHIẾU NHẬN XÉT, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN Tên đề tài: Giao bài tập về nhà cho học sinh tự xây dựng sơ đồ tư duy nhằm hệ thống hóa nội dung kiến thức bài học ở môn Sinh học lớp 7.” Mã số : Tác giả : NGUYỄN ANH ĐÀO Chức vụ : Giáo viên giảng dạy môn Sinh học Bộ phận công tác: Trường THCS Kim Đồng TỔ CHUYÊN MÔN Nhận xét: ............................ ............................ ............................ Xếp loại: .......................... Ngày ... tháng ... năm 2015 TỔ TRƯỞNG HỘI ĐỒNG KHGD TRƯỜNG Nhận xét: ............................ ............................ ............................ Xếp loại: .......................... Ngày ... tháng ... năm 2015 HIỆU TRƯỞNG PHÒNG GD&ĐT QUẬN HẢI CHÂU Nhận xét:.............................. .............................. ............................... Xếp loại: Ngày..tháng..năm TRƯỞNG PHÒNG LỜI MỞ ĐẦU. Đào tạo thế hệ trẻ - Chủ nhân tương lai của đất nước thành những lớp người năng động sáng tạo có đủ trí - lực để gánh vác sự nghiệp xây dựng đất nước là mục tiêu, xu thế được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Ngày nay khối lượng tri thức khoa học trên thế giới khám phá ra ngày càng tăng, trong đó, với thời gian nhất định ở trường phổ thông khó có thể cung cấp cho học sinh một kho tàng tri thức khổng lồ mà loài người đã tích luỹ được. Vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên ngày nay không những phải cung cấp cho học sinh một vốn tri thức cơ bản mà điều quan trọng là còn phải trang bị cho học sinh khả năng tự làm việc, tự nghiên cứu để tìm hiểu và nắm bắt tri thức. Điều này tất yếu đòi hỏi phải có sự đổi mới trong phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục sao cho người học chiếm lĩnh tri thức trong một thời gian ngắn nhất, bằng con đường nhanh nhất và ứng dụng rộng rãi nhất có thể. Muốn vậy, người giáo viên không chỉ phải nắm vững tri thức mà còn phải biết vạch ra con đường lĩnh hội tri thức tốt nhất cho HS. Nếu chúng ta sử dụng phương pháp “thầyđọc - trò chép ’’ tóm tắt sách giáo khoa để dạy học thì mục tiêu trên khó có thể đạt được. Là giáo viên đứng lớp. Tôi không ngừng học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu để đổi mới phương pháp dạy học, nhằm vận dụng vào thực tế bài dạy của mình và giúp cho học sinh lĩnh hội tri thức một cách có hiệu quả nhất. Trong những năm qua,việc đổi mới sách giáo khoa đã góp phần rất lớn trong việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực của giáo viên chúng tôi.Việc vận dụng phương pháp tích cực vào giảng dạy của chúng tôi đã thu được những thành công. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó chúng tôi cũng gặp phải không ít những khó khăn và thất bại- điều đó làm chúng tôi suy nghĩ trăn trở rất nhiều: Việc tìm ra phương pháp nâng cao chất lượng dạy học là một vấn đề cực kì quan trọng. Chính suy nghĩ này đã giúp chúng tôi tìm ra hướng giải quyết để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. A. ĐẶT VẤN ĐỀ. Sinh học là một bộ môn mang tính thực nghiệm , tính trừu tượng cao vì nó nghiên cứu về các cơ thể sống, các quá trình sống và đặc biệt nó gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người. Vì vậy nắm bắt tốt các kiến thức sinh học sẽ góp phần nâng cao đời sống loài người. Kiến thức sinh học chủ yếu được hình thành bằng các phương pháp mô tả, quan sát, thí nghiệm, thực nghiệm.với đặc thù bộ môn như vậy đòi hỏi người giáo viên giảng dạy môn sinh học phải tổ chức tốt các hoạt động cho học sinh tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức bằng những phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Có rất nhiều phương pháp dạy học, tùy vào từng nội dung truyền đạt mà giáo viên linh hoạt sử dụng các phương pháp sao cho phù hợp với tiết học.Thông thường trong giảng dạy các môn học đặc biệt là những bài hệ thống hoá kiến thức hoặc tổng kết được sử dụng phương pháp sơ đồ hoá- Phương pháp này có ưu thế giúp học sinh nhanh chóng thực hiện các thao tác và quá trình phân tích tổng hợp để lĩnh hội tri thức mới. Sử dụng phương pháp sơ đồ hoá giúp cho việc phát triển trí tuệ của học sinh, rèn luyện trí nhớ tạo điều kiện cho học sinh học tập sáng tạo tích cực Phương pháp giáo dục hiện nay là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên . Trong học tập nhất là môn Sinh học, học sinh xem là môn phụ nên học một cách qua loa, học sinh học chỉ là đối phó để có điểm. Giáo viên giảng, học sinh nghe, giáo viên ghi bảng học sinh chép, giáo viên hỏi học sinh sử dụng sách giáo khoa trả lời. Khi kiểm tra các em đọc từ chữ đầu đến chữ cuối mà không hiểu mình đang đọc cái gì. Một phần không nhỏ dẫn đến học sinh không ham thích học tập bộ môn Sinh học là do chúng ta còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong dạy học Sinh học, chưa gây cho học sinh hứng thú thực sự để nâng cao chất lượng bộ môn, trong khi đó nhà trường hiện nay còn thiếu nhiều phương tiện dạy học. Từ yêu cầu và thực tế trên đòi hỏi chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học Sinh học nhằm giúp học sinh hứng thú học tập, phát huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh tư duy và nắm được nội dung kiến thức trọng tâm đã học. Vì vậy, tôi đã vận dụng nhữngthành công đã đạt được từ đề tài sáng kiến của năm học 2009-2010 : “SỬ DỤNG SƠ ĐỒ HÓA TRONG DẠY HỌC PHẦN DI TRUYỀN-BIẾN DỊ - LỚP 9 MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.” để vận dụng viết đề tài : “ Giao bài tập về nhà cho học sinh tự xây dựng sơ đồ tư duy nhằm hệ thống hóa nội dung kiến thức bài học ở môn Sinh học lớp 7.” B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I.Mục đích của đề tài - Đối với Thầy : Gợi ý khoanh vùng kiến thức trọng tâm cần ôn tập và soạn hệ thống câu hỏi dẫn dắt để giúp học sinh lập sơ đồ . - Đối với trò : Từ việc trả lời hệ thống câu hỏi sẽ tự lập sơ đồ tư duy để rèn khả năng tự học - tự hệ thống kiến thức thành một mạch. Đến lớp sẽ cùng với thầy và các bạn xây dựng sơ đồ tư duy hoàn chỉnh. II. Mô tả giải pháp sáng kiến II. 1.Mô tả thực trạng trước khi vận dụng đề tài Sinh học 7 được chia làm hai phần nghiên cứu : Phần I: Ngành Động vật không xương sống ; Phần II: Ngành động vật có xương sống. Ở chương trình học, các em sẽ được khám phá kiến thức về thế giới động vật. Trên những cơ sở khám phá đó, các em sẽ yêu thích môn học khi tự mình giải đáp được : “Tại sao động vật lại có thể quang hợp được?”(Ở đại diện trùng roi xanh )/”Tại sao khủng long bị tuyệt chủng?” / Tập tính sinh sản và sự thích nghi để tồn tại của động vật?Và cũng dựa trên cơ sở hiểu biết đó, các em sẽ tự mình đề ra các biện pháp để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng; các em biết nguyên nhân của các dịch bệnh phổ biến hiện nay do động vật gây nên Khi các em đã chiếm lĩnh thành công nguồn tri thức và tự mình có thể giải thích được mọi hiện tượng “sinh học” trong tự nhiên và cuộc sống, các em sẽ thêm yêu thích môn học hơn, sẽ chủ động-say mê khám phá , tìm tòi nhiều nguồn tri thức mới hơn cho chính các em. Kiến thức sinh học 7 có cấu trúc hệ thống chặt chẽ ,do đó nếu sử dụng phương pháp dạy cũ là giảng giải, minh hoạ, thuyết trình thì học sinh chỉ nhớ máy móc kiến thức, ít nghiên cứu sách giáo khoa, không sáng tạo trong giờ học, kiến thức thu được rời rạc không có tính hệ thống, không biết vận dụng vào thực tế.Học sinh nhanh bị nhàm chán, và cảm thấy rất khó để tiếp thu kiến thức với môn học và hiệu quả tiếp thu bài bị hạn chế rất nhiều. Kết quả của thực trạng trên. Qua khảo sát học sinh hai lớp 7/5 và lớp 7/9 trường trung học cơ sở Kim Đồng trong bài kiểm tra đầu năm tôi thấy: Đa số học sinh chưa biết cách lập sơ đồ hóa đối với môn sinh học, các em học bài còn theo cách thức học thuộc lòng, nội dung thể hiện trong bài làm còn dài dòng- máy móc. Khả năng tiếp thu nội dung kiến thức mới của đa số học sinh còn hạn chế. Tỷ lệ học sinh yếu kém nhiều, học sinh khá giỏi ít. Kết quả khảo sát đầu năm như sau: Lớp Sĩ số Điểm dưới 5 Điểm 5,6 Điểm 7,8 Điểm 9,10 SL % SL % SL % SL % 7/5 45 29 64.4 7 15.6 5 11.1 4 8.9 7/9 46 21 45.7 10 21.7 7 15.2 8 17.4 II. 2.Nội dung giải pháp mới : Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh không chỉ đơn thuần : giáo viên là người tổ chức- điều khiển hoạt động ; học sinh là người tìm hiểu- lĩnh hội tri thức, mà trong đó học sinh phải đóng vai trò vừa là chủ thể vừa là khách thể của quá trình dạy học. Học sinh không chỉ lĩnh hội nguồn tri thức từ nhà trường mà các em còn có thể chủ động tìm hiểu nhiều nguồn tri thức từ các phương tiện khác nhau. Đối với học sinh lớp7, ở giai đoạn này các em muốn tự khẳng định mình, ưa thích hoạt động tự quản, có năng lực tư duy,phân tích, tổng hợp, có tiềm năng năng động sáng tạo trong học tập.Hiểu được đặc điểm tâm lí lứa tuổi của các em như vậy, do đó trên cơ sở của bài giảng đã được nghiên cứu giáo viên có thể nâng cao vai trò của học sinh với những dự kiến có định hướng tạo điều kiện cho học sinh tham gia xây dựng bài, tự mình có thể tìm hiểu và lĩnh hội nguồn tri thức mới- có như vậy hiệu quả giờ dạy sẽ đạt chất lượng rất cao; và việc sử dụng phương pháp sơ đồ hoá sẽ giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ học. Để sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy trong dạy học sinh học, trước hết giáo viên phải nắm vững chương trình, cấu trúc của từng chương từng bài. Trong giờ dạy giáo viên phải biết tạo ra những tình huống có vấn đề để kích thích các em giải quyết vấn đề, đi đúng chủ đề và trả lời đúng câu hỏi, biết kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy sáng tạo của học sinh. Muốn làm được như vậy giáo viên chỉ cần hướng cho học sinh biết cách giải quyết vấn đề từng bước một, măt khác phải hình thành cho các em kĩ năng nghiên cứu sách giáo khoa. Sau mỗi bài học, giáo viên cần đưa ra yêu cầu để học sinh tự mình xây dựng 1 sơ đồ tư duy theo thiết kế của cá nhân . Giáo viên cần hình thành dần cho các em khả năng xây dựng sơ đồ và cách nhớ bài học theo ngôn ngữ sơ đồ ; đọc nội dung từ sơ đồ. Đây là một công việc khó khăn và yêu cầu phải nhớ sâu sắc bài học, nhờ đó mà khả năng tự học của các em ngày càng cao. Để cubgr cố bài học theo phương pháp học sinh tự học bằng sơ đồ tư duy, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đi theo các bước sau: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, nội dung bài học kênh hình ( có thể có ) để hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong từng phần, từng mục. Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi. Học sinh phân tích nội dung bài học xác định dạng sơ đồ thể hiện. Học sinh tự lập sơ đồ theo thiết kế riêng của mình. Học sinh trình bày trước lớp về kết quả lập được.(trong phần kiểm tra bài cũ) Giáo viên chỉnh lí để có sơ đồ chính xác khoa học, có tính thẩm mĩ cao. Giáo viên cho HS đối chiếu với sơ đồ thô để rút kinh nghiệm. III. Quá trình thực nghiệm - vận dụng vào giảng dạy : Đề tài này đã được vận dụng ở tất cả các tiết học trong chương trình sinh học lớp 7 mà tôi đã giảng dạy . III. 3.1.Vận dụng ở hình thức cá nhân học sinh. Các em đã tự xây dựng và học bài cũ bằng sơ đồ tư duy theo các mức độ khác nhau -> Giáo viên đánh giá bài tập này với tỉ lệ cho điểm : 2/10 điểm kiểm tra bài cũ. (Xem sơ đồ minh họa ở phần hình ảnh minh họa) III. 3.2. Vận dụng ở hình thức nhóm. Sau khi kết thúc 1 Ngành động vật hoặc 1 Lớp động vật, Giáo viên giao bài tập cho nhóm học sinh để tổng kết kiến thức bằng cách xây dựng sơ đồ tư duy . (Xem sơ đồ minh họa ở phần hình ảnh minh họa) IV. LỢI ÍCH VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG : IV. 1. Lợi ích. - Nội dung giải pháp góp phần giúp giáo viên định hướng , rèn kỹ năng tạo tầm nhìn từ tổng quát đến chi tiết trước một yêu cầu, một vấn đề; nâng cao năng lực tổng hợp – phân tích các phần kiến thức trong một tiết, một cụm tiết, trong một chương để so sánh - đối chiếu - chọn lọc – tìm sợi dây liên lạc mạch kiến thức; xây dựng hệ thống câu hỏi có chủ đích vừa bảo đảm yêu cầu chương trình vừa phù hợp với tình hình thực tế về năng lực nhận thức của học sinh. - Từ việc xây dựng các sơ đồ tư duy đã góp phần làm phong phú thêm các đồ dung dạy học phục vụ thiết thực công việc giảng dạy. - Đặc biệt đã phát huy tính tích cực , chủ động của học sinh trong học tập, rèn năng lực tư duy , năng lực tự học cho học sinh. Các em dần có thói quen phân tích , tổng hợp , hệ thống các kiến thức theo cách của riêng mình để ghi nhớ một cách có cơ sở vững chắc, kết quả học tập được nâng cao dần. IV.2. Khả năng vận dụng . Tuy sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh có vất vả hơn nhưng vẫn trong khuôn khổ yêu cầu giảng dạy và học tập đã qui định ( không vượt quá khả năng hiện có). Hầu hết các trường đều có thể vận dụng , thực hiện để góp phần tham gia phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua thực tế giảng dạy , tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú khi được giao bài tập về nhà bằng sơ đồ tư duy, kết quả học tập của các em có nhiều tiến bộ . Các em trả lời bài cũ theo các ý rõ ràng- chính xác- khoa học , không còn bị đi theo lối “đường mòn” học vẹt;bản thân các em thấy vui vì sau mỗi bài học mình được “vẽ tự do’theo nội dung tiết học . Có thể thấy được sự tiến bộ này qua bảng số liệu sau: BẢNG SỐ LIỆU Bài kiểm tra 1tiết học kỳ I Lớp TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 7/5 45 28 62.2% 12 26.7% 5 11.1% 0 0% 7/9 46 32 69.6% 11 23.9% 3 6.5% 0 0% Bài kiểm tra học kỳ I Lớp TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 7/5 45 29 64.44% 13 28.89% 3 6.67% 0 7/9 46 34 73.91% 9 19.57% 3 6.52% 0 VI.ĐỀ NGHỊ: - Đối với Giáo viên: Để tăng cường hiệu quả khả năng tự học của học sinh, giáo viên cần thực hiện và đề ra yêu cầu đồng đều ở các tiết học. - Đối với Ban giám hiệu: + Cần xây dựng các tiết học ngoại khóa hướng dẫn đến học sinh phần mềm vẽ sơ đồ tư duy. + Khuyến khích phương pháp học tập này ở tất cả các bộ môn trong nhà trường. C. KẾT LUẬN: Trên đây là đề tài tôi viết lên từ thành công của một đề tài cũ và kinh nghiệm giảng dạy . Để có kết quả như trên, giáo viên phải luôn tạo hứng thú, kết hợp với theo dõi, kiểm tra, động viên, nhắc nhở các em. Do trình độ của học sinh không đồng đều, ý thức của mỗi em cũng khác nhau nên không thể một sớm một chiều các em thay đổi được. Do vậy trong từng tiết dạy tùy nội dung bài mà giáo viên khéo léo hướng dẫn để học sinh tự học bằng sơ đồ tư duy . Trong quá trình thực hiện đề tài tất nhiên không tránh khỏi thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô. HÌNH ẢNH MINH HỌA: -Sơ đồ học sinh đã thể hiện sau mỗi bài học - Sơ đồ nhóm học sinh thể hiện : TÀI LIỆU THAM KHẢO: Sách giáo khoa Sinh học lớp 7- NXB Giáo dục Sách giáo viên Sinh học lớp 7- NXB Giáo dục Thiết kế bài giảng Sinh học lớp 7- NXB Giáo dục Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học- Vũ Đức Lưu(chủ biên)- NXB Giáo dục 2004 Hướng dẫn thực hiện chuẩn iến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông- môn Sinh học 7 (cấp THCS)- NXB Giáo dục. Sơ đồ tư duy- Tony Buzan- NXB tổng hợp TP HCM. PHỤ LỤC STT DANH MỤC TRANG 1 Phiếu nhận xét, xếp loại 1 2 Lời mở đầu 2 3 Đặt vấn đề 2-3 4 Giải quyết vấn đề 3-7 5 Kết luận 7 6 Hình ảnh rminh họa 8-15 7 Tài liệu tham khảo 16 8 Phụ lục 16
File đính kèm:
- skkn năm 2015.doc