Sáng kiến kinh nghiệm Giảng dạy môn Tin học Lớp 6 tốt hơn

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

+ Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 9/12/2000 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Nội dung chương trình là tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học.

+ Thông tư số 14/2002/TT-BGD&ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn quán triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông.

+ Chỉ thị 29/CT của Trung ương Đảng về việc đưa công nghệ thông tin vào nhà trường.

+ Trong nhiệm vụ năm học từ 2005 - 2010 Bộ trưởng giáo dục đào tạo nhấn mạnh: Khẩn trương triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và đề án dạy Tin học ứng dụng công nghệ thông tin của ngành.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giảng dạy môn Tin học Lớp 6 tốt hơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỤ LỤC
Phần I. Đặt vấn đề	Trang
	I. Lý do chọn đề tài	2
	II. Mục đích nghiên cứu đề tài	3
	III. Đối tượng nghiên cứu đề tài	3
	IV. Phương pháp nghiên cứu	3
Phần II. Nội dung	
	I. Cơ sở lý luận	3
	II. Cơ sở thực tiễn	3	
	1. Thuận lợi	3
	2. Khó khăn	4
	III. Thực trạng	4
	IV. Một số biện pháp để dạy tin học có hiệu quả hơn trong chương trình 
lớp 6	4
Phần III. Kết luận 	
	I. Kết quả	6
	II. Bài học	6
MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỂ GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC LỚP 6 TỐT HƠN
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
* Tầm quan trọng của công nghệ thông tin:
Trong thời đại của ngày nay, sự bùng nổ công nghệ thông tin đã tác động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội của chúng ta. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và công nghệ thông tin, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng - thế giới nói chung.
Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Nhà nước ta đã đưa môn Tin học vào trong nhà trường và ngay từ cấp học THCS, học sinh được tiếp xúc với môn tin học để làm quen dần với lĩnh vực công nghệ thông tin, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo.
* Tác dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở bậc THCS:
Môn tin học ở bậc THCS cụ thể là ở chương trình tin học 6 bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban đầu về công nghệ thông tin như: Một số bộ phận cơ bản của máy tính, một số phần mềm học tập, hệ điều hành Windows, hệ soạn thảo văn bản và một số kỹ năng khác trong tin học.
Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho người lao động hiện đại như:
+ Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải.
+ Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin.
+ Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại.
+ Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính và các sản phẩm tin học.
+ Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập.
+ Có ý thức tìm hiểu công nghệ thông tin trong các hoạt động xã hội.
* Đặc biệt khi học sinh học các phần mềm như:
+ Phần mềm soạn thảo văn bản: Học sinh ứng dụng từ các môn học Tập Làm Văn để trình bày đoạn văn bản sao cho phù hợp, đúng cách. Ứng dụng soạn thảo văn bản để soạn thảo giải những bài toán đã học,...
+ Trong chương trình tin học ở lớp 6 được phân bố xen kẽ giữa các bài học lý thuyết và thực hành. Điều đó sẽ rèn luyện cho học sinh óc tư duy sáng tạo cũng như giúp các em tự giải quyết được các bài lý thuyết đã học trên máy tính.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
          - Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
          - Đề ra một số biện pháp và việc dạy tin học trong chương trình lớp 6
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, đặc biệt là giảng dạy môn tin học nhằm đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
          - Môn tin học lớp 6.
          - Học sinh khối lớp 6 trường THCS Vĩnh Thanh.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
          - Phỏng vấn học sinh khối 6.
- Kiểm tra việc học tập của học sinh (bài cũ, bài mới)
- Sử dụng bảng biểu đối chiếu.
- Kiểm tra chất lượng sau giờ học.
- Tổng kết kinh nghiệm.
Phần 2
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
+ Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 9/12/2000 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Nội dung chương trình là tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học.
+ Thông tư số 14/2002/TT-BGD&ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn quán triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông.
+  Chỉ thị 29/CT của Trung ương Đảng về việc đưa công nghệ thông tin vào nhà trường.
+ Trong nhiệm vụ năm học từ 2005 - 2010 Bộ trưởng giáo dục đào tạo nhấn mạnh: Khẩn trương triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và đề án dạy Tin học ứng dụng công nghệ thông tin của ngành.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
* Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài tại trường THCS Vĩnh Thanh.
1. Thuận lợi:
* Nhà trường:
- Tuy môn Tin học mới chỉ là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 6, cũng như các điều kiện có thể nhằm phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học trong nhà trường.
- Được sự ủng hộ của các cấp uỷ - các ban ngành và của phụ huynh toàn trường.
* Học sinh:
Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành.
2. Khó khăn:
* Nhà trường:
Nhà trường đã có một phòng máy vi tính để cho học sinh học nhưng vẫn còn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng, mỗi ca thực hành có tới 3 em ngồi cùng một máy nên các em không có nhiều thời gian để thực hành làm bài tập một cách đầy đủ. Hơn nữa nhiều máy cấu hình máy đã cũ, chất lượng không còn tốt nên hay hỏng hóc, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập của học sinh.
* Chương trình:
Môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc THCS nên sự phân phối chương trình bước đầu chưa có sự thống nhất và đang hoàn chỉnh.
III. THỰC TRẠNG:
          Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã khảo sát khối lớp 6 thông qua giờ dạy lý thuyết, dạy thực hành, thông qua kiểm tra bài cũ. Khi tổng hợp kết quả thu được:
Mức độ thao tác
Trước khi thực hiện đề tài
Số HS
Tỷ lệ
Thao tác nhanh, đúng
30/133
22.6%
Thao tác đúng
20/133
15.0%
Thao tác chậm
42/133
31.6%
Chưa biết thao tác
41/133
30.8%
IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ DẠY TIN HỌC CÓ HIỆU QUẢ HƠN TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 6.
1. Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp:
- Ngay từ bài học đầu tiên trong chương trình học Tin học, giáo viên phải xác định rõ cho học sinh nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộ phận đó bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ giảng lý thuyết.
Ví dụ: Bài làm quen với máy tính. Khi giáo viên giới thiệu bộ phận chuột máy tính, giáo viên phải mô tả chuột, có mấy loại chuột máy tính, trên thân chuột có những phím nào, chức năng của các phím đó, tay đặt lên chuột như thế nào cho đúng.
- Học sinh quan sát chuột, quan sát thao tác của giáo viên khi sử dụng chuột trong quá trình học tập.
- Giáo viên biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết thì mới thực hành tốt được cũng như khi học sinh thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết.
Ví dụ: Khi học bài các thao tác với tệp tin văn bản. Giáo viên dạy phần lưu văn bản, mở văn bản.Khi học lý thuyết học sinh mới chỉ hiểu là lưu văn bản vào trong máy là để văn bản đó không bị mất đi, có thể mở ra được. Nhưng đến khi thực hành học sinh mới thực sự hiểu rằng khi lưu văn bản đó luôn luôn được lưu trữ và tồn tại trong máy, có thể mở ra bất cứ lúc nào để  xem và chỉnh sửa.
- Giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẵn có của môn tin học áp dụng vào trong giảng dạy lý thuyết như máy tính, máy chiếu, giáo án điện tử để học sinh dễ quan sát và nhận biết, giúp cho buổi học thực hành có hiệu quả hơn.
Khi tổng hợp kết quả thu được:
Mức độ thao tác
Sau khi thực hiện đề tài
Số HS
Tỷ lệ
Thao tác nhanh, đúng
50/133
37.6%
Thao tác đúng
71/133
53.4%
Thao tác chậm
10/133
7.5%
Chưa biết thao tác
2/133
1.5%
- Khi dạy thực hành, giáo viên giao bài tập cho học sinh một cách cụ thể, rõ ràng và kết hợp cả những kiến thức của bài học trước, hướng dẫn theo từng nhóm trước khi học sinh làm để học sinh quan sát và làm bài tập.
Ví dụ: Dạy bài thực hành "Văn bản đầu tiên của em" giáo viên giao bài tập thực hành, sau đó hướng dẫn (theo nhóm) trực tiếp trên máy cho học sinh dễ quan sát thao tác của giáo viên và lời nói của giáo viên. Trong khi thực hành, nếu em học sinh nào chưa thực hành được, giáo viên lại hướng dẫn cho em đó hoặc bắt tay em đó và hướng dẫn các thao tác.
2. Hệ thống các bài tập thực hành, các bài tập phù hợp với nội dung của bài giảng, liên hệ với một số môn học khác trong chương trình học của các em. Các bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài ra giáo viên cũng phải kết hợp những bài đã học trước để học sinh ôn lại và vận dụng một cách có hệ thống.
3. Trong giờ thực hành giáo viên nên tạo sự tranh đua giữa các nhóm bằng cách phân công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét, chấm điểm (dưới sự chỉ dẫn của giáo viên) của nhau để tạo được sự hào hứng học tập và sáng tạo trong quá trình thực hành.
4. Tận dụng những nguồn  tài nguyên sẵn có của máy vi tính, hoặc truy cập mạng để tìm kiếm thông tin, tìm kiếm tài nguyên trên Internet phục vụ cho quá trình dạy và học.
5. Sưu tầm một số trò chơi có ích để rèn luyện về cách sử dụng chuột (Mouse Skills), luyện ngón khi sử dụng bàn phím (Mario Typing), phần mềm quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời, phần mềm luyện tư duy, tính toán, nhanh nhạy, giải trí (Solitare, minesweeper),...
6. Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân đáp ứng được những yêu cầu đổi mới, cập nhật thông tin một cách đầy đủ, chính xác.
Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân mỗi giáo viên dạy Tin học nhận thức được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng Tin học cho bản thân bằng cách tự tìm tòi, tham khảo các tài liệu có liên quan và có thể hỏi các đồng nghiệp của trường bạn.
Bên cạnh tìm hiểu kiến thức về Tin học, giáo viên cũng phải tìm hiểu các kiến thức khác như văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội để tự nâng cao nhận thức của bản thân.
Phần 3
KẾT LUẬN
I. KẾT QUẢ:
- Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy tin học khối 6, so sánh với bảng tổng hợp trước đó đã thu được kết quả như sau:
Mức độ thao tác
Trước khi thực hiện đề tài
Sau khi thực hiện đề tài
Tỷ lệ tăng, giảm
Số HS
Tỷ lệ
Số HS
Tỷ lệ
Thao tác nhanh, đúng
30/133
22.6%
50/133
37.6%
Tăng: 15%
Thao tác đúng
20/133
15.0%
71/133
53.4%
Tăng: 38.4%
Thao tác chậm
42/133
31.6%
10/133
7.5%
Giảm: 24.1%
Chưa biết thao tác
41/133
30.8%
2/133
1.5%
Giảm: 29.3%
- Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học Tin học lớp 6 đã trình bày ở trên các em không những nắm chắc kiến thức mà còn thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực sự.
II. BÀI HỌC:
- Tìm tòi sáng tạo cách dạy, cách học tạo sự hứng thú tiếp thu bài .
- Yêu nghề, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ...
- Thăm lớp dự giờ, hội thảo phương pháp giảng dạy các bộ môn khác.
- Tích cực tham mưu với nhà trường để tăng cường nâng cấp máy, trang thiết bị dạy học.
- Thực hiện tốt các quy định của ngành đề ra.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng vào dạy tin học khối 6.Tuy nhiên còn nhiều yếu tố khách quan và chủ quan và vẫn còn nhiều mặt hạn chế.Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để đề tài của tôi có hiệu quả hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
	Vĩnh Thanh, ngày tháng năm 
 Người viết	
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa tin học 6
2. Sách bài tập tin học 6
3. Chuẩn kiến thức kĩ năng môn tin học THCS
4. Sáng kiến kinh nghiệm khác
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Đơn vị: Trường THCS Vĩnh Thanh
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Kết quả chấm điểm:  /100 điểm
a) Về nội dung:
- Tính mới: .. . /30 điểm
- Tính hiệu quả:. /35 điểm
- Tính ứng dụng thực tiễn:  /20 điểm
- Tính khoa học: . ./10 điểm
b) Về hình thức: . /05 điểm
2. Xếp loại: .
	Vĩnh Thanh, ngày tháng năm 
	CHỦ TỊCH HĐKH

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giang_day_mon_tin_hoc_lop_6_tot_hon.doc
Sáng Kiến Liên Quan