Sáng kiến kinh nghiệm Giải thích liên kết của phi kim trong hợp chất cộng hóa trị
3.1.1. Đặc điểm chung của các nguyên tố phi kim
3.1.1.1. Vị trí của phi kim trong bảng tuần hoàn
Trong bảng hệ thống tuần hoàn các phi kim nằm ở các nhóm A, chủ yếu từ nhóm
IVA đến nhóm VIIA, Cụ thể:
+ Nhóm IVA gồm các nguyên tố: Cacbon (C), Silic (Si).
+ Nhóm VA gồm các nguyên tố: Nitơ (N), Photpho (P).
+ Nhóm VIA gồm các nguyên tố: Oxi (O), Lưu huỳnh (S).
+ Nhóm VIIA gồm các nguyên tố: Flo (F), Clo (Cl), Brom (Br), Iot (I).
Ngoài ra còn có nguyên tố Bo (B) thuộc nhóm IIIA, nguyên tố Hiđro (H) thuộc nhóm
IA.
3.1.1.2. Cấu hình electron, hóa trị
- Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố phi kim là:
+ Nhóm IIIA: ns2np1 ; + nhóm IVA: ns2np2 ; + Nhóm VA: ns2np3
+ Nhóm VIA: ns2np4 ; + Nhóm VIIA: ns2np5
- Hóa trị của các nguyên tố phi kim được xác định dựa trên số electron thuộc lớp
ngoài cùng có khả năng tạo thành liên kết hóa học được gọi là các electron hóa trị. Tùy
thuộc vào cấu hình electron của nguyên tử và khả năng hình thành liên kết mà mỗi nguyên
tố phi kim có thể có một hay nhiều hóa trị, mỗi nguyên tố phi kim cũng có những mức hóa
trị cao nhất bằng nhau hoặc khác nhau. Cụ thể:
+ Nguyên tố Bo có hóa trị là 3,
+ Nguyên tố Các bon và Silic đều có hóa trị phổ biến là 4,
+ Nguyên tố Photpho có hóa trị 3 và 5 nhưng nguyên tố Nitơ lại có hóa trị lần lượt là
1, 3 và cao nhất là 4,
+ Nguyên tố Oxi có hóa trị là 2 còn Lưu huỳnh lại có nhiều mức hóa trị là 2, 4 và 6.
+ Đối với các nguyên tố nhóm VIIA, nguyên tố Flo có hóa trị 1 còn từ nguyên tố Clo
đến nguyên tố Iot thì có các hóa trị 1, 3, 5, 7.
Với những hóa trị không tuân theo qui luật có thể thấy khả năng tạo liên kết hóa học
của các nguyên tố phi kim là không giống nhau.
liên kết đôi N=O ([O=N=O] + ). Ion có dạng đường thẳng. I3 - : dạng AX2E3, lai hoá của I là dsp 3, trong đó 2 liên kết I−I được ưu tiên nằm dọc theo trục thẳng đứng, 3 obitan lai hoá nằm trong mặt phẳng xích đạo (vuông góc với trục) được dùng để chứa 3 cặp electron không liên kết. Ion có dạng đường thẳng. 2. C và Si cùng nằm trong nhóm IVA nên có nhiều sự tương đồng về tính chất hoá học. Tuy nhiên, hai nguyên tố này thể hiện khả năng tạo thành liên kết π khác nhau trong sự tạo thành liên kết của các đơn chất và hợp chất. - Ở dạng đơn chất: Cacbon tồn tại dưới dạng kim cương (chỉ có liên kết đơn C-C) và graphit, cacbin...(ngoài liên kết đơn còn có liên kết bội C=C và C≡C), nghĩa là tạo thành cả liên kết σ và liên kết π. Silic chỉ có dạng thù hình giống kim cương, nghĩa là chỉ tạo thành liên kết σ. - Ở dạng hợp chất: Trong một số hợp chất cùng loại, điển hình là các oxit: cacbon tạo thành CO và CO2 mà phân tử của chúng đều có liên kết π, trong khi silic không tạo thành SiO, còn trong SiO2 chỉ tồn tại các liên kết đơn Si–O. Giải thích: Liên kết π được tạo thành do sự xen phủ của các obitan p. Nguyên tử cacbon (Chu kỳ 2) có bán kính nhỏ hơn nguyên tử silic (Chu kỳ 3) nên mật độ electron trên các obitan của nguyên tử C cao hơn mật độ electron trên các obitan tương ứng của nguyên tử Si. Khi kích thước của các obitan bé hơn và mật độ electron lớn hơn thì sự xen phủ của các obitan hiệu quả hơn, độ bền của liên kết cao hơn. Do đó, cacbon có thể tạo thành liên kết π cả ở dạng đơn chất và hợp chất, trong khi silic hầu như không có khả năng này. Bài 3: (Đề thi chọn HSGQG - 2010) Cho các phân tử: xenon điflorua (1), xenon tetraflorua (2), xenon trioxit (3), xenon tetraoxit (4), bo triflorua (5), trimetylamin (6), axetamit (7). 1. Vẽ cấu trúc hình học phân tử (cả các cặp electron tự do (nếu có) của nguyên tử trung tâm) của các chất từ (1) đến (6). 2. Dự đoán góc liên kết ở mỗi phân tử nói trên. 22 3. Trong phân tử axetamit, 3 liên kết với nguyên tử nitơ đều nằm trong cùng một mặt phẳng. Vì sao? Hướng dẫn giải: (Phân tích: Lý thuyết về liên kết hóa học cần áp dụng trong bài này là thuyết lai hóa,mô hình đẩy nhau của đám mây electron liên kết và electron không tham gia liên kết )1. 2. 1. 2. XeF2: FF Thẳng, 180o XeF4: F FF F Vuông, 90 o XeO3: O O O Chóp tam giác, < 109 o 28 XeO4: O O O O Tứ diện, 109o28 BF3: F F F Tam giác phẳng, 120o (CH3)3N: CH3 CH3CH3 Chóp tam giác, < 109 o 28 3. Ba liên kết với nguyên tử nitơ đều nằm trong cùng một mặt phẳng, vì liên kết giữa nitơ với cacbon mang một phần đặc điểm của liên kết đôi. H C H H C N H H sp2sp 3 H C H H C N H H O O Bài 4: (Đề thi chọn HSGQG - 2011) Clo, brom, iot có thể kết hợp với flo tạo thành các hợp chất dạng XFm. Thực nghiệm cho thấy rằng m có 3 giá trị khác nhau nếu X là Cl hoặc Br, m có 4 giá trị khác nhau nếu X là I. a) Hãy viết công thức các hợp chất dạng XFm của mỗi nguyên tố Cl, Br,I. b) Dựa vào cấu tạo nguyên tử và độ âm điện của các nguyên tố, hãy giải thích sự hình thành các hợp trên Cho: Độ âm điện của F là 4,0; Cl là 3,2; Br là 3,0; I là 2,7. Hướng dẫn giải: (Phân tích: Yêu cầu của bài tập đã nêu rõ những vấn đề cần nắm vững để vận dụng, đó là cấu hình electron của các nguyên tử halogen, các trạng thái hóa trị có thể có của các nguyên tử trung tâm) 23 a) Công thức các hợp chất XFm: X là Cl có ClF; ClF3; ClF5; X là Br có BrF; BrF3; BrF5; X là I có IF; IF3; IF5; IF7; IF7. b) Các hợp chất trên đều có liên kết cộng hóa trị, mỗi liên kết được tạo thành do 2 electron có spin đối song song của 2 nguyên tử góp chung. * F (Z = 9; n = 2) có 4 AO hóa trị, vì vậy cấu hình chỉ có 1 electron độc thân * Cl (Z = 17; n = 3), Br (Z = 35; n = 4), I (Z = 53; n = 5) giống nhau đều có 9 AO hóa trị, có thể có:1 electron độc thân hoặc 3 electron độc thân; 5 electron độc thân; 7 electron độc thân - Hợp chất ClF7 không tồn tại vì thể tích nguyên tử clo rất nhỏ, lực đẩy của các vỏ nguyên tử flo sẽ phá vỡ liên kết trong phân tử. Hợp chất BrF7 tương tự hợp chất ClF7 (hợp chất BrF7 hiện nay chưa điều chế được). - Hợp chất IF7 tồn tại vì thể tích nguyên tử iot rất lớn so với thể tích nguyên tử flo, lực đẩy của các vỏ nguyên tử flo không phá vỡ được các liên kết trong phân tử. Bài 5: (Đề thi chọn HSGQG - 2012) Phân tử NH3 có dạng hình chóp tam giác đều (nguyên tử N ở đỉnh hình chóp). Ion + 4NH có dạng hình tứ diện đều (nguyên tử N nằm ở tâm của tứ diện đều). Dựa vào sự xen phủ của các obitan, hãy mô tả sự hình thành các liên kết trong phân tử NH3 và ion + 4NH . Hướng dẫn giải: (Phân tích: Để giải được bài tập này cần nắm vững được cấu hình electron của nguyên tử, trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm, từ đó mô tả liên kết của các nguyên tử trong phân tử ) Trong phân tử NH3 và ion + 4NH , N có lai hóa sp 3 : 2s 2p sp3 Trong NH3 một obitan lai hóa sp 3 có cặp electron không liên kết, còn 3 obitan lai hóa sp3 khác với 1 electron độc thân xen phủ với 1 obitan s của nguyên tử H có 1 electron, tạo ra các liên kết σ bền vững. Trong + 4NH , ngoài 3 liên kết σ như trong NH3, còn 1 obitan lai hóa sp 3 với đôi electron xen phủ với AO 1s của H+ không có electron, tạo ra liên kết σ thứ 4. Bài 6: (ICHO-1998) a) Dùng thuyết liên kết hóa trị (VB), dự đoán hình học phân tử có thể có của XeF2 và XeF4. b) Số oxy hóa của Xe trong mỗi hợp chất trên là bao nhiêu? Ta dự đoán chúng phản ứng như một chất oxy hóa hay chất khử. Hướng dẫn giải (Phân tích: Trong bài tập này cần dùng đến thuyết lai hóa, mô hình đẩy electron của các cặp electron hóa trị để giải thích) 24 a) XeF F XeF F F F XeF2 có 5 đôi electron trên Xe, vậy cấu tạo sẽ dựa trên cấu hình electron lưỡng tháp tam giác. Trong 3 khả năng sau: Xe F F XeF F XeF F Cấu tạo thẳng hàng làm giảm đến tối thiểu lực đẩy giữa các cặp electron không liên kết (các đôi này gần Xe hơn những đôi electron tham gia liên kết trong liên kết Xe-F) và do vậy dạng hình học tuyến tính (thẳng) được ưu đãi hơn. XeF4 có 6 đôi electron trên Xe, nên cấu tạo dựa trên cấu hình tám mặt (bát diện). Trong hai khả năng. Xe F F F F Xe F F F F Cấu tạo phẳng làm giảm tối đa lực đẩy giữa các đôi electron không liên kết và được ưu tiên hơn. b) F luôn có số oxy hóa là -1. Vì vậy các số oxy hóa tương ứng của Xe là +2 (XeF2) và +4 (XeF4). Các tiểu phân này là những tác nhân oxy hóa rất mạnh. Bài 7: (Olympic sinh viên toàn quốc 2005 -Bảng B) 1. Có các phân tử XH3: Hãy cho biết cấu hình hình học của các phân tử PH3 và AsH3. So sánh góc liên kết HXH giữa hai phân tử trên và giải thích. 2. Xét các phân tử POX3 Các phân tử POF3 và POCl3 có cấu hình hình học như thế nào? Góc liên kết XPX trong phân tử nào lớn hơn? 3. Những phân tử nào sau đây có momen lưỡng cực lớn hơn 0? BF3; NH3; SiF4; SiHCl3; SF2; O3. Cho biết: ZP = 15; ZAs = 33; ZO = 8; ZF = 9; ZCl = 17; ZB = 5; ZN = 7; ZSi = 14; ZS = 16. Hướng dẫn giải: (Phân tích: Để giải thích câu này ta có thể dùng thuyết VSEPR hoặc thuyết lai hóa hoặc kết hợp cả hai). 1) P: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 3 ; As: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 10 4s 2 4p 3 . P và As đều có 5e hóa trị và đã tham gia liên kết 3e trong XH3. 25 X H H H sp3 Hình tháp tam giác Góc HPH > HasH vì độ âm điện của nguyên tử trung tâm P lớn hơn so với của As nên lực đẩy mạnh hơn. 2) PO X X X n = 3 +1 = 4 (sp 3 ): hình tứ diện Góc FPF < ClPCl vì Clo có độ âm điện nhỏ hơn flo làm giảm lực đẩy. 3) N F F F sp3 Si H Cl Cl Cl sp3 S F F O O O sp3 sp 2 B F F F sp2 Si F F F F sp3 4 chất đầu tiên có cấu tạo bất đối xứng nên có momen lưỡng cực lớn hơn 0. Bài 8: (Đề thi ICHO - 37) 1. Vẽ công thức Lewis của mỗi phân tử sau: a) N2. b) NH3. c) O3. d) SO3. 2. Vẽ công thức Lewis của cacbon monoxit và xác định điện tích hình thức, trạng thái oxy hóa của cacbon và oxy trong cacbon monoxit. Thioure – S, S – đioxit có khung cấu tạo như sau: O S O C N N H H H H 3. Viết công thức Lewis cho Thioure – S, S – dioxit với điện tích hình thức của tất cả các nguyên tố bằng không. 4. Dựa vào thuyết sức đẩy cặp electron (VSEPR). Hãy xác định dạng hình học của nguyên tử lưu huỳnh, cacbon và nitơ dựa vào cấu trúc Lewis đã đề ra ở câu Hướng dẫn giải (Phân tích: Đây là một bài tập có tính tổng hợp cao, để giải quyết tốt bài này cần phải nắm vững gần như toàn bộ phần lý thuyết về liên kết cộng hóa trị! ) 26 1: O O O O O O N Na) c)Nb) H H H d) S O O O S O O O Có thể chấp nhận các câu trả lời sau: O O O O O O O O O O O O Nhưng các câu trả lời sau là sai: O O O O O O O O O 2: C O hay C O Điện tích hình thức: C-1 ; O+1 Trạng thái oxy hóa: C2+ ; O2-. 3: Cấu trúc đúng: S C N N O O Cấu trúc không đúng (phải thêm điện tích hình thức): S C N N O O 4: S (b): tam giác phẳng; C (b): tam giác phẳng; N (a): tháp tam giác 27 S C N N O S C N N O O S C N N O O + O Bài 9: Khí N2 và khí CO có một số tính chất vật lý giống nhau như sau: Năng lượng phân ly phân tử (kJ/mol) Khoảng cách giữa các hạt nhân ( o A ) Nhiệt độ nóng chảy (oC) N2 945 1,10 – 210 CO 1076 1,13 – 205 Dựa vào cấu hình MO của phân tử N2 và phân tử CO để giải thích sự giống nhau đó. Hướng dẫn giải: Cấu hình MO của phân tử N2: (2s) 2 (2s * ) 2 (x) 2 = (y) 2 (z) 2 bậc liên kết = 3 Cấu hình MO của phân tử CO: (2s) 2 (2s * ) 2 (x) 2 = (y) 2 (z) 2 bậc liên kết = 3 Liên kết trong phân tử N2 và CO rất giống nhau đã dẫn đến một số tính chất vật lý giống nhau. Bài 10: (Olympic sinh viên toàn quốc – 2003) 1. Trình bày cấu tạo của phân tử CO theo phương pháp VB và phương pháp MO (vẽ giản đồ năng lượng). Cho ZC = 6; ZO = 8. 2. So sánh năng lượng ion hóa giữa các nguyên tử C và O, giữa phân tử CO với nguyên tử O. Hướng dẫn giải: (Phân tích: Ta cần sử dụng thuyết MO để giải quyết bài tập này) 1) Theo phương pháp VB thì phân tử CO có cấu tạo: C O Hai liên kết được hình thành bằng cách ghép chung các electron độc thân và một liên kết cho nhận. MO: (KK): 222*22 zyxss 2) I1(C) < I1(O) vì điện tích hiệu dụng với electron hóa trị tăng từ C đến O. I1(CO) > I1(O): vì năng lượng của electron ở z của CO thấp hơn năng lượng của electron hóa trị ở oxi. 28 Bài 11: (Đề thi chọn HSGQG - 2015) 1. Cho chất N≡SF3 lỏng tác dụng với [XeF][AsF6], thu được sản phẩm là [F3SN-XeF][AsF6] (1). Ở trạng thái rắn, khi bị đun nóng, (1) chuyển thành [F4SN-Xe][AsF6] (2). Phản ứng của (2) với HF, thu được sản phẩm [F5SN(H)-Xe][AsF6] (3), [F4SNH2][AsF6] (4) và XeF2. a) Sử dụng mô hình sự đẩy của các cặp electron hóa trị (VSEPR), đề xuất cấu trúc của anion 6[AsF ] , cation trong các hợp chất (1), (2), (3), (4) và cho biết (có giải thích) cation nào có liên kết giữa S và N ngắn nhất, dài nhất. b) Cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử lưu huỳnh trong các hợp chất (1), (2), (3) và (4). 2. Sử dụng thuyết obitan phân tử (thuyết MO) để giải thích tại sao năng lượng ion hóa thứ nhất của phân tử nitơ (1501 kJ∙mol-1) lớn hơn năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử nitơ (1402 kJ·mol-1). Hướng dẫn giải: 1. a) Cấu trúc của các cation và anion trong các hợp chất: S N Xe F F F F S N Xe F F F F S N HF F F F F Xe S N F F F F H H 1 2 3 4 As F F FF F F 5 Ở hợp chất (1), liên kết giữa S và N là liên kết ba. Ở hợp chất (2) và (4), liên kết giữa S và N là liên kết đôi. Ở hợp chất (3), liên kết giữa S và N là liên kết đơn. Vì vậy, liên kết giữa S và N trong (1) ngắn nhất; liên kết giữa S và N trong (3) dài nhất. b) Trạng thái lai hóa của lưu huỳnh trong hợp chất (1): sp3; trong (2), (4): sp3d; trong (3): sp 3 d 2 . 2. Giản đồ MO của phân tử N2 có dạng như sau: 29 2s 2p 2p 2s s * x y z x * y * z * E N2 NN s Năng lượng ion hóa thứ nhất của phân tử nitơ tương ứng với quá trình: N2 → N2 + + e. Quá trình này tương ứng với quá trình tách 1 electron ở MO σz ra xa phân tử N2 vô cùng. Năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử nitơ tương ứng với quá trình: N → N+ + e. Quá trình này tương ứng với quá trình tách 1 electron ở một AO 2p ra xa nguyên tử N vô cùng. Từ giản đồ MO dễ thấy, năng lượng của obitan σz (trong phân tử N2) thấp hơn năng lượng của obitan 2p (trong nguyên tử N), nên electron ở obitan σz khó tách hơn electron ở obitan 2p. Do đó, năng lượng ion hóa phân tử N2 (1501 kJ·mol -1 ) lớn hơn năng lượng ion hóa nguyên tử N (1402 kJ·mol-1). Bài 12. Cho các cặp phân tử sau: (N2; N2 + ); (NO, NO + ) a) Áp dụng phương pháp MO hãy lập giản đồ MO cho từng cặp và viết cấu hình electron của chúng. b) So sánh độ bền liên kết trong từng cặp phân tử nêu trên. Cho N (Z = 7) ; O (Z = 8 ). Hướng dẫn giải: a) Cấu hình electron N: ls2 2s2 2p3 ; O : ls2 2s2 2p4 b) Giản đồ MO của phân tử N2 ; NO 30 Từ giản đồ MO vừa xây dựng cho 2 phân tử N2 và NO ta có thể viết cấu hình electron cho các cặp phân tử như sau: - Cấu hình N2 : 2 2s 2* 2s 2 x = 2 y 2 2 pz ; N = 3 - Cấu hình N2 + : 2 2s 2* 2s 2 x = 2 y 1 2 pz ; N = 2,5 - Cấu hình NO : 2 2s 2* 2s 2 x = 2 y 2 2 pz 1* x ; N = 2,5 - Cấu hình NO+ : 22s 2* 2s 2 x = 2 y 2 2 pz ; N = 3 b) Căn cứ vào số liên kết thu được từ câu a) ta có thể so sánh độ bền liên kết theo nguyên tắc số liên kêt N càng lớn thì độ dài liên kết càng ngắn, nghĩa là độ bền càng cao. Theo kết quả tính, ta xét cho các cặp sau: - Cặp (N2 và N2 + ): liên kết trong phân tử N2 bền hơn liên kết trong N2 + - Cặp (NO và NO+): liên kết trong phân tử NO+ bền hơn liên kết trong NO. 31 IV. Hiệu quả đạt được Để có thể vận dụng tốt kiến thức đã học vào việc làm bài tập thì học sinh cần phải nắm chắc phần kiến thức căn bản. Từ đây các em sẽ dễ dàng tiếp nhận các kiến thức nâng cao cũng như sự biến hóa của các dạng bài tập. Học sinh đặc biệt là học sinh giỏi, các em rất khó chấp nhận kiến thức một cách thụ động mà các em muốn hiểu rõ chúng một cách tường minh. Có như vậy các em mới hiểu sâu, nhớ lâu và vận dụng tốt. Do sáng kiến được áp dụng trong lĩnh vực bồi dưỡng học sinh giỏi nên không có học sinh đối chứng cùng thời điểm mà chỉ có thể so sánh các đối tượng học sinh giỏi qua các năm trước 2015 (chưa áp dụng sáng kiến) và 2015→2018 (áp dụng sáng kiến và hoàn thiện, cập nhật). - Nhận xét về khả năng tiếp nhận và vận dụng của học sinh Chưa áp dụng sáng kiến Áp dụng sáng kiến Trạng thái tiếp nhận Lúng túng, nghi ngờ Sẵn sàng giải quyết Khả năng vận dụng Chỉ làm được những bài tập theo thuyết Lewis và VB, chưa làm tốt những bài về thuyết MO. Làm tốt tất cả các bài tập vận dụng cao, kể cả những dạng về thuyết MO phức tạp. Bài kiểm tra Điểm khá Điểm giỏi, hầu như tuyệt đối - Kết quả học sinh giỏi khu vực và Quốc gia các năm học gần đây Kết quả học sinh đạt giải tăng lên hằng năm, mặc dù độ khó của đề thi tăng mỗi năm. Đây là sự cố gắng, sự tâm huyết của cả tập thể giáo viên và học sinh trong đội tuyển. Theo thông tin từ các em về bài làm của mình thì các em đều làm tốt phần liên kết hóa học. Điều này cho thấy các em đã nắm vững chuyên đề và có thể vận dụng thành công vào bài thi. Kết quả cụ thể như sau: 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 Olympic 30/4 2 HC bạc, 1 HC đồng 2 HC vàng, 1 HC bạc, 3 HC đồng 1 HC vàng, 2 HC bạc, 3 HC đồng Dự thi vào 4/2019 Trại hè phương nam 1 HC bạc, 1 HC đồng 1 HC bạc 2 HC đồng 1 HC bạc 2 HC đồng Dự thi vào 7/2019 Quốc gia Không có giải Không có giải 1 giải ba 1 giải khuyến khích V. Mức độ ảnh hưởng Sáng kiến được áp dụng vào bồi dưỡng học sinh giỏi Olympic 30/4, trại hè phương nam, học sinh giỏi Quốc gia. Nó có thể dùng làm tài liệu học tập cho học sinh các lớp chuyên Hoá học và tài liệu tham khảo cho các thầy cô giáo trong giảng dạy và bồi dưỡng 32 học sinh giỏi Hoá học ở bậc THPT góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Hoá học. VI. Kết luận Trên cơ sở phân tích nội dung của chương trình chuyên hoá chúng ta thấy được vị trí, vai trò của nội dung trong việc hình thành kiến thức cơ bản cho học sinh trường chuyên, cũng như thấy được mối quan hệ mật thiết giữa chương trình chuyên hóa, chương trình thi học sinh giỏi Quốc gia với nội dung kiến thức về liên kết hóa học. Từ đó vận dụng linh hoạt, hợp lý chuyên đề liên kết hóa học trong giảng dạy hóa học ở trường chuyên, phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia. Chuyên đề này tôi đã tiến hành dạy bồi dưỡng cho các em trong đội tuyển của trường, các em đều tiếp thu và có thể vận dụng giải quyết tốt các dạng bài tập này. Vì vậy tài liệu này có thể giúp các em học sinh giỏi dùng làm tài liệu tham khảo và học tập. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần rất nhỏ trong chương trình ôn luyện cho học sinh chuẩn bị tham gia vào các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Vì vậy, tôi rất mong quý Thầy, Cô đồng nghiệp góp ý kiến cho tôi về chuyên đề này và cùng nhau phát triển sang các chuyên đề khác để học trò chuyên Hoá ngày càng có nhiều tài liệu học tập một cách hệ thống hơn. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến Nguyễn Thị Diễm Phúc 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Hữu Vinh, Nguyễn Duy Ái, Tài liệu giáo khoa chuyên hóa học 10. Tập 1. NXB Giáo dục. 2. Nguyễn Đức Chung, Hoá học đại cương. NXB ĐHQG TPHCM 3. Cao Cự Giác, Bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học 10. NXB ĐHQG Hà Nội 4. Đào Đình Thức, Hoá học đại cương. NXB ĐHQG Hà Nội 5. Đỗ Quý Sơn, Nguyễn Trí Nguyên, Bồi dưỡng HSG Hóa học THPT tập 1. 6. Lâm Ngọc Thiềm, Bài tập Hóa học đại cương (Hóa học lý thuyết cơ sở), Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2004 7. Nguyễn Xuân Trường, Tài liệu bồi dưỡng học sing giỏi môn Hóa học THPT, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2011 8. Trần Thành Huế, Tư liệu Hóa học 10, Nhà xuất bản Giáo dục, 2008 9. Đề thi học sinh giỏi Quốc gia, Quốc tế các năm. 10. Hành trình Olympic, tuyển tập đề thi Olympic hóa học Việt Nam và Quốc tế 2016. 34 MỤC LỤC I. Sơ lược lý lịch tác giả: .................................................... 1 II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: ............................. 1 III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến: ................... 1 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến ...................................................... 1 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến ............................................................................... 2 3. Nội dung sáng kiến ............................................................................................................. 2 3.1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................................. 3 3.1.1. Đặc điểm chung của các nguyên tố phi kim ........................................................... 3 3.1.2. Lý thuyết electron hóa trị theo Lewis ..................................................................... 4 3.1.3. Lý thuyết liên kết hóa trị (thuyết VB-Valent Bond) .............................................. 6 3.1.4. Lý thuyết Obitan phân tử (thuyết MO-Moleculer Orbital) .................................. 16 3.2. Bài tập ...................................................................................................................... 19 IV. Hiệu quả đạt được ..................................................... 31 V. Mức độ ảnh hưởng ...................................................... 31 VI. Kết luận ....................................................................... 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................... 33
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giai_thich_lien_ket_cua_phi_kim_trong.pdf