Sáng kiến kinh nghiệm giải pháp Rèn kỹ năng giao tiếp ứng xử mạnh dạn tự tin cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non

Con người là một chủ thể của xã hội, ngay từ khi sinh ra con người đã biết sử dụng tiếng khóc để giao tiếp với và ứng xử với môi trường với những người xung quanh. Nhu cầu giao tiếp không chỉ dừng lại ở tiếng nói mà còn được thể hiện qua hành động, ánh mắt, cử chỉ. Nhu cầu giao tiếp được phát triển dần theo sự lớn lên của con người. Kỹ năng giao tiếp được xem là kiến thức nền tảng của con người, nhưng điều quan trọng ở đây là làm thế nào để kỹ năng ấy được thể hiện một cách mạnh dạn tự tin thì quả là một vấn đề không hề nhỏ. Không phải ai hay bất kỳ đứa trẻ nào khi sinh ra cũng đã mang trong mình sự mạnh dạn tự tin ấy.

Với thời đại hiện nay sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp được xem là vấn đề cốt lõi của thành công. Vậy làm thế nào để giúp trẻ màm non những chủ nhân tương lai của đất nước mạnh dạn tự tin trong giao tiếp? Đó chính là nỗi băn khoăn trăn trở của mỗi bậc làm cha làm mẹ và của mỗi người giáo viên mầm non - người ươm mầm cho thế hệ tương lai. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử xã hội là những kỹ năng khó nhưng rất quan trọng, góp phần vào sự thành công của của một con người. Ngay cả người lớn đôi khi cũng cảm thấy bối rối, không chắc là mình đã làm tốt, huống chi là trẻ con. Tuy nhiên, thực tế là những kỹ năng này nếu được làm quen và hình thành trong mỗi người ngay từ khi còn nhỏ thì hiệu quả sẽ rất bất ngờ. Khi đã có sự mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động thì trẻ sẽ chủ động tham gia hoạt động lĩnh hội kiến thức nhanh hơn.

Ngay từ khi sinh ra,con người đã có nhu cầu liên lạc và giao tiếp và ứng xử với môi trường và mọi người xung quanh để phát triển và tồn tại. Vì thế kỹ năng giao tiếp được xem là một trong những kiến thức nền tảng của con người. Khi biết nói trẻ bắt đầu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, đồng thời với khả năng bộc lộ cảm xúc thông qua giao tiếp phi ngôn ngữ qua ánh mắt với những nét mặt và các dấu hiệu của cơ thể. Nếu được đáp ứng đầy đủ sẽ giúp cho bé hình thành sự tự tin vào bản thân cũng như xây dựng những mối tương giao với mọi người xung quanh. Trong khi đó có 1 số trẻ chưa mạnh dạn khi giao tiếp với mọi người hoặc đến lớp vẫn còn khóc và không muốn đi học.

 

doc20 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Lượt xem: 4099 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm giải pháp Rèn kỹ năng giao tiếp ứng xử mạnh dạn tự tin cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạt động làm quen với Toán thông qua các trò chơi trẻ được giao lưu với bạn bè và cô giáo. Đấy cũng là tạo được sự mạnh dạn giao tiếp cho trẻ.
Tóm lại hoạt động học là một hoạt động cần đến sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ và các bạn một cách chủ động tự nhiên, là hoạt động giúp cho ngôn ngữ của trẻ được phát triển qua đó giúp trẻ tự tin trong giao tiếp biết cách ứng xử với người thân, bạn bè, cô giáo và những người xung quanh, góp phần hình thành và phát triển ngôn ngữ mạch lạc và nhân cách cho trẻ.
3/ Biện pháp 3: Dạy trẻ mạnh dạn, tự tin giao tiếp thông qua các trò chơi tập thể và sáng tạo.
Bên cạnh việc hình thành sự tự tin cho trẻ trong giao tiếp thông qua các các giờ học và củng cố kiến thức qua các hoạt động học thì các trò chơi tập thể và trò chơi sáng tạo cũng là một trong những hoat động giúp trẻ tự tin manh dạn khi giao tiếp. Do đó tôi đã nghiên cứu và sưu tầm một số trò chơi:
3.1/ Trò chơi sáng tạo
Tôi đã xây dựng 1 số trò chơi với tên gọi quen thuộc giống trên truyền hình,cách chơi vui nhộn như: Vượt qua thử thách, Trổ tài nghệ sĩ, Hỏi xoáy- đáp xoay để rèn luyện sự tự tin cho trẻ. 
*Trò chơi 1: Hỏi xoáy- đáp xoay
 Cách chơi: Cô hoặc trẻ trong lớp đặt ra các câu hỏi ngắn. Khi nghe đọc xong câu hỏi trẻ phải trả lời nhanh, ngắn gọn các câu hỏi của cô và các bạn đưa ra
theo chủ đề đang học
 Mục đích: Hình thức chơi như một cuộc trò chuyện nhưng sẽ với tốc độ
hỏi- đáp nhanh. Trò chơi thường được sử dụng làm trò chơi củng cố trong các tiết học nhằm khắc sâu lại bài học cho trẻ và khuyến khích trẻ mạnh dạn tự tin trả lời đáp án nhanh, dứt khoát.
* Trò chơi 2: Vượt qua thử thách
 Cách chơi: Trẻ phải gánh quang gánh đi qua cầu ( ghế thể dục) sao cho không bị ngã xuống ghế và không rơi các lọai quả ra ngoài.
Mục đích: Trò chơi này được sử dụng trong giờ hoạt động ngoài trời và được
sử dụng làm trò chơi vận động trong giờ học giáo dục thể chất rèn sự mạnh dạn tự tin vượt qua thử thách thực hiện đựơc cả 2 nhiệm vụ đó là đi trên ghế thể dục và nhánh sự kiện đề đang học .
Trò chơi 3: Nghệ sỹ trổ tài 
Cách chơi: Trẻ biết trổ tài theo sự gợi ý của cô giáo như vẽ, hát, múa
Mục đích chơi: Giúp trẻ có thể tự tin thể hiện các năng khiếu sẵn có như vẽ, múa, hát ,đọc thơ ngâm thơ.Làm những gì theo sự gợi ý của cô và bộc lộ lên được cái năng khiếu sẵn có của trẻ . Từ đó giúptrẻ tự tin manh dạn hồn nhiên hơn. (Ảnh 3: trẻ tham gia trò chơi Nghệ sỹ trổ tài)
Các trò chơi này có thể áp dụng vào các môm học để giúp trẻ tự tin mạnh dạn hơn khi giao tiếp.
3.2/Trò chơi tập thể
Với trẻ mầm non mạnh dạn tự tin giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích nghi dễ dàng, nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới và những đòi hỏi mới của hoạt động học tập, ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp tránh được những xung đột không đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với thầy cô, làm nảy sinh ở trẻ tính mạnh dạn tự tin chủ động trong giao tiếp với người khác và trên cơ sở đó phát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè và muốn họ.    
* Trò chơi 1 “Bạn hãy làm giống tôi” (Trò chơi này sử dụng đầu năm học và các buổi giao lưu với các bạn lớp khác)  
Mục đích: Tạo cho trẻ cơ hội nhớ tên của nhau một cách tự nhiên, phát triển mạnh dạn tự tin của trẻ đến các hoạt động tập thể.
Chuẩn bị:   Phòng rộng
                  Một trái bóng cao su nhẹ nhiều màu
Tiến hành: Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn. Trước tiên cô giáo nói tên của mình (chào các bạn tôi tên là Phương Anh) sau đó ném bóng cho một trẻ bất kỳ. Trẻ nhận được bóng từ cô giáo sẽ nói tên mình. Cứ như vậy cho đến khi tất cả các trẻ nhớ tên nhau. Trẻ mạnh dạn đứng lên giới thiệu tên của mìn
* Trò chơi 2: Ước mơ của tôi .
Mục đích: Phát triển tính mạnh dạn tự tin phát huy tính cực của trẻ. Phát triển ý thức mang cảm xúc tích cực đến cho người khác.
Chuẩn bị: Phòng rộng , bản nhạc nhẹ
 Tiến hành: Cô giáo nói với nhóm trẻ: Bạn nào cũng có một ước mơ con hãy nói ước mơ của mình. Cho trẻ nhắm mắt thư giãn trong tiếng nhạc êm dịu và tưởng tượng theo những lời cô kể đều đều ‘‘Các con hãy nhắm mắt lại hít thở sâu và hình dung về một thế giới nhiều màu sắc mà ở đấy con có nhiều người bạn thân thiết, các bạn mỉm cười với con nắm tay con cùng bước  lên một chiếc xe màu xanh, xe lăn bánh đưa các con  đến một cánh đồng nhiều hoa, con cùng các bạn chơi trò đuổi bắt và chia cho nhau những viên kẹo ngọt ngào. Đã đến giờ trở về con vẫy tay chào các bạn, xuống xe mở mắt ra và mỉm cười.” Cho trẻ  chủ động mạnh dạn tự tin kể về những gì mình tưởng tượng:Con nhìn thấy gì? Con thích nhất điều
*Trò chơi 3: Sóng biển rì rào
 Mục đích: Phát triển giao tiếp không lời, giao tiếp bằng cử chỉ, động tác.Tạo cảm giác gần gũi thân thiện giữa trẻ với nhau.
Chuẩn bị: Bản nhạc nhẹ hoặc băng ghi âm tiếng sóng.
Tiến hành: Cô giáo nói với trẻ “Các con đã bao giờ đi tắm biển chưa? Khi những con sóng biển vỗ vào cơ thể chúng ta cảm thấy như thế nào? Sóng biển reo như thế nào? Bây giờ chúng ta thử cùng nhau làm sóng biển nhé! Nào chúng ta cùng tạo tiếng rì rào reo vui của sóng khi mặt trời tỏa ánh nắng trên biển nhé”.
Sau đó cô giáo đề nghị trẻ ôm vai nhau tạo thành vòng tròn đung đưa theo tiếng nhạc hay là la theo tiếng nhạc tạo cảm giác thư thái nhẹ nhàng.”Các bé làm sóng biển rì rào”.
*Trò chơi 4: Xin phép cô
Mục đích: Phát triển sự mạnh dạn tự tin khi giao tiếp bằng lời nói giữa cô giáo, bạn bè và trẻ.Tạo cảm giác gần gũi thân thiện giữa trẻ với nhau giữa trẻ với cô.
Chuẩn bị: Các lời nói giao tiếp phù hợp với trẻ.
 Cách chơi: Cho trẻ đứng thành hàng, cách cô giáo 2m. Trẻ đứng đầu sẽ bước lên phía trên 1 bước, và nói ‘‘Xin phép cô’’ cô giáo nói được, hoặc ‘‘Không con không được phép”. Khi cô giáo nói được  thì trẻ phải nói lời cảm ơn trước khi bước lên, nếu trẻ quên không nói lời ‘‘cảm ơn” thì sẽ bị quay về vạch xuất phát. Tiếp tục chơi cho đến khi trẻ nào bước đến vị trí của ‘‘Cô” và trẻ đó sẽ được làm cô giáo.
Trước khi chơi cô giáo hỏi trẻ và giao tiếp:  
   - Con có thích làm cô giáo không?
          - Nếu làm cô giáo con cảm thấy như thế nào?
Gửi đến trẻ thông điệp: (Nếu con mạnh dạn tự tin giao tiếp với bạn với mọi người xung quanh thì con sẽ giành chiến thắng). Sau đó cho trẻ cùng bạn chơi với nhau. Các bé tự tin tham gia trò chơi
Qua các trò chơi giúp trẻ rèn luyện, làm quen, để tự thể hiện mình, nhanh nhẹn, khéo léo, có tinh thần đoàn kết và sự mạnh dạn tự tin khi cùng hòa nhập với bạn chơi và các cô.
4/ Biện pháp 4: Rèn trẻ kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin thông qua hoạt động góc
Với trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ đạo. Trong các hoạt động của trẻ mẫu giáo trong trường mầm non, mà thông qua hoạt động vui chơi trẻ sẽ có nhiều cơ hội giao tiếp với nhau đặc biệt là hoạt động góc. Chính vì vậy tôi đã chọn hoạt động góc để thực hiện biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Qua hoạt động vui chơi trẻ được đóng vai chơi để giao tiếp với nhau bằng hoạt động, ngôn ngữ của vai chơi. Từ đó phát triển ở trẻ khả năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ trẻ sẽ nói năng mạch lạc, mạnh dạn hơn
VD: Khi trẻ chơi góc gia đình: bố mẹ đưa con tới trường (góc học tập) lúc này trẻ sẽ thực hiện vai chơi của mình chào cô, chào bố mẹ. Nếu trẻ chỉ chào cô không chào bố mẹ thì lúc này tôi sẽ nhẹ nhàng ra nhắc nhở trẻ “học sinh của cô giáo ngoan quá đã biết chào cô nhưng vẫn còn quên chưa chào bố mẹ cô giáo nhắc học sinh chào bố mẹ đi”. Thông qua trò chơi đóng vai rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ, giúp trẻ nhớ lại và củng cố kỹ năng.
Thực tế, kỹ năng sống cho trẻ ở lứa tuổi mầm non chỉ đơn giản là giao tiếp tốt, biết vui chơi với bạn, biết xin lỗi hoặc cám ơn đúng lúc, dễ thích nghi với môi trường khác nhau. Trẻ mầm non vốn từ của trẻ còn ít, nhiều trẻ theo nếp sống gia đình còn nói trống không, nói chưa đủ câu, cũng có lúc trẻ nói sai cho lên trẻ chưa mạnh dạn, vì vậy tôi đã nhẹ nhàng phân tích cho trẻ chứ không mắng phạt trẻ, như vậy sẽ tạo cho trẻ cảm giác tự tin, không xấu hổ trước đám đông. Những buổi đầu trẻ có thể bỡ ngỡ và tỏ ra thiếu tự tin.Tôi chú ý đến những biểu hiện tâm lý của trẻ khi chơi với bạn.
Qua góc chơi như góc bán hàng, văn học, góc xây dựng ..tất cả các góc chơi này đều có những tình huống giao tiếp giữa các vai chơi ngoài ra giáo viên còn là người gợi mở và tạo ra cho trẻ các tình huống giao tiếp. Trẻ lớp tôi rất thích được cùng cô giáo đóng vai những người thân trong gia đình, cô giáo luôn tạo cho trẻ sự  gần gũi  cởi mở trẻ sẽ được sử dụng lời nói, ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng hơn và tự tin kể lại những gì mà trẻ biết, nhìn và nghe thấy..(Ảnh 4: bé tham gia chơi góc phân vai)
Qua thực tế tôi thấy việc tạo ra một không khí thoải mái, đầm ấm và việc đưa các trò chơi, tạo các tình huống, trong việc giao tiếp với trẻ là cách giúp trẻ giao tiếp tích cực nhất. Sau khi thực hiện biện pháp này tôi thấy lớp tôi không còn tình trạng đồ chơi của ai người đó chơi, góc nào chỉ chơi ở góc đó nữa, mà trẻ đã biết liên kết các vai chơi theo nhóm chơi, góc chơi với nhau thành thạo theo sự kiện chơi.
5/ Biện pháp 5: Rèn trẻ kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin cho trẻ qua các hoạt động khác.
Giao tiếp không chỉ có hay xuất hiện trong một địa điểm hay một trường hợp nhất định mà giao tiếp được hình thành ở mọi lúc, mọi nơi. Cũng chính vì vậy để thúc đẩy kỹ năng giao tiếp cho trẻ tôi không chỉ hướng dẫn cho trẻ trong một hoạt động nhất định hay chỉ khi ở lớp, ở trường mà môi trường sống của trẻ cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển giao tiếp cho trẻ. Nếu chỉ rèn trẻ khi trong tiết học hay khi chơi hoạt động góc thì khả năng giao tiếp của trẻ sẽ không có sự liền mạch thống nhất vì vậy tôi đã thực hiện ren các kỹ năng giao tiếp mạnh dạn tự tin cho trẻ qua rất nhiều các hoạt động khác.
5.1/ Qua hoạt động ngoài trời
Phát triển kỹ năng giao tiếp qua hoạt động quan sát xem tranh ảnh, đồ dùng trực quan. Với trẻ 3-4 tuổi đồ dùng trực quan là rất cần thiết vì trẻ được sờ, nắm, quan sát nội dung bức tranh hoặc đồ vật thông qua đó trẻ tiếp thu thêm các từ mới và sử dụng thêm từ cũ mà mình đã biết. Ngoài ra hàng tuần tôi còn cho trẻ đi thăm quan khung cảnh thật xung quanh trường, lao động sân trường, chọn 1 phong cảnh phù hợp gợi ý cho trẻ quan sát và nói cảm nhận của mình về những gì trẻ nghe, nhìn và cảm nhận thấy. Đồng thời tôi còn tạo cho trẻ cơ hội giao lưu cọ xát qua các nhóm bạn, nhóm lớp khác để trẻ được mạnh dạn tự tin hơn.
5.2/Qua giờ ăn:
Trong giờ ăn trẻ lớp tôi có tình trạng tranh giành thìa bát có lúc vì tranh giành bát mà làm đổ cơm. Lúc đó tôi phải không được nóng giận mà tôi nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu hành động đó là chưa ngoan khi tranh giành cơm đổ ra sẽ làm bẩn quần áo, lãng phí đồ ăn, nếu thức ăn còn nóng có thể sẽ gây bỏng. Qua thực hiện thì giờ trẻ lớp tôi đã không còn hiện tượng tranh giành bát, thìa trong khi ăn và có kỹ năng ứng xử, giao tiếp trong giờ ăn.
5.3/ Các hoạt động giao lưu tập thể, văn hóa văn nghệ thể dục thể thao.
Các hoạt động văn nghệ luôn được coi là hoạt động thu hút sự tham gia và chú ý của nhiều trẻ nhất. Trẻ luôn thấy hứng thú tự tin và tự hào khi được tham gia vào các hoạt động văn nghệ.
Biết được điều này nên tôi thường xuyên cho trẻ được tham gia biểu diễn văn nghệ với các lớp nhỡ và lớn vào các ngày lễ lớn của trường như khai giảng năm học, 20/11, ngày tết trung thu. Chính các hoạt động được tổ chức trong các buổi giao lưu như hát, chơi trò chơi sẽ giúp trẻ lớp tôi mạnh dạn tự tin hơn từ đó trẻ giao tiếp với nhau một cách thoải mái hồn nhiên..
Ngoài ra tôi đã phối hợp nhà trường tổ chức thực hiện các hoạt động nổi bật như cho lớp:
- Phối hợp tổ chức cho trẻ của lớp mình với các lớp trong khối tham gia liên hoan chào đón Tết Trung thu, trẻ được tham gia vào các trò chơi dân gian, làm đồ chơi trung thu (đèn lồng, đèn ông sao..), làm bánh dẻo, Tổ chức ngày hội “Tết quê em” lồng ghép giáo dục lễ giáo, khả năng giao tiếp. Tổ chức hoạt động “Bé tập làm nội trợ” trẻ được tập gói bánh chưng, bày mâm ngũ quả ngày tết.
- Tổ chức hoạt động giáo dục tại lớp cho trẻ chào mừng ngày 20/10, 20/11, 8/3 trẻ được làm bưu thiếp, tập cắm hoa, tập nói lời chúc mừng cô giáo và các bạn gái,các bà, các mẹ,những trò chơi rèn kỹ năng tự tin, mạnh dạn, giúp trẻ phát triển nhận thức, thẩm mỹ.
Ngoài ra trẻ còn được ăn tiệc Buffe do nhà trường trong ngày thi đồng diễn thể dục giữa các lớp và các khối.( Ảnh 5: Trải nghiệm gói bánh trưng)
Tóm lại khi trẻ lớp tôi được tham gia vào các hoạt động trên trẻ đã mạnh dạn tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh. 
6/ Biện pháp 6: Tuyên truyền tới phụ huynh.
Giáo viên dạy tốt, trẻ học tốt là nhờ 1 phần đóng góp không nhỏ của phụ huynh, đây là biện pháp để chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ nhằm đáp ứng về các mặt thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ, ngôn ngữ, giao tiếp, ứng xử, giáo dục.
Giáo viên cần kịp thời động viên khuyến khích và tác động đến cha mẹ để họ thường xuyên cùng tham gia trực tiếp hoăc gián tiếp vào các công việc của lớp khi thấy thật cần thiết.
Ví dụ: Có những hoạt động dạy trẻ cần phải phụ huynh đóng giúp nhân vật hoặc có những hoạt động giáo dục trẻ cô giáo mời phụ huynh có nhiều hiểu biết về tâm , sinh lí của trẻ và hiểu biết về tình hình xã hội để trò chuyện vởi trẻ, để cho trẻ được tiếp xúc với nhiều người trẻ sẽ mạnh dạn giao tiếp.
(Ảnh 6: Phụ huynh tham gia giao lưu cùng trẻ)
Tổ chức họp phụ huynh đầu năm tôi đã thông báo đặc điểm tình hình trường lớp, nội dung dạy trẻ mẫu giáo bé, nhấn mạnh điểm khó khăn của lớp để kịp thời cùng phụ huynh uốn nắn trẻ, cho phụ huynh xem đoạn videoclip, hình ảnh trẻ vui chơi giao tiếp với các bạn trong lớp, ngoài lớp.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền ở nhóm lớp qua bảng tuyên truyền cha mẹ cần biết để thông báo kịp thời tình hình sức khoẻ của trẻ, bài học, sản phẩm của trẻ để phụ huynh nắm bắt kịp thời kiến thức nuôi dạy con một cách chính xác và gần nhất.
Thực hiện tốt việc tuyên truyền trao đổi với phụ huynh thông qua sổ bé chăm ngoan. Qua đó phụ huynh năn bắt được tình hình học tập cũng như sức khỏe của trẻ để phối kết hợp cùng giáo viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
Với những trẻ mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp tôi cần trao đổi với phụ huynh cho trẻ cho trẻ ngày càng phát huy ngôn ngữ để trẻ giao tiếp với mọi người tốt hơn. Với trẻ chậm nhút nhát tôi kết hợp với phụ huynh động viên giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn.
Qua đó phụ huynh rất nhiệt tình hỗ trợ, kết hợp cùng tôi trong việc rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ và tạo được không khí hào hứng, sôi nổi, lôi cuốn trẻ tham gia tích cực trong các hoạt động, nâng cao hơn nữa khả năng giao tiếp của trẻ và chương trình chăm sóc trẻ theo chương trình giáo dục mầm non mới phù hợp.
IV: KẾT QUẢ 
+ Đối với trẻ:
- Giúp trẻ trở nên mạnh dạn tự tin trong mọi hoạt động.
- Thấu hiểu tâm lý và có thể giao tiếp cởi mở dễ dàng chia sẻ cảm xúc với bạn bè và người thân.
- Giúp trẻ tự tin khẳng định bản thân và cách ứng phó với những tình huống xảy ra trong cuộc sống.
- Trẻ có khả năng hoà nhập nhanh chóng với cộng đồng.
+ Đối với giáo viên:
- Phải luôn có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa giáo viên trong trường mầm non và gia đình trẻ. Đây là hai môi trường hoạt động của trẻ do đó giữa giáo viên và phụ huynh cần phải thống nhất về yêu cầu, nội dung trong cách chăm sóc giáo dục trẻ..
- Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự tích cực của trẻ. Khai thác phát huy cái thông minh linh hoạt và tiềm năng sáng tạo ở mỗi trẻ
- Giúp trẻ có những mối liên kết mật thiết với các bạn trong lớp, biết tự chia sẻ, và diễn đạt được ý của mình, trẻ luôn cảm thấy mạnh dạn tự tin khi giao tiếp.
- Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm bắt tính cách của trẻ, trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc - giáo dục trẻ và bàn bạc hướng giải quyết những khó khăn gặp phải
 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
Với nội dung và biện pháp tôi đã thực hiện và đã đề ra mục đích và tầm quan trọng của việc dạy trẻ có kỹ năng giao tiếp. Qua thực tế tôi thấy việc tạo ra một không khí thoải mái đầm ấm, việc đưa trò chơi, tạo tình huống cũng như tranh ảnh, các loại rối trong việc giao tiếp với trẻ là khuyến khích trẻ giao tiếp tích cực khi thể hiện ngôn ngữ. Nó giúp cho giáo viên say mê với công việc, yêu nghề, mến trẻ, luôn nhiệt tình nghiên cứu, tìm tòi, tạo cái hay, tìm cái mới, để đáp ứng nhu cầu nhận thức của trẻ. Từ đó giúp trẻ mạnh dạn hơn tự tin hơn khi tham gia mọi hoạt động, đóng kịch, kể truyện, đọc thơ, dạo chơi, chơi góc, hoạt động chung làm phong phú khả năng diễn đạt từ khi giao tiếp của trẻ. Khả năng nghe nói đọc viết của trẻ có nhiều tiến bộ rõ nét, trẻ rất yêu thích và hứng thú với những tác phẩm văn học, trẻ say mê với các trò chơi trong hoạt động góc, các mảng mở, các biểu bảng ở khắp mọi nơi. Với những tiến bộ rõ rệt của trẻ như vậy đã giúp tôi ngày càng thực hiện tốt các biện pháp, tận dụng tối ưu những điều kiện thuận lợi của trường, phối hợp nhịp nhàng giữa gia đình và nhà trường.
II. KIẾN NGHỊ:
* Với phòng Giáo dục và Đào tạo:
 - Bổ sung thêm tài liệu về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để giáo viên nghiên cứu và áp dụng giáo dục trẻ.
 - Rất mong Phòng giáo dục và đào tạo huyện mở rộng và tạo điều kiện cho giáo viên thăm quan học tập và kiến tập các trường trong huyện .
* Với Ban Giám Hiệu:
 - Tăng cường chỉ đạo các tiết chuyên đề về kỹ năng giao tiếp ứng xử cho giáo viên.
 - Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu tập thể cho trẻ trong trường nhiều hơn nữa.
 Trên đây là một vài kinh nghiệm rèn kỹ năng giao tiếp ứng xử mạnh dạn tự tin cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non đã được triển khai thực hiện tại lớp tôi tuy đã đạt được một số kết quả nhất định song vẫn còn không ít những hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp của bạn bè đồng nghiệp, để cho sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tạp chí giáo dục mầm non số 4 năm 2014.
PGS.TS.Nguyễn Thị Mỹ Lộc, TS. Đinh Thị Kim Thoa, ThS. Phan Thị Thảo Hương, Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non, NXB Đại học quốc gia Hà Nội
§µo Thanh ¢m (chñ biªn), TrÞnh D©n, NguyÔn ThÞ Hoµ, §inh V¨n Vang, Gi¸o dôc MÇm non I, II, III, NXB §¹i häc S­ ph¹m, 2005.
TrÞnh BÝch Ngäc, TrÇn Hång T©m, Gi¶i phÉu sinh lý trÎ em, NXB §¹i häc S­ ph¹m, 2005
NguyÔn ¸nh TuyÕt (chñ biªn), NguyÔn ThÞ Nh­ Mai, §inh ThÞ Kim Hoa, T©m lý häc trÎ em løa tuæi mÇm non (tõ lät lßng mÑ ®Õn 6 tuæi), NXB §¹i häc S­ ph¹m, 2005.
Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp, NXB giáo dục.
TS. Lê Xuân Hồng, Trò chơi và sự phát triển giao tiếp của trẻ mầm non.
ơi-ma-hoc-hoc-ma-choi-voi-Qua-tao-mau-nhiem.
Những trò chơi rèn luyện tư duy và giao tiếp trong tập thể, www.mamnon.edu.com.
PHỤ LỤC
BẢNG TỔNG HỢP ĐIỀU TRA KHẢO SÁT
I/ Điều tra chất lượng trước khi thực hiện giải pháp ( Tháng 8)
	- Tổng số phiếu khảo sát: 34 phiếu
	- Tổng số trẻ được khảo sát: 34/ 34 trẻ
	- Kết quả khảo sát trên trẻ
STT
NỘI DUNG ĐIỀU TRA
Đầu năm
Số trẻ
Đ
Tỷ lệ %
CĐ
Tỷ lệ %
1
Trẻ nhanh nhẹn, hứng thú tham gia hoạt động.
34
14
24
20
76
2
Trẻ nói ngọng chưa rõ lời.
34
20
58
14
42
3
KN diễn đạt ý muốn, cảm xúc, ý nghĩ bằng lời nói
34
14
24
20
76
4
Quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ, hợp tác.
34
10
34
14
66
5
Mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin, lễ phép
34
15
44
19
55
	II/ Điều tra chất lượng sau khi thực hiện giải pháp ( Tháng 1)
	- Tổng số phiếu khảo sát: 34 phiếu
	- Tổng số trẻ được khảo sát: 34/34 trẻ
	- Kết quả khảo sát trên trẻ
STT
NỘI DUNG ĐIỀU TRA
Cuối năm
Số trẻ
Đ
Tỷ lệ %
CĐ
Tỷ lệ %
1
Trẻ nhanh nhẹn, hứng thú tham gia hoạt động.
34
33
97
1
3
2
Trẻ nói ngọng chưa rõ lời.
34
25
74
9
26
3
KN diễn đạt ý muốn, cảm xúc, ý nghĩ bằng lời nói
34
28
82
6
18
4
Quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ, hợp tác.
34
29
85
5
15
5
Mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin, lễ phép
34
30
88
4
12
 Ảnh 1 Ảnh 2
 Ảnh 3 Ảnh 4
 Ảnh 5 Ảnh 6

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_ren_ky_nang_giao_tiep_ung_xu.doc
Sáng Kiến Liên Quan