Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao ý thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn do hóa chất gây ra trong đời sống thông qua dạy học Hóa học ở trường phổ thông

- Về nội dung:

Trong quá trình dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông, giáo viên thường dạy lần

lượt qua các mục: Cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học, trạng thái tự nhiên, ứng dụng và

điều chế. Giáo viên ít nói hoặc nói ngắn gọn, không có dẫn chứng về những tính chất đó có

thể gây ra nguy hiểm gì cho con người và các loài sinh vật trên Trái Đất khi sử dụng hoặc

không may bị nhiễm phải. Dẫn đến người học không có khả năng phòng tránh những tai nạn

do hóa chất gây ra và thực tế cuộc sống đã có nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra do con

người thiếu hiểu biết về hóa chất.Ví dụ như vụ ngạt khí CO ở Hải Hà, Quảng Ninh ngày 8 tháng 9 năm 2014 làm 10

người chết, vụ ngạt khí than ở Nông Cống Thanh Hóa ngày 1 tháng 1 năm 2015 làm 9 người

tử vong.

- Về hình thức:

Giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh chủ yếu theo cách diễn giảng, thuyết trình

làm cho bài giảng buồn tẻ, nặng nề. Học sinh không có hứng thú tiếp thu kiến thức, không

chủ động tích cực tham gia vào bài giảng và không có kỹ năng vận dụng kiến thức đó vào đời

sống để phòng tránh những tai nạn thương tích do hóa chất gây ra.

* Ưu điểm:

+ Cho phép trình bày những nội dung lí thuyết khó, phức tạp, hàn lâm, chứa đựng thông

tin học sinh không tự tìm hiểu được.

+ Phương pháp dạy học được giáo viên sử dụng chủ yếu: Thuyết trình, đàm thoại, vấn

đáp. Do đó, giáo viên có nhiều thời gian để giảng những kiến thức hàn lâm một cách hệ

thống.

+ Cho phép trình bày mô hình mẫu của tư duy logic, của cách trình bày và lí giải vấn đề

một cách khoa học.

* Nhược điểm:

+ Không thu hút được tất cả các đối tượng học sinh tham gia và hoạt động học, đặc biệt

là học sinh thuộc các lớp khoa học xã hội. Do đó tiết học với các em sẽ trở nên nặng nề căng

thẳng, không có hứng thú tiếp thu kiến thức và không cảm thấy có sự liên quan giữa kiến

thức đang học với thực tế cuộc sống. Từ đó, làm cho học sinh cảm thấy chán nản, thậm chí là

sợ môn Hóa học.

+ Những kiến thức về trạng thái tự nhiên, ứng dụng các chất thì giáo viên ít hoặc không

cung cấp đầy đủ thông tin, dẫn chứng cụ thể dẫn đến người học không hiểu rõ ảnh hưởng của

các chất hóa học thường gặp trong đời sống với con người và các loài sinh vật như thế nào.

+ Tiết học không đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục đó là hình thành những

năng lực và phẩm chất cho người học

pdf86 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 985 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao ý thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn do hóa chất gây ra trong đời sống thông qua dạy học Hóa học ở trường phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thế vị trí của các nguyên tố kim loại vi lượng 
 59 
trong cơ thể làm đình trệ nhiều phản ứng sinh hóa, từ đó gây ra rất nhiều tác hại, đặc 
biệt là ở trẻ nhỏ. 
Bởi vậy, chúng ta cần rất cảnh giác với các nguồn có thể phơi nhiễm chì cho cơ thể, từ 
sơn, mỹ phẩm, đồ điện tử cho đến nước uống. 
 Trong trường hợp nghi ngờ nhiễm chì, bnên kiểm tra tình hình sức khỏe, xét 
nghiệm máu để xác định nồng độ chỉ ở trong máu nhằm có biện pháp xử trí kịp thời, phù 
hợp. 
 Mục đích: HS hiểu được chì rất độc và có nguy cơ nhiễm chì từ nhiều nguồn 
trong đời sống như các thiết bị điện tử, son môi, nước uống Nên đối với HS việc sử 
dụng mỹ phẩm son phấn là không cần thiết và có nguy cơ nhiễm chì cao ảnh hưởng tới 
sức khỏe, các em cần giữ vẻ đẹp trong sáng của tuổi học trò. 
 Câu hỏi số 10: Để tạo không khí vui vẻ và sự bất ngờ cho HS giáo viên có thể 
phân tích . Đây là đoạn thơ rất hay nói về tâm trạng của người con gái khi yêu, đó là nỗi 
nhớ thương da diết, sự chờ đợi người yêu đến khắc khoải đến mỏi mòn. 
Câu hỏi đưa ra cho các em 
Nguyên tố hóa học nào được nhắc đến trong 4 câu thơ trên. 
Đáp án. A 
Mục đích: Hóa học không khô khan mà rất mềm mại đáng yêu; giúp HS có hứng 
thú học hóa hơn. Một trong những cách nhớ nguyên tố hóa học. 
 Hết 10 câu hỏi của chặng 1 các thầy cô trong đội cứu trợ của 2 đội tham gia 
trò chơi vận động: dẫn bóng qua ghế để cứu các em trở lại sàn đấu. 
 60 
CHẶNG 2: GỒM 10 CÂU HỎI. 
Câu hỏi số 11: Tại ngôi mộ của những người mới mất, xuất hiện những đốm lửa 
nhỏ bập bùng quanh di ảnh, hiện tượng này gọi là hiện tượng ma trơi 
Đáp án: C. 
Mục đích: Một hiện tượng rất quen thuộc trong đời sống; HS hiểu để thấy hiện 
tượng ma trơi không phải là hiện tượng mê tín dị đoan mà là 1 phản ứng hóa học đã học 
trong chương trình lớp 11. Từ đó hiểu để không sa đà vào mê tín dị đoan. 
Câu hỏi số 12: 
 61 
Đáp án: A 
GV: Hỏi HS về các loại phân ? 
Câu hỏi số 13: 
Đáp án B. 
GV mở rộng: Dân Việt ăn cá ure, Nhai rau dàu nhớt, uống chà phân lân. 
Tại sao người ta lại dùng ure để bảo quản cá? 
Con người ăn phải cá chứa ure sẽ có tác hại gì? 
Vậy bón đạm ure cho rau củ thi sau thời gian bao lâu mới được sử dụng được rau 
củ đó? 
HS: Đạm ure hòa tan trong nước sẽ thu nhiệt của môi trường, làm môi trường lạnh 
và ức chế sự phát triển của vi khuẩn thối rữa. 
Đạm ure có thể gây ngộ độc cho con người, thậm chí là ung thư nếu sử dụng 
thường xuyên . 
Bón đạm ure cho rau, củ sau khoảng 12 ngày mới nên sử dụng 
Mục đích: HS hiểu về 1 số loại phân bón quen thuộc trong đời sống . Và cách 
dùng phân bón cho hiệu quả 
Câu hỏi số 14: GV nêu 1 vụ tai nạn đã xảy ra. 
 62 
 Giáo viên dẫn dắt thông tin: Tháng 9/2014, 5 người khách đã ở lại quán karaoke 
Queen club cùng với 7 nhân viên ở đây tổ chức bữa tiệc và hát qua đêm, chia tay một 
người bạn chuẩn bị nhập ngũ. Đêm hôm đó tai huyện Hải Hà –Quảng Ninh mưa rất to, 
mất điện nên nhóm này đã dùng máy phát điện chạy trong quán và đóng kín cửa. Đến 
chiều ngày 8/9, chủ quán karaoke mở cửa phát hiện 12 người nằm bất tỉnh tại phòng hát, 
trong đó có 6 người đã tử vong tại chỗ, 4 người tử vong sau khi đi cấp cứu. 
14
D.Ngạt khí CO.
A.Ngộ độc rượu
B. Sốc ma túy
C. Ép nhau uống thuốc độc
D. Ngạt khí CO.
Nguyên nhân chính gây ra vụ tai nạn trên là
End1234567891012345
 GV: Theo kết luận của viện khoa học hình sự bộ công an, nguyên nhân gây ra vụ 
tai nạn thảm khốc trên là do nạn nhân bị ngạt khí CO (đáp án D) 
 GV lưu ý: Khí CO là khí vô cùng nguy hiểm và gây ra rất nhiều những vụ tai nạn 
thương tâm nhưng con người lại rất thiếu kiến thức phòng tránh nó dẫn đến những hậu 
quả nặng nề. Ví dụ như vụ tại nạn xảy ra ở Nông Cống –Thanh Hóa làm chết 9 người 
trong đó có một phụ nữ mang thai. 
17h ngày 1/1/2016 , một người làm công cho gia đình ông Thong bị ngất trong lò vôi. 
Tám người đang đứng ở ngoài lò vôi chạy vào trong lò cứu giúp đồng nghiệp, nhưng 
sau đó số người này cũng bị ngất xỉu.
Cả 9 người đều được đưa đi cấp cứu nhưng đã có 8 người bị tử vong, 1 người hiện đang 
được cấp cứu tại bệnh viện. (và đã chết sau đó ít ngày)
Đằng sau mỗi vụ tai nạn là 
 63 
Cảnh đời bất hạnh, sống kiếp thực vật vô chi, vô giác 
là gánh nặng cho gia đình và xã hội
Cảnh đời bất hạnh, sống kiếm thực vật vô chi, vô giác là gánh nặng 
cho gia đình và xã hội 
Là cảnh tang tóc đau thương khi bất ngờ mất 
đi những người thân yêu nhất
Là cảnh tang tóc đau thương khi bất ngờ mất đi những người thân yêu nhất 
Là nỗi đau như đứt từng khúc ruột của người ở lại
Nỗi đau cắt ruột xé lòng của người ở lại. 
 64 
Là 
những 
đứa trẻ 
mồ côi 
bơ vơ 
không 
nơi 
nương 
tựa
Những đứa trẻ mô côi bơ vơ không nơi nương tựa 
* Phần đàm thoại này có thể dành cho khán giả trong các cuộc thi 
 GV : Tại sao các vụ ngạt khí CO, con người khó tránh, khó chạy thoát? 
 HS: Các vụ ngạt khí CO con người khó tránh là do tính chất vật lí của CO: 
- CO là chất khí, không màu, không mùi, không vị nên khó phát hiện. 
- Khí CO độc nên gây tử vong. 
 GV bổ sung: 
- Khí CO khi vào cơ thể sẽ chiếm chỗ của oxi trong hemocrobin (Hb) (1 phân tử 
CO có thể đẩy 300 phân tử oxi ra khỏi Hb) dẫn đến người hít phải khí CO nhanh chóng 
bị ngạt và ngất rất nhanh. 
- Khí CO sinh ra khi con người đốt nhiên liệu hóa thạch như: Xăng, dầu, than, gas.. 
Vậy nên chúng ta cần tuyên truyền cho mình và người thân. 
* Giáo viên nhắc nhở: 
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CÁC ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ CÓ SINH RA KHÍ CO 
1. Không nổ máy xe máy, xe ô tô trong phòng, trong gara kín gió, đóng kín cửa. 
2. Không chạy máy phát điện ở nơi có không gian kín như tầng hầm, nhà để xe, 
phòng kín cửa. 
3. Không dùng các loại than để sưởi trong phòng kín. 
4. Không dùng lò nướng, bếp ga để sưởi. 
- CẤP CỨU NẠN NHÂN BỊ NGẠT KHÍ 
 65 
Cơ hội sống sót của nạn nhân bị ngạt khí phụ thuộc vào thời gian được đưa tới 
bệnh viện. Nếu bệnh nhân bị ngưng tim thì chỉ có 4 phút để hành động. Sau đó mỗi phút 
cơ hội sống của nạn nhân sẽ giảm đi 10%. 
Nếu có nhân viên y tế sẽ cho nạn nhân thở mặt nạ ôxy liều cao, đặt nội khí quản trợ thở, 
dùng thuốc ức chế cạnh tranh... Nếu không có nhân viên y tế, cần khẩn trương cấp cứu 
theo trình tự: 
 Tìm cành cây để xua không khí làm loãng khí độc, nếu không có gió, khí độc sẽ 
tràn vào dần đạt đến nồng độ cao tự khắc sẽ gây ngạt, thậm chí chỉ trong tích tắc. 
 Nhanh chóng mở rộng cửa, làm thoáng khí, đưa nạn nhân ra khỏi nơi nhiễm độc 
càng nhanh càng tốt, nhưng phải lưu ý đảm bảo an toàn cho cả người cấp cứu. 
 Gọi thêm người hỗ trợ để sơ cứu cho nạn nhân đồng thời gọi cấp cứu 115. 
 Nếu bệnh nhân thở yếu, ngừng thở phải tiến hành hà hơi thổi ngạt ngay. Sau đó 
phải chuyển nhanh nạn nhân đến bệnh viện để điều trị tiếp. 
Mục đích: Tuyên truyền nâng cao hiểu biết của HS về tác hại của khí CO qua đó biết 
cách phòng tránh, sơ cứu ban đầu các tai nạn thương tâm do thiếu hiểu biết về hóa học. 
Câu hỏi số 15: 
 Đáp án: Đồng phân. 
 66 
GV: Hỏi HS Đồng phân là gì? 
Như vậy các em thấy cùng là 1 công thức hóa học nhưng có thể ứng với nhiều chất 
có tính chất khác nhau. 
Mục đích: Nhằm giúp HS thấy sự đa dạng của hóa học tạo nên sự đa dạng trong 
cuộc sống muôn màu muôn vẻ. 
Câu hỏi số 16: 
 GV: Khí biogas sử dụng rất rộng rãi trong đời sống nhằm tận dụng nguồn 
nguyên liệu phế thải chăn nuôi, sinh hoạt mang lại lợi ích kinh tế cao cho các hộ gia 
đình nông dân. Tuy nhiên việc sử dụng bioga cần hết sức cẩn thận đã có nhiều vụ tai 
nạn thương tâm do sử dụng bioga không đúng quy chuẩn: 
Theo báo điện tử Dân Việt Thứ Bảy, ngày 13/05/2017 06:20 AM (GMT+7) đã thông 
tin, vào khoảng 21h tối 10.5, tại thôn Đồng Bào, xã Gia Xuyên, huyện Gia Lộc (Hải 
Dương) xảy ra vụ tai nạn thương tâm dưới hố biogas khiến 3 anh em ruột Tăng Văn 
Đượm (SN 1983), Tăng Văn Đươm (SN 1985) và Tăng Văn Đới (SN 1989) tử vong tại 
chỗ. 
Hiện trường 3 anh em ruột tử vọng sau khi ngộ độc khí độc do hầm Biogas gây nên. 
 67 
Gia đình các nạn nhân bị ngạt khí biogas. 
 Ông Nguyễn Hữu Thủy, Giảng viên chuyên ngành môi trường – Đại học Kiến 
trúc Hà Nội cho biết, nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên một phần là do thợ xây hầm 
chứa biogas chưa được đào tạo qua trường lớp hoặc khóa tập huấn chuyên sâu về kiến 
thức xây dựng. Nếu phối trộn vữa xi măng không đúng tỷ lệ, sử dụng vật liệu xây dựng 
không đảm bảo chất lượng hoặc làm sai quy trình kỹ thuật, trong quá trình sử dụng, chất 
liệu xi măng và gạch tiếp xúc lâu ngày với chất thải chăn nuôi có thể bị axit ăn mòn. 
Thậm chí ở những nơi có nền đất yếu, phần nền rất dễ bị lún làm hầm rạn nứt, dẫn đến 
rò rỉ gas. 
 Không nên tự ý xử lý khi gặp sự cố 
 Ngày 12.5, đại diện Phòng Cảnh sát Kỹ thuật Hình sự (Công an tỉnh Hải Dương) 
cho biết, qua khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, nguyên nhân khiến 3 nạn 
nhân tử vong khi sửa chữa hầm biogas ở xã Gia Xuyên (Gia Lộc) là do ngạt khí độc, chủ 
yếu là khí metan. 
 Các chuyên gia y tế nhận định, thủ phạm gây ngộ độc khí gas là ôxít cácbon 
(CO). Đặc tính của CO là không màu, không mùi, là sản phẩm của sự phân hủy các chất 
hữu cơ như phân, rác mục. Ở các hầm khí biogas, khí biogas được sinh ra khi xác động 
vật và các chất hữu cơ lên men trong điều kiện hiếm khí. Khí biogas gồm khoảng 60% 
mêtan (CH4), 40% carbonic (CO2) và dưới 1% H2S. Mêtan không màu, không mùi, 
làm cho khí biogas có thể cháy được, còn H2S thường chiếm tỷ lệ ít nhưng làm khí 
gas có mùi khó chịu. 
 Theo ông Nguyễn Phú Thụy - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hải 
Dương, khi hầm khí có hiện tượng đóng váng (màng sinh học dày lên) khiến khí lên ít, 
cần báo cho cơ quan chuyên môn xử lý. Nếu gia đình tự xử lý thì phải mở nắp hầm ủ khí 
 68 
một thời gian dài để khí mêtan bay hết, sau đó dùng gậy chọc phá màng sinh học, bơm 
nước vào để đẩy lớp váng ra. Sau khi chọc thủng lớp váng, phải chờ vài tiếng mới được 
mở nắp hầm. Tuyệt đối không tự xuống hầm ủ khí trong bất cứ trường hợp nào nếu 
không có sự kiểm tra và hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. 
 Mục đích: Nhằm giúp HS hiểu về 1 loại khí mà gia đình sử dụng hàng ngày; 
và khi sử dụng hệ thống bioga gia đình cẩn tuân thủ tiêu chuẩn kĩ thuật; không tự ý xây 
dựng hầm bioga khi chưa hiểu rõ kĩ thuật. 
Câu hỏi số 17: 
GV cảnh báo: Vì những phút bất cẩn, những bình gas quen thuộc trong nhiều gia 
đình vô tình trở thành những "quả bom" gây ra những vụ nổ kinh hoàng khiến nhiều 
người tử vong, không ít người tàn tật vì bỏng nặng... Vụ nổ khí gas kinh hoàng hồi 
tháng 11/ 2011 phường Bách Khoa (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho đến nay vẫn là nỗi ám 
ảnh của nhiều người. Tin tức về vụ tai nạn, thời điểm sáng 3/11/2011, một vụ nổ khí gas 
đã xảy ra tại ngôi nhà 3 tầng, 1 tum ở tổ 51 phường Bách Khoa của gia đình anh Trần 
Nhật Minh (41 tuổi). Vụ nổ khiến 2 cháu nhỏ con anh Minh tử vong tại hiện trường vụ 
nổ, vợ chồng anh Minh phải đi cấp cứu trong bệnh viện vì bỏng nặng. 
 69 
Những đưa trẻ vô tội chịu đau đớn và đe dọa đến tính mạng 
 Trưa nay, 20.9.2013, vụ rò rỉ bình gas gây cháy ở xã Tân Khai, huyện Hớn Quản, 
tỉnh Bình Phước khiến ba mẹ con chị Hoàng Thị Mai Lan đang trong tình trạng nguy 
kịch. Một người gần nhà chị Lan cho biết, nguyên nhân gây cháy là do rò rỉ khí gas, chứ 
không phải do nổ bình gas.Vụ cháy có thể xảy ra khi chị Lan chuẩn bị nấu cơm trưa cho 
các con. 
 Nổ bình gas trên tàu cá, 15 người tử vong 
 Mới đây, ngày 16/9/2015, tàu cá BV 97799 TS cùng 18 ngư dân đang trên hành 
trình về đất liền, cách Vũng Tàu khoảng 74 hải lý thì bất ngờ bị nổ bình gas dẫn đến 
chìm. 
 Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam kết hợp cùng tàu cảnh sát biển 
và tàu cá ngư dân nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân, nhưng chỉ 3 ngư dân được cứu sống, 
còn 15 người được thông báo mất tích và đã được xác định là đã tử vong sau đó không 
lâu. 
 GV nhắc nhở: Các vụ nổ khí gas thường xảy ra khi 
 - Dây dẫn nối bình gas với bếp được xem là nguyên nhân dễ gây ra cháy nổ gas 
nhất. Làm từ chất liệu cao su, dây dẫn có thể bị rò rỉ sau một thời gian sử dụng lâu, hoặc 
do bị gập xoắn, dầu mỡ rơi bắn vào, chuột cắn... Để đảm bảo an toàn, nên mua dây dẫn 
 70 
chính hãng. Kiểm tra dây thường xuyên, tránh để dây gập, xoắn. Thay mới theo 
khuyến cáo của nhà sản xuất. 
 - Gioăng van không kín, van hỏng, lỏng; các mối nối giữa dây dẫn với bình gas 
và bếp lỏng lẻo cũng là nguyên nhân gây rò rỉ gas. 
 Trong trường hợp này cần phải kiểm tra chỗ nối van điều áp và bình hay van với 
ống dẫn, bằng cách thử bằng bọt xà phòng. Thay van mới nếu nó đã cũ, hỏng và xiết 
chặt các mối nối để đảm bảo an toàn. 
 - Không khóa gas sau khi đun nấu hoặc khóa sai quy trình. Nhiều bà nội trợ tắt 
bếp rồi mới khóa van bình gas, mà không biết gas vẫn còn trong đường ống dẫn. Cũng 
có những trường hợp chỉ khóa bình gas mà không tắt bếp dẫn tới gas khóa chưa kỹ bị rò 
rỉ ra ngoài... 
 Quy trình đúng là khóa van bình lại, sau đó chờ lửa đốt hết phần gas còn 
trong ống dẫn rồi tắt bếp về đúng vị trí. 
 - Vô ý khi đun nấu: Đun nấu bằng bếp gas nên tránh gió thổi trực tiếp vào bếp. 
Không để giấy tờ, giẻ bắc nồi, chai nhựa cạnh bếp để tránh bị bắt lửa. Tuyệt đối không 
để thuốc diệt côn trùng gần ngọn lửa, không được xịt thuốc dưới gầm bếp hoặc gần bếp 
lửa đang cháy. Một lỗi bất cẩn từ người sử dụng nữa là để không chú ý đến bếp khi đun 
nấu. Nhiều trường hợp quên bếp đang đun, dẫn đến nồi bị cháy khét, để gió tạt hoặc 
nước trào xuống bếp gây tắt lửa, trong khi gas vẫn bơm ra liên tục mà không được đốt 
cháy. Để đảm bảo an toàn, nên đặt bình cách bếp tối thiểu 1-1.5m, ở chỗ thoáng để dễ 
ngửi được mùi khi có rò rỉ. 
 - Bình gas, bếp gas cũ, kém chất lượng: Việc nổ gas do bình hiếm xảy ra, trừ 
trường hợp bình gas bị sang chiết trái phép, không đảm bảo chất lượng, bình đã quá hạn 
sử dụng nhưng không được thu hồi về nhà sản xuất mà vẫn quay vòng. Nổ gas do bếp 
cũng ít xảy ra, nhưng việc đun nấu bằng các bếp đã cũ, hoen rỉ, bếp để bẩn, mâm chia 
lửa sai khớp... cũng dễ dẫn đến rò rỉ gas, gây nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn, người dân 
nên mua bình gas, bếp gas mới của các thương hiệu. Vệ sinh bếp gas sạch sẽ, thường 
xuyên sẽ giúp tiết kiệm gas và phát hiện các trục trặc nếu có. 
 An toàn cần biết khi đun bằng bếp gas: 
 - Khi ngửi thấy mùi gas, trước tiên cần khóa van bình gas lại, sau đó nhanh chóng 
mở cửa, nhất là các cửa phía trên để tạo đối lưu cho khí gas thoát đi và hạ nhiệt độ 
 71 
phòng. Dùng các phương pháp thủ công để quạt bớt mùi gas (như quạt nan, bìa giấy), 
nếu quạt máy đang mở thì vẫn cứ để nguyên. 
 - Tuyệt đối không được bật, tắt các thiết bị điện như bóng điện, quạt máy, không 
nghe điện thoại, đi giày cao gót có đế kim loại, nổ xe máy, đánh bật lửa, diêm.... bởi 
chúng sẽ sinh ra tia lửa điện gây nổ. 
 -Trong trường hợp không xử lý được mùi gas, không khóa được van gas hoặc có 
đám cháy thì phải nhanh chóng chạy khỏi hiện trường và gọi cho nhà cung cấp gas hoặc 
114. 
 - Mọi gia đình có thể áp dụng cách kiểm tra gas bị rò rỉ bằng xà phòng và nên 
tiến hành thường xuyên: Lấy bọt xà phòng giặt hay rửa bát, phủ kín toàn bộ thân van 
gas, dây gas. Sau đó quan sát xem có hiện tượng sủi bọt bong bóng hay không, nếu có 
tức là van gas hoặc dây gas đã bị rò rỉ. Nên thử cả trường hợp đóng và mở van gas. 
Câu hỏi số 18: 
 Đáp án: A 
 Mục đích: HS biết được loại nến hay sử dụng có công thức hóa học như thế 
nào. 
Câu hỏi số 19: 
 72 
 Đáp án: A. 
 GV: Đặt câu hỏi? Phản ứng nào xảy ra khi cồn( ancol etylic ) tiếp xúc với CrO3. 
 Mục đích: HS hiểu 1 phần nhiệm vụ của cảnh sát giao thông; qua đó giáo dục ý 
thức tham gia giao thông không nên uống rượu bia vượt ngưỡng cho phép. 
Câu hỏi số 20: 
Đáp án: D 
Mục đích: HS hiểu về một vị thuốc trong y học cổ truyền. Và lưu ý khi sử dụng 
chu sa. 
Kết quả chương trình. HS Nguyễn Văn Trường lớp 11A1 đã trả lời hết câu hỏi số 
17, và không vượt qua được câu số 18 không rung được chuông vàng. Tuy nhiên qua 
cuộc chơi các em đã được trải nghiệm thực tế 1 trò chơi truyền hình rất gay cấn và ấn 
tượng. Hơn thế nữa các câu hỏi rất gần gũi với đời sống; giúp các em hiểu biết thêm về 
hóa học với đời sông. Chủ động đưa các kiến thức đã học giải quyết được nhiều vấn đề 
quan trọng như phóng tránh các tai nạn thương tích; hiểu biết về các loại thuốc chữa 1 
số bệnh quen thuộc; hiểu biết về các vấn đề dung dịch trong tự nhiên. 
Kết thúc chương trình: Thầy Nguyễn Trọng Khánh - Bí thư chi bộ lên phát biểu 
và tặng quà cho HS chiến thắng. 
 73 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CHUYÊN ĐỀ RUNG CHUÔNG VÀNG 
 74 
 75 
 KẾT QUẢ THĂM DÒ VỀ Ý KIẾN HỌC SINH QUA CHUYÊN ĐỀ. 
KẾT QUẢ THĂM DÒ THÁI ĐỘ TÌNH CẢM CỦA HỌC SINH. 
Nội Dung Tỉ lệ 
1.Cảm nhận của em sau giờ Rất thích Thích Bình thường Không thích 
Tiêu chí đánh giá 
Tỉ lệ %( theo mức độ đồng ý) 
1 
2 
3 
4 
1. Các câu hỏi kèm tư liệu học tập do 
giáo viên cung cấp làm tăng vốn kiến 
thức cơ bản của HS 
(45/80) 
56,25% 
(17/80) 
21,25% 
(13/80) 
16,25% 
(5/80) 
6,25 % 
2. Nội dung kiến thức nằm trong chương 
trình lớp 11 đã được học và ôn tập 
(60/80) 
75,00% 
(14/80) 
17,50% 
(6/80) 
7,50 % 
(0/80) 
0,00 % 
3. Câu hỏi đưa ra rõ ràng, hình ảnh sinh 
động, các mức câu hỏi theo thứ tự từ dễ 
đến khó và theo đúng chủ đề 
(51/80) 
63,75% 
(17/80) 
21,25% 
(11/80) 
13,75% 
(1/80) 
1,25 % 
4. Thiết kế các nhiệm vụ rõ ràng, tiến 
trình hợp lí, có logic để học sinh hoạt 
động theo trật tự. 
(47/80) 
58,75% 
(18/80) 
22,50 % 
(9/80) 
11,25 % 
(7/80) 
8,75% 
5. Học sinh được trải trải nghiệm qua 
nhiều cách thức tiếp cận câu hỏi: thí 
nghiệm, quan sát, tính toán 
(52/80) 
65,00% 
(16/80) 
20,00% 
(11/80) 
13,75% 
(1/80) 
1,25 % 
6. Các câu hỏi cung cấp nhiều kiến thức 
thực tế, gần gũi với đời sống hàng ngày 
(47/80) 
58,75% 
(19/80) 
23,75 % 
(8/80) 
10,00 % 
(7/80) 
8,75 % 
7. Học theo hình thức này giúp cho HS 
nhớ bài lâu hơn. 
(46/80) 
57,50% 
(14/80) 
17,50% 
(11/80) 
13,75 % 
(9/80) 
11,25 % 
8. Sau khi học xong bài, học sinh nắm 
được một số kĩ năng phòng chống tai 
nạn thường xảy ra trong đời sống 
(57/80) 
71,25% 
(19/80) 
23,75 % 
(2/80) 
2,50 % 
(2/80) 
2,50 % 
 76 
học như thế nào? (60/80) 
75,00% 
(10/80) 
12,50% 
(9/80) 
11,25% 
(1/80) 
1,25% 
2. Mức độ hợp tác tham gia các 
hoạt động học tập của mỗi cá 
nhân 
Rất tích 
cực 
Tích cực Bình thường 
Không tích 
cực 
(45/80) 
56,25% 
(17/80) 
21,25% 
(13/80) 
16,25% 
(5/80) 
6,25% 
3. Mức độ hài hước, truyền đạt 
kiến thức của MC dẫn chương 
trình 
Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt 
(59/80) 
73,75% 
(15/80) 
18,75% 
(6/80) 
7,50% 
(0/80) 
0,00% 
4. Theo em hình thức dạy học 
theo hình thức vận dụng kiến 
thức hóa học giải quyết các vấn 
đề trong đời sống có tăng sự 
yêu thích môn hóa không? 
Có Không 
(70/80) 
87,50% 
(10/80) 
12,50% 
5. Em có muốn tiếp tục học tập 
môn hóa học theo hình thức 
dạy học này không? 
Có Không 
(78/80) 
97,50% 
(10/80) 
2,50% 
6. Sau khi học xong bài, em có 
nắm được các kĩ năng phòng 
tránh một số tai nạn thường 
xảy ra trong đời sống không? 
Có Không 
(79/80) 
98,75% 
(1/80) 
1,25% 
7. Chúng ta nên tuyên truyền 
rộng rãi đến mọi người về các 
vấn đề nguy hiểm trong đời 
sống để mọi người đều biết 
cách phòng tránh 
Có Không 
(80/80) 
100% 
(0/80) 
0,00% 
 77 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách giáo khoa Hóa học 10, 11, 12 – NXB Giáo dục Việt Nam. 
2. Sách bài tập Hóa 10, 11, 12 – NXB Giáo dục Việt Nam. 
3. Báo Giáo dục và thời đại, Tuổi trẻ, Người lao động, VietNam net, Thanh Niên, Pháp 
luật Việt Nam, VNEXPRESS, Báo mới 
4. Giáo trình Hóa môi trường. 
5. Giáo trình Điện hóa học – PGS.TS Lê Tụ Hải – Đại học Sư phạm Đà Nẵng. 
6. Thế giới hóa học kỳ thú – NXB Lao động. 
7. Chương trình vui sống mỗi ngày trên VTV3 đài truyền hình Việt Nam. 
8. Chương trình kỹ năng thoát hiểm xử lí khi bị ngạt khí CO trên VTV2 đài truyền hình 
Việt Nam. 
9. Một số chương trình trí tuệ trên truyền hình Việt Nam: Rung chuông vàng, Đường lên 
đỉnh Olympia, Đuổi hình bắt chữ, Ai là triệu phú, . 

File đính kèm:

  • pdf4. GVB Giải pháp nâng cao ý thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn do hóa chất gây ra trong đời sống thôn.pdf
Sáng Kiến Liên Quan