Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc lớp 3B trường Tiểu học Long Mai 1 năm học 2015 - 2016

 Phân môn Tập đọc trong trường Tiểu học có một ý nghĩa rất to lớn. Nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là một công cụ để học tập các môn học khác. Việc dạy Tập đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lô gíc cũng như có hình ảnh.

 Như vậy, dạy Tập đọc có một ý nghĩa to lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục tình cảm chuẩn mực đạo đức và phát triển trí tuệ, tư duy.

 Qua nhiều năm dạy lớp 3. Tôi nhận thấy học sinh yếu các môn là do đọc yếu, đọc sai, phát âm không đúng và đọc không mạch lạc, không hiểu nội dung câu đọc. Thực tế năm học 2015 - 2016 học sinh lớp 3B của tôi chất lượng phân môn Tập đọc đầu năm chưa cao vì:

 4/ 04 em đọc chậm, còn đánh vần.

 6/ 18 em ngắt nghỉ hơi chưa hợp lý

 3 / 18 em đọc và phát âm chưa đúng.

 6 / 18 em đọc vẹt chưa hiểu nội dung.

 

doc19 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3915 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc lớp 3B trường Tiểu học Long Mai 1 năm học 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần lưu ý một số điểm về phương pháp dạy Tập đọc như sau:
 + Giáo viên cần chú trọng hình thức đọc cá nhân để rèn luyện, uốn nắn cho từng học sinh, kết hợp hình thức đọc theo nhóm để nhiều học sinh tham gia và tham gia đọc nhiều lần trong một tiết học, xen kẽ hợp lý đọc đồng thanh để tạo không khí lôi cuốn học sinh yếu, học sinh còn rụt rè vào hoạt động học.
 + Đảm bảo toàn bộ cho học sinh đều đựơc tham gia luyện đọc càng đựơc nhiều lần càng tốt. 
 + Đối với phần tìm hiểu bài, cần chú ý giải nghĩa từ khó, tận dụng tối đa tranh minh họa và đồ dùng dạy học trong việc giải nghĩa từ hoặc giải nghĩa từ trong câu cụ thể để các em dễ cảm nhận tránh giải nghĩa từ dài dòng, vì vốn từ tiếng Việt của học sinh còn hạn chế.
 - Một số câu hỏi khó trong phần hướng dẫn tìm hiểu bài, giáo viên có thể chủ động gợi ý hoặc giải thích không yêu cầu học sinh tự tìm hiểu và trả lời, dành thời gian nhiều hơn cho phần luyện đọc rõ ràng, rành mạch.
 - Giáo viên nên cho học sinh nhận xét ý kiến của bạn đựơc rèn đọc đúng và diễn cảm trong tiết học, giáo viên giữ vai trò tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài và luyện đọc bằng nghe và sửa cách đọc của từng học sinh nhưng không áp đặt và gò ép. Nên tổ chức trò chơi thi đua trong tiết học.
 - Muốn cho học sinh có tính siêng năng, chăm học, thích tìm tòi, giáo viên cần giới thiệu sách hay có liên quan đến bài học để học sinh tìm đọc. Hình thức đọc cũng rèn kĩ năng đọc của các em.
 - Giáo viên cần rèn đọc thông qua các môn học khác, chẳng hạn như đọc câu hỏi, đọc yêu cầu bài, đọc đề bài.
 - Phân loại học sinh theo từng đối tượng (dạy theo từng đối tượng).
 * CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ:
 1. Đối với học sinh:
 a/ Học sinh đọc chậm, phát âm chưa đúng:
 - Giáo viên hướng dẫn rèn luyện đọc nhiều lần để các em quen với mặt chữ.
 - Giáo viên cần hướng dẫn các em đọc theo hình thức cá nhân; luyện đọc tiếng khó, từ khó nhiều lần để học sinh đọc đúng. 
 - Giáo viên xếp học sinh ngồi đầu bàn để tiện việc rèn đọc cho học sinh.
 - Ngoài việc đọc đúng giáo viên cần xây dựng nề nếp học, thói quen đọc tiếp sức câu, đoạn.
 - Giáo viên tổ chức cho học sinh khá giỏi kèm thêm học sinh đọc chậm, phát âm chưa đúng trong giờ Tập đọc (đọc sách ở Thư viện).
 - Giáo viên vận dụng phương pháp luyện đọc theo mẫu, yêu cầu học sinh nghe và nhìn; giáo viên đọc mẫu thật chuẩn, học sinh chú ý nghe và nhìn miệng giáo viên để đọc theo. Biện pháp này giáo viên cần giảng, phân tích một cách đơn giản khi học sinh phát âm để phát âm đúng: s/x; r/d/gi; ch/tr; l/nđể học sinh nhận diện nhằm khắc sâu trí nhớ cách đọc đúng cho học sinh.
s
âu
x
 Ví dụ: “ con sâu”
 “ xâu kim”
 + Rèn cho học sinh phát âm theo đúng chữ viết.
 Ví dụ: phát âm “ưu tiên”chứ không phải “ưu tin” 
 + Hướng dẫn cho học sinh phát âm đúng thanh hỏi, thanh ngã
 Ví dụ: “nỗi buồn” chứ không phải “nổi buồn”
 “một nửa” chứ không phải “một nữa”
 b/ Học sinh ngắt nghỉ hơi chưa hợp lí:
 - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc ngắt, nghỉ theo dấu câu. Nếu là dấu phẩy thì chỉ ngắt hơi, nếu là dấu chấm thì phải nghỉ hơi. Giọng đọc rõ ràng, phát âm chuẩn.
 Ví du 1ï: Trong bài thơ “Bận” Sách giáo khoa Tiếng Việt - Tập I trang 59.
 Ngoài việc đọc đúng, chính xác, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh cách nhấn giọng và ngắt nhịp giữa các dòng thơ đúng chỗ và thể hiện giọng đọc đúng với nội dung.
	Trời thu / bận xanh / Còn con / bận bú /
	Sông Hồng / bận chảy /	 Bận ngủ / bận chơi /
	Cái xe / bận chạy /	 Bận / tập khóc cười /
	Lịch bận tính ngày .//	 Bận / nhìn ánh sáng. //
 Với bài này đọc với giọng vui, khẩn trương, thể hiện sự bận rộn của mọi vật, mọi người.
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn văn với giọng hồi hộp, nhẹ nhàng, đầy cảm xúc; nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm. Hướng dẫn học sinh cách ngắt câu dài.
 Ví dụ 2: Bài : “Nhớ lại buổi đầu đi học” Sách giáo khoa Tiếng Việt - Tập I trang 51.
 Đoạn 1: 	
 Hằng năm, / cứ vào cuối thu, / lá ngoài đường rụng nhiều, / lòng tôi lại nao nức/ những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.// Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy / nảy nở trong lòng tôi / như mấy cánh hoa tươi / mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. //
 - Giáo viên sử dụng phương pháp luyện đọc theo mẫu. Giáo viên đọc mẫu, học sinh theo dõi đọc lại. 
 c/ Đối với học sinh đọc vẹt, chưa hiểu nội dung:
 - Giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ năng đọc thầm. Đây là hình thức đọc hiểu mà đòi hỏi học sinh phải có tính tự giác. Do đó, trước khi cho học sinh đọc thầm, giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh nhằm định hướng rõ việc đọc - hiểu (đoạn văn hay khổ thơ nào, đọc để biết, hiểu, nhớ hay suy nghĩ và trao đổi về điều gì,)
 - Giáo viên kết hợp quan sát, theo dõi từng học sinh để biết học sinh đọc đến đâu. Có như vậy mới nâng cao được chất lượng đọc thầm nhằm giúp các em hiểu được nội dung bài đọc. Học sinh được rèn kĩ năng đọc thầm, đọc lướt thường chủ yếu ở phần tìm hiểu bài ở phân môn Tập đọc.
 - Giáo viên nên chọn từ trọng tâm và giải thích ngắn gọn, dứt khoát, dễ hiểu.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà, tìm hiểu nội dung bài theo từng câu hỏi ở sách giáo khoa.
 - Ngoài ra, giáo viên cần xây dựng cho học sinh thói quen tìm đọc sách ở Thư viện và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc nhằm hỗ trợ cho các môn học khác. Từ đó rèn được kĩ năng đọc - hiểu cho học sinh.
 d/ Đối với học sinh trung bình:
 - Bên cạnh rèn học sinh yếu, giáo viên không thể quên các em đã đọc được mà cần nâng từ mức độ trung bình lên khá. 
 - Ngoài việc đọc đúng, giáo viên cần xây dựng cho học sinh có thói quen đọc tiếp sức đoạn và tự giác học tập, phát huy tính tích cực học tập. Tạo mọi điều kiện để học sinh được tham gia vào tiết học (trả lời câu hỏi, phát biểu về nghĩa của từ, mở rộng từ, tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa, đặt câu). Đề xuất cách đọc diễn cảm sau khi hiểu từ hiểu nghĩa; biết lắng nghe và nhận xét ý kiến của bạn, được rèn đọc đúng và diễn cảm, tham gia các trò chơi luyện đọc, đọc theo cách phân vai.
 Ví dụ: Bài : “Người liên lạc nhỏ” ở đoạn 3. Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 - Tập I trang 112.
 - Giáo viên đọc diễn cảm: 
+ Thể hiện giọng đọc qua từng đoạn:
Đoạn 1: Đọc với giọng kể chậm rãi, nhấn giọng các từ ngữ tả dáng đi nhanh nhẹn của Kim Đồng, phong thái ung dung của ông ké (hiền hậu, nhanh nhẹn ,lững thững,)
Đoạn 2: (Hai bác cháu gặp địch) giọng hồi hộp.
Đoạn 3: giọng bọn lính hống hách, giọng Kim Đồng tự nhiên, bình tĩnh.
Đoạn 4: giọng vui phấn khởi, nhấn giọng các từ ngữ thể hiện sự ngu ngốc của bọn lính (tráo trưng, thông manh)
Hướng dẫn học sinh đọc phân biệt lời người dẫn chuyện, bọn giặc, Kim Đồng, ông ké, nhằm luyện đọc diễn cảm cho học sinh, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc đúng, thể hiện đúng lời các nhân vật.
 . Lời ông ké thân mật, vui vẻ: Nào bác cháu ta lên đường!
 . Lời Kim Đồng trong đoạn đóng kịch để lừa lũ giặc: bình tĩnh, thản nhiên, không hề tỏ ra bối rối, sợ sệt khi trả lời bọn lính (Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm); Tự nhiên, thân tình khi gặp ông ké( Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa đấy!)
Đọc câu văn: Mắt giặc tráo trưng mà hóa thong manh (giọng giễu cợt bọn giặc; đọc câu miêu tả “Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên như vui trong nắng sớm”, với giọng vui.
 - Trong tiết học, giáo viên giữ vai trò tổ chức hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài; giáo viên nghe và sửa chữa cách đọc của từng học sinh nhưng không áp đặt và gò ép. 
 e/ Đối với học sinh khá giỏi:
 Giáo viên cần cho học sinh khá giỏi đọc mẫu để phát huy năng lực đọc cho các em. 
 Giáo viên cần khuyến khích cách đọc sáng tạo của học sinh, tránh áp đặt một cách đọc theo khuôn mẫu.
 Sau khi tìm hiểu nội dung bài, giáo viên cần mở rộng nội dung bài; đặt câu hỏi mở rộng phù hợp với nội dung bài để học sinh suy nghĩ, phán đoán, tạo cho học sinh có cơ hội phát huy năng lưcï tìm tòi, sáng tạo trong học tập.
 2. Đối với giáo viên:
 - Giáo viên cần xây dựng nề nếp học tập cho học sinh ngay từ đầu năm học. Học sinh có ý thức học tập. Giáo dục cho học sinh thấy được tầm quan trọng trong việc học phân môn Tập đọc. 
 - Đến nhà những học sinh yếu gặp trực tiếp với phụ huynh để trao đổi kết quả học tập.
 - Giáo viên cần phải đọc bài Tập đọc nhiều lần, từ việc đọc hiểu đến đọc diễn cảm và cảm thụ bài đọc. 
 - Tham khảo thêm tài liệu có liên quan đến bài dạy.
 - Khi giải nghĩa từ khó, giáo viên cần tận dụng tối đa đồ dùng dạy học để các em hiểu một cách dễ dàng. 
 - Giáo viên cần chú trọng hình thức đọc cá nhân để rèn luyện, uốn nắn cho từng học sinh, kết hợp hình thức đọc theo nhóm để nhiều học sinh tham gia và tham gia đọc nhiều lần trong một tiết học, xen kẽ hợp lý đọc đồng thanh để tạo không khí lôi cuốn học sinh yếu, học sinh còn rụt rè vào hoạt động học.
 - Một số câu hỏi khó trong phần hướng dẫn tìm hiểu bài, giáo viên có thể chủ động gợi ý hoặc giải thích không yêu cầu học sinh tự tìm hiểu và trả lời, dành thời gian nhiều hơn cho cho học sinh yếu đọc.
 - Giáo viên cần chuẩn bị bài thật kỹ trứớc khi đến lớp như: câu hỏi phụ, từ mới cần giải nghĩa, dự đoán tình huống xảy ra Xác định đúng mục tiêu yêu cầu trọng tâm của từng bài dạy. 
 3. Đối với phụ huynh:
- Tổ chức họp định kỳ với phụ huynh qua các giai đoạn: Đầu năm, cuối học kỳ I, cuối học kỳ II (4 lần/1 năm) để phụ huynh nắm được tình hình học tập của con em mình. Từ đó, phụ huynh có biện pháp rèn các em học ở nhà.
- Phụ huynh phải sắp xếp thời gian hợp lý để các em có thời gian rảnh tìm đọc sách, truyện, chuẩn bị trước bài khi đến lớp.
- Thường xuyên quan tâm đến việc học tập của con em mình, tạo không khí học tập thoải mái cho các em.
- Nếu có gì chưa rõ về việc học của con em mình thì cần gặp trực tiếp giáo viên để trao đổi.
 Tóm lại: Giáo viên cần nắm vững chuẩn kiến thức cần đạt của phân môn Tập đọc đối với học sinh lớp 3, nắm được từng đối tượng học sinh để sử dụng phương pháp dạy sao cho phù hợp, đạt hiệu quả nhằm nâng cao được chất lượng học tập của học sinh.
 * Quy trình giảng dạy:
 1. Ổn định .
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Giáo viên nêu câu hỏi kết hợp gọi học sinh đọc bài Tập đọc (đọc thuộc lòng bài thơ, đoạn văn hoặc kể lại nội dung câu chuyện) đã học ở tiết trước. Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi. Lớp theo dõi nhận xét,bổ sung. 
	 - Giáo viên nhận xét từng học sinh, ghi điểm, tuyên dương.
 * Giáo viên nhận xét chung.
 3. Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài: 
 Tuỳ theo nội dung bài giáo viên vào bài trực tiếp hoặc gián tiếp kết hợp tranh minh họa. 
 b/ Luyện đọc. 
 - Giáo viên đọc toàn bài nhằm giới thiệu, gây cảm xúc, tạo hứng thú cho học sinh. Giáo viên có thể đọc một hoặc hai lần theo mục đích đề ra.
 - Giáo viên nên hướng dẫn học sinh luyện đọc :
 + Đọc câu, đoạn nhằm hướng dẫn gợi ý hoặc “tạo tình huống” để học sinh nhận xét, giải thích tự tìm ra cách đọc.
 	 + Học sinh đọc nối tiếp nhau đọc từng câu( 1 hoặc 2 lượt)
 -Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ khĩ.
 - Bên cạnh hiểu từ ngữ bằng cách đọc phần chú giải sách giáo khoa, Giáo viên cũng có thể dựa vào vốn từ học sinh đã có để giải nghĩa bằng đồ dùng dạy học (hiện vật, tranh vẽ, mô hình). Hoặc cho học sinh làm bài tập nhỏ để nắm nghĩa của từ ngữ.
 - Đọc từ, cụm từ nhằm sửa phát âm sai và rèn cách đọc đúng cho học sinh 
 + Giáo viên sửa lỗi phát âm cho học sinh.
 - Một vài học sinh nối tiếp về cách đọc từng đoạn trong bài, giáo viên giúp học sinh đọc đúng. 
 - Đọc theo nhóm nhằm sửa sai khi bạn đọc sai.
 + Luyện đọc theo nhóm nhỏ.
 - Gồm các hình thức: Từng học sinh đọc, một nhóm (bàn, tổ) đọc đồng thanh, cá nhân, lớp đọc đồng thanh, một nhóm học sinh đọc theo vai.
 - Trong việc luyện đọc của học sinh, giáo viên cần biết nghe học sinh đọc để có cách rèn luyện thích hợp với từng em và khuyến khích từng học sinh trong lớp trao đổi nhận xét về chỗ được và chỗ chưa được của bạn nhằm giúp học sinh học tốt hơn.
 + Thi đọc giữa các nhóm, học sinh, giáo viên nhận xét tuyên dương.
 + Cả lớp đọc đồng thanh một đoạn hoặc cả bài (tuỳ bài).
 c/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 - Phạm vi nội dung cần tìm hiểu:
 + Nhân vật (số lượng, tên, đặc điểm) tình tiết của câu chuyện. 
 + Ý nghĩa của câu chuyện, của bài văn, bài thơ. 
 - Luyện đọc thầm:
 . Dựa vào sách giáo khoa, giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh nhằm định hướng việc đọc - hiểu.
 . Có đọan văn (thơ) cần cho học sinh đọc thầm đoạn, với tốc độ nhanh dần và từng bước thực hiện các yêu cầu từ dễ đến khó, nhằm rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu, khắc phục tình trạng học sinh đọc thầm một cách hình thức. Cách tìm hiểu nội dung bài.
 - Phương hướng và trình tự tìm hiểu nội dung bài đọc thể hiện ở những câu hỏi và bài tập đặt sau mỗi bài. 
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thầm và tìm hiểu bài dựa theo câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa; rút ra nội dung bài học.
 d/ Luyện đọc lại - Học thuộc lòng:
 - Giáo viên đọc diễn cảm về giọng điệu chung của đoạn hoặc bài, những câu cần chú ý.
 - Giáo viên cần cho học sinh đọc kĩ hơn. Có thể ghi bảng một số tiếng đầu của câu văn (thơ) làm “điểm tựa” cho học sinh dễ nhớ và đọc thuộc, sau
đó xoá “dần hết” để học sinh tự nhớ và đọc thuộc toàn bộ hoặc tổ chức cuộc thi hay trò chơi một cách nhẹ nhàng gây hứng thú cho học sinh.
 - Từng học sinh hoặc nhóm học sinh đọc, giáo viên uốn nắn cách đọc của học sinh.
 - Học sinh luyện đọc theo hình thức phân vai theo đoạn, bài .
 - Tổ chức cho học sinh thi đọc đoạn, toàn bài theo, tổ, cá nhân.
 4/ Củng cố:
 - Về nội dung bài Tập đọc kết hợp liên hệ.
 5/ Nhận xét - Dặn dò:
 - Cách đọc và cách học ở nhà. Chuẩn bị kỹ bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
 Lưu ý: Đối với bài 2 tiết (Tập đọc-Kể chuyện):
	 Có thể được phân bố thời gian theo cách sau:
 1,5 tiết dành cho dạy Tập đọc.
 0,5 tiết dành cho dạy Kể chuyện
 * Kết quả phân môn Tập đọc qua từng giai đoạn cụ thể như sau:
Xếp loại
Đầu năm
Cuối HKII
SL
%
SL
%
Giỏi
16
88,9
2
11,1
 Với kết quả trên tôi nhận thấy: phân môn Tập đọc ở lớp 3B có tiến bộ rõ rệt, chất lượng môn Tiếng Việt cũng đã nâng cao nên tôi mạnh dạn thực hiện theo đề tài này để cuối cùng học sinh yếu lớp tôi không còn, số học sinh giỏi tăng lên nhiều.
C. KẾT LUẬN:
 1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 - Dạy Tập đọc giáo viên cần chú ý đến đọc diễn cảm khi cần thiết, cần có nhiều thời gian để rèn học sinh đọc đúng, nhanh.
 - Phải biết kết hợp nhiều phương pháp, biện pháp áp dụng việc dạy đọc, rèn luyện đọc trong nhiều môn học.
 - Để đạt được kết quả trên bản thân giáo viên có nhiều nỗ lực trong giảng dạy, phải tìm tòi những phương pháp để học sinh tiếp thu nhanh đọc trôi chảy hơn.
 - Đặc biệt giáo viên phải kiên trì uốn nắn cho các em kịp thời, phân bố thời gian hợp lí, rèn luyện học sinh, theo dõi, kiểm tra thường xuyên việc đọc và kĩ năng đọc cho học sinh.
 - Luôn tôn trọng ý kiến phát biểu của học sinh; tế nhị, khéo léo đối với những lời phát biểu sai của học sinh; động viên những học sinh còn nhút nhát mạnh dạn phát biểu ý kiến.
 - Luôn khen thưởng, động viên kịp thời, tạo sự phấn khởi về mặt tâm lí giúp các em học tốt hơn.
 - Luôn tạo cho học sinh làm quen với nhiều hình thức học tập. Tạo điều kiện cho vấn đề học cá nhân là chủ yếu, học tổ có gắn liền thi đua.
 - Chăm sóc từng học sinh, học sinh giỏi được làm bài tập khó hơn,học sinh yếu luôn được giáo viên theo dõi, giúp đỡ các em tránh tự ti trong học tập, luôn tự tin, tự giác tham gia giải quyết vấn đề trong học tập.
 2. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP:
 Với giải pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc ở lớp 3B đã giúp học sinh lớp tôi học tốt tất cả các môn nhất là môn Tiếng Việt. Năm học 2015- 2016 tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu đề tài này và áp dụng vào khối lớp Ba để chất lượng học sinh ngày càng nâng cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học” của Phó tiến sĩ Lê Phương Nga – Đỗ Xuân Hảo- Lê Hữu Tĩnh .
2. Tài liệu “ Bồi dưỡng thường xuyên” cho giáo viên chu kì III - Tập II của Bộ Giáo Dục & ĐT- Vụ Giáo Dục tiểu học.
3. “Dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học” theo chương trình mới của Tiến sĩ Nguyễn Trí .
4. Tài liệu “ Bồi dưỡng giáo viên” SGK lớp 3 theo chương trình tiểu học mới của Đặng Huỳnh Mai.
5. Sách giáo khoa, Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 3 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Tài liệu “Để có một giờ dạy nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn, chất lượng hơn và hiệu quả hơn” của Nguyễn Hữu Du - Sở Giáo dục và Đào tạo Vũng Tàu.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .Trang 1
Lí do chọn đề tài ....Trang 1
Đối tượng nghiên cứu.Trang 1
Phạm vi nghiên cứu đề tài Trang 2
NỘI DUNGTrang 3
Cơ sở lý luận.Trang 3
III.KẾT LUẬN Trang 15
Tài liệu tham khảo..Trang 16
Mục lục......................Trang 17
KẾ HOẠCH THAY THẾ CÁC BÀI GIẢM TẢI
(KHỐI 3)
Mơn
Tuần
Tên bài dạy
Điều chỉnh
Tập làm văn
Tuần 5
-Tập tổ chức cuộc họp(trang 45)
Ơn tập hai tiết tập làm văn tuần 3&4
Tuần 23
Kể lại một buổi nghệ thuật(Trang 48)
Kể lại đêm biểu diễn văn nghệ do nhà trường tổ chức
Tuần 28
Viết về một trận thi đấu thể thao (Trang 88)
Kể lại trận bĩng đá Mi- ni do trường tổ chức
Tuần 29
Viết về một trận thi đấu thể thao (Trang 96)
Viết lại trận bĩng đá Mi –ni do trường tổ chức
Tuần 30
Viết một bức thư ngắn (Khoảng 10 câu) cho một người bạn nước ngồi để làm quen và bày tỏ tình thân ái (Trang 105)
Viết một bức thư ngắn (Khoảng 10 câu) cho một người bạn khác lớp cùng khối để làm quen và bày tỏ tình thân ái
Tốn
Tuần 22
Vẽ trang trí hình trịn (Trang 112)
Ơn tập về xem lịch và vẽ hình bằng com pa
 Long Mai, ngày 15 tháng 9 năm 2015
 GV tổ khối 3
 Lê Đình Thìn

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tap_doc_lop_3.doc
Sáng Kiến Liên Quan