Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp 5

Nội dung:

7.1. Giải pháp cải tiến

* Nội dung: “Nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 5”.

* Các bước thực hiện giải pháp mới:

7.1.1. Giáo viên tự bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng rèn chữ viết.

Dù nhà trường không quy định nhưng năm học nào tôi cũng chuẩn bị cho

mình riêng một quyển vở để tự rèn chữ. Bởi với học sinh Tiểu học, chữ mẫu của

giáo viên được coi như một chuẩn mực để học sinh noi theo. Do vậy tôi thường

xuyên phải tự luyện chữ sao cho đúng và đẹp. Bên cạnh chữ chuẩn, tôi còn luyện

thêm cả chữ sáng tạo để nâng cao hơn khả năng viết của mình.

7.1.2. Chuẩn bị tốt mọi điều kiện.

Có người từng nói: Chuẩn bị tốt tức là bạn đã thành công tới một nửa. Vì vậy

tôi đặc biệt đánh giá cao công tác chuẩn bị vào đầu năm học của học sinh. Ngay từ

tuần đầu tiên tôi đã làm công tác kiểm tra đồ dùng học tập của các em, việc chuẩn

bị đầy đủ đồ dùng học tập góp phần tạo nên thành công trong các tiết học sau này.

Chuẩn bị tốt về trang thiết bị dạy học như ánh sáng, bàn ghế, bút, vở, máy tính, ti

vi để các em dễ dàng tiếp thu kiến thức.

pdf17 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 891 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP 
1. Tên giải pháp: 
“Giải pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 5”. 
2. Ngày giải pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 
Từ 9/2020 áp dụng với học sinh lớp 5E Trƣờng Tiểu Tân Tiến đến nay. 
3. Các thông tin cần bảo mật: Không. 
4. Mô tả giải pháp cũ thường làm 
- Tên giải pháp cũ: “Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 5” 
- Tình trạng: 
+ Qua trực tiếp giảng dạy lớp 5 tôi nhận thấy các em viết chữ còn xấu, viết 
nhanh, ẩu, không đúng mẫu chữ. Các em chƣa xác định đƣợc điểm đặt bút, dừng 
bút. Chƣa xác định đƣợc khoảng cách viết các con chữ. 
+ Một số học sinh ngồi viết chƣa đúng tƣ thế, chƣa cầm bút đúng cách. 
+ Phụ huynh chƣa thực sự chú trọng tới rèn chữ viết, một số phụ huynh có suy 
nghĩ chỉ cần học tốt môn Toán và đọc thông, viết thạo là đƣợc. 
- Nhược điểm, hạn chế của giải pháp cũ: 
+ Chƣa có sự hợp tác, chia sẻ giữa các bạn trong cùng bàn, cùng lớp. 
+ Thời gian rèn viết chữ còn ít, chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa GVCN - 
PHHS và GVCN – nhà trƣờng. 
+ Mất nhiều thời gian cho việc hƣớng dẫn cho cả lớp nắm đƣợc các nét chữ, 
chữ cơ bản vì vậy không nâng cao đƣợc chất lƣợng chữ viết của lớp. 
5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp: 
Ngƣời Việt ta từ xƣa đã có câu tục ngữ: "Nét chữ, nết người". Chữ viết, ngoài 
việc lƣu trữ và truyền tải thông tin, còn thể hiện tính cách của ngƣời viết. Trong 
thời đại 4.0 cùng với sự phát triển của các công cụ đắc lực hỗ trợ soạn thảo văn 
bản, tuy nhiên quan niệm "nét chữ, nết người" vẫn còn giữ nguyên giá trị của nó. 
Chữ viết nói lên rất nhiều về tính cách, hành vi của ngƣời viết. Chữ viết đẹp không 
chỉ thể hiện nét chỉn chu, trau chuốt của ngƣời viết, còn là đức tính kiên nhẫn, cầu 
toàn, đƣợc mài giũa qua quá trình rèn chữ đòi hỏi rất nhiều sự nỗ lực, miệt mài, tỉ 
mỉ. Ngƣời có chữ viết đẹp dễ chiếm đƣợc thiện cảm của ngƣời đọc. Do đó ngƣời 
Việt Nam ta coi "Vở sạch, chữ đẹp" là mục tiêu hàng đầu của học sinh cấp 1. 
2 
Không chỉ vậy, việc rèn chữ đẹp còn tạo điều kiện cho các em học tốt ở các 
môn học khác, tạo tiền đề giúp các em học tốt ở các bậc học cao hơn. 
Đó là lý do tôi chọn giải pháp: “Nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh 
lớp 5”. 
6. Mục đích của giải pháp 
- Mục đích của giải pháp mới: 
+ Khắc phục nhƣợc điểm, hạn chế giải pháp cũ. 
+ Hệ thống các bƣớc thực hiện hợp lý, khoa học hơn giải pháp cũ. 
+ Nâng cao chất lƣợng chữ viết đại trà của lớp. 
+ Tạo hứng thú giúp cho học sinh tích cực rèn chữ, yêu thích cái đẹp của chữ 
viết. 
7. Nội dung: 
7.1. Giải pháp cải tiến 
* Nội dung: “Nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 5”. 
* Các bƣớc thực hiện giải pháp mới: 
7.1.1. Giáo viên tự bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng rèn chữ viết. 
Dù nhà trƣờng không quy định nhƣng năm học nào tôi cũng chuẩn bị cho 
mình riêng một quyển vở để tự rèn chữ. Bởi với học sinh Tiểu học, chữ mẫu của 
giáo viên đƣợc coi nhƣ một chuẩn mực để học sinh noi theo. Do vậy tôi thƣờng 
xuyên phải tự luyện chữ sao cho đúng và đẹp. Bên cạnh chữ chuẩn, tôi còn luyện 
thêm cả chữ sáng tạo để nâng cao hơn khả năng viết của mình. 
3 
Luyện chữ của bản thân 
7.1.2. Chuẩn bị tốt mọi điều kiện. 
Có ngƣời từng nói: Chuẩn bị tốt tức là bạn đã thành công tới một nửa. Vì vậy 
tôi đặc biệt đánh giá cao công tác chuẩn bị vào đầu năm học của học sinh. Ngay từ 
tuần đầu tiên tôi đã làm công tác kiểm tra đồ dùng học tập của các em, việc chuẩn 
bị đầy đủ đồ dùng học tập góp phần tạo nên thành công trong các tiết học sau này. 
Chuẩn bị tốt về trang thiết bị dạy học nhƣ ánh sáng, bàn ghế, bút, vở, máy tính, ti 
vi để các em dễ dàng tiếp thu kiến thức. 
7.1.3 Rèn thói quen về tư thế ngồi viết đúng, cách cầm bút và đặt vở đúng cho 
học sinh. 
a) Tư thế ngồi viết 
Để có thể viết đƣợc chữ đẹp thì việc đầu tiên các em phải có một tƣ thế ngồi 
đúng. Ngoài ra, việc ngồi đúng tƣ thế còn giúp các em tránh đƣợc một số bệnh học 
đƣờng trong trƣờng học nhƣ: cong vẹo cột sống, bệnh cận thị 
Ngay từ những tiết học đầu tiên tôi đã hƣớng dẫn rất tỉ mỉ về từng động tác, tƣ 
thế ngồi học để các em hiểu và ngồi đúng. Tôi còn cho một số học sinh ngồi đúng 
tƣ thế làm mẫu để cả lớp cùng quan sát và làm theo. 
- Lƣng thẳng, không tì ngực vào bàn. 
- Đầu hơi cúi, mắt cách vở 25 - 30cm. 
- Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ. 
- Hai vai ngang bằng. 
- Hai chân để song song vuông góc với mặt đất, thoải mái. 
4 
Học sinh ngồi đúng tư thế 
b) Cách cầm bút 
- Cầm bút bằng ba đầu ngón tay: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa. 
- Khi viết dùng ba ngón tay di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút nghiêng về 
bên phải, cổ tay, khuỷ tay và cánh tay cử động mềm mại, thoải mái. 
- Không nên cầm bút tay trái. 
Cách cầm bút đúng 
5 
c) Cách để vở, di chuyển vở khi viết 
Khi viết chữ đứng học sinh cần để vở ngay ngắn trƣớc mặt. Nếu viết chữ 
nghiêng cần để vở hơi nghiêng một góc khoảng 15o so với mép bàn. Lúc đó, độ 
nghiêng của nét chữ cùng với mép bàn sẽ tạo thành một góc vuông 90o. Nhƣ vậy dù 
viết theo kiểu chữ đứng hay chữ nghiêng, nét chữ luôn thẳng đứng trƣớc mặt, chỉ 
khác nhau về cách để vở. Khi viết xuống những dòng dƣới, các em tự đẩy vở lên 
trên để cánh tay luôn tì lên mặt bàn làm điểm tựa khi viết. 
- Trƣớc khi viết bài, tôi thƣờng cho học sinh nhắc lại tƣ thế ngồi, cách cầm 
bút, để vở. Nó nhƣ một lần các em tự nhắc mình phải thực hiện các bƣớc trên theo 
đúng quy định. Trong quá trình viết, rất nhiều em hay quên, thay đổi tƣ thế, lúc đó 
tôi lại phải kiên nhẫn chỉnh sửa cho từng em. Lặp đi lặp lại nhiều lần, các em cũng 
dần dần ngồi đúng, cầm bút và để vở đúng. 
7.1.4. Hướng dẫn học sinh cách viết 
a) Hướng dẫn lại các nét cơ bản, bảng chữ cái thường và bảng chữ hoa 
Vì là học sinh lớp 5 nên rất nhiều em đã quên tên gọi cũng nhƣ cách viết của 
các nét cơ bản. Do vậy khi thấy thực trạng của lớp nhƣ vậy tôi liền hƣớng dẫn lại 
toàn bộ các nét cơ bản cho các em. Đi từ các nét dễ đến nét khó. Tôi phân ra các 
dạng nét sau và hƣớng dẫn các em từng dạng một: 
+ Nét sổ thẳng, nét ngang, nét xiên trái, nét xiên phải 
+ Nét móc xuôi, nét móc ngƣợc, nét móc hai đầu, nét thắt 
+ Nét cong trái, cong phải, cong kín 
+ Nét khuyết trên, khuyết dƣới, khuyết kép 
+ Nét xoắn 
Các nét cơ bản 
6 
Việc nắm chắc cách viết, viết đúng, viết đẹp thành thạo các nét cơ bản sẽ nắm 
đƣợc cấu tạo của từng chữ cái giúp cho việc nối các nét thành chữ cái sẽ dễ dàng 
hơn. Sau khi viết tốt các nét cơ bản, tôi ôn lại toàn bộ bảng chữ cái thƣờng và bảng 
chữ cái hoa cho học sinh. Đặc biệt, tôi lƣu ý cho học sinh cách xác định toạ độ của 
điểm đặt bút và điểm dừng bút phải dựa trên khung chữ làm chuẩn. Với hai bảng 
chữ cái này, tôi cũng chia ra theo nhóm, mỗi nhóm chữ sẽ có các dạng nét giống 
nhau để học sinh dễ viết, dễ nhớ và viết sẽ đẹp hơn. 
Bảng chữ cái thường: 
+ Nét cong: o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, c, x, e, ê 
+ Nét móc: i, t, u, ƣ, y, p, n, m 
+ Nét khuyết trên: l, b, h, k 
+ Nét xoắn: v, r, s 
Bảng chữ cái thường 
Bảng chữ cái hoa: 
+ O, Ô, Ơ, Q 
+ A, Ă, Â, M, N 
+ C, G, L, S, E, Ê, T 
+ I, K, H, V 
+ U, Ƣ, Y, X 
+ P, R, B, D, Đ 
7 
Bảng chữ cái hoa 
Khi hƣớng dẫn viết mẫu trên bảng lớp, lời nói của giáo viên phải nhẹ nhàng, 
gần gũi, chuẩn mực và dễ hiểu, tránh dùng các khái niệm khó hiểu hoặc cách nói 
mơ hồ không rõ ràng. Ngoài ra, để chữ viết không bị rời rạc, đứt nét tôi nhấn mạnh 
hơn chỗ nối nét, nhắc các em viết liền mạch đúng kĩ thuật, hƣớng dẫn các em lại 
cách rê bút, lia bút. 
b) Kĩ thuật nối nét 
* Nối nét: 
Để bài viết đƣợc đẹp thì không chỉ các con chữ cần phải đẹp mà khoảng cách 
giữa các chữ và khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ cần phải đúng. 
Khoảng cách giữa các chữ là một ô li nhỏ. Còn để viết khoảng cách giữa các 
con chữ đúng thì cần nắm chắc kĩ thuật nối nét. Với kĩ thuật này, tôi phân ra thành 
các dạng chính sau (với cỡ chữ nhỏ): 
- Nét móc ngƣợc (móc hai đầu) + nét móc xuôi: 1 ô li 
- Nét móc ngƣợc (móc hai đầu) + nét cong trái (cong kín): 
1
2
 ô li 
- Nét cong kín + nét móc xuôi: 
1
2
 ô li 
- Nét cong kín (cong trái)+ nét cong trái (kín): 
1
4
 ô li 
- Nét cong kín (cong trái)+ nét xiên: 
1
4
 ô li 
8 
- Nét móc ngƣợc (móc hai đầu) + nét xiên: 
3
4
 ô li 
Kĩ thuật nối chữ 
7.1.5. Nhận xét, đánh giá, tuyên dương, khen thưởng 
a) Nhận xét, đánh giá 
Trong tác phẩm “Đạo đức cách mạng” Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Chúng ta 
không sợ sai lầm, chỉ sợ phạm sai lầm mà không quyết tâm sửa chữa.” Đối với học 
sinh cũng vậy, các em khi viết chắc chắn sẽ không tránh khỏi những lỗi sai, do vậy 
giáo viên sẽ sửa sai giúp các em và cho các em viết lại luôn, sai chỗ nào sửa ngay 
chỗ đó không đƣợc bỏ qua không sửa. Sau khi học sinh đã sửa lại lỗi, giáo viên cần 
kiểm tra lại xem học sinh có tiến bộ không, sửa đƣợc lỗi hay không? 
9 
Với học sinh lớp 5, tiết Chính tả là tiết mà các em đƣợc rèn chữ nhiều nhất. 
Tuy nhiên, để học sinh viết đúng và đẹp thì phải phối kết hợp việc dạy - học phân 
môn chính tả với các môn học khác. Các em không chỉ viết đúng và đẹp ở vở 
Chính tả mà còn phải viết đúng và đẹp ở tất cả các loại vở khác. Chính vì vậy, khi 
đánh giá, nhận xét các loại vở khác nhƣ Tập làm văn, Toán, tôi luôn để ý đến 
chữ viết của các em. Luôn nhắc nhở các em lỗi nào chƣa đƣợc, cần cố gắng để các 
em tiến bộ. 
Ngoài lỗi sai về kiểu chữ, nét chữ thì học sinh còn mắc một lỗi sai phổ biến là 
sai chính tả. Để viết đúng, các em cần phải đọc đúng, hiểu đƣợc nghĩa của từ. 
Muốn làm tốt điều này khi dạy các giờ Tập đọc, Chính tả,  tôi luôn hƣớng dẫn 
học sinh phát âm đúng, phân biệt và sửa ngọng cho những học sinh đọc còn ngọng. 
Giúp các em đọc đúng, hiểu đúng những từ ngữ địa phƣơng hoặc những tiếng, 
những từ ngữ khó có âm đầu hay nhầm lẫn nhƣ: l/n, x/s, tr/ch, r/d/gi,... 
b) Tuyên dương, khen thưởng 
Lời khen giống nhƣ một liều thuốc bổ khích lệ những chuyển biến tích cực 
của các em. Lời khen khi đúng lúc, đúng thời điểm mới có tác dụng. 
Đối với lớp 5E, tôi cùng phụ hunh học sinh (PHHS) có kế hoạch khen thƣởng 
ngay từ đầu năm: Lập quỹ khuyến học, đƣợc sự tài trợ của Hội cha mẹ học sinh 
(HCMHS) và do Hội trƣởng Hội PHHS quản lý và thƣởng cho các em. Thƣởng cá 
nhân tiến bộ, đôi bạn cùng tiến. Phần thƣởng đơn giản nhƣ cái tẩy, cái bút chì, 
quyển vở hay quyển truyện..khiến các em rất vui. Đúng là: “Một trăm đồng tiền 
công, không bằng một đồng tiền thưởng.” 
Chính sự khích lệ này đã làm cho các em cảm nhận tốt đẹp về thành công của 
mình, đồng thời giúp các em hào hứng tiếp tục rèn chữ viết và ngày càng tiến bộ. 
10 
Học sinh được khen thưởng 
Ngƣợc lại, nếu học sinh viết chữ ẩu hơn cần phạt tuỳ mức độ. Có thể là nhắc 
nhở nhẹ nhàng hoặc trừ một phần thƣởng. Khi phạt học sinh bao giờ tôi cũng chỉ rõ 
cái sai để các em tự nhận ra lỗi của mình và hƣớng dẫn các em cách sửa chữa để 
khắc phục sai phạm đó, nhƣ vậy mới có tác dụng. 
7.1.6. Phát huy vai trò của Hội đồng tự quản 
Vào các giờ truy bài, Hội đồng tự quản của lớp tôi luôn tự tổ chức cho các bạn 
ôn tập. Trong đó, mỗi tuần các em dành riêng một buổi truy bài để cả lớp rèn chữ 
viết. Cuối tuần, mỗi bạn tự rèn thêm 2 bài và ban học tập sẽ kiểm tra vào sáng thứ 2 
tuần tới. 
Chủ tịch Hội đồng tự quản đang duy trì lớp rèn chữ viết 
Ngoài ra, để việc rèn chữ cho các em không bị nhàm chán, gò bó, tôi đã tổ 
chức cho lớp thi “Vở sạch - Chữ đẹp” trong từng tuần, từng tháng. Động viên khen 
ngợi kịp thời những học sinh thực hiện tốt, đặc biệt những em có tiến bộ, tạo cho 
học sinh sự hứng thú, hăng hái thi đua rèn luyện. 
7.1.7. Thành lập “Câu lạc bộ Chữ viết” 
Bên cạnh những câu lạc bộ khác nhƣ Toán, Tiếng Việt, Cờ vua, Bóng đá thì 
lớp tôi không quên thành lập “Câu lạc bộ Chữ viết”. Các em không chỉ đƣợc rèn 
luyện chữ viết trong các giờ học, về nhà mà các em còn đƣợc hoạt động trong một 
tập thể yêu chữ đẹp. Các em thƣờng xuyên tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ vào chiều 
thứ 3 và thứ 5 hàng tuần. Qua câu lạc bộ này, các em đƣợc thỏa niềm đam mê và 
sáng tạo, giúp các em tiến bộ hơn về chữ viết cũng nhƣ tiến bộ hơn trong học tập. 
Ngoài ra, các em còn vận dụng nó để trang trí lớp nhƣ viết các khẩu hiệu, 
thành ngữ, tục ngữ 
11 
12 
Những sản phẩm trang trí lớp của học sinh 
7.1.8. Rèn cho học sinh tính kiên trì 
Có ngƣời từng nói: “Một dòng sông có thể cắt ngang một tảng đá không phải 
nhờ sức mạnh của nó, mà là nhờ sự kiên trì.” Ngay từ đầu không ai sinh ra đã biết 
đọc, biết viết trở thành giáo sƣ, tiến sĩ ngay mà phải qua học, tập rèn luyện. Khi 
dạy rèn chữ viết cho học sinh tôi cũng luôn chú trọng rèn luyện cho các em tính 
kiên trì và bản thân tôi cũng phải rèn luyện tính kiên trì để hình thành cho học sinh 
đức tính ấy. Khi có lòng kiên trì học sinh sẽ vƣợt qua khó khăn và đạt đƣợc thành 
tích cao nhất. 
7.1.9. Tạo thói quen giúp đỡ bạn và tìm kiếm sự trợ giúp khi gặp khó khăn trong 
học tập 
Trong quá trình giảng dạy trên lớp tôi rất chú trọng đến mối quan hệ tƣơng tác 
giữa học sinh – học sinh, tôi sắp xếp các em viết tốt ngồi cùng bàn với em viết chƣa 
tốt để giúp đỡ những em chƣa tốt viết bài. Và các em đó chính là những cánh tay 
nối dài đắc lực của tôi. Các em chủ động giúp bạn khi bạn chƣa viết đƣợc hoặc viết 
sai mà tôi lúc đó chƣa kịp đến để giúp đỡ, sửa sai cho các em. Tôi cũng thƣờng 
xuyên nhắc nhở các em nhẹ nhàng rằng: “Khi các em gặp khó khăn, các em có thể 
13 
quay sang nhờ bạn hƣớng dẫn cho mình.”, “Các em hãy chủ động nhờ bạn giúp nếu 
gặp khó khăn nhé!”. Tôi làm nhƣ vậy là để rèn cho các em biết tự tìm kiếm sự giúp 
đỡ khi mà mình gặp khó khăn. Đồng thời rèn cho các em phong thái mạnh dạn, tự 
tin trong học tập. 
Giúp đỡ bạn rèn chữ viết 
7.1.9. Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường 
a) Kết hợp với các lực lượng trong nhà trường 
Để nâng cao chất lƣợng giáo dục cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng chữ viết, tôi 
thƣờng xuyên báo cáo tình hình và kết quả giáo dục của lớp. Ngoài ra tôi còn đề 
xuất xin ý kiến về việc tổ chức các cuộc thi viết chữ đẹp cấp trƣờng để học sinh 
hứng thú và tích cực hơn trong việc rèn chữ. Nhờ sự giúp đỡ, hƣớng dẫn, chỉ bảo 
và cố vấn của BGH, chữ viết của học sinh lớp tôi đã tiến bộ đáng kể. 
Ngoài ra, tôi đã chủ động phối hợp với các lực lƣợng khác nhƣ: giáo viên bộ 
môn, tổng phụ trách để phối kết hợp giáo dục học sinh cũng nhƣ rèn chữ viết cho 
các em. Lực lƣợng này giúp tôi hiểu học sinh khách quan hơn. Vì thế, tôi đã đề 
nghị các lực lƣợng này cùng cộng tác với mình để giáo dục học sinh và rèn chữ viết 
cho các em. 
b) Kết hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường 
Gia đình là một môi trƣờng giáo dục - là lực lƣợng giáo dục đầu tiên ảnh 
hƣởng đến học sinh. Trƣớc hết là ảnh hƣởng của cha mẹ rất sâu sắc đối với các em. 
Vì vậy giáo dục gia đình đã trở thành một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo 
dục học sinh. Mỗi gia đình đều có những đặc điểm riêng nên để việc giáo dục các 
em có hiệu quả tôi phải liên kết chặt chẽ với từng gia đình. 
14 
 Ngay đầu năm học, khi tiến hành họp phụ huynh học sinh đầu năm học tôi đã 
thống nhất với phụ huynh học sinh về việc rèn viết chữ cho học sinh. Yêu cầu phụ 
huynh thƣờng xuyên nhắc nhở việc học bài rèn viết bài ở nhà của con em mình, 
đồng thời hƣớng dẫn phụ huynh các kiến thức cơ bản về các nét, cách viết để 
phụ huynh nắm rõ cách rèn viết chữ hỗ trợ giáo viên kèm cặp con em mình ở nhà. 
Bên cạnh đó nhắc nhở phụ huynh không tạo áp lực cho con, để con cảm thấy việc 
học là một niềm hạnh phúc. Đây là một việc làm thƣờng xuyên, liên tục không có 
sự ngắt quãng, có nhƣ vậy thì học sinh mới có sự tiến bộ. 
* Kết quả khi thực hiện giải pháp 
Sau khi áp dụng giải pháp “Nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 
5” vào thực tế các em đã thực hiện viết rất tốt đƣợc thể hiện qua một số ảnh và 
bảng so sánh sau: 
15 
* Kết quả so sánh lúc chƣa thực hiện và sau khi thực hiện giải pháp: 
Thời gian Tổng số 
học sinh 
Đạt Chưa đạt 
SL % SL % 
Đầu năm 35 25 71,4 10 28,6 
Cuối kì I 35 30 85,7 5 14,3 
Bên cạnh đó, qua cuộc thi báo tƣờng về chủ đề “Môi trƣờng” thì khối 5 chúng 
tôi đã giành giải Nhất. Tôi rất tự hào về các em, về các thành quả mà các em đã đạt 
đƣợc. 
16 
Báo tường khối 5 
7.2. Phạm vi áp dụng của giải pháp. 
 + Phạm vi áp dụng giải pháp tại đơn vị: Học sinhlớp 5E và học sinh khối 5 
trƣờng Tiểu học Tân Tiến. 
 + Với biện pháp này,trƣớc hết tôi đã áp dụng cho lớp 5E và các lớp trong 
khối 5 trƣờng Tiểu học Tân Tiến và mong muốn chia sẻ với các đồng nghiệp trên 
phạm vi toàn thành phố Bắc Giang. 
7.3. Lợi ích kinh tế, xã hội của biện pháp 
Biện pháp đƣợc áp dụng mà không tốn nhiều đến kinh tế của nhà trƣờng cũng 
nhƣ của phụ huynh học sinh. 
Việc áp dụng giải pháp đã động viên khuyến khích học sinh tích cực hơn trong 
việc rèn chữ viết, bên cạnh đó rèn cho các em những phẩm chất tốt đẹp, rèn luyện 
tính nết chăm chỉ, chịu khó, kiên trì, hƣớng tới một ngƣời công dân có ích cho đất 
nƣớc và cho xã hội. 
17 
Do điều kiện, thời gian nghiên cứu có hạn, nên giải pháp còn nhiều hạn chế, 
tôi rất mong đƣợc sự góp ý, giúp đỡ của các đồng nghiệp cùng quý cấp lãnh đạo. 
tôi xin chân thành cảm ơn. 
* Cam kết: Chúng tôi cam kết những điều đã khai trên đây là đúng sự thật và 
không sao chép, vi phạm bản quyền. 
Xác nhận của cơ quan, đơn vị Tác giả giải pháp 
(Chữ ký và dấu) 
(Chữ ký và họ tên) 
Đặng Thị Thanh Thủy 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_chat_luong_chu_viet.pdf
Sáng Kiến Liên Quan