Sáng kiến kinh nghiệm giải pháp Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển thể chất

Giáo dục Mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vị trí quan trọng việc xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Trong nghị quyết trung ương 4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân có ghi rõ: “ Sức khỏe là cái vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” GDTC là một bộ phận quan trong của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Hơn nữa GDTC cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ đẽ bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Nhận thức được diều đó Đảng và nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Vậy GDTC là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Giáo dục thể chất ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động của chúng. Sự tổng hợp những hình thức đó tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ. Ở trường mầm non sử dụng hình thức GDTC qua các tiết học thể dục ,thể dục sáng và các tiết thể dục được tiến hành với tất cả các lớp mẫu giáo, nhưng trong các hình thức đó đòi hỏi giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận động và phương pháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định. Ngoài ra giáo viên cần chú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực tham gia hoạt động.

doc22 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm giải pháp Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển thể chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thường xuyên và đều đặn để các bé bắt đầu một ngày học với sự hứng khởi nhất. 
Âm nhạc là sự hỗ trợ đắc lực nhất cho các bài tập thể dục buổi sáng. Chỉ cần nghe tiếng nhạc vui nhộn là các bé đã muốn nhún nhảy, chuyển động. Những bé còn đang ngái ngủ cũng không thể ngồi yên một chỗ nữa, phải bật dậy tham gia cùng các bạn khác. Tùy vào chủ đề sự kiện trong tháng sẽ cho trẻ tập những bài tập khác nhau kết hợp với các bài hát, bản nhạc phù hợp hoặc kết hợp những bài tập dân vũ mới lạ như: Dân vũ rửa tay, hello... giúp trẻ hứng thú hơn không những vậy thể lực của trẻ được nâng cao, hoạt động của các cơ quan tích cực hơn thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn. 
Ảnh 2: Bé tập thể dục sáng.
4.2/ Phát triển thể chất cho trẻ thông qua các hoạt động.
* Với HĐ tạo hình và LQCC.
Khi tổ chức các môn học khác như vẽ, cắt, xé dán hoặc cho trẻ làm quen chữ cái để giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi của trẻ tôi đã cho trẻ vận động “phút thể dục” theo bài: “ Cúi mãi mỏi lưng; Viết mãi mỏi tay; Thể dục thế này; Là hết mệt mỏi”. Hay tôi cho trẻ xoay cổ tay , nghiêng người về hai bên theo nhịp đếm của cô.
*Trong giờ làm quen văn học (LQVH):
Do đặc điểm của trẻ mầm non rất thích được nghe kể chuyện, đọc thơ...qua đó giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rèn luyện khả năng ghi nhớ có chủ định, phát triển tình yêu thiên nhiên, con người, biết phân biệt giữa thiện và ác, giữa cái tốt và xấu cho nên khi dạy trẻ làm quen với các tác phẩm văn học tôi thường lồng ghép, tổ chức các trò chơi vận động nhằm giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng mà đạt hiệu quả cao.
Ví dụ : Chủ đề “Gia đình” khi dạy trẻ kể chuyện “Hai anh em” đến cuối tiết học tôi cho trẻ chơi trò chơi “Hái bông”: Cô chia trẻ làm 3 đội thi đua mỗi đội đều phải bật qua vật cản rồi phải đi theo con đường dích dắc, cho trẻ thi đua trong một bản nhạc đội nào lấy được nhiều bông hơn đội đó thắng cuộc.
* Trong giờ làm quen với toán ( LQVT):
Môn LQVT thường được coi là môn học khô khan, đòi hỏi sự tập trung cao độ của trẻ, cho nên trẻ rất dễ bị nhàm chán, khó tập trung. Do vậy để kích thích được sự hứng thú cho trẻ đối với môn toán thì trước hết giáo viên phải biết vận dụng các phương pháp hình thức linh hoạt, phải biết xen kẽ giữa động và tĩnh, để phát huy được tính tích cực vận động của trẻ vì vận động là một trong những điều kiện cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trẻ càng biết nhiều kỹ năng vận động thì vốn kiến thức của trẻ càng tăng, đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của vận động trẻ được rèn một số kỹ năng nhận thức:
Ví dụ: Khi dạy bài “Phân biệt các khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật” cho trẻ chơi trò chơi “Thi chọn khối”; chia trẻ làm 2 đội chơi, khi chơi trẻ bật liên tục qua các vòng lên lấy tìm đúng khối theo yêu cầu của cô. Cứ như vậy tôi đã tích hợp lồng ghép trò chơi vận động vào môn toán một cách nhẹ nhàng linh hoạt tạo cho trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động được tốt hơn.
* Thông qua HĐ ngoài trời: 
 Không gian chơi ngoài trời có mặt bằng rộng rãi có rất nhiều lợi thế cho việc tổ chức các hoạt động đa dạng tích cực của trẻ. Trẻ được chạy nhảy, leo trèo, được thỏa mãn nhu cầu vận động mà điều kiện phòng học không thể đáp ứng, tại đây trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, với nắng, với gió, với hoa lá, cây cỏTrẻ cũng có cơ hội được thấy các hiện tượng diễn ra xung quanh mà trong lớp không có. Vì vậy tôi tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi sinh hoạt tập thể đơn giản như : trò chơi đoàn kết, trời nắng trời mưa, chim dổi lồng, kéo cưa lừa xẻ, bẫy cá, cá sấu lên bờ hay một số trò chơi dân gian như: Rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba...Trong giờ chơi tự do của trẻ tôi luyện tập thêm cho những trẻ phát triển chậm, không tiếp thu được trong giờ tập luyện, nhằm giúp trẻ theo kịp các bạn trong lớp, theo kịp chương trình, phù hợp với độ tuổi. Các khu vực khác trên sân được bố trí hợp lý, tăng cường đủ các nội dung chơi, chú trọng phát triển cả vận động thô và vận động tinh gây hứng thú và khuyến khích trẻ tham gia để phát triển toàn diện. Các đồ chơi tự tạo được quan tâm, bố trí xem kẽ với đồ chơi hiện đại để trẻ được luyện tập các kỹ năng vận động cơ bản : Đi, chạy, nhảy, bò, trườn, trèo, tung, ném. 
Với hình thức tổ chức cho trẻ đi dạo chơi, đi tham quan cũng mang lại cho trẻ bầu không khí trong . 
Ảnh 3 : Bé chơi với đồ chơi ngoài trời
* Qua HĐ giao lưu: Khi trẻ đến trường học trẻ được tham gia học tập vui chơi cùng các bạn ở lớp của mình . Để mở rộng mối quan hệ bạn bè không những ở trong lớp mà với các bạn ở lớp khác để trẻ được giao lưu học hỏi, giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, mạnh dạn chia sẻ cảm xúc và thể hiện mình, trẻ giao lưu và trực tiếp tham gia hoạt động tôi đã cho trẻ tham gia giao lưu cùng các trẻ khác trong khối, trong các chủ đề và ngày lễ hội.
* Trong hoạt động góc, hoạt động chiều, hoạt động đón và trả trẻ, tôi luôn tận dụng lựa chọn những trò chơi mang tính nhẹ nhàng cho trẻ chơi như: Chi chi chành chành, Kéo cưa lừa xẻ, ô ăn quan, đánh cờ... hoặc trò chơi bắt nguồn từ những bài đồng dao lặp đi lặp lại một cách thoải mái như: Con kiến mà leo cành đa; Lúa ngô là cô đậu nành giúp trẻ giúp trẻ vừa phát triển vận động vừa phát triển ngôn ngữ.
Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định vì thế hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Khi thực hiện tôi luôn chú ý lựa chọn các trò chơi vận động cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động. 
5/ Biện pháp 5: Phát triển thể chất thông qua trò chơi.
5.1/ Sử dụng trò chơi vận động
Trò chơi vận động thuộc nhóm các trò chơi có luật có vai trò rèn luyện, củng cố các vận động cơ bản như: Đi, chạy, nhảy, ném và các tố chất vận động nhanh, mạnh, bền bỉ và khéo léo. Mỗi loại trò chơi thường đòi hỏi người chơi phải thực hiện 1 - 2 loại vận động cùng với những tố chất nhất định. Trò chơi vận động đòi hỏi trẻ phải mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt. Trẻ phải có sức khỏe mới có thể vui chơi và ngược lại vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh và năng động. Trẻ 5 - 6 tuổi rất hào hứng với các trò chơi mang tính thể thao và có yếu tố thi đua như trò chơi “ Thi xem tổ nào nhanh”, “Cướp cờ”, “ Đôi bạn khéo”, “ Kéo co”... Trong những trò chơi này trẻ không chỉ được rèn luyện về mặt vận động mà cả các phẩm chất xã hội như tính trung thực, tinh thần đồng đội cũng có cơ hội được rèn luyện và thử thách. Qua một thời gian cho các cháu hoạt động và tham gia các trò chơi vận động theo các phương pháp trên tôi nhận thấy các cháu trở nên nhanh nhẹn, linh hoạt, thông minh, sáng tạo, tích cực, chủ và mạnh dạn, tự tin hơn trong mọi hoạt động trải nghiệm khám phá của mình cũng như các bài tập phát triển thể chất.Các cháu đã chủ động đưa ra những câu hỏi lý thú có tính suy luận cho cô, cho bạn trả lời, đưa ra những tình huống hay những cách vận động khác cùng với một đồ dùng, vận dụng được nhiều hơn các bộ phận cơ thể vào cùng một vận động. Hình thành cho trẻ được tình yêu với các hoạt động cá nhân, hoạt động tập thể, yêu thích được vận động chạy nhảy không những vậy trẻ còn được phát triển thêm cả về mặt tình cảm xã hội cũng như thẩm mỹ.
Ví dụ 1: Trò chơi “ Vượt chướng ngại vật” 
- Mục đích: Phát triển ở trẻ tố chất khỏe mạnh, khéo léo
- Chuẩn bị: 1 bước đệm chân có ô số,1 bước đệm chân có ô chữ, 3 dòng suối có kích thước tăng dần(40 cm – 45 cm – 50 cm), vạch xuất phát.
- Cách chơi: Hai đội thi đua với nhau, một đội bạn trai, một đội bạn gái, mỗi đội 5 bạn. Các bạn lần lượt di chuyển dồn bước ngang trên ô đệm số hoặc chữ, sau đó bật qua 3 dòng suối.
- Luật chơi: Trẻ chơi theo luật tiếp sức. 
5.2/ Sủ dụng trò chơi dân gian
 Trò chơi dân gian đã đến với trẻ thơ một cách nhẹ nhàng tạo điều kiện cho trẻ vừa học vừa gần gũi không cầu kỳ, tốn kém nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ dễ tìm kiếm, dễ làm, chủ yếu lấy từ trong tự nhiên. Ngay từ đầu năm học tôi đã bám sát kế hoạch năm học, khả năng của trẻ trên lớp để sưu tầm, ca dao, đồng dao và lựa chọn trò chơi dân gian phù hợp đưa vào kế hoạch thực hiện .Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Chính vì vậy tùy vào từng chủ đề sự kiện của tháng mà tôi sưu tầm, sáng tác các bài đồng dao cho phù hợp, vừa giúp trẻ hứng thú khi chơi trò chơi lại vừa củng cố kiến thức cho trẻ.Tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời, trò chuyện sáng. Trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó, tôi đã tìm hiểu trước về cách chơi và luật chơi, cũng như các đồ dùng trong trò chơi cần đến. 	
Không chỉ có đồ dùng đầy đủ, thuộc lời đồng dao mà việc chọn một địa điểm phù hợp để tổ chức trò chơi thì trò chơi cũng vô cùng quan trọng. Với các trò chơi dân gian mang tính tập thể cao có số lượng trẻ chơi đông như kéo co, cướp cờ, Rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuộtthì tôi lựa chọn các địa điểm có diện tích rộng, bằng phẳng. Nhưng ngược lại cũng có những trò chơi trẻ hay chơi theo các nhóm nhỏ như ” Chồng nụ chồng hoa”, “Tập tầm vông” không cần diện tích quá rộng.                         
Hình ảnh 4: Mình cùng chơi nhé
6/ Biện pháp 6: Tăng cường công tác giáo dục dinh dưỡng
	Trẻ mầm non chưa có nhận thức về dinh dưỡng, trẻ có đầy đủ mọi thứ, muốn gì được nấy, được ba mẹ nuông chiều, lại cho ăn vặt, nhất là những bà mẹ thiếu kiến thức dẫn đến tình trạng biến ăn do hôi miệng lâu dần sẽ dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng, đó là yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển tối ưu của trẻ, sự thiếu hụt này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ làm giảm sút thể lực và khả năng hoạt động tiếp thu kiến thức ở trẻ. Từ đó tôi luôn chú ý công tác giáo dục dinh dưỡng cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi và không quên phối hợp phụ huynh cùng giáo dục. Tôi dạy cho trẻ biết thực phẩm có nhiều cách ăn khác nhau như ăn sống, ăn chín, muối dưa, đóng hộp.mỗi thực phẩm có nhiều dạng chế biến như luộc, xào, kho, làm bánh, nem, chả.
Ví dụ: Quả đu đủ,  khi còn xanh có thể làm gỏi, nấu canh, xào, khi chín có thể cắt miếng để ăn, làm sinh tố, ướp đường
Bên cạnh đó tôi còn dạy trẻ biết lợi ích của thực phẩm đối với  sức khỏe con người, giáo dục trẻ biết những thực phẩm có nhiều năng lượng giúp trẻ vui chơi, chạy nhảy như sữa, cơm, ngô, khoai, thịt, cá, trứng, dầu, mỡ, đậuthực phẩm giúp sáng mắt, da đẹp là các loại trái cây, rau củ thực phẩm giúp bé nhanh lớn, thông minh là gạo, mì, thịt, cá, trứng, sữa, dầu, mỡ, rau, củ, trái câyGiúp trẻ biết tháp dinh dưỡng, những thực phẩm nào cần ăn ít, ăn vừa, ăn đủ để trẻ tự biết cách lựa chọn tốt nhất cho cơ thể mình. Giáo dục trẻ hiểu nếu ăn ít, ăn không đủ các loại thức ăn, thức ăn không sạch sẽ thì trẻ sẽ bị ốm đau, suy dinh dưỡng, mệt mỏi, không tham gia được cùng bạn những trò chơi vui vẻ ngược lại nếu ăn không đúng cách, ăn nhiều quá sẽ dễ bị béo phì, do đó các con cần ăn sạch, ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau với đầy đủ số lượng và các nhóm thực phẩm.Trẻ biết cách tự bảo vệ sức khỏe của mình như ăn chín, uống sôi tránh được bệnh về tiêu hóa, có hành vi văn minh trong ăn uống, rửa, gọt hoa quả trước khi ăn, biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh Trẻ biết ăn uống đầy đủ, ăn hết xuất và biết ăn uống văn minh, hợp vệ sinh.
Qua áp dụng biện pháp nêu trên đa số trẻ lớp tôi đã hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với cơ thể, nhận biết được giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm cần thiết cho sự phát triển về cân nặng, chiều cao, sáng mắt, đẹp da.... Trẻ có sức khỏe tốt hơn, chiều cao và cân nặng ngày càng được cải thiện đạt được tiêu chí do nhà trường đề ra.
7/ Biện pháp 7: Phối kết hợp với phụ huynh.
Để công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đạt kết quả tốt thì nhất thiết phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh học sinh. Hiểu được mối quan tâm của phụ huynh trong việc chăm sóc và phát triển toàn diện cơ thể trẻ, nhận thức rõ trách nhiệm của giáo viên mầm non, tôi suy nghĩ và vận dụng với thực tế của lớp mình. Trong các buổi họp phụ huynh đầu năm học, sơ kết học kỳ hoặc tổng kết, tôi luôn nhấn mạnh và tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển thể lực đối với trẻ. Giải thích để phụ huynh kết hợp chặt chẽ với giáo viên nhằm phát triển tốt thể lực cho trẻ đặc biệt là rèn luyện thông qua các trò chơi vận động.
Bên cạnh đó, tôi cũng thường xuyên lên mạng internet hoặc nhờ sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh để tìm kiếm các loại sách báo, các bài viết về việc rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ nhằm phát triển tốt về thể lực cho trẻ. Tôi treo ở bảng tuyên truyền để các bậc phụ huynh đọc hàng ngày hoặc phát bài tuyên truyền cho  từng phụ huynh theo từng chủ đề. Qua đây phụ huynh cũng biết được một số nội dung và biện pháp rèn luyện cho trẻ đồng thời  kết hợp chặt chẽ với giáo viên để thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Nhờ có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ trẻ mà tôi thấy trẻ lớp tôi rất mạnh dạn, tự tin , nhanh nhẹn có thể lực tốt để tích cực tham gia vào mọi hoạt động.Qua đó giúp trẻ phát triển cân đối và toàn diện. 
IV/ HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sau khi áp dụng các biện pháp phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi tại mình phụ trách, cuối năm tôi đã thu được kết quả sau:
1/ Hiệu quả đối với giáo viên: 
- Giáo viên trong lớp đã phối kết hợp với nhau chặt chẽ hơn, nắm chắc phương pháp, linh hoạt trong các tiết, linh hoạt chủ động hơn trong mọi hoạt động, có nhiều hình thức sáng tạo tổ chức các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ một cách hiệu quả.
- Lựa chọn nội dung hoạt động phù hợp với đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ tại nhóm lớp mình phụ trách, phù hợp với tình hình thực tế của trường và của địa phương.
- Sưu tầm lựa chọn các bài đồng dao, trò chơi vận động, các hình thức tổ chức gây hứng thú để khuyến khích trẻ tích tham gia đạt hiệu quả cao.
- Đưa giáo dục thể chất lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày của trẻ như giờ đón, trả trẻ, thể dục sáng, hoạt động chung, hoạt động ngoài trời
2/ Hiệu quả đối với phụ huynh
- Nhận thức của phụ huynh học sinh ngày một nâng cao, phụ huynh đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc giáo dục dinh dưỡng .Có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc phát triển thể chất và tâm thế cho trẻ 5 – 6 tuổi chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1
- Phụ huynh đã quan tâm đến hoạt động của con tại trường, yên tâm tin tưởng các cô khi gửi con đến lớp, phấn khởi khi thấy con em mình có thể lực và sức khỏe tốt.
- Có nhiều các bậc phụ huynh đã thực sự quan tâm và cùng phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục dinh dưỡng và phát triển vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi
3/ Hiệu quả đối với trẻ: 
- Trẻ có thể lực tốt nhanh nhẹn,hứng thú,mạn dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động phát triển thể chất , có kỹ năng vận động tốt. 
- 100% trẻ được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về dinh dưỡng, các trò chơi vận động trò chơi dân gian. 
 Sau gần một năm học ứng dụng trẻ lớp tôi đã đạt được kết quả như sau:
 ( Phần phụ lục)
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để giúp trẻ hứng thú cũng như cung cấp rèn luyện thêm những kỹ năng mới cho trẻ khi tham gia hoạt động giáo dục thể chất, tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Giáo viên phải có lòng yêu nghề mến trẻ, luôn trau dồi kiến thức để tạo cho mình khối lượng kiến thức phong phú đa dạng nhằm cung cấp cho trẻ.
- Tận dụng chính đồ dùng vật dụng gần gũi quen thuộc với trẻ, để trẻ phát huy được tính chủ động trong chính hoạt động trải nghiệm mình muốn lựa chọn. 
- Giáo viên cần có thêm những biện pháp riêng với những trẻ chưa thực sự thích thú với các hoạt động tập thể, chưa thích ứng với những thử thách khó, bài tập đòi hỏi sự mạnh dạn tự tin như cháu còn sợ độ cao, sợ đau, sợ bẩn, không thích hoạt động, thích ngồi xem ti vi mà không thích vận động Khi có những biện pháp riêng dành cho trẻ cô sẽ thu hút trẻ lại với cô với các bạn cùng tham gia hoạt động.
- Đối với những trẻ chưa có kỹ năng tốt hay chưa thực hiện được khuyến khích trẻ cùng nhóm chơi thực hiện lại cùng bạn, giúp đỡ bạn và không tạo áp lực cho trẻ khi trẻ không làm được. 
C/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I/ KẾT LUẬN
- Tổ chức các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi là điều kiện giúp trẻ nhanh nhẹn khéo léo, mạnh dạn tự tin làm chủ được bản thân trong kỹ năng vận động nhằm giúp trẻ tham gia tốt vào các hoạt động. 
- Muốn thực hiện tốt đòi hỏi giáo viên phải tiến hành khảo sát để nắm được đặc điểm tâm sinh lý cũng như tìm hiểu sức khỏe, cân nặng, chiều cao của mỗi cá nhân trẻ để có hướng giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện. 
- Việc phát triển thể chất cho trẻ cần tập trung chú trọng nâng cao tầm nhận thức về vấn đề dinh dưỡng cũng như giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non. 
- Thực hiện vận động hợp lý, vừa sức để tăng cường sự dẻo dai, bền bỉ, rèn luyện tính chịu khó, khắc phục khó khăn. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể thao phù hợp với lứa tuổi để phát triển thể chất.
- Giáo viên phải tâm huyết với nghề, học tập qua tài liệu, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao kiến thức về giáo dục dinh dưỡng - vận động.Tìm ra những biện pháp dạy phong phú, đảm bảo tính sư phạm, tính vừa sức, giúp cho trẻ hứng thú học tập áp dụng vào thực tiễn giúp trẻ phát triển tốt lĩnh vực thể chất.
II/ KIẾN NGHỊ
1/ Với Phòng Giáo dục & Đào tạo:
-Thường xuyên mở hội thảo, lớp tập huấn về chuyên đề “ Phát triển thể chất”; xây dựng các hoạt động phát triển thể chất để giáo viên kiến tập nhờ đó được học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân; cung cấp tài liệu về chuyên đề phát triển thể chất cho giáo viên.
2/ Với Ban giám hiệu nhà trường :
- Tạo điều kiện để giáo viên học hỏi, bồi dưỡng thông qua các buổi kiến tập trong nhà trường và trường bạn. Khen thưởng động viên kịp thời đối với những giáo viên có những sáng tạo trong quá trình giảng dạy. 
Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi tôi đã áp dụng tại nhóm lớp mình phụ trách và đã mang lại những kết quả ban đầu. Rất mong BGH nhà trường cùng với chị em đồng nghiệp đóng góp ý kiến để bản sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1/ Chương trình giáo dục Mầm non – TS Trần Ngọc Trâm - TS Lê Thu Hương - PGS. TS Lê Thị Ánh Tuyết 
 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 
2/ Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) 
 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 
3/ Một số biện pháp hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường Mầm non - Bùi Kim Tuyến – Phan Thị Ngọc Anh 
 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 
4/ Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề ( Trẻ 5 – 6 tuổi) - Lê Thu Hương 
 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
5/ Những sáng kiến kinh nghiệm chọn lọc nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ - Phan Lan Anh – Lý Thị Hằng – Nguyễn Thị Hiếu – Nguyễn Thanh Giang 
 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 
6/ Tạp chí Giáo dục Mầm non 
7/ Giáo trình: Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non 
 Nhà xuất bản Đại học sư phạm
PHỤ LỤC
Bảng điều tra trẻ đầu năm
STT
Nội dung điều tra
Số trẻ
Đạt
CĐ
1
Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo
30
17
13
 Tỷ lệ %
100
56
44
2
Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động phát triển vận động
30
15
15
 Tỷ lệ %
100
50
50
3
Trẻ mạnh dạn, tự tin khi thực hiện các vận động. 
30
16
14
 Tỷ lệ %
100
53
47
4
Trẻ có kỹ năng vận động 
30
16
14
 Tỷ lệ %
100
53
47
Bảng điều tra trẻ cuối năm
STT
Nội dung điều tra
Số trẻ
Đầu Năm
Cuối năm
Đạt
CĐ
Đạt
CĐ
1
Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt
30
17
13
26
4
 Tỷ lệ %
100
56
44
88
12
2
Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động phát triển vận động
30
15
15
30
0
 Tỷ lệ %
100
50
50
100
0
3
Trẻ mạnh dạn, tự tin khi thực hiện các vận động. 
30
16
14
25
5
 Tỷ lệ %
100
53
47
85
15
4
Trẻ có kỹ năng, kỹ xảo vận động
30
16
14
24
6
 Tỷ lệ %
100
53
47
82
18
Hình ảnh 1: Cô và trẻ trong giờ học thể dục
Hình ảnh 2: Bé tập thể dục sáng
Hình ảnh 3: Bé chơi với đồ chơi ngoài trời
Hình ảnh 4: Mình cùng chơi nhé

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_mot_so_bien_phap_giup_tre_5.doc
Sáng Kiến Liên Quan