Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học

Tiểu học là một bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, nó có vai trò nền tảng rất quan trọng, có đặc điểm bản sắc riêng, giáo dục Tiểu học tạo ra những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho trẻ em. Cần phải thấy rằng những gì cần thiết mà không tạo cho trẻ khi còn học ở Tiểu học thì sau này khó mà thực hiện được những bậc học tiếp theo. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, thời đại khoa học phát triển như vũ bảo. Thời đại của công nghệ cao của tin học. Toàn bộ nhân loại đang cố gắng chuyển mình để theo kịp những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại. Mỗi quốc gia phải tự mình tìm một lối đi thích hợp để không bị tụt hậu. Việt Nam chúng ta cũng nằm trong guồng quay ấy. Công cuộc đổi mới này đề ra những yêu cầu mới đối với hệ thống giáo dục ở nước ta.

Giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, giáo viên là lực lượng giáo dục chính giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động giảng dạy và giáo dục. Đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục của Nhà trường, chính vì thế mà công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường, bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm. Tính đa dạng, phức tạp của hoạt động giảng dạy - giáo dục đòi hỏi người lãnh đạo nhà trường phải thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ của giáo viên.

 

doc17 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 11421 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng pháp dạy học, cập nhật và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, thậm chí không sử dụng được máy vi tính để soạn giáo án chưa nói đến dạy bằng giáo án điện tử. Một số giáo viên dạy tin, ngoại ngữ là giáo viên hợp đồng huyện mang tính thời vụ không công tác lâu dài tại trường cũng tạo nên những hạn chế nhất định trong việc giáo dục toàn diện học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
 Từ những thuận lợi khó khăn và thực tế đội ngũ giáo viên nhà trường, là người cán bộ quản lý bản thân tôi nhận thức được việc bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên trong nhà trường là vấn đề cần phải đặc biệt quan tâm nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục. Trong những năm qua trường đã tập trung chỉ đạo, thực hiện nhiều biện pháp quản lý có hiệu quả để xây dựng đội ngũ giáo viên và duy trì nề nếp, xây dựng hoạt động chuyên môn trong nhà trường từng bước ổn định, góp phần tạo nên chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng phát triển xứng tầm với một trường ở trung tâm huyện. 
III - GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
 Để việc bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên của nhà trường đạt hiệu quả cao, là người cán bộ quản lý bản thân tôi đã vận dụng một số giải pháp sau:
 1- Tăng cường nhận thức, công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, tác phong sư phạm lành mạnh trong giáo viên. Cần làm cho mỗi giáo viên phải nhận thức sâu sắc và thực hiện tốt Đường lối, Chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật Nhà nước, các quy định, quy chế của ngành giáo dục và đơn vị công tác.
 Làm cho cán bộ giáo viên trong nhà trường nhận thức rõ vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thời kỳ hội nhập Quốc tế. Nâng cao tinh thần yêu quê hương đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội.
	Giáo viên cần nhận thức sâu sắc: “Bậc tiểu học là bậc nền tảng trong hệ thống giáo dục Quốc dân, giúp cho học sinh hình thành được nhân cách bước đầu rất cơ bản để các em có điều kiện rèn luyện học tập và phát triển các bậc học tiếp theo”(Luật Giáo dục).
 2- Thường xuyên tổ chức cho giáo viên sinh hoạt, học tập nâng cao tư tưởng chính trị, coi trọng công tác thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, đặc biệt khâu xây dựng mối đoàn kết thống nhất trong nội bộ, mỗi giáo viên thấy rõ vai trò to lớn của đoàn kết thống nhất “đoàn kết là sức mạnh là nguyên nhân của mọi thắng lợi”. 
 Mạnh dạn đặt niềm tin vào giáo viên để khơi dậy sự năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong đội ngũ. Xây dựng mối đoàn kết gắn bó giữa giáo viên và phụ huynh học sinh, nêu rõ được trách nhiệm của mỗi bên, tăng cường xã hội hóa giáo duc, để cùng phối hợp làm công tác giáo dục học sinh.
 Xây dựng mối quan hệ gần gũi, mật thiết, thân thiện giữa giáo viên chủ nhiệm với ban giám hiệu cũng như các tổ chức đoàn thể, cùng phối hợp làm công tác giáo dục để giáo dục dào tạo thực sự là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.
 3 - Nâng cao tinh thần tự học tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên gắn với tinh thần trách nhiệm trong công tác giáo dục học sinh. Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là việc làm thường xuyên của mỗi người. Luôn coi trọng kết quả chất lưọng giáo dục, lấy học sinh làm thước đo cuối cùng để đánh giá chất lượng và sự cố gắng của đội ngũ giáo viên.
 4 - Xây dựng quy chế làm việc khoa học nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động trong nhà trường. Quản lý dựa trên mục tiêu kế hoạch, chỉ đạo các tổ, các cá nhân làm việc theo kế hoạch, tất cả công việc phải được kế hoạch hoá, cụ thể hóa, tiêu chuẩn hoá. Dựa trên Điều lệ Trường Tiểu học và các văn bản hướng dẫn của cấp trên xây dựng các nội quy, quy chế về nề nếp, về hoạt động chuyên môn, đổi mới lề lối làm việc hiệu quả và dân chủ.
 5 - Xây dựng củng cố hoạt động của tổ chuyên môn: Đây là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý, nó có vai trò rất lớn trong công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên và chất lượng giáo dục. Hoạt động hiệu quả của mỗi giáo viên sẽ tạo ra điều kiện tốt nhất để mỗi giáo viên tự học hỏi lẫn nhau về kiến thức, về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, từ đó nâng cao trình độ năng lực của mình. 
 Với vai trò như vậy đòi hỏi tổ chuyên môn phải được tổ chức hợp lý và hoạt động có nề nếp và khoa học. Hiệu trưởng phải biết lựa chọn giáo viên cốt cán làm tổ trưởng chuyên môn, phải biết phân công nhiệm vụ cho giáo viên đúng người, đúng việc phù hợp với năng lực, sở trường của mỗi người, đáp ứng những nguyện vọng chính đáng tạo điều kiện thuận lợi để mọi người hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
 Phát huy vai trò hoạt động của tổ chuyên môn đảm bảo thường xuyên, liên tục và hiệu quả trong quá trình quản lý chỉ đạo các hoạt động giáo dục, trong kiểm tra, thanh tra, trong dự giờ thao giảng, trong sinh hoạt chuyên môn thường kỳ, nội dung sinh hoạt chuyên môn phải cụ thể bằng kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần. Sinh hoạt chuyên môn phải đảm bảo chất lượng, yêu cầu đặt ra không chỉ đơn thuần là đánh giá hoạt động đã qua và nêu kế hoạch thời gian tới mà cần phải xây dựng các chuyên đề sinh hoạt ở mỗi buổi.
 Nhà trường cần tạo điều kiện để giáo viên được học tập bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ như học tập nâng chuẩn, học tập các chuyên đề. Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn mang tính tập thể với nhiều các chuyên đề bổ ích như: Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, chuyên đề cho từng khối lớp - từng phân môn, chuyên đề sử dụng đồ dùng dạy học, tập huấn soạn giảng giáo án điện tử đến tất cả giáo viên
 6 -Tăng cường công tác kiểm tra thanh tra thông qua nhiều hình thức của ban giám hiệu, của tổ chuyên môn qua kiểm tra thường xuyên, định kỳ và đột xuất để từ đó cập nhật đầy đủ thông tin trong quá trình quản lý.
 Kiểm tra là một trong bốn chức năng của người cán bộ quản lý trong công tác quản lý của hiệu trưởng nhà trường. Kiểm tra là vũ khí, là động lực cho sự phát triển trong quản lý, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, chính là nhắc nhở mọi người làm việc đúng, đồng thời phát hiện kịp thời những mặt tốt để phát huy, phát hiện những hạn chế tồn tại để khắc phục, điều chỉnh. Thói quen làm việc nghiêm túc, khoa học trong công việc không phải tự nhiên ai cũng có mà hầu hết được hình thành và phát triển trong suốt quá trình công tác mà lúc đầu thường là chưa tự giác. Kiểm tra theo đúng nguyên tắc, thiết thực sẽ tạo nên hiệu quả đích thực, giúp mỗi người ngày càng tự giác và nghiêm túc hơn trong công việc của mình.
 Nhận thức về vai trò tác dụng của công tác kiểm tra như vậy nên tôi chú trọng chỉ đạo thực hiện kiểm tra các hoạt động trong nhà trường mà đặc biệt là công tác dạy và học, trung rút kinh nghịêm về nội dung, phương pháp, cách thức tiến hành sau mỗi lần kiểm tra, sau mỗi năm học nhằm hoàn thiện hơn về nội dung và biện pháp để hiệu quả thanh tra, kiểm tra thiết thực hơn đối với mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Kiểm tra là việc thực hiện các quy định về chuyên môn như: Kế hoạch giảng dạy, soạn giáo án, thực hiện chương trình, thực hiện kiểm tra đánh giá xếp loại học sinh theo Thông tư 32/2009/TTBGD&ĐT, việc chấm, chữa bài cho học sinh, việc dự giờ thăm lớp, tự học tự bồi dưỡng, công tác chủ nhiệm và một số công tác khác
 Để việc kiểm tra có tác dụng thiết thực, đúng mục đích, đầu năm học hiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch kiểm tra nội bộ, thành lập được ban kiểm tra nội bộ mà người hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành công tác thanh kiểm tra. Đồng thời phải chỉ đạo tốt của hoạt động của tổ chuyên môn trong công tác kiểm tra cũng như công tác tự kiểm tra của mỗi giáo viên, nhân viên. Sử dụng kết quả kiểm tra để nhắc nhở, rút kinh nghiêm những giáo viên chưa thực chưa tốt hoặc có thiếu sót trong quá trình công tác, đồng thời tuyên dương, khích lệ, phát huy những mặt tích cực.
 7- Hàng năm cần huy động tốt các nguồn kinh phí tăng cường đồ dùng thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo. Tổ chức thi làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm. Đồng thời làm tốt công tác tham mưu tăng cường, bổ sung cơ sở vật chất nhà trường nhằm phục vụ tốt nhất cho các hoạt động giáo dục, hoạt động dạy và học.
 8 - Làm tôt công tác thi đua khen thưởng ngay trong từng đợt thi đua, khen thưởng phải đảm bảo tính kịp thời, dân chủ, công bằng đúng đối tượng, khen thưởng về tinh thần, vật chất mang tính động viên, khích lệ. Thông qua các phong trào thi đua giáo viên đã có thêm được rất nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Hoạt động này thật sự thiết thực cho công tác tự học, tự rèn luyện của mỗi người.
 9 - Nêu cao vai trò Lãnh đạo của Chi bộ đảng trong quá trình lãnh chỉ đạo các hoạt động của nhà trường, đồng thời làm tốt công tác phối hợp với các tổ chức như: Công đoàn, đoàn Thanh niên, Đội sao nhi đồng trong tổ chức, thực hiện các hoạt động giáo dục nhà trường
IV- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Qua quá trình công tác, bằng sự dày công với những việc làm đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiển trong 2 năm học 2009 -2010, 2010 - 2011 và học kỳ 1 năm học 2011 - 2012 này bản thân tôi đã chú trọng bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên có nhiều hiệu quả, ảnh hưởng tốt đến chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, đưa chất lượng của trường ngày càng đi lên. Kết quả đạt được đó là tiền đề, là cơ sở tạo đà cho những bước phát triển mới. từ những kết quả thực tế trong việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Bản thân tôi đã tự rút ra những kinh nghiệm sau:
 1- Người cán bộ quản lý cần phải có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, có tâm, có năng lực công tác, luôn đi sâu sát với đội ngũ giáo viên để kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ họ. Đồng thời phải gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động, dám nghĩ dám làm và dám chịu trách nhiệm.
 2- Luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên làm việc, tiếp cận với những cái hay, cái mới, biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào thực tiển giáo dục học sinh.
 3 - Có sự tin tưởng và nhận định đúng đắn về năng lực của đội ngũ, không nên cầm tay chỉ việc cho giáo viên mà hãy tạo điều kiện, cơ hội để giáo viên tự tìm ra phương pháp giảng dạy tối ưu nhất.
 4 - Luôn nghiên cứu, đổi mới phương pháp quản lý. Chỉ đạo giáo viên, tổ chuyên môn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Xây dựng lực lượng đội ngũ cốt cán năng động, nhiệt tình, trách nhiệm để đẩy mạnh phong trào thi đua của trường có bước tiến mới.
 5 - Có biện pháp khơi gợi cho giáo viên để họ tự nhận thấy ưu điểm, hạn chế tồn tại của mỗi giáo viên khi lên lớp cũng như trong công tác, từ đó có hướng điều chỉnh phù hợp.
 6 - Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, đổi mới công tác quản lý, xây dựng lề lối làm việc. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra trong nhà trường.
 7- Thường xuyên đẩy mạnh công tác tự bồi dưỡng, coi công tác này là then chốt, là chìa khoá chính của mỗi giáo viên để khám phá kho tàng tri thức của nhân loại. Phải làm cho cán bộ giáo viên có nhận thức cao hơn nữa và luôn luôn có ý thức cải tiến phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
	Chất lượng giáo dục toàn diện phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song người thầy, người giáo viên trực tiếp đứng lớp phải là yếu tố số một. Để có ngay một đội ngũ các thầy cô giáo đáp ứng đúng đòi hỏi của giáo dục hiện nay, thực không dễ, nhất là lại ở khu vực trung tâm huyện. Nơi có nhiều mặt phát triển tốt, nhưng bên cạnh đó có không ít những mặt xấu, mặt trái của cơ chế thị trường ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình giáo dục của nhà trường. Bằng tất cả sự nỗ lực của đội ngũ cấn bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường, đã và đang hoàn thiện dần đội ngũ về số lượng và chất lượng. Tôi luôn xác định: “Bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên” là nhiệm vụ quan trọng cần được tiến hành thường xuyên, bằng nhiều biện pháp, là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài song nó cũng là vấn đề mang tính cấp bách vì nó quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường. Từ sự quan tâm bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ qua những việc làm thiết thực trong quá trình quản lý chỉ đạo ở trường đến nay đã có những kết quả cụ thể như sau:
 - Về tư tưởng chính trị: Nhìn chung giáo viên đã phấn khởi bám trường, bám lớp, tâm huyết, trách nhiệm, say sưa với nghề. Trong công việc, mọi người có ý thức tự giác thực hiện nghiêm túc Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, các quy định, quy chế của ngành, của trường. Không có cán bộ giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn và vi phạm Pháp luật.
 - Về chuyên môn: Đến nay nhà trường đã có 100% giáo viên chuẩn về đào tạo trong đó trên chuẩn đạt trên 80%, còn lại một số giáo viên chưa học trên chuẩn là giáo viên quá độ tuổi đi học và giáo viên hợp đồng huyện. Qua kiểm tra, dự giờ thăm lớp 100% giáo viên đều được xếp loại từ Trung bình trở lên trong đó xếp Khá giỏi đạt trên 75%. 
 + Kết quả Hồ sơ qua kiểm tra năm 2011 -2012: Tổng kiểm tra: 26 bộ trong đó xếp loại Tốt 23 bộ = 88.5% , Khá 03 bộ = 11.5%
 + Kết quả dự giờ năm 2011 - 2012: 41 giờ trong đó Giỏi 22 giờ = 53.7%, Khá 14 giờ = 34.1% và trung bình 05 giờ = 12.2%
 - Xếp loại về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học: 
 + Năm 2009 - 2010: Có 28 giáo viên được xếp loại(trong đó loại xuất sắc: 10đ/c = 35.7%, loại khá: 16 đ/c = 57.2%, loại trung bình: 02 đ/c = 7.1%)
 + Năm 2010 - 2011: Có 33 giáo viên được xếp loại(trong đó loại xuất sắc: 16đ/c = 48.8%, loại khá: 12 đ/c = 36.1%, loại trung bình: 05 đ/c = 15.1%)
 + Năm 2011 - 2012: Chưa hoàn thành đánh giá, xếp loại, nhưng nhìn tổng thể qua các mặt hoạt động cũng đạt kết quả cao.
 - Xếp loại Công chức, viên chức: 
 + Năm 2009 - 2010: Có 37 cán bộ giáo viên được xếp loại(trong đó loại xuất sắc: 14đ/c = 37.8%, loại khá: 19 đ/c = 51.4%, loại trung bình: 04 đ/c = 10.8%)
 + Năm 2010 - 2011: Có 42 cán bộ giáo viên được xếp loại(trong đó loại xuất sắc: 20đ/c = 51.3%, loại khá: 16 đ/c = 33.4%, loại trung bình: 06 đ/c = 15.3%) 
 + Năm 2011 - 2012(cuối kỳ I): Có 38 cán bộ giáo viên được xếp loại(trong đó loại xuất sắc: 19đ/c = 50.0%, loại khá: 15 đ/c = 40.0%, loại trung bình: 04 đ/c = 10.0%) 
 - Chất lượng giáo dục Học lực, Hạnh kiểm học sinh: 
 + Năm học: 2009 - 2010: 
Các mặt GD
Tổng số
Khối 1
Khối 2
Khối 3
Khối 4
Khối 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Văn hoá
Loại Giỏi
131
38.1
31
44.3
40
61.5
30
35.7
17
22.9
13
25.5
Loại Khá
117
31.7
31
44.3
22
33.9
29
34.6
25
33.8
10
19.6
Loại TB
92
29.1
6
8.6
3
4.6
25
29.7
30
40.6
28
54.9
Loại Yếu
4
1.1
2
2.8
0
0
2
2.7
0
Cộng
344
70
65
84
74
51
Hạnh kiểm
THĐĐ
344
100
70
100
65
100
84
100
74
100
51
100
ChưaTHĐĐ
0
0
0
0
0
0
Cộng
344
70
65
84
74
51
 + Năm học: 2010 - 2011: 
C¸c mÆt G.Dôc
Tæng sè
Khèi 1
Khèi 2
Khèi 3
Khèi 4
Khèi 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
V¨n ho¸
Lo¹i giái
142
37.2
43
56.2
42
55.3
25
35.2
19
22.0
13
17.3
Lo¹i kh¸
136
35.6
22
32.9
27
35.6
28
39.5
35
40.6
24
32.1
Lo¹i TB
98
25.9
6
8.2
6
7.8
18
25.3
32
37.4
36
48.0
Lo¹i YÕu
5
1.3
2
2.7
1
1.3
0
0
2
2.6
Céng
381
100
73
100
76
100
71
100
86
100
75
100
H¹nh kiÓm
Lo¹i ®¹t
381
100
73
100
76
100
71
100
86
100
75
100
Ch­a ®¹t
0
0
0
0
0
0
0
Céng
381
100
73
100
76
100
71
100
86
100
75
100
 + Năm học 2011- 2012(cuối kỳ I)
C¸c mÆt G.Dôc
Tæng sè
Khèi 1
Khèi 2
Khèi 3
Khèi 4
Khèi 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
V¨n ho¸
Lo¹i Giái
109
27.0
39
42.0
26
36.0
22
28.0
11
14.0
11
12.0
Lo¹i Kh¸
175
48.6
43
57.1
29
43.8
40
56.8
26
35.0
37
51.2
Lo¹i TB
99
24.0
8
0.8
15
20.0
12
15.0
33
50.5
31
36.0
Lo¹i YÕu
16
0.4
1
0.1
2
0.2
2
0.2
4
0.5
7
0.8
Céng
399
91
72
76
74
86
H¹nh kiÓm
Lo¹i §¹t
397
99.0
91
100.
72
100.
76
100.
74
100.
84
99.0
Ch­a ®¹t
2
0.1
0
0
0
0
2
0.1
Céng
399
91
72
76
74
86
 - Kết quả học sinh qua các hội thi(Học sinh đạt giải qua các hội thi cấp huyện, cấp tỉnh): 
 + Năm học: 2009 - 2010: 40 học sinh đạt giải cấp huyện, 13 học sinh đạt giải cấp tỉnh.
 + Năm học: 2010 - 2011: 60 học sinh đạt giải cấp huyện, 05 học sinh đạt giải cấp tỉnh.
 + Năm học: 2011 - 2012: 57 học sinh đạt giải cấp huyện, 12 học sinh đạt giải cấp tỉnh(còn một số hội thi cấp tỉnh chưa có thông báo giải).
	Qua bảng thống kê chất lượng đội ngũ và chất lượng học sinh các năm cho thấy chất lượng toàn diện cũng tăng. Tỷ lệ học sinh xếp loại Hạnh kiểm Thực hiện đầy đủ, học lực xếp loại Khá giỏi, học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, lên lớp được duy trì và tăng cao đáng kể. Đặc biệt tỷ lệ học sinh yếu rất thấp(Học sinh yếu chủ yếu là trẻ khuyết tật học hoà nhập). Đây là thắng lợi bước đầu mà bản thân tôi thiết nghĩ mình cần phải có những biện pháp, những kinh nghiệm có giá trị hơn nữa để đưa chất lượng giáo dục của nhà trường ngày một nâng cao xứng tầm với trường trọng điểm của khối tiểu học huyện nhà. 
C - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
 Để chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường ngày một được nâng cao, yêu cầu đặt ra với mỗi trường là phải có đầy đủ về cơ cấu giáo viên bộ môn như giáo viên văn hóa, giáo viên dạy các môn đặc thù, giáo viên dạy các môn tự chọn. Bên cạnh đó phải có đầy đủ các nhân viên hành chính làm các công tác khác nhằm hỗ trợ các hoạt động giáo dục học sinh. Khi đã đủ về cơ cấu giáo viên, nhân viên người quản lý phải biết phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực, sở trường và những nguyện vọng chính đáng của từng CBGV tạo mọi điều kiện để mỗi CBGV hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
 Đặc biệt là trong quá trình quản lý, người quản lý phải có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cả về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Công việc này phải làm thường xuyên, liên tục và qua nhiều hình thức, nhiều giải pháp một cách linh hoạt, sáng tạo.
 Chúng ta đều biết rằng trong nhà trường đội ngũ giáo viên quyết định đến chất lượng giáo dục, muốn có chất lượng tốt phải có đội ngũ giáo viên vững vàng tay nghề, tâm huyết với nghề nghiệp, yêu thương học sinh. Để mỗi giáo viên phát huy hết năng lực, hiệu quả làm việc người cán bộ quản lý phải tạo ra không khí làm việc dân chủ, môi trường giáo dục lành mạnh, tạo sự đoàn kết thống nhất đồng thuận từ trên xuống dưới, quản lý có kế hoạch có mục tiêu và các giải pháp thực hiện phù hợp nhằm khơi dậy, thúc đẩy tinh thần làm việc của mỗi người trong các hoạt động giáo dục của nhà trường nói chung, hoạt động dạy và học nói riêng đạt hiệu quả cao nhất.
 Kết quả nghiên cứu trên cơ sở lý luận và thực tiển của đề tài là thực tế và đúng đắn. Qua đó nhận thức của mọi người về công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên từng bước được nâng cao. Kết quả điều tra cơ bản ở trường Tiểu Thị trấn là khách quan, đã xác định rõ thực trạng công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên nói chung và biện pháp chỉ đạo về công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên của nhà trường nói riêng.
Trong quá trình thực hiện công tác quản lý chuyên môn điều làm tôi trăn trở nhất là làm thế nào để chất lượng, tay nghề của giáo viên ngày càng nâng cao. Đây chính là động lực thôi thúc tôi không ngừng nghiên cứu phương pháp đổi mới công tác quản lý, tìm ra những biện pháp hữu hiệu để bồi dưỡng cho đội ngũ, giúp họ tự tin hơn, sáng tạo hơn trong công tác giảng dạy. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện bản thân tôi gặp cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự hổ trợ nhiệt tình từ phía các thành viên trong ban giám hiệu cũng như đội ngũ giáo viên trẻ năng động, đoàn kết, sáng tạo nên tôi đã hoàn thành tốt công việc của mình. Nhà trường đã từng bước tạo được uy tín đối với ngành cũng như từ phía phụ huynh học sinh và lãnh đạo địa phương.
 Với tham vọng thì nhiều, song vì điều kiện thời gian, năng lực còn hạn chế chắc rằng đề tài này còn nhiều hạn chế thiếu sót. Kính mong quý cấp, lãnh đạo, đồng chí, đồng nghiệp góp ý, giúp đỡ thêm.
Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 Bến Sung, ngày 25 tháng 04 năm 2012 
	Người viết
	 Nguyễn Hoàng Anh
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
A- Đặt vấn đề
1
B- Giải quyết vấn đề
3
I- Cơ sở lý luận
3
II- Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
4
III- Giải pháp và tổ chức thực hiện
6
IV- Kết quả đạt được
10
C- Kết luận và đề xuất
15

File đính kèm:

  • docSKKN_QUAN_LY_RAT_HAY.doc
Sáng Kiến Liên Quan