Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nâng cao chất lượng bằng kiểm tra trắc nghiệm đối với bộ môn Lịch sử

Trắc nghiệm trong một thời gian ngắn kiểm tra được nhiều kiến thức cụ thể, đi vào những khía cạnh khác nhau của một kiến thức nên có thể chống lại khuynh hướng “ học tủ ” chỉ lo tập trung vào một kiến thức trọng tâm. Nếu trong một tiết kiểm tra cổ truyền chỉ nêu được một số câu hỏi trả lời viết thì với loại trắc nghiệm nhiều lựa chọn có thể nêu được nhiều câu hỏi. Số câu càng nhiều (trong phạm vi thích hợp) thì càng tăng thêm độ tin cậy trong đánh giá học sinh qua bài kiểm tra.

Trắc nghiệm đảm bảo tính khách quan, tốn ít thời gian thực hiện, đặc biệt là khâu chấm bài.

Trắc nghiệm gây được hứng thú và tính tích cực của học sinh, việc chấm bài nhanh giúp học sinh có thể sớm biết kết quả là bài của mình để tự đánh giá và đánh giá bài của nhau.

Với sự phát triển của thời đại, máy vi tính trong trường học nhiều và sự phát triển phần mềm trong dạy học, kiểm tra trắc nghiệm được giáo viên sử dụng rộng rãi trong kiểm tra đánh giá học sinh đối với bộ môn Lịch sử.

 

doc11 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1557 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nâng cao chất lượng bằng kiểm tra trắc nghiệm đối với bộ môn Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đặt vấn đề
Đổi mới giáo dục được Đảng và Nhà nước ta khẳng định có vai trò quan trọng cấp thiết trong hệ thống “ Đổi mới sự nghiệp giáo dục ”, là nền tảng, là động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để nước ta từng bước vững vàng khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
 Từ năm học 2002 - 2003 Bộ Giáo dục & Đào tạo đã thực hiện “ Cuộc cách mạng về giáo dục ”, đổi mới cả nội dung và phương pháp dạy học. Đặc biệt trong năm 2006 – 2007 Ngành giáo dục đang triển khai thực hiện cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục ” là lập lại kỷ cương dạy và học. Đây được coi là khâu đột phá của năm học 2006 – 2007 để toàn ngành giáo dục tự khẳng định đổi mới vì sự phát triển của đất nước, của ngành.
Sự đổi mới về mục tiêu và nội dung dạy học đòi hỏi phải có sự đổi mới về phương pháp dạy học. Một trong những nội dung đổi mới về phương pháp dạy học là đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh quan “ Phương pháp kiểm tra trắc nghiệm ”
Trước đây, quan niệm về kiểm tra đánh giá là giáo viên giữ độc quyền về đánh giá, học sinh là đối tượng được đánh giá. Ngày nay, trong dạy học người ta coi trọng chủ thể tích cực chủ động của học sinh. Theo hướng phát triển đó, việc kiểm tra đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng đã học mà phải khuyến khích tư duy năng động, sáng tạo của học sinh trước các vấn đề của đời sống gia đình và cộng đồng, muốn vậy phải có những phương pháp đánh giá thích hợp.
Với sự thay đổi về cấu trúc nội dung và phương pháp dạy học của bộ môn Lịch sử hiện nay, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy cần có sự đổi mới về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cho phù hợp và hiệu quả cao hơn. Vì vậy, tôi đưa ra một số kinh nghiệm về “ Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nâng cao chất lượng bằng kiểm tra trắc nghiệm đối với bộ môn Lịch sử ” như thế nào để nâng cao chất lượng hiệu quả.
B. Nội dung
I. Cơ sở lý luận
Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đào tạo đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong họat động học tập. Việc kiểm tra đánh giá học sinh có ý nghĩa về nhiều mặt, giúp học sinh tự điều chỉnh họat động học, người dạy điều chỉnh họat động dạy. Hệ thống đổi mới kiểm tra đánh giá đối với bộ môn Lịch sử rất phong phú, giáo viên có thể dùng phiếu kiểm tra, câu hỏi kiểm tra bài tập của học sinh và đặc biệt là dùng hình thức kiểm tra trắc nghiệm:
Khái niệm
Trắc nghiệm trong giáo dục là một phương pháp đo để thăm dò một số đặc điểm năng lực trí tuệ của học sinh ( Chú ý tưởng tượng, ghi nhớ thông minh, năng khiếu...) hoặc để kiểm tra đánh giá một số kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ của học sinh
2. Hình thức kiểm tra trắc nghiệm có các loại câu sau:
a. Câu “ Đúng - sai ”
Trước một câu văn xác định ( thông thường không phải là câu hỏi), học sinh trả lời câu đó là đúng ( Đ) hay sai (S ) điền vào.
b. Câu nhiều lựa chọn:
Một số câu hỏi có nhiều ý trả lời sẵn, học sinh lựa chọn ý đúng nhất điền vào.
c. Câu ghép đôi:
Loại câu này thường hai dãy thông tin. Một dãy là những câu hỏi (hay câu dẫn), một dãy là những câu trả lời (hay câu lựa chọn). Học sinh phải tìm ra từng cặp câu trả lời tương ứng với câu hỏi
d. Câu điền khuyết:
Câu dẫn để một vài chỗ trống. Học sinh điền vào chỗ trống những từ thích hợp.
e. Trắc nghiệm thái độ, hành vi:
Để thăm dò hoặc đánh giá thái độ hành vi của học sinh về một lĩnh vực nào đó, người ta dùng thang xếp hạng hoặc bậc thứ tự. Số hạng bậc nhiều hay ít tùy từng vấn đề và tuỳ yêu cầu.
3. Tác dụng của phương pháp trắc nghiệm
* Phương pháp kiểm tra trắc nghiệm có những ưu điểm:
Trắc nghiệm trong một thời gian ngắn kiểm tra được nhiều kiến thức cụ thể, đi vào những khía cạnh khác nhau của một kiến thức nên có thể chống lại khuynh hướng “ học tủ ” chỉ lo tập trung vào một kiến thức trọng tâm. Nếu trong một tiết kiểm tra cổ truyền chỉ nêu được một số câu hỏi trả lời viết thì với loại trắc nghiệm nhiều lựa chọn có thể nêu được nhiều câu hỏi. Số câu càng nhiều (trong phạm vi thích hợp) thì càng tăng thêm độ tin cậy trong đánh giá học sinh qua bài kiểm tra.
Trắc nghiệm đảm bảo tính khách quan, tốn ít thời gian thực hiện, đặc biệt là khâu chấm bài.
Trắc nghiệm gây được hứng thú và tính tích cực của học sinh, việc chấm bài nhanh giúp học sinh có thể sớm biết kết quả là bài của mình để tự đánh giá và đánh giá bài của nhau.
Với sự phát triển của thời đại, máy vi tính trong trường học nhiều và sự phát triển phần mềm trong dạy học, kiểm tra trắc nghiệm được giáo viên sử dụng rộng rãi trong kiểm tra đánh giá học sinh đối với bộ môn Lịch sử.
* Bên cạnh những ưu điểm lớn đó thì trắc nghiệm cũng có một số nhược điểm lưu ý khi sử dụng:
Trắc nghiệm “đúng, sai” có thể gây ra những biểu tượng sai lầm bất lợi cho đầu óc trẻ, nên hạn chế việc đưa ra những câu dẫn chứa đựng những sai lầm
Trắc nghiệm nhiều lựa chọn có thể có trường hợp học sinh lựa chọn đúng một cách ngẫu nhiên, chưa có nhận định rõ ràng nhưng cứ đánh chọn một câu.
Trắc nghiệm chỉ rèn trí nhớ máy móc, không phát triển tư duy. Tuy nhiên, nếu người soạn trắc nghiệm có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm sư phạm phong phú thì các bài trắc nghiệm sẽ đòi hỏi phải tư duy, phân tích so sánh, cụ thể hoá, trừu tượng hoá.
Ngày nay với sự phát triển của các phương tiện kỹ thuật, trắc nghiệm đang được sử dụng ngày càng phổ biến, mở rộng phạm vi tác dụng bằng những loại hình thích hợp.
II. Cơ sở thực tiễn
ở nước ta trong thập kỷ 70 của thế kỷ XX đã có những công trình vận dụng trắc nghiệm và kiểm tra kiến thức. Vào những năm 90 của thế kỷ XX theo hướng đổi mới việc kiểm tra đánh giá, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã đưa ra phương pháp trắc nghiệm vào trong các trường Đại học.
Trong những năm gần đây, bộ môn Lịch sử đã đổi mới nhiều trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Phát huy tối đa ưu điểm của phương pháp kiểm tra trắc nghiệm, năm học 2005 - 2006 Bộ Giáo dục & Đào tạo đã quyết định đưa phương pháp kiểm tra trắc nghiệm vào kỳ thi đại học cho môn Ngoại ngữ và những năm học sau sẽ áp dụng cho những môn còn lại. Như vậy để học sinh không bỡ ngỡ ở kỳ thi Đại học thì ngay từ bậc THCS học sinh phải làm quen với phương pháp kiểm tra trắc nghiệm. Do vậy từ năm học 2002 – 2003 cùng với việc thay đổi sách giáo khoa và phương pháp dạy học, Bộ Giáo dục & Đào tạo áp dụng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm đối với các lớp 6, 7, 8, 9.
Qua những năm học theo sách giáo khoa mới, Phòng Giáo dục& Đào tạo Lệ Thủy đã sử dụng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm cho một số môn còn lại. Bản thân tôi nhận thấy bộ môn Lịch sử rất phù hợp với phương pháp kiểm tra trắc nghiệm. Trong thực tế giảng dạy ở trường Trung học cơ sở Dương Thủy, tôi đã áp dụng việc đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh bằng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm đối với bài kiểm tra miệng, 15 phút, 1 tiết, bài kiểm tra học kỳ.
* Số liệu điều tra:
a. Chọn hình thức kiểm tra:
ở trường THCS Dương Thủy, việc giảng dạy môn Lịch sử được phân ở 4 giáo viên đảm nhiệm. Các giáo viên đều áp dụng phương pháp là kiểm tra trắc nghiệm trong đánh giá kết quả học tập của học sinh theo những phương pháp sau:
+ Kiểm tra theo phương pháp truyền thống
+ Kiểm tra 40% là trắc nghiệm kiến thức, 60% là tự luận
Qua thăm dò điều tra học sinh về việc lựa chọn hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập đã đem lại kết quả như sau:
+ Chọn hình thức kiểm tra theo phương pháp truyền thống: 0%
+ Kiểm tra 40% là trắc nghiệm kiến thức, 60% là tự luận: 100%
b. Kết quả kiểm tra chất lượng bộ môn Lịch sử theo phương pháp truyền thống năm 2000 – 2001
Lớp
Sĩ số
Chất lượng
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A
38
9
23.7
7
18.4
14
36.8
8
21.1
0
0
7B
36
8
22.2
8
22.2
13
36.1
7
19.5
0
0
Cộng
74
17
22.9
15
20.3
27
36.5
15
20.3
0
0
Qua bảng số liệu ta dễ nhận thấy đối tượng học sinh yếu, trung bình còn rất cao (56,8%), kỹ năng tự luận của đối tượng này yếu, kiến thức chưa chính xác, sự suy luận hạn chế dẫn đến kết quả học tập bộ môn thấp. Vì thực tế ấy, bản thân tôi thấy cần phải đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm đối với bộ môn Lịch sử. Qua trắc nghiệm kết quả, học sinh dễ dàng nhận ra và đặc biệt sẽ tác động tích cực đến đối tượng học sinh yếu, trung bình về môn Lịch sử.
Ta có thể nhận thấy rằng, xu thế kiểm tra trắc nghiệm đã được học sinh lựa chọn và nó hoàn toàn phù hợp với sự thay đổi của sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy mới. Vấn đề đặt ra là cần phải có những biện pháp, giải pháp để tiến hành phương pháp kiểm tra trắc nghiệm như thế nào để nâng cao hiệu quả đối với bộ môn Lịch sử.
III. Giải pháp
Để tiến hành đổi mới về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh về môn Lịch sử tại trường THCS Dương Thủy, tôi đưa ra những giải pháp quan trọng như sau:
1. Xác định mục đích của bài:
Nội dung hình thức một bài trắc nghiệm phụ thuộc vào mục đích sử dụng nó. Giáo viên có thể soạn bài theo mục đích khác nhau:
- Thăm dò khả năng, năng lực riêng biệt của các học sinh trong nhóm
- Xác định những mặt mạnh, yếu trong một nhóm học sinh ở một lĩnh vực học tập nhất định.
- Đánh giá mức đội kiến thức, kỹ năng, thái độ học sinh đạt được, trong một phần xác định của chương trình học tập (kiến thức và thái độ)
2. Xác định cấu trúc, nội dung của bài
Nếu có sẵn những bài trắc nghiệm để lựa chọn giáo viên có thể căn cứ vào mục đích đã xác định để chọn bài cho phù hợp. Nếu giáo viên tự xây dựng bài thì cần phác thảo cấu tạo nội dung bằng cách dự kiến số lượng loại hình câu, phân phối cho từng chủ đề kiến thức cho nội dung bài rồi kiểm tra lại xem hợp lý chưa.
Ví dụ:
Kiến thức
Loại câu hỏi
Nhớ lại
Tư duy
Mở rộng
1. Lịch sử Việt Nam
20
10
10
2. Lịch sử thế giới
10
5
5
3. Viết các câu “ Trắc nghiệm ”
Cần bám vào cấu trúc của bài đã xác định để soạn thảo các câu trắc nghiệm. Các câu soạn thảo ra phải phát hiện được, đánh giá được những điều giáo viên cần tìm kiếm qua trắc nghiệm. Một số người chưa có kinh nghiệm thường bị rơi vào bẫy là viết những câu nào dễ viết hơn là viết những câu quan trọng cần viết. Khuynh hướng hình thức này sẽ đem lại những thông tin ít có giá trị, thậm chí sai lệch.
* Khi viết ‘ câu trắc nghiệm ” cần lưu ý
Câu trắc nghiệm cần được diễn đạt gọn rõ, chính xác, không gây hiểu lầm, hiểu sai.
Không nên đưa vào một câu quá nhiều thông tin, nhất là thông tin không thuộc cùng một kiến thức, đừng cố tăng mức độ khó các câu bằng cách làm cho nội dung của nó rườm ra, phức tạp.
Tránh cung cấp những thông tin đầu mối, gợi ý dẫn tới câu trả lời
Tránh những câu rập khuôn sách giáo khoa, khuyến khích học sinh học vẹt.
Trong cùng một bài tránh tình trạng một câu nào đó lại cung cấp thông tin giúp cho việc trả lời đúng một câu khác.
Tránh những câu trắc nghiệm mnag tính chất đánh lừa hay cài bẫy
Đề phòng những câu thừa giả thiết hoặc có nhiều phương án trả lời đúng.
Câu trắc nghiệm phù hợp với nhận thức, năng lực, kỹ năng đối với đối tượng học sinh
4. Trình bày “ Trắc nghiệm ”
Có thể trình bày bằng hai hình thức
- Cho phép học sinh trả lời ngay trên phiếu
- Cho học sinh trả lời trên một phiếu riêng, đề một phiếu riêng. Với hình thức này học sinh có thể sử dụng phiếu nhiều lần
5. Tổ chức bài “ trắc nghiệm ” trên lớp
Bài trắc nghiệm có thể sử dụng ở đầu tiết, cuối tiết hoặc trong tiết tùy theo mục đích và phương pháp của giáo viên
Với những bài trắc nghiệm kiểm tra từng phần, tiến hành trong 15 phút của tiết học có thể dùng máy chiếu phóng các câu hỏi lên bảng, học sinh xem chung và ghi trả lời lên phiếu làm bài cá nhân.
Đối với những đợt kiểm tra cuối kỳ, cuối năm học thì cần đặc biệt quan tâm việc tổ chức để việc đánh giá mỗi học sinh được chính xác, hạn chế học sinh nhìn bài nhau nên dùng một số bài “trắc nghiệm” khác nhau phải xen kẽ.
6. Chữa bài trắc nghiệm
Giáo viên đối chiếu với đáp án, làm một bài mẫu theo đúng đáp án, sau đó đối chiếu với mỗi bài làm của học sinh với bài mẫu, gạch bỏ những câu trả lời sai và cuối cùng tính số câu trả lời đúng.
Để tăng năng suất chấm, có thể dùng bảng đục lỗ làm bìa trình bày theo đúng kích cỡ phiếu làm bài, có đục lỗ ở những câu đúng (đối với loại câu đúng, sai) câu được lựa chọn.
7. Xử lý kết quả “ trắc nghiệm ”
Sau khi có kết quả, giáo viên phải tập hợp đối chiếu giữa lớp này với lớp khác, nhận xét kỹ năng làm bài để kịp thời điều chỉnh họat động dạy và học, Giáo viên phải liên tục nhận thông tin ngược và rút kinh nghiệm khi soạn bài trắc nghiệm
* Dẫn chứng minh họa
1. Câu “ đúng – sai ”
Phong trào cải cách tôn giáo đã có tác động trực tiếp như thế nào tới xã hội châu Âu thời bấy giờ?
Em hãy điền chữ đúng ( Đ) hoặc sai (S ) vào các ô trống sau:
- Phong trào cải cách tôn giáo đã lên án mạnh mẽ những giáo lý giả dối của giáo hội, những hủ tục lễ nghi phiền toái
- Phong trào cải cách tôn giáo đã làm bùng lên những cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ tư sản chống phong kiến Châu Âu.
- Phong trào cải cách tôn giáo đã đòi thiết lập những giáo lý Ki-tô mới
2. Câu nhiều lựa chọn
Khu vực Đông Nam á ngày nay gồm những nước nào?
Em hãy điền dấu + vào ô trống những nước đó
Đài Loan	Philipin
Campuchia	Lào
Xin-ga-po	Thái Lan
Việt Nam	In-đô-nê-xi-a
Mi-an-ma	Đông ti mo
Ma-lai-xi-a	Bru-nây
3. Câu ghép đôi
Em hãy kẻ các mũi tên từ cột I sang cột II cho đúng
Cột I
Nơi có di chỉ
Cột II
Tên di chỉ
Quảng Ninh
Thẩm ồm
Quảng Bình
Hang Hùm
Lạng Sơn
Thang Lang
Ninh Bình
Kéo Lùng
Nghệ An
Sơn Vi
Yên Bái
Hạ Long
Phú Thọ
Bàu Tró
4. Câu điền:
Em hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống () để trả lời
Xã hội phong kiến ở Trung Quốc đã được hình thành thế nào?
ở phía Bắc... có một vùng..hết sức rộng lớn, phì nhiêu. Đó là vùng đồng bằng....do phù sa sôngtạo nên. ở đây, người Trung Quốc đã xây dựng Nhà nước đầu tiên của mình từ 2000 năm trước công nguyên rồi mở rộng dần xuống phía Nam.
5. Trắc nghiệm thái độ hành vi
Câu trả lời câu dẫn (hành vi)
A
B
C
1. Học bài cũ trước khi đến lớp
2. Làm bài tập Lịch sử
3. Tìm hiểu truyền thống lịch sử địa phương
A. Đôi khi
B. Thường xuyên	
C. Chưa bao giờ
IV. Kết quả và bài học kinh nghiệm
1. Kết quả
Trong năm học 2007 – 2008
Tôi đã kiểm tra trắc nghiệm kiến thức môn Lịch sử đối với bài kiểm tra miệng, 15 phút, một tiết và bài kiểm tra học kỳ cho khối 7. Kết quả đạt được rất khả quan.
Lớp
Sĩ số
Chất lượng
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A
38
22
57,9
5
13,2
6
15,7
5
13,2
0
0
7B
36
18
50,0
6
16,7
7
19,4
5
13,9
0
0
Cộng
74
40
54,0
11
14,9
13
17,6
10
13,5
0
0
 So với những năm về trước, tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi tăng, điểm trung bình, yếu kém giảm nhiều. Học sinh rất đam mê phương pháp kiểm tra trắc nghiệm và hứng thú hơn, chăm chỉ hơn trong những giờ học Lịch sử mà trước đây vốn rất nặng nề. Đặc biệt là trong các tiết bài tập, khi đưa ra các bài tập trắc nghiệm đã luôn lôi cuốn được sự chú ý, tự chủ của học sinh trong bài học, bài làm.
2. Bài học kinh nghiệm
Bước sang thế kỷ XXI với sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện kỹ thuật, trắc nghiệm được đưa vào sử dụng ngày càng phổ biến mở rộng phạm vi tác dụng bằng những loại hình thích hợp. Nhưng trắc nghiệm không phải là phương pháp vạn năng, không thay thế hoàn toàn cho các phương pháp kiểm tra khác mà cần được sử dụng, phối hợp với nhau một cách hợp lý mới phát huy được tác dụng của nó.
Mỗi phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đều có những ưu, nhược điểm riêng. Với xu thế hiện nay, phương pháp kiểm tra trắc nghiệm là một phương pháp được đánh giá cao bởi nó có nhiều ưu điểm hơn và nhược điểm của nó đều có hướng khắc phục.
Qua nhiều lần sử dụng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm tôi nhận thấy phương pháp kiểm tra này phù hợp với nhận thức tâm lý, kiến thức của học sinh THCS.
Nếu kết hợp phương pháp kiểm tra trắc nghiệm nhuần nhuyễn với các phương pháp khác sẽ góp phần quan trọng trong dạy - học đáp ứng kịp nhu cầu hiện nay.
Nhưng để đạt được điều đó, người giáo viên thực sự nắm vững kỹ thuật sử dụng trắc nghiệm, nếu không sẽ đi đến kết quả trái ngược với mong muốn.
C. Kết luận
Lịch sử là một bộ môn khoa học giúp học sinh nắm vững được kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Nhưng những năm học trước đây Lịch sử được coi là một môn học nặng tính lý thuyết, học sinh chỉ cần học thuộc những gì ở sách giáo khoa và giáo viên cung cấp là đủ. Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu phát triển về giáo dục và đào tạo, phương pháp dạy học môn Lịch sử cũng được thay đổi nhiều. Việc kiểm tra đánh giá học sinh cũng cần phải có những điều chỉnh mang tính khách quan và chính xác tới nức tối đa có thể, tạo điều kiện để mỗi học sinh bộc lộ thực chất khả năng và trình độ của mình. Nếu làm được những điều đó, tôi tin chắc rằng việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với bộ môn Lịch sử là một trong những con đường có hiệu quả nhất nhằm phát huy tối đa tính năng động của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh có thời cơ khám phá, phát hiện tri thức mới. Phương pháp kiểm tra trắc nghiệm đối với bộ môn lịch sử sẽ được áp dụng rộng rãi trong nững năm học tới ở bậc THCS.
	Dương Thủy, tháng 11 năm 2008
	Người viết
	Trần Thị Diệu Liến

File đính kèm:

  • docLich su_Doi moi cong tac kiem tra danh gia_Tran Thi Dieu Lien_THCS Duong Thuy.doc
Sáng Kiến Liên Quan