Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp giảng dạy trong giờ Ôn tập Ngữ văn bậc THCS
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy và học nhất là ở bậc học THCS. Nghị quyết Hội nghị Trung ¬ng VIII khãa IX vÒ ®æi míi c¨n b¶n, toµn diÖn nền gi¸o dôc cũng đã nêu rõ:“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học. chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội ngoại khóa.”
Đối với các bộ môn khoa học khác việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học để đạt được hiệu quả tốt đã là khó, không phải một sớm một chiều có thể thực hiện được, thì đối với môn Ngữ văn điều đó càng không dễ dàng, nhất là ở những tiết “Ôn tập”, “Tổng kết”.
ất cả học sinh đều hào hứng tham gia, kể cả học sinh yếu cũng mạnh dạn thể hiện ý kiến của bản thân. Phần 2: vào cuộc. Sau khi kết thúc phần chơi thứ nhất, giáo viên giới thiệu chuyển sang phần chơi thứ 2 để học sinh xác định thể loại và phương thức biểu đạt của các văn bản. 1. Bước 1: giáo viên cho học sinh xác định thể loại và phương thức biểu đạt tương ứng với từng văn bản. Tôi đi học Truyện ngắn Tự sự kết hợp biểu cảm Trong lòng mẹ. Hồi kí Tự sự kết hợp biểu cảm Tức nước vỡ bờ Tiểu thuyết Tự sự kết hợp miêu tả Lão Hạc Truyện ngắn Tự sự kết hợp biểu cảm 2. Bước 2: Kiểm tra, củng cố hiểu biết về các thể loại bằng cách yêu cầu học sinh trình bày những hiểu biết của mình về các thể loại đó. Ví dụ. ? Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về thể loại truyện ngắn ? Em hiểu gì về thể loại hồi kí? Thể loại tiểu thuyết có gì khác với truyện ngắn và hồi kí Hoặc để kiểm tra việc nắm vững kiến thức ở học sinh, nắm vững những kiến thức biểu đạt qua từng văn bản giáo viên có thể dựa vào bảng tổng hợp hỏi kĩ hơn như: ? Em hãy chỉ ra yếu tổ biểu cảm được thể hiện trong văn bản Lão Hạc Sau khi củng cố xong phần thể loại và phương thức biểu đạt giáo viên chốt ý và chuyển sang phần khác. Phần 3: vượt chướng ngại vật. Mục đích của phần chơi này là củng cố khắc sâu kiến thức về giá trị nghệ thuật của từng văn bản, nếu giáo viên chỉ phát vấn câu hỏi và học sinh trả lời thì có thể các em sẽ trả lời theo kiểu học vẹt. Để khắc phục tình trạng này, giáo viên cho học sinh quan sát thật kỹ những thông tin cho trước về giá trị nghệ thuật của các văn bản để xác định xem những thông tin đó ứng với từng văn bản truyện kí nào thì đòi hỏi học sinh phải nắm chắc giá trị nghệ thuật của các văn bản mới tránh được nhầm lẫn. 1 2 3 4 - Dòng hồi tưởng kể theo thời gian. - Kết hợp hài hoà: kể, tả, biểu cảm. - Hình ảnh so sánh đặc sắc. - Nghệ thuật kể chuyện chân thực cảm động. Kết hợp giữa kể với bộc lộ cảm xúc. - Miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc. - Có những hình ảnh so sánh độc đáo. - Khắc họa nhân vật rõ nét, tự nhiên. - Bút pháp miêu tả linh hoạt sống động. - Ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ đối thoại đặc sắc. - Nghệ thuật kể chuyện, khắc họa nhân vật đặc sắc. - Bút pháp miêu tả tâm lý nhân vật. Dựa vào kiến thức học sinh vừa xác định giáo viên có thể phát vấn để đánh giá mức độ hiểu, vận dụng kiến thức của học sinh. Ví dụ: ? Em hãy chỉ ra những hình ảnh so sánh đặc sắc trong hai văn bản: Tôi đi học và Trong lòng mẹ. ? Những hình ảnh so sánh ở hai văn bản trên có tác dụng gì ? Tại sao nói nhân vật chị Dậu được khắc họa rõ nét, tự nhiên. ? Những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản có ý nghĩa gì (nghệ thuật là phương tiện để chuyển tải nội dung tư tưởng của tác giả, làm cho văn bản trở nên sinh động, cuốn hút người đọc người nghe). Sau khi giúp học sinh nhớ lại, củng cố khắc sâu kiến thức về giá trị nghệ thuật của các văn bản truyện kí đã học giáo viên chốt ý và chuyển sang củng cố về nội dung của văn bản qua phần chơi về đích. Phần 4: về đích. Ở phần này dựa vào sự chuẩn bị ở nhà, học sinh sẽ điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh nội dung của các văn bản truyện ký đã học. Những kỉ niệm trong sáng của .............................. .............................. Nỗi cay đắng, tủi cực ...................... ............................ của chú bé Hồng Bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời và............................. Số phận ........... của người nông dân trong xã hội cũ và .............. .............của họ. Sau khi học sinh hoàn chỉnh về giá trị nội dung của các văn bản, giáo viên cần trực tiếp đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức về nội dung của các văn bản, cụ thể như sau: Văn bản Tôi đi học: ? Những kỉ niệm trong sáng của nhân vật tôi trong ngày đầu đến trường được kể theo trình tự nào. (trình tự thời gian, không gian: trên đường tới trường - lúc ở sân trường - ở trong lớp học). ? Qua đó giúp em hiểu được gì về cảm xúc, tâm trạng của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đến trường. - Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ, trang trọng và lo lắng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên. Văn bản Trong lòng mẹ: ? Tại sao chúng ta có thể khẳng định rằng Bé Hồng có một hoàn cảnh đáng thương và tội nghiệp. - Mồ côi cha, sống xa mẹ. Mẹ do nghèo túng phải bỏ đi tha hương cầu thực. - Bản thân sống nhờ nhà cô ruột nhưng thiếu vắng tình yêu thương, luôn bị hắt hủi. ? Trong hoàn cảnh đó bé Hồng vẫn luôn dành cho mẹ tình cảm như thế nào. - Yêu thương mẹ cháy bỏng, tôn trọng, tin tưởng mẹ. ? Tình yêu thương đó được thể hiện ở những hoàn cảnh cụ thể nào. - Khi trò chuyện với bà cô. - Khi gặp mẹ, được ở trong lòng mẹ. ? Nếu như ở VB: Trong lòng mẹ chúng ta cảm nhận được tình cảnh tội nghiệp, đáng thương và tình yêu mẹ cháy bỏng của chú bé Hồng thì ở 2 văn bản: Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc em thấy đều có điểm gì chung? - Đều viết về người nông dân với những phẩm chất cao đẹp. ? Vẻ đẹp tâm hồn của chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là gì? - Lòng yêu thương chồng. ? Lòng yêu thương chồng của chị Dậu được thể hiện qua những hành động, việc làm nào. - Chăm sóc chồng. - Chống lại cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ chồng. GV: Trước đòn roi của cai lệ và người nhà lý trưởng, chị đã dám đứng lên để chống lại với một tinh thần phản kháng mạnh mẽ. Cai lệ bị chị túm lấy cố ấn dúi ra cửa, còn người nhà lý trưởng thì bị chị túm tóc lẳng ngã nhào ra thềm. ? Do đâu mà chị có sức mạnh tiềm tàng như vậy. - Do tình yêu chồng. - Do sự đè nén, áp bức của cai lệ và người nhà lý trưởng hay đó là của XHPK. GV: Đây cũng chính là vẻ đẹp của tinh thần phản kháng tiềm tàng ở người nông dân mà nhà văn Ngô Tất Tố đã cảm nhận và thể hiện. Bởi thế mà khi đọc Tắt đèn Nguyễn Tuân cho rằng nhà văn Ngô Tất Tố đã sui người nông dân nổi loạn. ? Nếu trong văn bản Tức nước vỡ bờ, Chị Dậu giàu lòng yêu thương chồng thì trong truyện ngắn Lão Hạc, nhân vật lão Hạc có những phẩm chất cao quý nào? - Giàu lòng nhân hậu. - Giàu lòng thương con. - Giàu lòng tự trọng. Sau đó giáo viên có thể tích hợp với kiến thức truyện kí ở lớp 6 để chốt vấn đề giúp học sinh có cái nhìn khái quát hơn về truyện kí: Như vậy, nếu ở truyện kí trung đại mà các em đã được học ở lớp 6 có nội dung thiên về răn dạy đạo lý làm người, với cốt truyện đơn giản, nhân vật được xây dựng theo kiểu cổ tích (Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng; Mẹ hiền dạy con; Con hổ có nghĩa) thì trong văn học hiện đại, truyện kí đã có sự đổi mới theo hướng hiện đại hoá nội dung: các tác phẩm tập trung phản ánh con người và thực tại của xã hội. Khi hoàn thành các phần chơi, chơi giáo viên chiếu trên màn hình bảng thống kê đầy đủ và chốt lại toàn bộ nội dung phần 1: về tác giả, văn bản, thể loại, phương thức biểu đạt, giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện kí Việt Nam đã học để học sinh so sánh đối chiếu với nội dung đã chuẩn bị bài ở nhà, học sinh tự bổ sung những kiến thức mà phần chuẩn bị của các em còn thiếu. Giải pháp này sẽ làm thay đổi không khí căng thẳng trong các giờ học, tăng thêm hứng thú cho người học, học sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duy sáng tạo, Hứng thú và chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách ở học sinh qua bộ môn Ngữ văn. Giúp học sinh không chỉ chủ động củng cố khắc sâu được kiến thức ở từng nội dung của văn bản truyện kí mà còn củng cố được cả về thể loại. Trên cơ sở kiến thức nội dung ở phần một học sinh đã được củng cố, khắc sâu, đến nội dung của phần thứ hai trong giờ ôn tập học sinh sẽ dễ dàng so sánh để tìm ra các điểm chung giữa các văn bản, nội dung phản ánh của các văn bản hay những đặc điểm về nhân vật trong các văn bản, bút pháp xây dựng hình ảnh thơ... thông qua các “Hoạt động nhóm” “Giải ô chữ”, “Rung chuông vàng”, “Tiếp sức”. Tuy nhiên, phải chú ý một điều là khi tổ chức các trò chơi, giáo viên cần lưu ý nêu trước thể lệ trò chơi và qui định thời gian cho HS biết để thực hiện. Và đặc biệt phải chú ý kết hợp với các phương pháp khác để có hiệu quả cao trong tiết dạy. Khi đưa ra câu hỏi trong trò chơi “Giải ô chữ”, GV cần chuẩn bị sẵn những câu hỏi gợi mở để HS nhanh chóng tìm ra ô chữ, không để làm ảnh hưởng đến tiết học. Ví dụ: Để giúp học sinh tìm ra những điểm giống nhau giữa 3 văn bản: Lão Hạc; Trong lòng mẹ; Tức nước vỡ bờ theo các phương diện: - Thời gian. - Phương thức biểu đạt. - Thể loại. - Đề tài, chủ đề. - Nội dung chủ yếu. - Đặc sắc nghệ thuật. Giáo viên tổ chức tiếp cho học sinh tham gia trò chơi “Rung chuông vàng” theo hệ thống các câu hỏi: ? Các văn bản Lão Hạc; Trong lòng mẹ; Tức nước vỡ bờ được sáng tác vào giai đoạn nào? - Giai đoạn 1930 - 1945 (thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám). ? Về thể loại 3 văn bản có điểm gì chung. - Đều là văn tự sự, là truyện ký hiện đại. ? Em hiểu thế nào là truyện ký hiện đại. - Truyện ký hiện đại bao gồm các thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, hồi ký, bút ký, phóng sự, tuỳ bút. Truyện có cốt truyện, nhân vật, tình tiết còn kí là ghi chép các sự việc có thật. ? Theo các em cả 3 văn bản đều viết về đề tài gì. ? Lấy đề tài về con người và xã hội đương thời, vậy các tác giả đã tập trung phản ánh điều gì ở con người và thực tại xã hội đó: a. Đi sâu miêu tả vẻ đẹp, số phận cực khổ của những con người bị vùi dập. b. Phơi bầy thực trạng xâu xa của xã hội. ? Các tác giả đã khắc họa vẻ đẹp, số phận cực khổ của con người và phơi bầy thực trạng xấu xa của xã hội bằng thái độ như thế nào + Yêu thương, đồng cảm trước số phận khổ đau của con người. + Ngợi ca những phẩm chất đẹp đẽ của con người. + Lên án, tố cáo những tàn ác xấu xa của xã hội. ? Vậy về nội dung chủ yếu cả 3 văn bản đều có điểm gì chung. - Đều thể hiện tinh thần nhân đạo. ? Về phương diện nghệ thuật cả 3 văn bản đều có điểm gì chung. - Cả 3 văn bản đều có lối viết chân thực gần đời sống, sinh động. Hình ảnh nhân vật không chỉ được thể hiện qua lời nói, hành động, qua bút pháp miêu tả chân thực của tác giả mà còn được thể hiện qua những cảm xúc, diễn biến tâm trạng của nhân vật.. Hoặc giáo viên có thể tổ chức hoạt động nhóm: cho học sinh thảo luận nhóm theo bàn đưa ra ý kiến giải quyết một vấn đề chung. Ví dụ: Khi dạy bài Ôn tập truyện kí Việt Nam ở lớp 8, để tìm ra những nét khác biệt cụ thể ở 3 văn bản: Lão Hạc; Trong lòng mẹ; Tức nước vỡ bờ, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận theo các nhóm vớí nội dung cụ thể sau: Nhóm 1: Chỉ ra sự khác nhau về thể loại. Nhóm 2: Sự khác nhau về phương thức biểu đạt. Nhóm 3: Sự khác nhau về nội dung. Nhóm 4: Sự khác nhau về nghệ thuật. Với kết quả trình bày của các nhóm, giáo viên có thể hệ thống bằng bản đồ tư duy. Sau đó giáo viên chốt lại nội dung bài học theo bản đồ tư duy để giúp học sinh ghi nhớ khắc sâu kiến thức. BẢN ĐỒ TƯ DUY 2.2 Ưu điểm của giải pháp mới - Phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh. - Phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác học tập, tạo tâm thể thoải mái, sự hào hứng học tập của học sinh. - Rèn luyện các kỹ năng cho học sinh: kỹ năng tư duy, vận dụng kiến thức; kỹ năng tổng hợp, phân tích, so sánh; kỹ năng khái quát, kỹ năng bộc lộ suy nghĩ, ý kiến của bản thân, - Nắm được bản chất của kiến thức, khắc phục tình trạng học vẹt, học đối phó, ngại học văn của một bộ phận học sinh hiện nay. Chất lượng môn học được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ học sinh Trung bình, Yếu giảm nhiều. 2.3 Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp mới Áp dụng giải pháp “Đổi mới phương pháp giảng dạy trong giờ Ôn tập Ngữ văn bậc học THCS”, chúng tôi nhận thấy có tính mới, tính sáng tạo so với phương pháp dạy học thông thường như sau: - Đặc biệt quan tâm đến các đối tượng học sinh, lấy học sinh làm trung tâm để tổ chức các hoạt động giáo dục. - Đa dạng các hình thức dạy học để giờ học sinh động, học sinh hào hứng tích cực tham gia tìm hiểu, nắm vững kiến thức, kỹ năng. - Sử dụng ưu thế của công nghệ thông tin để đem lại hiệu quả giờ dạy. - Chú trọng khả năng vận dụng kiến thức và yêu cầu hiểu bản chất vấn đề. V/ ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Năm học 2013 - 2014, 2014 - 2015, chúng tôi đã thử nghiệm giải pháp “Đổi mới phương pháp giảng dạy trong giờ Ôn tập Ngữ Văn bậc THCS” với mong muốn tạo hứng thú học tập, tình yêu đối với môn Ngữ văn của học sinh THCS và nâng cao chất lượng môn Ngữ văn. - Để áp dụng giải pháp này các đồng chí giáo viên cần: tâm huyết với nghề, có sự đầu tư, tìm tòi trong khâu soạn giáo án để thiết kế các hình thức học tập phong phú, hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh từng lớp, từng địa phương. - Tận dụng thế mạnh của công nghệ thông tin để các em học sinh vừa hào hứng học tập vừa khắc sâu, nắm vững kiến thức. Đồng thời rèn cho các em ý thức tự học, tích cực tìm hiểu, học hỏi thêm những kiến thức hay, bổ ích trên mạng Internet. - Giáo viên phải chủ động về kiến thức, có ý thức rèn luyện các kỹ năng trong mỗi giờ học môn Ngữ văn cho học sinh. - Các em học sinh cần có ý thức chuẩn bị bài ở nhà chu đáo. Tập trung, tích cực, tự tin tham gia các hoạt động ở trên lớp. Mạnh dạn bày tỏ ý kiến, suy nghĩ để cùng trao đổi với thầy cô. Giải pháp đổi mới này được áp dụng khi dạy dạng bài Ôn tập phần Văn trong môn Ngữ văn ở tất cả các khối lớp bậc THCS trên toàn quốc. Tuy nhiên khi thực hiện, các đồng chí giáo viên cần căn cứ vào đối tượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường để vận dụng phù hợp, hiệu quả. VI. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN 1. Hiệu quả kinh tế - Đối tượng là HS trường THCS Ninh Thành - Thời điểm khảo sát tháng 3 năm 2015 với các em học sinh trong nhà trường ở các khối lớp dạy theo cả phương pháp cũ và phương pháp mới thông qua các câu hỏi sau: Câu hỏi 1: So với tiết ôn tập truyền thống và tiết ôn tập có lồng ghép trò chơi em thích các học nào hơn? Tại sao? Câu hỏi 2: Khi học tiết ôn tập có lồng ghép trò chơi để khám phá kiến thức em thích phần chơi nào nhất? Tại sao? Kết quả khảo sát: Câu hỏi khảo sát Ý kiến học sinh Câu 1 100% học sinh thích tiết ôn tập có đổi mới về hình thức. Vì các em được hoạt động thoải mái, tích cực trong học tập. Câu 2 - 85 % học sinh thích cách hệ thống bài học theo phần nội dung trò chơi ở phần 1. - 15 % Thích vận dụng bản đồ tư duy hệ thống kiến thức. - Từ chỉ tiêu chất lượng bộ môn ngữ văn những năm trước đây chỉ đạt 65% học sinh từ trung bình trở lên trong đó có 17% học sinh Khá Giỏi. Qua áp dụng sáng kiến “Đổi mới phương pháp giảng dạy trong giờ Ôn tập ngữ văn bậc THCS” mà chất lượng trên trung bình của bộ môn đạt từ 85% trở lên. Qua so sánh tỉ lệ các năm, bản thân tôi thấy có sự chuyển biến rõ nét nhờ vào việc áp dụng phương pháp ôn tập mà sáng kiến đã nêu. * Bảng thống kê so sánh kết quả khi chưa áp dụng sáng kiến và khi áp dụng sáng kiến. - Thời điểm cuối năm học 2012 - 2013 khi chưa áp dụng sáng kiến: Khối lớp TSHS HL Giỏi HL Khá HL TB HL Yếu HL Kém Sl % Sl % SL % SL % SL % Khối 6 65 6 9.2 10 15.4 44 67.7 5 7.7 0 0 Khổi 7 98 7 7.1 21 21.4 62 63.3 8 8.2 0 0 - Thời điểm cuối năm học 2014 - 2015 khi áp dụng sáng kiến: Khối lớp TSHS HL Giỏi HL Khá HL TB HL Yếu HL Kém Sl % Sl % SL % SL % SL % Khối 8 65 10 15.4 20 30.8 34 52.3 1 1.5 0 Khổi 9 98 16 16.3 45 45.9 34 34.7 3 3.1 0 - Từ việc học sinh sôi nổi, tham gia thể hiện ý kiến của bản thân trong giờ học sẽ giúp các em say mê, chủ động tự tìm hiểu học tập ở nhà. Thay vào việc tham gia các lớp học thêm học sinh có thể phụ giúp thêm công việc nhà cho gia đình. 2. Hiệu quả xã hội - Với việc thực hiện giải pháp trên, trong thời lượng ôn tập theo PPCT giáo viên đã chuyển tải hết các nội dung chương trình yêu cầu. Bên cạnh đó các em học sinh không cảm thấy quá tải mà rất thích thú học, không khí lớp học vui và có chất lượng. Học sinh được thực hành luyện tập nhiều, hình thức luyện tập khá phong phú không có cảm giác đơn điệu, học sinh hiểu sâu và nhớ lâu, tư duy tốt. - Học sinh rất háo hức và thích thú khi đến giờ Ngữ văn. Các em có thói quen học - làm bài và chuẩn bị bài ở nhà khá tốt. Đặc biệt các em biết tự tạo cho mình kỹ năng hệ thống kiến thức và rất thích được trình bày ý kiến của mình. - Nhờ kiến thức được sơ đồ hóa, nhờ được thực hành nhiều trong tiết ôn tập nên các tiết Ôn tập, Tổng kết cuối học kì cũng như tiết Ôn tập, Tổng kết cuối năm học, học sinh có thể tự độc lập khái quát kiến thức tốt và thực hiện bài tập tích cực, chính xác. - Chất lượng học tập môn Ngữ văn được nâng lên rõ rệt. Các bậc phụ huynh yên tâm, tin tưởng nhiều hơn ở thầy cô, nhà trường. VII/ NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN Qua thực tế áp dụng giải pháp Đổi mới phương pháp giảng dạy trong giờ Ôn tập phần Văn bậc học THCS bản thân chúng tôi rút ra được một số kinh nghiệm: - Trước tiên, để thực hiện tiết dạy ôn tập phát huy tính tích cực của học sinh thì giáo viên chúng ta cần xác định bài Ôn tập có 2 phần: + Phần hệ thống hoá kiến thức lý thuyết có liên quan đến nội dung ôn tập. + Phần luyện tập thực hành: bao gồm các dạng bài tập yêu cầu học sinh vận dụng đơn vị kiến thức vừa hệ thống để giải quyết và liên hệ thực tế. Qua xác định như thế, chúng ta sẽ xây dựng phương pháp, hệ thống câu hỏi, trò chơi phù hợp với từng phần trong tiết Ôn tập. - Bên cạnh đó, để thực hiện tốt tiết Ôn tập, chúng ta cần phải nắm vững kiến thức trọng tâm bài Ôn tập và định hướng yêu cầu thực hành để dặn dò học sinh chuẩn bị thống kê kiến thức tốt và chuẩn bị chu đáo các trò chơi kiến thức theo yêu cầu thực hành của giáo viên . - Trong quá trình thực hiện tiết Ôn tập, chúng ta cần phải kiểm tra nghiêm túc quá trình chuẩn bị bài của học sinh và có khen thưởng hoặc phê bình kịp thời. Nhất là thường xuyên kiểm tra học sinh Trung bình, Yếu tạo cho các em có thói quen chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Có như thế thì tiết Ôn tập mới diễn ra thành công và đảm bảo thời gian. - Khi xây dựng giáo án, chúng ta phải xây dựng các dạng câu hỏi từ phát hiện đến nâng cao và là dạng câu hỏi mang tính hệ thống, khái quát. Cần chú ý các câu hỏi phát huy trí sáng tạo của học sinh. Nhất là dạng câu hỏi so sánh, liên hệ. - Bên cạnh đó, công việc quan trọng mà giáo viên cần chuẩn bị đó là phiếu học tập (hệ thống kiến thức), hình thức trò chơi cho phần thực hành. * Chúng ta cần lưu ý rằng: nếu phần chuẩn bị của học sinh không tốt, trò chơi của giáo viên không hấp dẫn, học sinh chưa quen với cách thực hiện trò chơi thì tiết Ôn tập theo phương pháp trên sẽ không tiến hành được. Chính vì thế mà việc sử dụng bảng phụ, máy chiếu, các trò chơi kiến thức phải được thuần thục (nghĩa là phải tổ chức thường xuyên trong các tiết học chứ không phải đợi đến thao giảng hoặc hội thi mới sử dụng). Vì lứa tuổi học sinh THCS hiếu động nên phần luyện tập nhất thiết phải vận dụng nhiều hình thức và nên có phần thưởng cho những đội thắng cuộc (có thể là tràng pháo tay, điểm cộng,). - Để dành nhiều thời gian cho thực hành, giáo viên không nên ghi bảng nhiều và không nên cho học sinh ghi vở nhiều. Phần nội dung kiến thức cần trình bày bằng sơ đồ hệ thống hoá kiến thức. KẾT LUẬN Tóm lại, cho dù tiết dạy nào, khối lớp nào, cũng đòi hỏi ở người giáo viên phải có một năng lực chuyên môn vững, có đầu tư soạn giảng khoa học, vận dụng phương pháp sáng tạo hợp lý, phù hợp với đối tượng học sinh, một lòng yêu nghề, nhiệt tình tâm huyết với nghề, quý mến học sinh, mong học sinh tiến bộ Tất cả những điều đó mới tạo nên một tiết Ôn tập Ngữ văn thành công. Trên đây là những sáng kiến từ thực tế giảng dạy để phát huy tính tích cực, chủ động trong các tiết ôn tập phần Văn của chương trình Ngữ văn THCS. Trong quá trình thực hiện chuyên đề này, chúng tôi đã được các đồng chí trong tổ chuyên môn đóng góp ý kiến quý báu. Tuy nhiên, khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Chúng tôi rất mong Hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm các cấp góp ý và bổ sung để sáng kiến của chúng tôi được hoàn thiện hơn. TP Ninh Bình, ngày 11 tháng 5 năm 2015 Người nộp đơn Đồng tác giả Hoàng Thị Thanh Hoa Lê Thị Hồng Vân Trịnh Thị Vân Khánh
File đính kèm:
- SK HOA-VÂN-KHÁNH.doc