Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy Toán phù hợp đối tượng học sinh Bải Ninh

1. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :

Là một hệ thống tác động liên tục qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh để học sinh chiếm lĩnh nội dung kiến thức nhằm đạt mục tiêu đã định.

2. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :

Là sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học truyền thống, hiện đại như (Thuyết trình, giảng giải - minh hoạ, vấn đáp – gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề .) tuỳ theo đặc điểm bộ môn, kiểu bài nhằm phát huy tính tích cực của học sinh cụ thể :

Học sinh được suy nghĩ, phát biểu, thảo luận, thực hành nhiều hơn.

Song, để có một tiết dạy học tốt cùng với quá trình đổi mới phương pháp dạy học thì người giáo viên cần nắm rõ đối tượng học sinh của mình, nhất là giảng dạy ở khu vực trường miền núi nói chung và trường THCS Bảo ninh nói riêng.

 

doc6 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2492 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy Toán phù hợp đối tượng học sinh Bải Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đổi mới phương pháp dạy toán phù hợp
 đối tượng học sinh bảo ninh
----------------------
 Một số khái niệm cơ sở
Phương pháp dạy học :
Là một hệ thống tác động liên tục qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh để học sinh chiếm lĩnh nội dung kiến thức nhằm đạt mục tiêu đã định.
Đổi mới phương pháp dạy học :
Là sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học truyền thống, hiện đại như (Thuyết trình, giảng giải - minh hoạ, vấn đáp – gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề ...) tuỳ theo đặc điểm bộ môn, kiểu bài nhằm phát huy tính tích cực của học sinh cụ thể :
Học sinh được suy nghĩ, phát biểu, thảo luận, thực hành nhiều hơn.
Song, để có một tiết dạy học tốt cùng với quá trình đổi mới phương pháp dạy học thì người giáo viên cần nắm rõ đối tượng học sinh của mình, nhất là giảng dạy ở khu vực trường miền núi nói chung và trường THCS Bảo ninh nói riêng.
Tìm hiểu thực tế
Thực trạng đối với giáo viên :
Trong công tác soạn giảng người giáo viên thường quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học cụ thể : Xây dựng quy trình tổ chức các hoạt động trong tiết học, ít quan tâm đến việc tìm tỏi, củng cố kiến thức cũ và việc vận dụng, huy động những kến thức này vào để khai thác, phát triển ra kiền thức mới – kiến thức bài dạy.
Chưa phân loại về câu hỏi, bài tập củng như đối tượng học sinh từ đó chưa có sự định hướng về câu hỏi với đối tượng ( học sinh ) sẽ trả lời .
Giáo viên thường ít gọi học sinh yếu trả lời hoặc giải bài tập vì sợ mất nhiều thời gian .
Thường coi nhẹ vai trò đánh giá , tự đánh giá của học sinh từ đó ít để kết hợp điều này để đưa ra nội dung hay kết luận của kiến thức bài dạy.
Thực trạng của học sinh trường thcs bảo ninh
Đây là trường có 2 dặc điểm tương đối nổi bật :
Trường mang tính chất miền biển
Có sự phân hoá về chất lượng : Giỏi, khá, TB ,yếu, kém rất rõ .
Có nhiều học sinh cá biệt về chất lượng ( thể hiện mất gốc, mất căn bản)
Địa bàn dân cư trãi rộng , điều kiện học sinh đi lại khó khăn do đó công tác sĩ số , việc duy trì tỷ lệ chuyên cần không đảm bảo ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng .
Nhận thức của nhân dân còn yếu, việc đầu tư về thời gian học tập ở nhà, đồ dùng học tập còn ít đồng thời công tác quản lý học sinh ở nhà của phụ huynh không tốt do đó đòi hỏi người giáo viên phải có phương án dạy sao cho học sinh phải năm kiến thức cơ bản cũng như vận dụng giải bài tập ngay tại lớp ( đặc biệt là số học sinh yếu kém ).
Xây dựng quy trình bài dạy
Trong mỗi bộ môn , mỗi tiết dạy thì có những đặc điểm những nét riêng từ đó đưa ra những hướng đi , phương pháp dạy học phù hợp , song tất cả đều lấy chất lượng học sinh làm hiệu quả tiết dạy , cũng chính vì điều này kết hợp với đặc điểm của đối tượng học sinh Bảo Ninh mà người giáo viên dạy ở đây có phương pháp dạy học mang nét riêng , trong việc tổ chức hoạt động sao cho tích cực hoá học sinh.
Kiểm tra bài cũ 
( Khâu này cần đạt được )
- Huy động được kiến thức cũ phục vụ cho xây dựng bài mới, kiến thức mới.
- Từ đó kiến thức cũ biến đổi phát triển thành kiến thức mới . thông qua hệ thống câu hỏi hoặc bài tập nhỏ.
- Đánh giá được mức độ nắm kiến thức của học sinh. Trong thời gian này người giáo viên cần quan tâm đến học sinh yếu, kếm đặc biệt trường THCS Bảo Ninh quan tâm đến các em bằng hướng dẫn riêng , trực tiếp.
2. Hoạt động xây dựng bài mới 
Trước hết cần xác định kiến thức trọng tâm, cơ bản của bài dạy từ đó tạo hoạt động để trực tiếp đến kiến thức cụ thể 
- Đối với mỗi hoạt động :
Giáo viên kích thích, hướng dẫn, tổ chức điều khiển( thông qua hệ thống câu hỏi dẫn dắt , hay bài tập nhỏ ) ở đây hệ thống câu hỏi cần lưu ý :
+ Chính xác, dễ hiểu , đủ cho các đối tượng ( chú ý nhất là học sinh TB,yếu, kém).
+ Không dàn trải kiến thức , chú trọng đến kiến thức cơ bản 
 - Học sinh ( chủ thể nhận thức )
+ Có nhu cầu nhận biết và huy động cao khả năng của mình ( kể cả học sinh yếu, kém ) 
+ Tri giác, thực hiện biến đổi , thực hành để xây dựng kiến thức mới .
 3. Hoạt động củng cố luyện tập 
- Khắc sâu kiến thức bằng những câu hỏi , bài tập nhỏ . Người giáo viên cần chú ý lôi cuốn được học sinh vào cuộc nhất là học sinh yếu , kém dừng để học sinh thờ ơ với bài tập .
- Phân loại bài tập , đưa ra hướng , phương pháp giải cho các dạng bài .
- Rèn được các kỹ năng vè hình, giải toán, trình bài lời giải ...
 4. Hướng dẫn về nhà 
- Củng cố được kiến thức bài học 
- Huy động kiến thức cũ phục vụ kiến thức bài sau
- Bài tập tiếp cận kiến thức mới của bài học sau.
Một số ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Khâu kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới 
Tiết : Bài : Ba điểm thẳng hàng 
Gọi 2 học sinh lên bảng( đối tượng có thể học sinh Tb , yếu, kém ) 
HS 1: Vẽ đường thẳng m ? Xác định 3 điểm A,B,C thuộc m ? 
HS 2: Vẽ đường thẳng n ? Xác định 2 điểm S,R, thuộc n và F không thuộc n ? 
- Học sinh tự nhận xét- đánh giá
- Giáo viên tổng kết - đánh giá, nêu câu hỏi :
? nhận xét quan hệ 3 điểm A,B,C với đường thẳng m ? 
=> Từ đó rút ra 3 điểm A,B,C thẳng hàng 
? nhận xét quan hệ 3 điểm R,S,F với đường thẳng n 
=> Từ đó rút ra 3 điểm R,S,F không thẳng hàng 
Vậy : Thế nào là 3 điểm thẳng hàng , 3 điểm không thẳng hàng thầy trò ta cùng nghiên cứu trong tiết học hôm nay.
Ví dụ 2: Tiết : 17 Bài : Tổng 3 góc trong một tam giác 
Phần 3 : Tiến trình lên lớp 
Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ( bìa hình tam giác ) 
? Nhắc lại tính chất của 2 đường thẳng song song 
- Nhận xét đánh giá 
Bài mới : 
? Hai tam giác khác nhau – Tổng của 3 góc của mỗi tam giác sẽ như thế nào ?
Hoạt động 1 : ( Học sinh hoạt động theo nhóm )
Hãy vẽ 2 tam giác bất kỳ 
Đo , tính tổng 3 góc của mỗi tam giác?
Nhận xét kết quả tìm được của tổng 3 góc của 2 tam giác ?
- Để xem thử việc đo đạc , tính toán của chúng ta đúng hay sai ta sang hoạt động tiếp theo, hoạt động cắt ghép hình .
 Hoạt động 2: ( Học sinh hoạt động theo nhóm)
Từ miếng bìa hình tam giác – hãy ký hiệu góc A,B,C ? 
Cắt rời góc B,C hãy đặt kề với góc A ? 
Nêu dự đoán về tổng 3 góc của một tam giác?
Lưu ý : 
Việc cắt ghép không áp đặt 
 Mục đích : 
+ Làm xuất hiện cách nhận biết số đo tổng 3 góc của tam giác 
+ Hướng chứng minh định lý .
Từ dự đoán của học sinh, giáo viên khẳng định dự đoán đúng( nếu đúng) và đưa ra định lý về tổng 3 góc của một tam giác.
Tổng 3 góc của một tam giác 
? Học sinh phát biểu định lý ?
? Nêu GT-KL của định lý ?
? Thế nào là chứng minh định lý ? 
? Hãy chứng minh 
Qua việc ghép hình giáo viên hướng dẫn học sinh chứng minh
? Hãy kẽ đường thẳng phụ ?
Nhận xét A1 và B ?
Nhận xét A3 và C ?
Kết luận về A + B + C ?
1. Định lý : (SGK)
GT: Cho tam giác ABC
KL: A + B + C = 18Oo 
Chứng minh : Qua A kẽ xy // BC
Ta có : 
xy // BC => A1 = B (so le trong)
Xy // BC=> A3 = C ( so le trong)
 từ 1 và 2 nên ta có :
A+B+C= A1 + A3 + A = 1800
Khẳng định :định lý 
? Nêu kết luận tổng số đo của 3 góc tam giác bất kỳ?
? Nhận xét kết luận về so sánh tổng 3 góc của 2 tam giác bất kỳ ?
 - Vận dụng định lý giải bài tập :
Cũng cố luyện tập 2. Luyện tập :
 Bài tập 1: 
Trong nhóm : HS hoạt động theo nhóm 
Bạn học khá hướng dẫn bạn yếu Các nhóm báo cáo kết quả 
 Bài tập 2:
? Bài toán cho gi? Cần gì? HS giải , giáo viên hướng dẫn 
? Hãy vẽ ABC, A = 80, C = 30
? Tia phân giác góc A?
? Để biết góc ADC hoặc ADB ta cần điều gì ? 
? Hãy tìm A ? 
? Từ đó tìm ADC? ADB?
Hướng dẫn về nhà :
? Nếu khái niệm tam giác vuông ? Từ đó xác định tổng 2 góc nhọn còn lại ? 
? khái niệm góc ngoài của tam giác ?
Bài tập ( tiếp cận )
Bài 1: Cho tam giác ABC , A= 900 . Tìm B + C = ?
Bài 2: Cho tam giác ABC, trên tia đối của CB lấy điểm M 
So sánh : A = B và ACM
Kết quả
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiển trong quá trình dạy học với sự chỉ đạo của lãnh đạo Nhà trường trong công tác tổ chức chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, sự phối kết hợp và giúp đở của bạn bè đồng nghjiệp cùng với bản thân thực hiện biện pháp đổi mới phương pháp trên tôi nhận thấy các em học sinh đã vươn lên về mọi mặt, đặc biệt là chất lượng bước đầu được nâng lên với kết quả đầy hứa hẹn, học sinh bước đầu đã có sự làm quen với phương pháp dạy học .
- Học sinh biết tự học, tự nghiên cứu và chủ động chiếm lĩnh kiến thức qua các hoạt động .
- Một số học sinh cá biệt về chất lượng bước đầu nắm được một số kiến thức cơ bản và có ý thức hơn trong việc học tập của mình do đó sự phân hoá về chất lượng của học sinh cũng được xoá bỏ .
- Học sinh yếu, kém có thói quen học ở nhà , xây dựng kiến thức bài mới trong quá trình xây dựng bài .
Kết luận
Trong quá trình hiện nay , đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình – nội dung - sách giáo khoa mới thực sự là mục tiêu của ngành và toàn xã hội .
Việc sử dụng, vận dụng phương pháp dạy học “tích cực hoá học sinh” càng được nâng lên khi chúng ta nắm rõ đối tượng người học và biết phân hoá đối tượng để có phương pháp phù hợp cho từng cá thể cụ thể. Đồng thời cùng với sự đổi mới phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh người giáo viên cần quan tâmhơn trong việc hướng dẫn học sinh ở nhà và quản lý việc học ở nhà , chuẩn bị bài ở nhà , có thể nói đây là nguyên nhân của sự nắm kiến thức của học sinh hay là cơ sở , là yếu tố để học sinh nắm chắc kiến thức .
Với các biện pháp trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở địa bàn trường THCS Bảo Ninh như trên. Tôi cảm nhận đã thu được một số kết quả thiết thực trong công tác đổi mới phương pháp dạy học cũng như công tác nâng cao chất lượng giáo dục . Song, làm thế nào để có được kết quả bền vững mới là điều quan trọng với đề tài này, tôi mong muốn góp phần thúc đẩy công tác đổi mới phương pháp dạy học sớm thành công nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học ở địa bàn xã miền biển còn tương đối khó khăn như xã Bảo Ninh nói riêng .	
Bảo ninh, ngày 17 tháng 3 năm 2006
 Người viết 
 Nguyễn Xuân Hùng

File đính kèm:

  • docDMPP Day Toan.doc
Sáng Kiến Liên Quan