Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng hình thành và phát triển năng lực HS trong chương Phương trình bậc nhất một ẩn - Đại số 8

1. Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học (PPDH), kiểm tra đánh giá (KTĐG) ở trường phổ thông:

Hiện nay, hướng đổi mới của giáo dục nước ta là thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, chuyển từ PPDH theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời cần đổi mới KTĐG. Đối với người GV, khi tiến hành dạy học phải xác định rõ mục tiêu của bài, nội dung và phương pháp cũng như kỹ thuật tổ chức quá trình dạy học sao cho có hiệu quả. Muốn biết có hiệu quả hay không, người GV phải thu thập thông tin phản hồi từ HS để đánh giá và qua đó điều chỉnh các phương pháp dạy, kỹ thuật dạy của mình và giúp HS điều chỉnh các phương pháp học. Do vậy, KTĐG là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học, là động lực để thúc đẩy sự đổi mới của quá trình dạy và học (đổi mới PPDH, cách thức tổ chức các hoạt động dạy học, đổi mới công tác quản lý ).

2. Xuất phát từ những ưu điểm của chương trình, PPDH và KTĐG theo định hướng hình thành và phát triển năng lực HS:

Chương trình giáo dục theo định hướng hình thành và phát triển năng lực (hay định hướng kết quả đầu ra) nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức. Chương trình này tạo điều kiện quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của HS. Ưu điểm của chương trình dạy học định hướng đầu ra là tạo điều kiện quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của HS. Tuy nhiên nếu vận dụng một cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học thì có thể dẫn đến các lỗ hổng tri thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức. Ngoài ra chất lượng giáo dục không chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra mà còn phụ thuộc quá trình thực hiện.

PPDH theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV-HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kĩ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.

Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lí thông tin, giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra

 những quyết định sư phạm giúp HS học tập ngày càng tiến bộ. Đánh giá kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau.

 

doc30 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2678 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng hình thành và phát triển năng lực HS trong chương Phương trình bậc nhất một ẩn - Đại số 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 2 HS ngồi cùng bàn. Qua đó, các em có thể tự đánh giá chính mình và được bạn đánh giá.
* Bài tập 2:
Câu 1: Phương trình 2x + 24 = 3x + 4 có nghiệm là: 
A. 20 B. -20 C. 21 D. 22
Câu 2: Phương trình x – 11 = 0 có tập nghiệm là: 
A. S={10} B. S={16}
C. S={11} D. S={18}
GV chiếu nội dung từng câu hỏi trên màn hình. Sau đó cho HS đứng tại chỗ trả lời từng câu. 
GV: ô chữ tìm được từ 2 bài tập trên có liên quan đến một ngày lễ lớn của chủ điểm tháng này, đó là ngày lễ gì? hãy nêu hiểu biết và suy nghĩ của em về ngày này? (HS trả lời).
GV chốt: Ngày 20-11 là ngày Hiến Chương các Nhà Giáo, có ý nghĩa tôn vinh và tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô giáo trong sự nghiệp trồng người.
	Bài tập này GV cho HS làm nhanh, làm việc một cách độc lập, HS tự lực vận dụng kiến thức vừa thu được qua bài học để giải quyết nhiệm vụ được giao. Qua đó các em có thể tự mình đánh giá mức độ nhận thức và vận dụng kiến thức của mình vào làm bài tập, đồng thời GV có được sự phản hồi từ HS về hiệu quả của tiết dạy. HS được rèn luyện kỹ năng tự học, tự lực và nhanh chóng giải quyết vấn đề được đặt ra, được rèn luyện làm bài tập dạng trắc nghiệm khách quan. Ở đây có sự hỗ trợ của CNTT một cách rất hiệu quả.
Từ kết quả của 2 bài toán, HS đưa ra ô số 20-11 và nêu hiểu biết, suy nghĩ của bản thân về ngày Lễ có liên quan đến ô số này. Qua đây HS được giáo dục tư tưởng, đạo đức, niềm tin yêu, được bồi đắp tình cảm tốt đẹp của truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc.
2.4.5. Bước 5. Hướng dẫn về nhà. 
Nội dung hướng dẫn về nhà cần có tác dụng giúp HS được củng cố, nắm vững các nội dung kiến thức trong bài học thông qua việc vận dụng kiến thức trong hoàn cảnh mới, đặc biệt trong những tình huống gắn với thực tế đời sống hằng ngày. Khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu và mở rộng kiến thức, để không bao giờ được hài lòng và hiểu rằng ngoài những kiến thức được học trong nhà trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học, học ở nhiều nguồn tài liệu, học ở nhiều lúc, nhiều nơi khác ngoài nhà trường, ngoài SGK, ngoài những điều được GV cung cấp. 
Các cách hướng dẫn:
HS thực hành, vận dụng từng phần, từng đơn vị kiến thức cơ bản của nội dung bài đã học. 
GV giúp HS thấy được ý nghĩa thực tế của các tri thức toán học, từ đó khắc sâu kiến thức đã học. 
Khuyến khích HS diễn đạt theo ngôn ngữ, cách hiểu của chính các em. Khuyến khích HS tập phát biểu, tập diễn đạt bước đầu có lý lẽ có lập luận. Giao nhiệm vụ về nhà để hoàn thiện công việc.
Giao cho HS những nhiệm vụ bổ sung và hướng dẫn HS tìm các nguồn tài liệu khác để mở rộng kiến thức đã học, cung cấp cho HS các nguồn sách tham khảo và nguồn tài liệu trên mạng 
Ví dụ : Trong chủ đề 1: “Mở đầu về phương trình” GV tổ chức cho HS hoạt động như sau.
Nhiệm vụ 1: Đầu tiên, GV chiếu nội dung bài toán: 
 “Vừa gà vừa chó
 Bó lại cho tròn
 Ba mươi sáu con
 Một trăm chân chẵn.
 Hỏi có bao nhiêu gà, bao nhiêu chó?”
Và nói: Đây là một bài toán cổ rất quen thuộc ở Việt Nam. Làm thế nào để tìm được số con gà, số con chó? Bài toán này có liên hệ gì với bài toán sau: 
Tìm x biết: 2x + 4(36-x) = 100 và 4x + 2(36-x) = 100 ? 
(Hay giải các PT: 2x + 4(36-x) = 100 và 4x + 2(36-x) = 100 ? )
HS sẽ nhanh chóng tìm được mối liên hệ giữa hai bài toán trên, GV cho HS về nhà tự tìm hiểu và diễn tả bằng lời mối quan hệ đó. 
Tiếp theo GV đặt vấn đề: Trong khi học các môn Toán, Lí, Hóa chúng ta thường gặp những bài toán có lời văn liên quan đến việc giải PT không? Các em hãy tự đề xuất 1 một bài toán mà mình còn gặp khó khăn vướng mắc khi giải quyết? (Phát cho mỗi HS một tờ giấy A4, yêu cầu HS viết đề bài vào, sau đó thu một số bài tiêu biểu để chiếu lên.)
GV hướng dẫn: Để giải các bài toán này chúng ta có một phương pháp chung là: đề bài hỏi đại lượng nào ta gọi đại lượng đó là ẩn, sau đó biểu thị các đại lượng chưa biết còn lại qua ẩn và các đại lượng đã biết để lập được pt. Để tìm được giá trị của ẩn ta phải giải pt, và cách giải pt như thế nào những tiết học sau chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu.
Với cách tổ chức này:
 HS dễ dàng tự mình tìm ra hướng giải quyết bài toán.
 HS biết vận dụng kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới, đặc biệt trong những tình huống gắn với thực tế đời sống hằng ngày. 
HS cảm thấy tự tin khi lĩnh hội và vận dụng kiến thức mới, háo hức chờ đợi những bài học tiếp theo, thôi thúc các em có nhu cầu tự tìm hiểu. Thông qua việc lập luận để tìm ra biểu thức chứa biến (hay PT) HS được rèn luyện khả năng diễn đạt, lập luận, suy luận logic và ứng dụng của toán học vào đời sống hằng ngày.
Nhiệm vụ 2: Em hãy tìm hiểu xem cách viết pt được ra đời và hoàn thiện như thế nào? (GV hướng dẫn: Sử dụng SGK và mạng Internet).
Nhiệm vụ 3: Làm các bài tập trong SGK, SBT; Xem trước bài “PT bậc nhất
1 ẩn và cách giải”.
2.5. Biên soạn đề kiểm tra (dựa vào bảng mô tả) theo quy trình sau:
2.5.1. Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra: Căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của HS để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.
	2.5.2. Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra: Lựa chọn một trong các hình thức như đề kiểm tra tự luận; đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan; đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên (có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan).
	2.5.3. Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề KT):
 Lập 1 bảng hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao). Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu và tổng số điểm của các câu hỏi.
 Cấp độ
Tên 
chủ đề 
(nội dung,chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1
Chuẩn KT, KN cần kiểm tra (Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
Số điểm Tỉ lệ %
Số điểm
Tỉ lệ:
Số điểm
Tỉ lệ:
Số điểm
Tỉ lệ
Số điểm
Tỉ lệ
Chủ đề 2
Chuẩn KT, KN cần kiểm tra
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số điểm
Tỉ lệ:
Số điểm
Tỉ lệ:
Số điểm
Tỉ lệ
Số điểm
Tỉ lệ
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số điểm
%
Số điểm
%
Số điểm
%
Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra:
- Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra.
- Tiết chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy.
- Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) 
- Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra.
- Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương..) tương ứng với tỉ lệ %.
- Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng.
- Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột.
- Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột.
- Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
2.5.4. Bước 4. Biên soạn câu hỏi, bài tập theo ma trận.
 Khi biên soạn câu hỏi, bài tập theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: Loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định.
Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt cần biên soạn câu hỏi thỏa mãn các yêu cầu của từng loại câu hỏi.
Biên soạn câu hỏi, bài tập theo các mức độ nhận thức của kiến thức, kĩ năng và định hướng hình thành năng lực. Cần biên soạn các câu hỏi và bài tập ở các mức độ khác nhau theo ma trận (câu hỏi bài tập nhận biết, câu hỏi bài tập thông hiểu, câu hỏi bài tập vận dụng thấp, câu hỏi bài tập vận dụng cao). Các câu hỏi phải tường minh rõ ràng, đúng quy cách (theo công văn số 8773 của Bộ GD&ĐT).
2.5.5. Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm: 
Xây dựng hướng dẫn chấm tương ứng với phần câu hỏi vừa biên soạn.
Cần đảm bảo những yêu cầu: về nội dung (khoa học, chính xác), về cách trình bày (cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu), phù hợp ma trận đề kiểm tra. 
Xây dựng bản mô tả mức độ đạt được để HS có thể tự đánh giá.
Ví dụ 1: Đề kiểm tra 15 phút sau chủ đề 1 “Mở đầu về phương trình”.
Mục tiêu: Kiểm tra nội dung bài “Mở đầu về phương trình”, kiểm tra năng lực của HS trong việc vận dụng kiến thức vào làm các bài tập. 
Hình thức đề kiểm tra: Trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận.
Đề kiểm tra; Hướng dẫn chấm. (Phụ lục III, Đề 2, trang 56).
Ví dụ 2: Đề kiểm tra chương III “Phương trình bậc nhất 1 ẩn”.
+ Mục tiêu: 
Kiến thức: Kiểm tra về mức độ tiếp thu các kiến thức về phương trình bậc nhất một ẩn. phương trình tích và pt chứa ẩn ở mẫu; Giải bài toán bằng cách lập phương trình.
Kỹ năng: Kiểm tra kỹ năng nhận biết phương trình tương đương, phương trình một ẩn, phương trình bậc nhất một ẩn; Kiểm tra kỹ năng thông hiểu giải phương trình bậc nhất một ẩn, phương trình tích, tìm điều kiện xác định của phương trình chứa ẩn ở mẫu; Kiểm tra kỹ năng vận dụng giải phương trình đưa được về phương trình bậc nhất, giải bài toán bằng cách lập phương trình.
Qua kiểm tra GV thấy được những sai sót mà HS thường gặp để kịp thời sửa sai cho HS, nắm được mặt còn yếu kém của HS trong nhận thức và kỹ năng để điều chỉnh việc dạy và học cho phù hợp.
Thái độ: HS tích cực, chủ động, cẩn thận và chính xác khi làm bài kiểm tra .
+ Hình thức đề kiểm tra: Trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận.
+ Ma trận đề kiểm tra; Đề kiểm tra; Hướng dẫn chấm. (Phụ lục III, đề 3, trang 55).
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
I. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được:
1. Hiệu quả kinh tế:
Đây là một sáng kiến trong lĩnh vực giáo dục, lại còn rất mới mẻ nên việc tính cụ thể hiệu quả kinh tế làm lợi bao nhiêu tiền chưa thể tính ngay được, nhưng qua thực tế tác giả có thể đưa ra những lợi ích như sau:
Việc áp dụng các biện pháp trong sáng kiến này giúp tăng cường đổi mới PPDH, đáp ứng được yêu cầu đổi mới mang tính chất thời sự của sự nghiệp giáo dục hiện nay. Sau một thời gian nghiên cứu hệ thống lý luận đã nêu trong sáng kiến, đưa ra trình bày và thảo luận ở tổ, nhóm chuyên môn của trường cho thấy có thể đem lại hiệu quả kinh tế mang tính bền vững lâu dài vì tất cả các đồng chí GV trong nhà trường đã hiểu, đã nắm vững cách làm và biết cách áp dụng thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả. 
Để làm công tác khảo sát và điều tra thực tế, hệ thống hoá tìm ra các cách nêu trên, tác giả đã dành nhiều công sức, thời gian nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm thực tế, tổng kết toàn bộ lý luận và thực tiễn vấn đề tìm ra hướng áp dụng vào giảng dạy chương III, từ đó có cơ sở nghiên cứu và áp dụng cho toàn bộ chương trình môn toán trong trường THCS. Với hệ thống lý luận này sáng kiến sẽ giúp cán bộ quản lý và GV tiết kiệm được thời gian tìm hiểu và tổng kết hệ thống lý luận cho bản thân, tiết kiệm thời gian soạn giáo án trong quá trình giảng dạy do vậy tăng hiệu quả kinh tế cho xã hội.
Đồng thời, sáng kiến áp dụng trong thực tiễn sẽ giúp HS phát triển năng lực tự làm việc tức là năng lực tự học, tự nghiên cứu tài liệu, SGK, tìm kiến thức trên các nguồn tài liệu khác nhau nên có thể chủ động tự học mọi lúc mọi nơi, không phụ thuộc vào GV, tiết kiệm thời gian học trên lớp mà kiến thức thu được nhiều hơn, hiệu quả hơn. Mặt khác giúp HS phát triển năng lực hợp tác nhóm, năng lực giao lưu, năng lực diễn đạt ngôn ngữ trong quá trình học tập.
2. Hiệu quả xã hội:
Nội dung sáng kiến đã giúp làm sáng tỏ các vấn đề: hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về việc đổi mới nội dung chương trình, PPDH, KTĐG trong bộ môn toán cấp THCS theo hướng đổi mới hiện nay và áp dụng vào giảng dạy trong thực tế. Sáng kiến giúp chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho cán bộ quản lý, GV và HS, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tế cao, việc đưa vào giảng dạy phù hợp điều kiện thực tế hiện nay nên dễ dàng thực hiện, có tính hợp lý (bảng 2, phụ lục IV, trang 63) và tính khả thi (bảng 2, phụ lục IV, trang 63), đem lại hiệu quả cao. HS hứng thú học tập hơn, ghi nhớ nhanh hơn và nhớ lâu hơn, kết quả học tập cao (bảng 3, phụ lục IV, trang 64). 
Sau khi được nghiên cứu, tất cả các đồng chí GV trong nhóm chuyên môn toán của trường THCS Đinh Tiên Hoàng đã nắm chắc hệ thống lý luận, bước đầu biết cách lựa chọn chủ đề, lập bảng mô tả cho từng chủ đề, soạn giáo án, thực hiện giáo án trên lớp, cách KTĐG trong khi thực hiện giáo án trên lớp, ra đề kiểm tra cuối chủ đề, cuối chương. Đây là cơ sở thuận lợi cho việc nhóm chuyên môn toán tiếp tục thực hiện trong thời gian tiếp theo đối với chương trình bộ môn toán theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT.
Đặc biệt, trong chủ đề minh họa (Chủ đề 1: Mở đầu về phương trình) đã tính toán kỹ việc sử dụng phối hợp hài hòa, linh hoạt các PPDH để phát huy tối đa hiệu quả của nó; biết khai thác triệt để hiệu quả của ứng dụng CNTT và các phương tiện dạy học hiện đại; biết cách thiết kế việc tổ chức các hoạt động cho HS trong tiết học một cách liên tiếp, linh hoạt, phong phú, đổi mới, hợp lý và thực sự đem lại hiệu quả; quan tâm đến việc đổi mới KTĐG trong toàn bộ quá trình dạy - học (KTĐG kết quả học bài cũ, KTĐG trong khi học từng phần kiến thức, KTĐG trong phần củng cố, KTĐG cuối chủ đề qua một bài KT 15’). HS thực sự được làm việc, tự mình tìm ra kiến thức mới trên cơ sở kiến thức đã có dưới sự tổ chức của GV. Trên cơ sở đó, GV có thể thực hiện với các chủ đề còn lại trong chương một cách dễ dàng.
II. Bài học kinh nghiệm.
Qua nghiên cứu lý luận và qua thực tế áp dụng tác giả có một số đề xuất để việc đổi mới nội dung chương trình, PPDH, KTĐG có tính khả thi và đem lại hiệu quả như mong muốn:
1. Đối với Bộ GD&ĐT: 
Cần sớm ban hành ra bộ sách giáo khoa, sách GV, sách hướng dẫn, các loại sách tham khảo mới theo định hướng hình thành và phát triển năng lực HS.
Hoàn thiện hệ thống lý luận về đổi mới nội dung chương trình, PPDH, KTĐG để làm cơ sở thực hiện cho các cơ sở GD, các nhà quản lý, GV. Đặc biệt là đưa ra các mô hình dạy học phù hợp điều kiện các nhà trường hiện nay, có tính khả thi và hợp lý để GV có thể vận dụng thành công trong thực tế.
Cần có kế hoạch bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và GV, hay nói cách khác cần có sự đào tạo lại cho đội ngũ nhà giáo. Đặc biệt cần tập trung bồi dưỡng GV các phương pháp, kĩ thuật đánh giá mới, kỹ thuật tổ chức lớp học theo PP mới. Từng bước thay đổi thói quen cũ của GV, hướng dẫn GV cách thức ra đề thi, kiểm tra theo kiểu mở, theo cách tiếp cận năng lực, tránh khuôn vào những kiểu bài toán mẫu, tức là chỉ tập trung vào một số kiểu nhất định nhằm đáp ứng các kì thi.
2. Đối với các nhà quản lí: 
Cần có sự tham mưu với chính quyền các địa phương xây dựng CSVC, bổ sung trang thiết bị phục vụ cho dạy và học phù hợp với yêu cầu của đổi mới nội dung chương trình, PPDH và KTĐG thì việc đổi mới mới có tính khả thi.
Tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của GV, HS, cha mẹ HS và cộng đồng thông qua nhiều hình thức để mọi đối tượng hiểu rõ về chủ trương đổi mới và sẵn sàng đổi mới.
Chỉ đạo GV tham gia diễn đàn trên mạng về đổi mới KT, ĐG theo định hướng phát triển năng lực HS.
Cần thay đổi cách thức quản lý, tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý.
Cần thay đổi cách thức đánh giá GV, thay đổi công tác thi đua khen thưởng.
3. Đối với tổ, nhóm chuyên môn:
Đưa nội dung tập huấn về đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực HS vào nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn thường xuyên.
Tổ chức cho GV: nghiên cứu tài liệu định hướng dạy học và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực HS; Tiến hành xây dựng các chủ đề dạy học; Áp dụng dạy thực nghiệm trên lớp để rút kinh nghiệm.
Tổ chức chuyên đề nhóm chuyên môn về một số chủ đề tiêu biểu của bộ môn sau đó triển khai thực hiện trên diện rộng.
4. Đối với GV:
Tích cực nghiên cứu nội dung chương trình, nghiên cứu hệ thống lý luận về đổi mới nội dung chương trình, PPDH, KTĐG theo định hướng hình thành và phát triển năng lực HS.
Tích cực nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng hình thành và phát triển năng lực HS; Tiến hành xây dựng các chủ đề dạy học; Áp dụng dạy thực nghiệm trên lớp để rút kinh nghiệm; Tham gia diễn đàn trên mạng về đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực HS. Tích cực áp dụng CNTT và các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào giảng dạy.
Tóm lại: Chương trình dạy học, PPDH, KTĐG theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học là các khâu không thể tách rời của quá trình dạy học nên cần phải thực hiện đổi mới một cách đồng bộ. Đổi mới PPDH là đổi mới cách tiến hành, hình thức triển khai, phương tiện dạy học trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các PPDH cũ và vận dụng linh hoạt một số PPDH mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS. KTĐG là khâu quan trọng nhất, có tác dụng thúc đẩy việc dạy và học. KTĐG mới phải vì sự tiến bộ của HS, được diễn ra trong suốt quá trình dạy học. Đánh giá là một khoa học, đòi hỏi người dạy phải có kỹ năng, kiến thức, làm chủ được quá trình đánh giá và phải sử dụng nhiều công cụ, nhiều phương pháp, nhiều hình thức đánh giá khác nhau để đánh giá. Đổi mới chương trình dạy học, PPDH và KTĐG là một vấn đề mới và khó. Những lý luận nêu trong chuyên đề cũng chỉ là những nghiên cứu ban đầu, mang tính chất thử nghiệm nên chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết, cần được tiếp tục triển khai thực hiện và từng bước điều chỉnh thay đổi cho phù hợp với thực tế và thực sự đem lại hiệu quả như chúng ta mong muốn. 
III. Điều kiện và khả năng áp dụng.
100% GV dạy toán ở trường THCS Đinh Tiên Hoàng đều có trình độ chuyên và nghiệp vụ sư phạm môn Toán vượt chuẩn (Đại học sư phạm Toán) nên đủ trình độ để tự mình phân chia kiến thức trong chương trình thành các chủ đề phù hợp với việc sử dụng PPDH đặc trưng bộ môn, hiểu và biết cách áp dụng lý luận đổi mới PPDH, KTĐG trong soạn giáo án, tổ chức thực hiện trên lớp, soạn đề kiểm tra theo yêu cầu nói trên.
100% GV dạy toán ở trường THCS Đinh Tiên Hoàng đều có chứng nhận Tin học B trở lên (trong đó có 02 ĐH, 01 CĐ), có chứng chỉ Tiếng Anh A (trong đó 90% có chứng chỉ B) nên có thể sử dụng tốt các thiết bị dạy học hiện đại, biết cách khai thác tài liệu trên mạng và ứng dụng CNTT một cách hiệu quả vào giảng dạy.
 Tất cả các lớp trong trường đều học môn tự chọn là Tin học, HS được sử dụng và biết cách sử dụng máy vi tính ở phòng máy của nhà trường có kết nối Internet để khai thác nguồn thông tin trên mạng nên có thể thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách dễ dàng. Đối với chủ đề được học, học sinh rất hào hứng, có nguyện vọng tham gia, PPDH và cách thức tổ chức các hoạt động phù hợp (bảng 1, phụ lục IV, trang 62), HS nắm được bài, vận dụng làm bài đạt kết quả cao, phát triển được năng lực (bảng 3, phụ lục IV, trang 64).
Cách thực hiện đối với chương Phương trình bậc nhất một ẩn nêu trong sáng kiến có tính hợp lý cao (bảng 2, phụ lục IV, trang 63) rất gần với những gì mà GV vẫn làm từ trước đến nay do vậy có thể áp dụng thực hiện cho tất cả các chương trong chương trình môn toán ở các khối lớp cấp THCS nên có tính khả thi cao (bảng 2, phụ lục IV, trang 63).
Nội dung sáng kiến là động lực quan trọng để thúc đẩy GV tăng cường nghiên cứu và thực hiện việc đổi mới PPDH, KTĐG, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đáp ứng được yêu cầu hiện nay trong giáo dục.
Nội dung sáng kiến có thể vận dụng được với điều kiện cơ sở vật chất hiện có của các nhà trường THCS vì phương tiện dạy học đa dạng, phong phú, từ đơn giản thô sơ đến hiện đại. Đặc biệt, tất cả các trường THCS đều có các phòng máy vi tính, máy chiếu đa năng, các hệ thống Internet, đài, đồ dùng và thiết bị dạy học do Bộ GD&ĐT cung cấp, sách giáo khoa, sách tham khảo, các tài liệu khác phục vụ cho cán bộ quản lý, GV, HS; đại đa số GV có máy tính kết nối Internet và máy in tại nhà, có đủ SGK, tài liệu tham khảonên thuận tiện trong việc nghiên cứu, khai thác tài kiệu phục vụ cho việc đổi mới PPDH và KTĐG.
Nội dung của sáng kiến đi theo đúng hướng chỉ đạo của ngành giáo dục, đúng hướng đổi mới hiện nay và có tính thời sự nên khá thuận lợi cho việc áp dụng vào thực tiễn. Khi đưa sáng kiến vào áp dụng trong thực tiễn, kinh phí sử dụng hằng năm không đáng kể nên việc áp dụng rất khả thi.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
 Vũ Hồng Hải
 Nguyễn Hữu Du
 Đỗ Thị Doan
 Dương Thị Quỳnh Oanh
 Đặng Thị Tuyết
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT

File đính kèm:

  • doc3. Nội dung SKKN.doc
  • doc1. Bia SKKN.doc
  • doc2. Mục lục.doc
  • doc4. Phu luc I. Bang mo ta 7 chu đê.doc
  • doc5. Phu luc II. Giao an MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH.doc
  • doc6. Phu luc III. cac đê kiem tra (15 phut , 45').doc
  • doc7. Phu luc IV. Cac bang KS.doc
  • doc8. Tai lieu TK.doc
  • ppt9. trinh chieu tiet 42 mo dau ve ptmoi_dongho.ppt
Sáng Kiến Liên Quan