Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học Toán 6 theo mô hình trường học mới

Mục đích của đề tài:

 Đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu về việc đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới nói chung mà cụ thể là đổi mới phương pháp dạy học môn Toán 6. Khác phương pháp dạy học hiện hành, đây là mô hình dạy học không những đổi mới về tổ chức lớp học, mà quá trình dạy học cũng được đổi mới từ dạy- học cả lớp sang dạy- học theo nhóm. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động dạy học, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức và tạo điều kiện tốt nhất để mọi học sinh được tham gia vào quá trình học tập. Giáo viên tổ chức hoạt động học tập giúp học sinh vừa tự tìm tòi,phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện kỹ năng, đồng thời được rèn luyện về phương pháp tự học. Giáo viên quan tâm vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và của tập thể học sinh để xây dựng bài học. Phương pháp học theo nhóm luôn hiện hữu, cố định, xuyên suốt cả quá trình tham gia học tập của học sinh. Học theo phương pháp này các em được học tập thoải mái, được trải nghiệm, được vui chơi trong giờ học giúp các em rất tự tin, nên các em rất thích đến lớp đến trường và hứng thú trong học tập. Phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập và rèn luyện một số kĩ năng cơ bản như kĩ năng hợp tác, kĩ năng học nhóm, kĩ năng giao tiếp. Góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

 

doc18 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 3250 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học Toán 6 theo mô hình trường học mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo viên phải hiểu đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới là như thế nào? 
 Phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm vừa là giá đỡ, vừa là trụ cột chi phối các hoạt động sư phạm trong nhà trường. Tổ chức lớp học không chỉ phù hợp với phương pháp của mô hình trường học mới mà còn tạo ra môi trường sư phạm thân thiện, dân chủ, hợp tác giữa các thành viên trong trường và với cộng đồng. Mô hình trường học mới sẽ tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh phát huy tốt nhất các năng lực cá nhân và giá trị đích thực của các em.
 Kiểu cấu trúc bài học được khuyến khích sử dụng trong mô hình, đó là tổ chức dạy học người ta thường khuyến khích sử dụng quy trình thông qua các hoạt động trải nghiệm, khám phá, phát hiện của học sinh, quy trình gồm 5 bước chủ yếu sau:
 Gợi động cơ, tạo hứng thú Trải nghiệm Phân tích, khám phá, rút ra bài học Thực hành vận dụng. 
Để làm tốt 5 bước này, đòi hỏi bản thân người giáo viên phải tự thiết kế, đạo diễn các hoạt động học tập để giúp học sinh tự phát hiện kiến thức, phân tích kiến thức và sử dụng kiến thức.
Chẳng hạn: 
Bước1: Tạo hứng thú cho học sinh
 Muốn không khí lớp học vui tươi, kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học. Giáo viên phải nghiên cứu thật kỹ tài liệu để lựa chọn hình thức sao cho phù hợp, có thể là: đặt câu hỏi, câu đố vui, kể chuyện, một tình huống, tổ chức trò chơi hoặc sử dụng các hình thức khác..
 Ví dụ : Bài: Dấu hiệu chia hết cho 2. 
Trước khi vào tiết học, giáo viên tổ chức học sinh chơi trò chơi “Kết bạn”. Các em sẽ biết nếu “kết 4” mà lớp mình có 24 bạn thì sẽ thành lập được 6 nhóm, nếu “kết 5” thì lớp mình sẽ thành lập được 4 nhóm còn dư 4 bạn (bạn bị dư sẽ bị phạt). Thông qua trò chơi, học sinh sẽ cảm thấy trò chơi mà mình vừa được tham gia rất gần gũi với bản thân, không chỉ thế trò chơi còn kích thích tính tò mò, khơi dậy hứng thú trong học tập giúp các em muốn tiếp tục được trải nghiệm kiến thức mới.
b. Đổi mới phương pháp dạy của giáo viên:
 - Tăng cường việc sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học, các kỹ thuật dạy học để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, gắn nội dung dạy học với các tình huống thực tiễn cũng như để giải quyết các chủ đề, các dạng toán phức tạp. Trước tiên mỗi giáo viên phải nắm chắc các phương pháp dạy học tích cực và các kỹ thuật dạy học tích cực được áp dụng rộng rãi ở nhiều vùng miền và đã mang lại kết quả cao đó là :
 - Các phương pháp dạy học tích cực :
 + Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
 + Phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ.
 + Phương pháp trò chơi
 - Các kỹ thuật dạy học tích cực
 + Kĩ thuật hỏi và trả lời
 + Kĩ thuật khăn trải bàn
 + Kĩ thuật mảnh ghép
 + Kỹ thuật trình bày một phút
....
 Trao đổi với đồng nghiệp, chuyên môn để tuỳ theo từng bài, từng lớp từng hoạt động để vận dụng phương pháp dạy học nào, kỹ thuật dạy học nào cho phù hợp đặc biệt gắn bài học với thực tế cuộc sống để học sinh nhớ lâu, không bị gò ép.
 Mỗi giáo viên phải tự học, tự bồi dưỡng để biết cách khai thác những yếu tố tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống một cách phù hợp và có hiệu quả, đồng thời đưa các phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới, tạo điều kiện cần thiết để giáo viên có thể thực hiện được sự chuyển biến về các hoạt động dạy và học, chuyển từ lối truyền thụ kiến thức một chiều sang việc tổ chức các hoạt động tự lập, tự khám phá, tự chiếm lĩnh tri thức, hình thành năng lực tự học, năng lực sáng tạo của học sinh, đổi mới các hình thức tổ chức dạy học, tự bối dưỡng năng lực tổ chức dạy học theo nhiều hình thức đa dạng, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi (cả tinh thần và vật chất) cho học sinh để tổ chức một cách hiệu quả các hoạt động dạy học. Cụ thể như sau :
 * Tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa trên chuẩn kiến thức kĩ năng.Tài liệu chuẩn kiến thức giúp cho giáo viên chủ động lượng kiến thức cho bài dạy. Bởi vậy khi thực hiện giảng dạy tôi đã phân loại học sinh theo năng lực thông qua kết quả học tập. 
 * Sử dụng tài liệu hướng dẫn học hợp lý khi giảng bài trên lớp, khắc phục dạy học theo lối đọc, chép. Khi thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới việc sử dụng tài liệu hướng dẫn học làm phương tiện dạy học là hết sức cần thiết. Giáo viên chú trọng khai thác đầy đủ nội dung tài liệu hướng dẫn học kết hợp với sách giáo khoa và cập nhật thêm kiến thức các nội dung phù hợp.
 * Sử dụng hợp lý công nghệ thông tin trong các bài học, khai thác tối đa thiết bị dạy học.Ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho tiết dạy thêm sôi động, thu hút sự tập trung của học sinh. Giáo viên thật sự phải có kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo máy móc, nếu không sẽ phản tác dụng khi thực hiện.
 Bên cạnh đó, để dạy học theo mô hình trường học mới đạt hiệu quả thì giáo viên phải phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh cùng tham gia vào hoạt động giáo dục của nhà trường. Ngoài ra, bản thân mỗi giáo viên phải có quyển sổ dự kiến kế hoạch dạy học ghi lại những thành công hoặc những khó khăn vướng mắc khi thực hiện các bước dạy học trên lớp.
 - Giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, tự chủ, linh hoạt trong phương pháp dạy học. Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, các hoạt động chuyên đề của tổ của trường để học tập về đổi mới phương pháp dạy học.
  - Trong sinh hoạt tổ chuyên môn kịp thời đưa ra những khó khăn, vướng mắc như: biện pháp để học sinh học nhóm tốt, biện pháp để giúp em nhóm trưởng có thể điều khiển tốt các hoạt động học tập của nhóm, hoặc biện pháp về đổi mới phương pháp dạy học của một hoạt động nào đó ở một bài dạy cụ thể trong tổ sẽ cùng nhau thảo luận để tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
  - Thường xuyên tự học hỏi qua sách báo, thông tin đại chúng, qua đồng nghiệp thông qua các tiết học tốt, chuyên đề, thao giảng,  tự tìm kiếm những thông tin trên mạng nhằm nâng cao tay nghề, tìm ra phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh.       
  - Hàng năm, bản thân đều đăng kí một định hướng đổi mới trong năm học có thể nhân rộng làm tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp.
3.3. Đổi mới về cách học của học sinh.
 Trước hết giáo viên phải rèn cho học sinh các kĩ năng làm việc có hiệu quả ngay từ đầu năm học. Để thực hiện có hiệu quả phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới người giáo viên cần chú trọng rèn cho học sinh một số kĩ năng học tập. Trước hết phải rèn cho học sinh kĩ năng tự học theo nhóm. Hướng dẫn học trong sách bao gồm một chuỗi các hoạt động được thiết kế nhằm giúp học sinh tự học bằng cách thực hiện các yêu cầu, các chỉ dẫn, trong bài học. Vì vậy, trước hết người giáo viên cần quan tâm luyện tập cho học sinh các kĩ năng sau:
- Kĩ năng đọc - hiểu tài liệu, giáo viên cần cho học sinh hiểu được các yêu cầu, các loại, dạng bài tập.
- Kĩ năng làm việc cá nhân, khi học sinh hoạt động cá nhân giáo viên phải rèn cho học sinh ý thức tập trung suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, tự mình trình bày ý kiến cá nhân và tự đánh giá kết quả hoạt động của cá nhân.
- Kĩ năng làm việc hợp tác theo cặp, theo nhóm, giáo viên phải rèn cho học sinh biết tổ chức hoạt động nhóm, nhận nhiệm vụ, lên kế hoạch, phân công, đảm nhận trách nhiệm, phối hợp với các thành viên trong nhóm để hoàn thành tốt công việc của nhóm.
- Kĩ năng sử dụng đồ dùng học tập ở các góc học tập, sử dụng tài liệu tham khảo ở thư viện trong lớp học.
- Kĩ năng tự học ở môi trường xung quanh, gia đình và cộng đồng.
 Đồng thời giáo viên phải rèn cho học sinh có được nhận thức đúng đắn về mục đích học tập và tự lực, tích cực thực hiện mục đích đó bằng hành động của chính mình. Học sinh được học tập theo khả năng và nhịp độ của riêng mình phù hợp với trình độ nhận thức của cá nhân học sinh. Vì vậy, kế hoạch dạy học cần được bố trí một cách linh hoạt. Mỗi học sinh được giao nhiệm vụ và mục tiêu học tập cụ thể, nhưng luôn có thể tự điều chỉnh hoạt động của chính mình để việc học phù hợp với nhịp độ tiếp thu của bản thân.
 Hoạt động tự học của học sinh vừa rèn luyện tính độc lập tích cực của học sinh, đồng thời thúc đẩy sự tham gia hợp tác, tăng cường ý thức tập thể của học sinh .
 Việc học tập tích cực trong nhóm cũng hình thành cho các em kĩ năng lắng nghe, kĩ năng ra quyết định trước khi đưa ra vấn đề, tạo sự tương tác thân thiện giữa các bạn cùng nhóm, luôn có thái độ hỗ trợ, tương trợ lẫn nhau. Tăng cường tính tích cực, chủ động, linh hoạt hơn và học sinh thật sự tham gia vào quá trình chiếm lĩnh kiến thức. 
 Với hình thức học nhóm trong quá trình học tập, học sinh có nhiều cơ hội độc lập suy nghĩ, bộc lộ ý kiến riêng khi làm việc cá nhân và có nhiều cơ hội phát huy năng lực hợp tác khi học nhóm, được tranh luận, tự đánh giá bản thân và đánh giá các bạn. Học sinh đã quen với học nhóm; tự điều khiển hoạt động trong nhóm từ đó đã giúp học sinh có ý thức để chủ động trong học tập. Học sinh đã thể hiện được khả năng của mình khi điều khiển và có thể hướng dẫn các bạn khác học. Một điều dễ nhận thấy, đó là học sinh đã mạnh dạn, linh hoạt và sáng tạo hơn trong học tập, tư duy độc lập, hợp tác để phát hiện chiếm lĩnh kiến thức bài học. 
3.4 Đánh giá động viên khuyến khích học sinh kịp thời.
 Việc kiểm tra đánh giá đánh giá phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ngay trong quá trình thực hiện mỗi hoạt động học tập để kịp thời khuyến khích, động viên và nhất là giúp các em điều chỉnh những sai sót để hoạt động học tập có hiệu quả. Để đánh giá học sinh học theo mô hình trường học mới giáo viên cần kết hợp hai hình thức đánh giá: Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. Việc đánh giá hoạt động chủ yếu do học sinh thực hiện, học sinh tự đánh giá. Có những hoạt động học sinh tự đánh giá trong cặp, trong nhóm bằng cách đổi bài cho nhau để cùng rà soát xem kết quả nào đúng và đủ, kết quả nào chưa đúng và còn thiếu. Có những hoạt động học sinh tự đánh giá chéo giữa các nhóm. Có những hoạt động học sinh cùng giáo viên đánh giá theo những tiêu chí giáo viên đã nêu.
 Giáo viên luôn tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau trong học tập, để từ đó các em thấy được những việc làm đúng và việc làm sai, những điều mình cần phải học tập bạn để phát huy và khắc phục. Không nên chê các em trước các bạn khi các em mắc phải những khuyết điểm như bài làm sai, chữ viết chưa đẹp Những em có khuyết điểm giáo viên nên trực tiếp trò chuyện và nhắc nhở. 
 Trên đây là những biện pháp mà bản thân tôi đã đúc rút và vận dụng trong quá trình thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới và đã đạt được những kết quả đáng mừng. Các phụ huynh đã quan tâm và có nhận thức đúng đắn về việc học tập của con em mình. Học sinh đều có ý thức tự học và học theo nhóm có hiệu quả cao, đặc biệt hầu hết các em đều có ý thức tự quản và tự giác trong mọi hoạt động. Chất lượng học sinh được tăng lên rõ rệt. 
 4. Kết quả đạt được: 
 Mô hình trường học mới là mô hình giáo dục được cải tiến nhằm khắc phục những hạn chế của giáo dục truyền thống, là quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động để khám phá và chiếm lĩnh các kiến thức và kỹ năng mới. Quá trình học tập theo mô hình trường học mới được diễn ra thông qua sự đối thoại và tương tác lẫn nhau giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên. Và tôi đã thực hiện đề tài này trong năm học 2015- 2016 đạt được những kết quả như sau:
 *Thứ nhất, học sinh được học theo mô hình này chắc chắn sẽ phát triển toàn diện hơn, các em có năng lực ứng xử với thực tế cuộc sống tốt hơn. Học sinh đã tỏ rõ sự mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, kĩ năng sống của các em theo đó được phát triển. Điều này, học sinh học theo mô hình hiện hành không có.
 *Thứ hai, bản thân tôi cũng như giáo viên sẽ có thay đổi sâu sắc quan niệm về nhà trường. Nhà trường không chỉ là nơi dạy chữ mà còn là nơi dạy, chăm sóc toàn diện cho học sinh. Đây thực sự là môi trường học tập, vui chơi thân thiện, nơi gắn kết các mối quan hệ: quan hệ giữa học sinh với học sinh, giữa nhà trường với học sinh, giữa nhà trường và cha mẹ học sinh, giữa giáo viên với học sinh. Trong môi trường này, các hoạt động giáo dục được thực hiện rất dân chủ, thân thiện, tạo cảm giác tin cậy, ấm áp đối với học sinh.
 *Thứ ba, mô hình dạy học sẽ làm thay đổi quá trình sư phạm của giáo viên. Giáo viên đã từ chỗ một mình, tự mình quyết định cung cấp cho học sinh những kiến thức gì trong môn học với cách dạy hiện hành thì ở mô hình này, “quyền năng” đó đã được san sẻ cho học sinh với sự gợi ý của giáo viên. Học sinh đã thực sự làm chủ cách học, làm chủ kiến thức.
 *Thứ tư, với mô hình này, học sinh sẽ được phát triển các năng lực (năng lực tự quản, năng lực hợp tác, năng lực quản lí, năng lực thuyết trình,...), đáp ứng yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nước nhà, đào tạo con người theo định hướng phát triển năng lực.
Với cách thức tổ chức hoạt động nhóm, học sinh được phát huy tối đa sự hiểu biết, năng lực của bản thân; số lần học sinh được bày tỏ ý kiến nhiều hơn; những học sinh yếu được giáo viên quan tâm nhiều hơn và được các bạn trong nhóm giúp đỡ để hoàn thành nhiệm vụ. Điểm khác biệt lớn nhất là trước kia để đánh giá được mức độ hiểu bài của học sinh sau mỗi tiết học, giáo viên cũng chỉ có thể kiểm tra một vài học sinh; nhưng ở mô hình này, tất cả học sinh đều được các bạn khác trong nhóm kiểm tra nên không xảy ra tình trạng “bị bỏ rơi”.
 Với chất lượng học tập tại các lớp học theo mô hình trường học mới, học sinh phát huy được “5 tự”: tự học, tự sáng tạo, tự tin, tự giác, tự chủ. Đảm bảo mục tiêu: chuyển giáo dục sang tự giáo dục; việc dạy của giáo viên sang thành việc học của học sinh; dạy học theo lớp chuyển thành học theo nhóm và học theo thầy thành học theo sách. Học sinh phát huy tốt kỹ năng: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau .
 *Thứ năm, thực hiện chương trình này mở ra cơ hội để sự phối hợp nhà trường với các đoàn thể, giữa giáo viên với phụ huynh và cộng đồng xã hội chặt chẽ hơn. Phụ huynh trực tiếp tham gia giáo dục con em mình, trực tiếp tham gia dạy con em mình thông qua việc thực hành kỹ năng của các em. Nhà trường thường xuyên liên lạc và phối hợp với phụ huynh và các tổ chức xã hội, vấn đề xã hội hóa giáo dục tiến hành rất tốt. Dư luận và phụ huynh đồng tình, ủng hộ và mong muốn tham gia vào công việc chung của nhà trường, của lớp để thể hiện trách nhiệm. Vì vậy, công tác xã hội hóa quá trình giáo dục không cần hô hào mà đã trở thành nhu cầu tự thân. Rất nhiều hiệu ứng tích cực từ các lớp học theo mô hình trường học mới đã tạo ra không khí lao động sáng tạo ở mỗi nhà trường, điều mà trước đây ở mô hình dạy học hiện hành là không thể có được .
 Điểm mới có tính chất tiên quyết trong mô hình là “lấy người học làm trung tâm” đã mang lại những ưu điểm nổi bật: Học sinh tự học, hiểu và làm được như sách hướng dẫn, giáo viên hiểu để tổ chức tốt cho học sinh học, cha mẹ hiểu con học những gì và học như thế nào. Thực sự, đây là bước đột phá cho công cuộc đổi mới phương pháp dạy học. Thúc đẩy việc học tập của học sinh. Giúp học sinh:
-Tự tin, độc lập suy nghĩ khi bắt đầu giải một bài toán .
- Biết cộng tác, hợp tác với mọi người khi khi giải quyết vấn đề.
- Có kỹ năng làm việc nhóm 
- Biết quan tâm, có trách nhiệm trong các hoạt.
- Biết phấn đấu, làm chủ quá trình học tập của mình.
- Có nhiều kỹ năng trong giao tiếp và kỹ năng sống 
Kết quả khảo sát trên 25 học sinh lớp 6 Trường THCS Tân Đông.
Phương pháp truyền thống
Phương pháp mới
Số học sinh có kết quả đúng
Số học sinh có kết quả sai
57.1%
42.9%
88.6%
11.4%
III. KẾT LUẬN: 
 1.Tóm lược giải pháp:
 Qua gần một năm vận dụng các giải pháp đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học kiểu mới nói trên bản thân tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy học Toán ở trường THCS nói chung và khối lớp 6 dạy theo mô hình trường học kiểu mới nói riêng là rất cần thiết. Qua quá trình thực hiện đã mang lại những kết quả tốt đẹp. Giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học nên đã phát huy được tính tích cực, chủ động, tinh thần hợp tác, chia sẻ để cùng nhau tìm tòi, khám phá kiến thức trong học sinh. Học sinh luôn tự lập, tự khám phá, tự chiếm lĩnh tri thức, hình thành năng lực tự học, năng lực sáng tạo. Các em phát triển tốt các kỹ năng sống như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử...Tạo được một môi trường học tập thân thiện, vui vẻ, thoải mái. Chất lượng học tập ngày càng cao. 
 Tuy nhiên kết quả chỉ đạt ở mứt khá là do: 
 - Học sinh nông thôn giao tiếp còn yếu. Sĩ số học sinh trong lớp còn quá đông, rất khó cho việc chia nhóm, kê lại bàn ghế đủ cho học sinh trong một lớp thực hiện dạy học theo mô hình mới. Theo quy chuẩn thì mô hình trường học mới cần phòng học tối thiểu 100 m vuông trong khi thực tế phòng học của các lớp chỉ rộng 50 m vuông.
 - Có một số bài tập ứng dụng quá khó so với học sinh ở nông thôn. Nếu giáo viên không hướng dẫn sẽ không làm được.
 - Cách bố trí học nhóm tạo điều kiện cho một số em lười học nói chuyện riêng trong khi cô giáo bận đi hướng dẫn các nhóm khác.
 - M«n to¸n ®ßi hái ë kh¶ n¨ng ph©n tÝch vµ t­ duy cao mµ løa tuæi c¸c em thì nh÷ng kh¶ n¨ng nµy cßn nhiÒu h¹n chÕ.
 Tõ nh÷ng nguyªn nh©n trªn ng­êi gi¸o viªn cÇn:
 - Th­êng xuyªn trau råi kiÕn thøc, ph­¬ng ph¸p d¹y häc ®Ó t¹o ®­îc høng thó häc tËp cho häc sinh.
 - CÇn quan t©m ®Õn mäi häc sinh trong líp, cã kÕ ho¹ch d¹y bï nh÷ng lç hæng kiÕn thøc cho c¸c em häc sinh yÕu kÐm, t¹o cho c¸c em niÒm tin v÷ng vµng vµ høng thó khi häc to¸n, tr¸nh g©y cho c¸c em cã c¶m gi¸c häc to¸n lµ nÆng nÒ vµ kh« khan.
 - Khi học sinh thảo luận nhóm thì giáo viên nên chọn góc quan sát làm sao để có thể bao quát được các nhóm. Từ dó giáo viên kip thời giúp đỡ khi các em gặp khó khăn.
 - Giáo viên cũng nên chốt lại những vấn đề trong nội dung bài học nhằm tránh cho các em hiểu sai vấn đề. 
 2. Phạm vi đối tượng áp dụng:
 Caùc phương phaùp naøy coù theå aùp duïng cho lôùp 6 ôû caùc tröôøng THCS, phöông phaùp tieán haønh cuõng raát ñôn giaûn, deã thöïc hieän, ñaït keát quaû tương đđối cao trong daïy - hoïc.Tuy nhieân, thöïc hieän caàn linh ñoäng phuø hôïp thöïc teá töøng ñoái töôïng hoïc sinh vaø ñieàu kieän daïy hoïc cuûa cô sôû. Tôi tin chắc rằng những kinh nghiệm của tôi cũng chỉ là một trong những điều nhỏ bé trong vô vàn kinh nghiệm của quý thầy giáo, cô giáo đi trước và các bạn đồng nghiệp. Giúp bản thân mình ngày một vững vàng hơn về kiến thức và phương pháp giảng dạy, giúp cho học sinh không còn coi môn toán là môn học khô khan và đáng sợ nhất. Đồng thời không chỉ với môn Toán 6 mà tôi cần tiếp cận với những mảng kiến thức khác của môn toán để làm sao khi giảng dạy, kiến thức truyền đạt tới các em sẽ không còn cứng nhắc và áp đặt nữa mà lúc đó chính các em sẽ là người khám phá ra.
 3. Kiến nghị đề xuất: 
 - Cần tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp cụm trường với các trường dạy thí điểm về mô hình trường học mới để tạo mối quan hệ chia sẻ, học tập lẫn nhau. 
 - MÆc dï rÊt cè g¾ng nhưng do kinh nghiÖm vµ tr×nh ®é b¶n th©n cßn h¹n chÕ nªn chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Tôi mong rằng sẽ được các đồng nghiệp, quý lãnh đạo giúp đỡ, góp ý để bản sáng kiến hoàn thiện hơn, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Xin chân thành cảm ơn.
 Người viết
MỤC LỤC
Nội dung Trang
I. Lí do chọn đề tài: 2
1. Đặt vấn đề:. 2
2. Mục đích của đề tài:........2
3. Lịch sử đề tài:.....3
4. Phạm vi đề tài:....3
II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM: 4
1. Khảo sát thực trạng đề tài:..4
2. Nội dung cần giải quyết:4
3. Biện pháp giải quyết:......7
4. Kết quả đạt được:.......13
III. KẾT LUẬN:14
1.Tóm lược giải pháp:14
2.Phạm vi đối tượng áp dụng:15
3. Kiến nghị đề xuất:..16
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới - NXBGDVN
2. Tài liệu tập huấn: Dạy học theo mô hình trường học mới, Tập 1 - NXBGDVN
3. Tài liệu tập huấn: Dạy học theo mô hình trường học mới, Tập 2 - NXBGDVN
4. Các phương pháp dạy học hiệu quả. - NXBDGVN.
5. Sách hướng dẫn học Toán 6. Tập 1
5. Sách hướng dẫn học Toán 6. Tập 1
7. Hỏi đáp về phương pháp dạy học ở THCS – NXBGDVN
8.Tăng cường năng lực dạy học của giáo viên - NXBGDVN
9. Sách giáo khoa Toán 6. Tập 1
10. Sách giáo khoa Toán 6. Tập2

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_toan_6_the.doc
  • docBANG TU CHAM DIEM.doc
  • docBIA SKKN.doc