Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, lấy học sinh làm trung tâm
Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, lấy học sinh làm trung tâm
Phương pháp đổi mới học tập lấy học sinh làm trung tâm là một phương pháp phát huy khả năng tự lực của học sinh, đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Phương pháp này giúp các em tự nhận thức đầy đủ kiến thức qua việc thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, phương pháp làm việc nhóm, có những phương pháp học tập chuyên biệt môn Lịch sử.
- Trước giáo viên phải dành thời gian 5 đến 7 phút dặn dò giao câu hỏi (phần việc bài mới) để học sinh về nhà chuẩn bị.
- Phải giao phần việc cụ thể cho từng nhóm, từng cá nhân và hướng dẫn cụ thể cách làm bài.
- Đến lớp phải thảo luận nghiêm túc.
- Phân công xoay vòng người trình bày của tổ nhóm.
- Cho các em trình bày theo cách diễn đạt của mình, sau đó giáo viên nhận xét, sửa chữa.
GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ, LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình dạy học hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề rất quan trọng, để nâng cao tính tích cực chủ động của học sinh và vai trò của người thầy trong quá trình dạy học cần phải có một phương pháp mới trong giảng dạy và học tập, góp phần nâng cao chất lượng ở các bộ môn nói chung và môn Lịch sử nói riêng. Vậy đổi mới phương pháp học tập ở đây là đổi mới về phía người thầy hay là người học? Và dạy học lấy học sinh làm trung tâm là gì? Là thuật ngữ dùng để miêu tả cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh nhằm tạo cơ hội cho học sinh tự khám phá, tìm tòi các khái niệm và các thông tin mới với sự hỗ trợ, khuyến khích và hướng dẫn của giáo viên (mà không chỉ dựa vào lắng nghe, ghi nhớ những gì giáo viên nói). Dạy học lấy người học làm trung tâm được xem là một quan niệm, một xu hướng dạy học hướng vào người học, đề cao vai trò chủ thể, tính tích cực chủ động của người học. Thầy giáo đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, còn học trò là người thực hiện, phát hiện và quyết định quá trình nhận thức của mình. Dạy học lấy người học làm trung tâm có những lợi thế: dựa trên nhu cầu, lợi ích của người học, vai trò làm chủ, tính tích cực trong lĩnh hội. Phát huy vốn sống, vốn kinh nghiệm, khả năng tư duy sáng tạo của học sinh và hướng vào ý nghĩa thực tiễn của tri thức. Dạy học theo hướng này thì người học, học ở nhiều người (thầy cô, bạn bè, sách báo,) và học được từ rất nhiều điều, biết cách học, cách giải quyết vấn đề từ đó hình thành động cơ học tập... Đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm đã được thực hiện từ năm 2002 cùng với sự đổi mới của chương trình sách giáo khoa. Căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi năm học mà vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy luôn được thực hiện theo hướng năm sau cao hơn năm trước. Chính vì những lí do, trong quá trình giảng dạy, tôi thấy phương pháp lấy người học làm trung tâm là rất hiệu quả, nên tôi xin chia sẻ cùng quý đồng nghiệp vài phương pháp sau. II. NỘI DUNG Đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm là ta đã xác định được đối tượng trung tâm mà tri thức hướng tới là học sinh. Vì vậy người thầy sẽ là người hướng dẫn các em tiếp thu tri thức nhân loại để phát triển chính bản thân mình trở thành chủ thể tích cực và sáng tạo. Nhân vật trung tâm này phải là một chủ thể có ý thức, có nhu cầu, có hứng thú, ham thích học và tích cực trong hoạt động học tập, biết cách học để chiếm lĩnh khoa học. Vì thế, người thầy phải là người có khả năng tổ chức, điều khiển mọi hoạt động của HS, giúp HS học tập tốt nhất. Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, lấy học sinh làm trung tâm Phương pháp đổi mới học tập lấy học sinh làm trung tâm là một phương pháp phát huy khả năng tự lực của học sinh, đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Phương pháp này giúp các em tự nhận thức đầy đủ kiến thức qua việc thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, phương pháp làm việc nhóm, có những phương pháp học tập chuyên biệt môn Lịch sử. - Trước giáo viên phải dành thời gian 5 đến 7 phút dặn dò giao câu hỏi (phần việc bài mới) để học sinh về nhà chuẩn bị. - Phải giao phần việc cụ thể cho từng nhóm, từng cá nhân và hướng dẫn cụ thể cách làm bài. - Đến lớp phải thảo luận nghiêm túc. - Phân công xoay vòng người trình bày của tổ nhóm. - Cho các em trình bày theo cách diễn đạt của mình, sau đó giáo viên nhận xét, sửa chữa. * Kết quả đạt được: Bảng số liệu so sánh Tiết học không áp dụng phương pháp lấy học sinh làm trung tâm (thống kê trên 02 tiết học) Tiết thứ nhất: Lớp Sĩ số Số học sinh chuẩn bị câu hỏi, bài tập ở nhà Số học sinh tham gia xây dựng bài Số học sinh hiểu và nắm được nội dung bài học Số học sinh hứng thú trong giờ học Ghi chú 8C 46 15 8 28 15 Tiết học áp dụng phương pháp lấy học sinh làm trung tâm ( thống kê trên 02 tiết học) Tiết thứ hai: Lớp Sĩ số Số học sinh chuẩn bị câu hỏi, bài tập ở nhà Số học sinh tham gia xây dựng bài Số học sinh hiểu và nắm được nội dung bài học Số học sinh hứng thú trong giờ học Ghi chú 8C 46 42 45 45 45 Qua 02 bảng so sánh này chứng tỏ tính hiệu quả của việc áp dụng phương pháp lấy học sinh làm trung tâm cùng với sự hướng dẫn của giáo viên học sinh không những khắc phục được vấn đề chán học, mệt mỏi thụ động với môn học mà còn giúp các em hứng thú, tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp. III. KẾT LUẬN Quan điểm dạy học “Đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm” là một xu hướng tất yếu. Đặt học sinh vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học, xem cá nhân người học vừa là chủ thể, vừa là mục đích của quá trình phấn đấu tiến tới sự phát triển tối ưu, góp phần có hiệu quả vào xây dựng cuộc sống có chất lượng cho cá nhân, gia đình và xã hội. Đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi sự hoạt động mạnh mẽ, có sự phối hợp đồng bộ của tất cả các cấp, ban, ngành và đội ngũ giáo viên. Làm tốt việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm ở môn Lịch sử sẽ nâng cao được chất lượng và hiệu quả môn học, thúc đẩy quá trình ham học tập của học sinh, khiến các em ngày hứng thú với môn học này hơn./. IV. KIẾN NGHỊ : - Các cấp lãnh đạo cần quan tâm chỉ đạo đến việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm. - Cần trang bị thêm phòng lịch sử để học sinh trưng bày những sản phẩm của mình gây hứng thú cho các em. - Khuyến khích áp dụng phương pháp lấy học sinh làm trung tâm trong dạy học nhằm kích thích hứng thú học tập, nghiên cứu, tìm hiểu sưu tầm của học sinh. Phường 1, ngày 15 tháng 3 năm 2021 Người thực hiện Phan Bửu nghiệp Xác nhận của hiệu trưởng Hiệu trưởng trường THCS Giá Rai B xác nhận “Biện pháp .......................................................................................................................................của giáo viên:..áp dụng hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó. Phường 1, ngày tháng năm 2021 HIỆU TRƯỞNG Dương Văn Thành
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_lich_su_la.doc