Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học các tiết tổng kết chương trong chương trình Vật lí THCS

1.1. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh (HS)- phát huy tính chủ động của HS trong học tập bằng cách:

a. Cải tiến nâng cao hiệu quả của các PPDH theo hướng phát huy tíng tích cực chủ động của HS, thể hiện:

- Kích thích được óc tò mò khoa học, ham hiểu biết của các em (bằng cách tạo ra những tình huống có vấn đề).

- Hướng tới việc rèn luyện óc độc lập suy nghĩ và tư duy sáng tạo cho HS.

+ Vấn đáp tìm tòi là phương pháp cần được phát triển rộng rãi.

+ Tạo ra các cuộc tranh luận trong HS (bằng cách đặt ra các câu hỏi mở, tức là một câu hỏi có nhiều cách trả lời).

+ Chuyển dần từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học giải quyết vấn đề.

b. Khuyến khích sử dụng các PPDH tích cực như PPDH nêu và giải quyết vấn đề, các PPDH theo quan điểm kiến tạo.

1.2. Quan tâm đến phương pháp học, bồi dưỡng năng lực tự học cho HS.

- Coi trọng việc trau dồi kiến thức lẫn việc bồi dưỡng kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng quá trình.

- Chú ý tới phương pháp nhận thức đặc thù vật lí.

1.3. Phối hợp chặt chẽ những nỗ lực cá nhân trong tự học với việc học tập hợp tác trong nhóm.

1.4. Đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS.

1.5. phối hợp nhiều hình thức tổ chức hoạt động học tập ngoài lớp học.

 

doc18 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2679 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học các tiết tổng kết chương trong chương trình Vật lí THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận được sự phản hồi tích cực từ phía học sinh nên tôi cũng mạnh dạn nêu ra, rất mong được sự quan tâm góp ý của các bạn đồng nghiệp để giúp tôi có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 	Nội dung sáng kiến kinh nghiệm “Đổi mới PPDH trong các tiết tổng kết chương” tôi đã đem ra áp dụng cho các tiết tổng kết chương của chương trình vật lí của toàn bộ các lớp từ khối 6 đến khối 9 ở trường THCS Đình Xuyên - những lớp tôi đã được phân công giảng dạy. Đặc biệt tôi nhận thấy nó có sức lôi cuốn rất lớn đối với học sinh khối 6 - những học sinh mới làm quen với bộ môn vật lí
B. NỘI DUNG
I. CHUẨN BỊ
 	Để có được một tiết học vật lí thành công thì khâu chuẩn bị rất quan trọng. Riêng với tiết tổng kết chương thì nó lại càng quan trọng hơn. Công tác chuẩn bị sẽ quyết định rất lớn đến chất lượng của tiết học.
1.Chuẩn bị của giáo viên
GV là người dẫn dắt HS trong suốt tiết học. Vậy nhiệm vụ của giáo viên trước tiên phải là soạn giáo án, thiết kế bài dạy và chuẩn bị các phương tiện dạy học. Đặc trưng của tiết học này là không có thí nghiệm nhưng không có nghĩa là GV không phải chuẩn bị gì. Trước kia không có điều kiện sử dụng phương tiện hiện đại thì ít nhất tôi cũng phải chuẩn bị cho HS một số phiếu học tập, bảng phụ, máy chiếu hắt. Nhưng từ khi trường được trang bị phương tiện hiện đại tôi đã tiến hành sử dụng máy chiếu đa vật thể và soạn giáo án điện tử trên phần mềm Power Point. Công việc này quả thật rất vất vả nhưng bù lại giáo viên chỉ phải đầu tư một lần, từ những năm sau giáo viên chỉ cần chỉnh sửa nội dung nếu cần thiết.
2.Chuẩn bị của học sinh
Tất cả các học sinh trong lớp đều phải ôn lại toàn bộ nội dung đã học trong chương và phải trả lời sẵn các câu hỏi ở phần “Tự kiểm tra” vào vở ghi. Ngoài ra mỗi nhóm phải chuẩn bị ít nhất một bút dạ và một số giấy trắng khổ A4.
II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC TRÊN LỚP
 	Trên cơ sở cả giáo viên và học sinh đẵ chuẩn bị tốt cho tiết học tôi cũng thường thiết kế một tiết học tổng kết chương tuần tự như các mục mà sách giáo khoa đẵ đưa ra.
1. Phần tự kiểm tra
 	Để học sinh tiếp thu tốt phần sau (phần vận dụng) thì điều quan trọng hàng đầu của giờ học là giáo viên cần làm việc với học sinh toàn bộ phần tự kiểm tra. Do đó khi vào tiết học thì việc đầu tiên không thể thiếu là kiểm tra phần chuẩn bị của HS. Tôi thường phân HS theo nhóm cố định từ đầu năm, cho HS trong nhóm bầu lên một bạn làm nhóm trưởng, yêu cầu nhóm trưởng kiểm tra việc chuẩn bị của các bạn trong nhóm từ giờ truy bài. Khi giáo viên vào lớp các nhóm trưởng tự đứng lên báo cáo cho giáo viên.
 	Với suy nghĩ cá nhân tôi thì “Tự kiểm tra” có nghĩa là học sinh tự 
kiểm tra lẫn nhau nên nếu lớp có cá nhân xuất sắc thì tôi thường chọn ra một học sinh có năng lực làm người điều khiển lớp thảo luận các câu hỏi phần tự kiểm tra. Giáo viên chỉ là trọng tài cho việc trao đổi và thảo luận, cũng là người cuối cùng khẳng định câu trả lời cần có. Giáo viên nhắc bạn điều khiển dành nhiều thời gian cho những câu liên quan tới những kiến thức và kỹ năng mà nhiều học sinh chưa nắm vững, còn những câu mà mọi học sinh trong lớp đã nắm vững rồi thì có thể đi nhanh, thậm chí bỏ qua một số câu loại này nếu không thật sự cần thiết, để dành thời gian cho các phần sau. Giáo viên cần đặc biệt tập trung vào các câu quan trọng bằng cách khuyến khích học sinh phát biểu, trao đổi, thảo luận những suy hiểu nghĩ và hiểu biết riêng mình. Trong quá trình này giáo viên có thể cho điểm một số cá nhân xuất sắc.
Nếu trong lớp không có học sinh nào có khả năng điều khiển lớp thì tôi chia các câu hỏi trong phần ‘tự kiểm tra” thành một số hộp câu hỏi trên máy cho các nhóm lựa chọn (số câu hỏi chia đều cho các nhóm). Khi các nhóm lần lượt chọn hộp câu hỏi của riêng mình thì GV lật các hộp câu hỏi đó trên máy cho đại diện nhóm đó trả lời và để các nhóm khác nhận xét, đánh giá. Khi các câu nhóm đẵ trả lời hết các câu hỏi GV nhận xét chung về việc chuẩn bị của các nhóm, khen ngợi các nhóm chuẩn bị tốt nhất, trả lời đúng nhất.Tôi thấy đây cũng là một biện pháp gây hứng thú, kích thích được sự thi đua trong học tập giữa các nhóm.
2. Phần vận dụng
Đối với phần vận dụng, giáo viên cần yêu cầu học sinh tập trung làm các câu liên quan tới những kiến thức và kỹ năng mà học sinh chưa vững qua phần tự kiểm tra và làm các câu đòi hỏi phải vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức và kỹ năng thuộc yêu cầu mà học sinh cần đạt được như mục tiêu bài học đề ra. Với các câu hỏi dạng trắc nghiệm tôi thường cho học sinh hoạt động trong nhóm nhỏ. Thi xem nhóm nào nhanh và đúng nhất thì nhóm đó dành chiến thắng. Các câu hỏi dạng tự luận còn lại cho học sinh làm việc cá nhân. Trong quá trình chữa, giải đáp các câu hỏi này giáo viên nên cho điểm một số em. Cuối phần này nếu ước lượng còn thời gian cho phép tôi thường cho học sinh hoàn thành một số biểu bảng mang tính chất tổng hợp kiến thức. Nếu giáo viên sợ ảnh hưởng đến thời lượng của phần sau thì cung cấp luôn biểu bảng đã hoàn thiện. Sau đây tôi xin được minh họa bằng một số ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1: Tiết tổng kết chương I- Cơ học (vật lí 6).
§¹i l­îng
KÝ hiÖu
§¬n vÞ ®o
Dông cô ®o
C«ng thøc
§é dµi
l
m
th­íc
ThÓ tÝch
V
m3
B×nh chia ®é
Lùc
F
N
Lùc kÕ
Khèi l­îng
m
Kg
C©n
M = D.V
Träng l­îng (träng lùc)
P
N
Lùc kÕ
P = d.V P=10m
Khèi l­îng riªng
D
Kg/m3
C©n+b×nh chia ®é
D =
Träng l­îng riªng
d
N/m3
Lùc kÕ + b×nh chia ®é
d =
Ví dụ 2: tiết tổng kết chương I- Điện học (vật lí 9).
b¶ng 1
§o¹n m¹ch
HiÖu ®iÖn thÕ
C­êng ®é dßng ®iÖn
§iÖn trë
TÝnh chÊt
Nèi tiÕp
U = U1+ U2
I = I1 = I2
R = R1 + R2
Song song
U= U1 = U2
I = I1 + I2
 B¶ng 2 :
§¹i l­îng
KÝ hiÖu
§¬n vÞ
C«ng thøc tÝnh
C­êng ®é dßng ®iÖn
I
A
HiÖu ®iÖn thÕ
U
V
U = I.R
§iÖn trë
R
Ω
C«ng
A
J
A = P.t = U.I.t
C«ng suÊt
P
W
NhiÖt l­îng
Q
J
Q = I2.R.t
Ví dụ 3: tiết tổng kết chương III- Quang học (vật lí 9).
Lo¹i thÊu kÝnh
ThÊu kÝnh héi tô
ThÊu kÝnh ph©n k×
NhËn d¹ng
PhÇn r×a máng h¬n phÇn gi÷a
PhÇn gi÷a máng h¬n phÇn r×a
§iÒu kiÖn cho ¶nh ¶o
VËt n»m trong tiªu cù (d < f)
Mäi vÞ trÝ cña vËt
TÝnh
chÊt
¶nh
¶o
ChiÒu
Cïng chiÒu víi vËt
§é lín
Lín h¬n vËt
Nhá h¬n vËt
VÞ trÝ
Xa thÊu kÝnh h¬n so víi vËt
GÇn thÊu kÝnh h¬n so víi vËt
Tôi nhận thấy biểu bảng giúp hệ thống, xâu chuỗi kiến thức một cách khoa học, giúp học sinh dễ hiểu và dễ nhớ. Nhờ có biểu bảng học sinh học thuộc bài nhanh hơn, kiến thức đọng lại trong đầu lâu hơn.
3.Phần trò chơi
Thiết kế chung của các tiết tổng kết chương trong chương trình vật lí THCS là ở phần cuối bài có trò chơi ô chữ. Tuy nhiên tôi nhận thấy nếu cứ bê nguyên ô chữ đó ra cho học sinh chơi thì hiệu quả sẽ rất thấp. Do một số học sinh dùng sách cũ đã sẵn có đáp án, hoặc đơn giản là do một số học sinh chăm học, tò mò đã giải sẵn ở nhà nên trò chơi sẽ không còn gì là hấp dẫn khi hầu như tất cả đã biết đáp án. 
 	Tôi thường thiết kế một ô chữ khác để tăng tính khách quan hấp dẫn cho trò chơi. Sau đây tôi xin minh họa bằng một vài ví dụ.
Ví dụ 1: Ô chữ dùng cho tiết tổng kết chương I – Cơ học (vật lí 6)
Theo hàng ngang: 
Tên một loại cân. (8 ô)
Giá trị lớn nhất ghi trên dụng cụ đo. (9 ô)
Phần không gian mà vật chiếm chỗ. (6 ô)
Đại lượng được đo bằng cân. (9 ô)
Dụng cụ đo thể tích vật rắn không thấm nước. (8 ô)
R
«
b
e
c
v
a
N
g
i
¬
i
H
a
N
®
O
T
H
E
T
I
C
H
k
H
«
I
L
U
O
N
g
b
I
n
H
t
r
a
N
 * Hàng dọc là ô chữ gì?
Ví dụ 2: Ô chữ dùng cho tiết tổng kết chương III -Điện học (vật lí 7)
Theo hàng dọc:
Tác dụng của dòng điện dùng để mạ điện (6 ô).
Vật bị nhiễm điện là vật mang . (8 ô).
Dụng cụ đo cường độ dòng điện (6 ô).
Tác dụng của dòng điện được ứng dụng để chế tạo nam châm điện (9 ô).
Thiết bị cung cấp điện (9 ô).
Tác dụng làm nóng vật dẫn của dòng điện (5 ô).
Hai đèn được mắc sao cho dòng điện qua chúng là bằng nhau. (8 ô)
Hai đèn được mắc sao cho hiệu điện thế của chúng là bằng nhau (8 ô)
Tên một thiết bị dùng để đóng ngắt mạch điện (7 ô)
Tên một thiết bị dùng để bảo vệ mạch điện (6 ô)
Tên một thiết bị ứng dụng tác dụng nhiệt của dòng điện (7 ô)
®
N
N
B
I
G
O
C
C
E
H
E
A
U
I
O
©
P
O
N
M
«
N
T
S
N
U
®
A
T
P
T
N
H
I
O
G
C
I
H
I
E
u
®
I
E
N
T
H
E
O
C
K
I
E
p
G
A
i
n
c
h
e
E
t
S
c
n
O
N
g
 * Hàng ngang là ô chữ gì ?
Ví dụ 3 : Ô chữ dùng cho tiết tổng kết chương II - Nhiệt học (vật lí 8)
Theo hàng ngang :
Dạng năng lượng của vật được xác định bằng tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. (9 ô)
Chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật phụ thuộc vào yếu tố này. (7 ô)
Hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chất rắn. (8 ô)
Một cách làm biến đổi nội năng của vật. (12 ô)
Nhiệt lượng do 1 kg một chất tỏa ra khi bị đốt cháy hoàn toàn. (16 ô) 
Tên một hình thức truyền nhiệt không xảy ra trong chất rắn. (6 ô)
Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg một chất để nó tăng thêm 1 độ C. (14 ô)
Dạng năng lượng có quan hệ với chuyển động cơ học. (6 ô)
Tên một hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra trong chân không. (10 ô).
10. Tên một loại nhiên liệu có năng xuất tỏa nhiệt là 46.106 J/kg. (6 ô)
n
h
i
e
t
n
¨
n
g
n
h
i
ª
t
®
é
d
a
n
n
h
i
e
t
t
h
u
c
h
i
ª
n
c
«
n
g
n
a
n
g
s
u
©
t
t
o
a
n
h
i
e
t
®
«
i
L
­
u
n
h
i
ª
t
d
u
n
g
r
i
ª
n
g
c
¬
h
o
c
b
­
c
x
a
n
h
i
ª
t
e
t
x
a
n
g
 * Hàng dọc là ô chữ gì ?
Ví dụ 4 : Ô chữ dùng cho tiết tổng kết chương I - Điện học (vật lí 9).
 * Theo hàng ngang : 
Cách mắc mạch điện để có I1 = I2. (7 ô)
Dụng cụ đo hiệu điện thế. ( 5 ô) 
Bộ môn nghiên cứu về điện. (7 ô)
Đại lượng đặc trưng cho sự lớn, nhỏ của dòng điện. (7 ô)
Đại lượng đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện. (7 ô)
Cách mắc để có U1 = U2. (8 ô)
m
¨
c
n
«
i
t
i
ª
p
v
«
n
k
ª
®
i
ª
n
h
o
c
c
­
¬
n
g
®
«
®
i
ª
n
t
r
¬
s
o
n
g
s
o
n
g
* Hàng dọc là ô chữ gì?
Ngoài ra ở một số tiết tổng kết chương tôi cũng mạnh dạn thay đổi trò chơi ô chữ bằng một trò chơi khác. Sau khi xem chương trình “Chiếc nón kì diệu” tôi chợt nảy ra ý tưởng thiết kế một trò chơi tương tự cho HS chơi. Xin tạm gọi trò chơi này là “Đoán tên danh nhân”.Tôi đưa ra một ô chữ trên bảng phụ (nếu không dạy trên máy) đẵ được dán kín và một số các câu hỏi mà học sinh sẽ phải trả lời (số câu hỏi bằng với số ô chữ). Ô chữ đó viết tên một danh nhân nào đó. Thường tôi chọn tên một nhà bác học vật lí điển hình gắn vói nội dung của chương mà các em vừa học. Cách chơi như sau:
 Trước tiên GV giới thiệu ô chữ (VD: Ô chữ này gồm có ô. Đây là tên một nhà bác học vật lí đẵ có công ). Sau đó GV chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội được chọn một ô bất kì và phải trả lời câu hỏi tương ứng (do giáo viên quy định trước). Nếu đội nào trả lời đúng câu hỏi được lật ô đó và có quyền trả lời toàn bộ ô chữ. Nếu đội không trả lời được phải nhường ngay quyền trả lời cho đội bạn hoặc trả lời được nhưng không đoán được ô chữ vẫn phải chuyển cho đội bạn. Cứ như vậy, đội nào giải được ô chữ trước đội đó sẽ giành chiến thắng. Sau đây tôi xin minh họa một vài ví dụ:
 Ví dụ 1: Ô chữ dành cho tiết tổng kết chương II - Nhiệt học (vật lí 6) 
C
E
L
S
I
U
S
 	Ô chữ này gồm có 7ô, tôi chuẩn bị 7 câu hỏi từ a đến h. Nếu HS chọn ô số 1 phải trả lời câu hỏi g, chọn ô số 2 phải trả lời câu hỏi b, tương tự 3-d, 4-a, 5-c, 6- h, 7-e.
 a. 46oC = oF
 b. 86o F = oC
 c. Tại sao khi nhúng nhiệt kế thủy ngân vào nước nóng thì mực thủy ngân mới đầu hạ xuống một ít rồi sau đó mới dâng lên cao ?
 d. Tại sao đing vít bằng sắt có ốc bằng đồng bị kẹt có thể mở được dễ dàng khi hơ nóng, còn đinh vít bằng đồng có ốc bằng sắt lại không thể làm như thế ?
 e. Nếu thả một miếng thiếc vào chì đang nóng chảy thì thiếc có nóng chảy không ?
 g. Rượu ở trạng thái nào khi nhiệt độ của nó là 100oC ?
 h. Trong hơi thở của người bao giờ cũng có hơi nước. Tại sao ta chỉ nhìn thấy hơi thở vào những ngày trời lạnh?
Ví dụ 2: Ô chữ dành cho tiết tổng kết chương III – Quang học (vật lí 9)
G
A
L
I
L
Ê
Ô chữ này có 6 ô và 6 câu hỏi tương ứng tôi đưa ra là:
 1. Một kính lúp có số bội giác là 4x thì có tiêu cự là bao nhiêu?
 2. Một kính lúp có tiêu cự là 5 cm thì có số bội giác là bao nhiêu?
 3. Giải thích tại sao có mây trắng lẫn mây đen trên bầu trời?
 4. Giải thích tại sao vào một ngày đẹp trời một người mặc một bộ đồ lặn màu trắng lặn sâu xuống nước biển thì khi đó bộ đồ lặn có màu lam?
 5. Để trời nắng đặt tay lên yên xe ta thấy nóng hơn các bộ phận khác. Hãy giải thích?
 6. Tại sao côn trùng sống ở vùng cực và vùng núi cao thường có màu tối?
 * Giáo viên thông báo thêm: Galilê là người đầu tiên chế tạo kính thiên văn năm 1610 bằng cách ghép các thấu kính hội tụ và phân kì với nhau. Kính này có độ phóng đại x14.
 4.Phần dặn dò,hướng dẫn về nhà
Trong sách bài tập mà học sinh đang sử dụng không có phần bài tập sau mỗi tiết kiểm tra. Nhưng tiết sau đó học sinh thường phải làm bài kiểm tra một tiết. Do vậy việc hướng dẫn, dặn dò công việc ở nhà là rất quan trọng.Với đặc trưng của SGK vật lí mới là không kiểm tra HS nặng nề về lí thuyết mà chú trọng kiểm tra kỹ năng vận dụng lí thuyết vào bài tập tôi thường giao bài tập về nhà cho các em bằng phiếu học tập. Trong đó chú trọng các dạng bài tập trắc nghiệm như: khoanh tròn đáp án đúng, nối câu, điền khuyếtNgoài ra với khối 8 và khối 9 tôi giao thêm cho các em một hoặc hai bài tập nâng cao để tìm, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi. Phiếu bài tập sẽ được chữa vào đầu tiết sau hoặc tiết tăng cường buổi chiều. Trước khi chữa, tôi thu phiếu để có thể chấm một số bài lấy vào điểm hệ số 1. Sau đây là một vài ví dụ:
Ví dụ 1: Phiếu học tập sau tiết tổng kết chương III- Điện học (vật lí 7)
Khoanh tròn vào các đáp án đúng: 
Phát biểu nào sau đây đúng:
Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các elêctrôn không mang điện chuyển động quanh hạt nhân.
Một vật trung hòa về điện, nếu nhận thêm êlectrôn sẽ mang điện tích dương.
Một vật bị nhiễm điện âm, nếu mất bớt êlectrôn có thể vẫn bị nhiễm điện âm.
Bình thường nguyên tử là trung hòa về điện vì tổng điện tích âm của các êlectrôn bằng điện tích dương của hạt nhân.
Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi:
Mạch điện có dây dẫn ngắn.
Mạch điện không có cầu chì.
Mạch điện bị nối tắt bằng dây đồng giữa hai đầu dụng cụ dùng điện.
Mạch điện bị nối tắt bằng dây đồng giữa hai đầu của công tắc.
Muốn mạ bạc cho một cái nhẫn bằng đồng thì chiếc nhẫn 
 phải được nối với cực nào của nguồn điện? Mặt khác dung 
 dịch được sử dụng ở đây là gì? 
Nhẫn được mắc với cực âm của nguồn điện và sử dụng 
 dung dịch muối đồng (CuSO4).
Nhẫn được mắc với cực dương của nguồn và sử dụng dung dịch muối đồng ( CuSO$).
Nhẫn được mắc với cực âm của nguồn và sử dụng dung dịch muối bạc (AgNO3).
Nhẫn được mắc với cực dương của nguồn điện và sử dụng dung dịch muối bạc (AgNO3).
 II. Bài tập tự luận:
 	Có 3 đèn giống hệt nhau. Có bao nhiêu cách mắc các đèn vào nguồn. Độ sáng của đèn như thế nào nếu nguồn có hiệu điện thế bằng giá trị định mức của mỗi đèn?
 Ví dụ 2: Phiếu học tập sau tiết tổng kết chương I - Nhiệt học(vật lí 
 8)
I. Khoanh tròn vào đáp án đúng.
 1. Nguyên nhân nào giải thích được hiện tượng khi hơi nước ngưng tụ thành nước ở thể lỏng, thể tích giảm?
 A. Kích thước của phân tử giảm.
 B. Khoảng cách giữa các phân tử giảm.
 C. Cách sắp xếp các phân tử thay đổi.
 D. Cả 3 nguyên nhân A,B,C.
 2. Đem nung 2 thỏi đồng có khối lượng m1 và m2 (m1>m2) có cùng nhiệt độ ban đầu lên đến cùng nhiệt độ cuối cùng. Có thể kết luận như thế nào sau đây?
 A. Thỏi đồng m1 thu nhiệt lượng lớn hơn thỏi đồng m2.
 B. Thỏi đồng m1 thu nhiệt lượng nhỏ hơn thỏi đồng m2.
 C. Hai thỏi đồng thu nhiệt lượng bằng nhau.
 D. Chưa đủ yếu tố để so sánh.
 3. Khi đi xe đạp xuống dốc, để xe có chuyển động đều, ta phải thắng để hãm bớt vận tốc. Sau một lúc, vành bánh xe nóng lện Dạng năng lượng nào đẵ biến thành nhiệt?
 A. Động năng.
 B. Thế năng.
 C. Động năng và thế năng.
 D. Một dạng năng lượng khác.
II. Bài tập tự luận: 
 	Một xe máy chạy với vận tốc v = 72km/h trên suốt đoạn đường với lực phát động của động cơ là F = 1000N. Hiệu suất của động cơ xe là H = 20%. Tính lượng nhiên liệu cần thiết cho 100km. Biết rằng năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là 46.106J/kg.
Ví dụ 3: Phiếu học tập sau tiết tổng kết chương 2 - Điện từ học (vật lí 9)
I. Khoanh tròn vào đáp án đúng.
1. Tác dụng nào sau đây là tác dụng từ? 
A. Lực tương tác giữa Trái đất và Mặt trăng.
B. Thanh thủy tinh cọ xát vào lụa hút được giấy vụn.
C. Dòng điện chạy qua dây dẫn làm lệch kim nam châm đặt song song với nó.
D. Cả A, B, C đều đúng.
2. Từ trường của một ống dây có dòng điện chạy qua mạnh nhất ở vị trí nào?
A. Chính giữa ống dây.
B. Gần hai đầu ống dây.
C. Ở hai đầu ống dây.
D. Ở mọi điểm xung quanh ống dây.
3. Đường dây tải điện Bắc – Nam có hiệu điện thế 500 000V, có chiều dài 1700km. biết rằng cứ 1000m dây dẫn thì có điện trở 0,1 Ω. Cần truyền công suất là 10 000 000kw từ Bắc vào Nam thì công suất hao phí sẽ là:
A. 0,68. 1010 W. B. 6,8.1010 W.
C. 0,70. 1012 W. D. 0,66. 1011 W.
II. Bài tập tự luận
Một máy biến thế gồm cuộn sơ cấp có 500 vòng, cuộn thứ cấp có 40000 vòng.
a. Máy đó là máy tăng thế hay máy hạ thế ?
b. Đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp hiệu điện thế 400V. Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp ?
c. Điện trở của đường dây truyền đi là 40Ω, công suất truyền đi là 1000000W. Tính công suất hao phí trên đường truyền do tỏa nhiệt trên đường dây ?
C. KẾT QUẢ
Bằng việc áp dụng các biện pháp đẵ nêu trên, tôi cảm nhận được tiết dạy đẵ trở lên lôi cuốn, hấp dẫn học sinh hơn rất nhiều. Ở phần tự kiểm tra các em được thoải mái trao đổi, thảo luận. Giáo viên chỉ là trọng tài nên các em đẵ bớt e dè, hăng hái bộc lộ suy nghĩ của mình. Qua đó tôi cũng giúp các em rèn được tính mạnh dạn trước tập thể. Đặc biệt ở phần trò chơi, với sự trợ giúp của các phương tiện hiện đại, hình ảnh sinh động trên màn hình, các em đẵ thật sự thích thú, sôi nổi tham gia. Năm học vừa qua tôi đẵ tiến hành chấm tất cả các phiếu học tập mà tôi đẵ giao cho các em làm sau tiết tổng kết chương nhằm mục đích khảo sát kết quả của những thử nghiệm của mình. Sau đây là kết quả:
Khèi
sÜ sè
®iÓm 0 - 2
®iÓm 3 - 4
®iÓm 5 - 7
®iÓm 8 - 10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6
130
0
0
11
8,46
91
70
28
21,53
7
124
2
1,6
10
8,0
86
69,35
26
20,96
8
122
1
0,82
8
6,56
88
72,13
25
20,49
9
115
1
0,87
9
7,83
85
73,91
20
17,39
Tuy nhiên đối với một số ít học sinh quá kém (gần như thiểu năng trí tuệ) thì tôi nhận thấy các biện pháp trên chưa phát huy nhiều tác dụng. Ngoài ra do đặc điểm tâm lí lứa tuổi của các em: thích các hoạt động sôi nổi, thích thi đua và khẳng định bản thân nên một số ít học sinh khi tham gia trò chơi còn gây ồn, thậm chí có tính cay cú, hiếu thắng. 
Với thời gian thử nghiệm chưa nhiều, trong những năm tiếp theo tôi sẽ cố gắng phát huy những ưu điểm và tìm hiểu học hỏi thêm để khắc phục những hạn chế nói trên nhằm nâng cao hiệu quả của các tiết dạy tổng kết chương.
Vậy rất mong có được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Đình xuyên, ngày 20/04/2008
 Người viết
 Đoàn Thúy Hòa
D.MỤC LỤC
Đặt vấn đề trang 1
Cơ sở lí luận
Cơ sở thực tiễn
Lí do chọn đề tài
Phạm vi nghiên cứu
Nội dung trang 4
Chuẩn bị
Tổ chức hoạt động trên lớp
Phần tự kiểm tra
Phần vận dụng
Phần trò chơi
Phần dặn dò, hướng dẫn về nhà 
Kết quả trang 15
 D. Mục lục trang 16
 E. Tài liệu tham khảo trang 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn vật lí - Bộ giáo dục và đào tạo.
Một số vấn đề về đổi mới PPDH ở trường THCS môn vật lí - Bộ giáo dục và đào tạo
Sách giáo viên vật lí 6, SGV vật lí 7, SGV vật lí 8, SGV vật lí 9 - Bộ giáo dục và đào tạo.
Tự kiểm tra kiến thức vật lí THCS (điện học, điện từ học, quang học, bảo toàn và chuyển hóa năng lượng) – Mai Lễ
Tự kiểm tra kiến thức vật lí THCS ( cơ học, nhiệt học) – Mai Lễ
Giải toán và trắc nghiệm vật lí 8 –- Bùi Quang Hân Nguyễn Duy Hiền- Nguyễn Tuyến.
Bài tập cơ bản và nâng cao vật lí 7 THCS - Nguyễn Thị Hồng Mỹ.

File đính kèm:

  • docSKKN_Doi_moi_PPDH_cac_tiet_tong_ket_chuong_trongchuong_trinh_Vat_li_THCS.doc
Sáng Kiến Liên Quan