Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới kiểm tra đánh giá, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử THPT

 Trong công cuộc đổi mới giáo dục toàn diện phổ thông hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là quan trọng nhất tạo nên sự chuyển biến về chất lượng giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi có sự kết hợp nhiều yếu tố , đặc biệt là sự kết hợp chặt chẽ với đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là hoạt động nhằm xác định kết quả mà học sinh thu nhận được qua quá trình giảng dạy của thầy, đối chiếu với mục tiêu đề ra,qua đó đối chiêu vơí hoạt động của thầy và trò. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập cuả học sinh là khâu then chốt, nhận thức đúng về đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ tạo động lực góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói chung và cấp trung học phổ thông nói riêng.Trong những năm gần đây chất lượng dạy học môn lịch sử có phần giảm sút.Việc dạy- học lịch sử đang được xã hội quan tâm .

 Qua các kì thi đại học các năm gần đây, kết quả thi môn lịch sử luôn khiến cho mọi người phải trăn trở, bức xúc nhất.Thống kê cho thấy có đến 90% bài thi môn này dưới điểm trung bình.Trong đó 58,5% thí sinh có bài làm đạt điểm 1 trở xuống, chỉ có hơn 9% thí sinh đạt từ điểm 5 trở lên. Còn đối với môn lịch sử của tỉnh Cà Mau trong thời gian gần đây kết quả thi tốt nghiệp cũng rất thấp:

 + 2005-2006: 61%

 + 2006-2007: 58%

 + 2007-2008: 59%

Riêng chất lượng thi tốt nghiệp của Trường THPT Khánh Hưng năm học qua : 2007-2008 cũng mới chỉ đạt được 69,35%

 

doc8 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 6262 | Lượt tải: 7Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới kiểm tra đánh giá, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CÀ MAU
TRƯỜNG TH PT KHÁNH HƯNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI : 
ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ , THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ TH PT
 Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn : Lịch sử 
 Họ và tên người thực hiện : Nguyễn Thị Hải 
 Chức vụ, nhiệm vụ đang phụ trách: Giáo viên kiêm tổ trưởng CM Văn -Sử -CD 
 Đơn vị công tác : Trường TH PT Khánh Hưng 
Khánh Hưng, ngày 10 tháng 4 năm 2009
Đề tài: Đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử THPT
I Đặt vấn đề:
 Trong công cuộc đổi mới giáo dục toàn diện phổ thông hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là quan trọng nhất tạo nên sự chuyển biến về chất lượng giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi có sự kết hợp nhiều yếu tố , đặc biệt là sự kết hợp chặt chẽ với đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là hoạt động nhằm xác định kết quả mà học sinh thu nhận được qua quá trình giảng dạy của thầy, đối chiếu với mục tiêu đề ra,qua đó đối chiêu vơí hoạt động của thầy và trò. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập cuả học sinh là khâu then chốt, nhận thức đúng về đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ tạo động lực góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói chung và cấp trung học phổ thông nói riêng.Trong những năm gần đây chất lượng dạy học môn lịch sử có phần giảm sút.Việc dạy- học lịch sử đang được xã hội quan tâm .
 Qua các kì thi đại học các năm gần đây, kết quả thi môn lịch sử luôn khiến cho mọi người phải trăn trở, bức xúc nhất.Thống kê cho thấy có đến 90% bài thi môn này dưới điểm trung bình.Trong đó 58,5% thí sinh có bài làm đạt điểm 1 trở xuống, chỉ có hơn 9% thí sinh đạt từ điểm 5 trở lên. Còn đối với môn lịch sử của tỉnh Cà Mau trong thời gian gần đây kết quả thi tốt nghiệp cũng rất thấp:
 + 2005-2006: 61%
 + 2006-2007: 58%
 + 2007-2008: 59%
Riêng chất lượng thi tốt nghiệp của Trường THPT Khánh Hưng năm học qua : 2007-2008 cũng mới chỉ đạt được 69,35%
 Từ thực trạng trên rất nhiều lí do được đưa ra nào là nội dung chương trình sách giáo khoa quá nặng, giáo viên chỉ cố gắng truyền đạt đủ kiến thức quy định, không đủ thời gian để khám phá tri thức môn khoa học này. Nào là do giáo viên chưa có phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc trưng bộ môn.
Nào là do học sinh không thích học bộ môn này. Nào là mọi người chỉ xem đây là môn phụ nên không đầu tư cho nó,vv
 Thật là vô số lí do đế liệt kê ra nhưng một lí do không kém phần quan trọng mà mọi người làm công tác giáo dục, dạy học các môn văn hóa nói chung và môn sử nói riêng chưa tập trung cho đổi mới đó là việc đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh. Để nâng chất lượng của bộ môn ở các kì thi tiếp theo thì vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải đổi mới kiểm tra, đánh giá lấy lại vị trí của nó và giải quyết bức xúc của xã hội nói chung và ngành Giáo dục nói riêng, đặc biệt là chất lượng giáo dục của tỉnh Cà Mau để thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học bộ môn lịch sử.Vậy chúng ta đã làm gì? Làm như thế nào để đổi mới ? Cần có những nội dung nào? Biện pháp ra sao?
II Giải quyết vấn đề:
 Để đáp ứng được yêu cầu cấp thiết trên, trước hết người giáo viên phải nhận thức đúng chức năng, nhiệm vụ, nội dung của việc kiểm tra đánh giá học sinh nhằm thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học .
1.Chức năng, nhiệm vụ của việc kiểm tra, đánh giá:
 -Trong qúa trình dạy học, kiểm tra đánh giá là một chức năng cơ bản của nhà giáo, là một hoạt đông nghiệp vụ mà giáo viên nào cũng phải thực hiện.
 -Qua kiểm tra không chỉ để đánh giá chất lượng của người học mà còn là một hình thức hệ thống hóa, cũng cố lại những kiến thức cơ bản giáo dục,hoàn thiện lòng trung thực, tính tự tin, rèn luyện kĩ năng tư duy, suy nghĩ độc lập, sáng tạo, tinh thần ý thức tự học .
 -Kiểm tra đánh giá cũng là thông tin hai chiều, từ kết quả đạt được mà giáo viên có kế hoạch phù hợp cho việc thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ của mình đồng thời người học cũng phải có sự điều chỉnh trong phương pháp học tập của bản thân .
 -Kiểm tra đánh giá phải căn cứ vào mục tiêu của chương trình lịch sử đã học .Kiểm tra học tập lịch sử của học sinh không chỉ để tái hiện kiến thức đã học , mà còn phải chú ý đến mục tiêu khác như hiểu, vận dụng,phân tích, tổng hợp đánh giá, chuyển giao, sáng tạo mới có thể nói lên được chất lượng dạy học và đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong thời đại mới.
	2. Nội dung của kiểm tra, đánh giá :
 Từ chức năng nhiệm vụ của việc kiểm tra, đánh giá của bộ môn lịch sử hẳn phải đi đến nội dung của việc kiểm tra đánh giá cho bộ môn này .Vậy nội dung kiểm tra đánh giá kết quả học tập gồm có các vấn đề sau :
 -Kiểm tra các kiến thức cơ bản của học sinh qua việc tái hiện lại kiến thức mà đề yêu cầu.
 -Kiểm tra khả năng hiểu, vận dụng,phân tích, chuyến giao, đánh giá, nhận xét, sáng tạo qua kiến thức đã học .
 -Kiểm tra năng lực thực hành của học sinh.
 -Có nhiều dạng kiểm tra đánh giá như kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kì tùy theo yêu cầu của từng dạng bài kiểm tra để thực hiện cho phù hợp.
 -Tuy mục đích yêu cầu các dạng bài kiểm tra có khác nhau về nội dung kiểm tra nhưng kiểm tra còn có yêu cầu giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh, làm cho tri thức lịch sử tiếp thu được trở thành niềm tin và có hành động đúng.
 Nếu thực hiện được các nội dung trên kiểm tra đánh giá không chỉ giúp cho học sinh nhận thức kiến thức của bộ môn khoa học này mà còn rèn luyện các kĩ năng cần thiết qua học tập bộ môn. Đồng thời giúp học sinh sẽ dễ nhớ hơn thúc đẩy được đổi mới phương pháp dạy học dẫn đến chất lượng của bộ môn từng bước được nâng lên.
 Vậy thực trạng ở Trường THPT Khánh Hưng đã thực hiện vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá như thế nào?
Tuy ban lãnh đạo trường đã có sự chỉ đạo phải đổi mới kiểm tra đánh giá mới có thể thúc đẩy được đổi mới phương pháp dạy học nhưng thực tế các giáo viên bộ môn vẫn thực hiện chưa đều tay. Qua các đợt kiểm tra chuyên đề đã bộc lộ những hạn chế trước hết là đối với kiểm tra miệng. Đây là hình thức kiểm tra thường xuyên song một số giáo viên còn thực hiện máy móc, nội dung kiểm tra chủ yếu nhắc lại kiến thức của bài cũ cũng chính vì đều này mà học sinh có thói quen là học thuộc lòng. Hoặc giáo viên ít kiểm tra nên không rèn cho học sinh tinh thần tự học, hoặc chỉ gọi những học sinh xung phong nên các em có điểm miệng sẽ an tâm không cần phải học nữa vì thầy sẽ gọi bạn khác ,
 Biện pháp khắc phục cho hạn chế này theo tôi đối với kiểm tra miệng không nhất thiết phải kiểm tra đầu mỗi tiết học vì như thế sẽ mất thời gian, vừa mang tính thủ tục, công thức và đặt học sinh vào thế căng thẳng học để đối phó một lần học có điểm miệng rồi sẽ không học nữa,Thay vào đó, giáo viên có thể linh hoạt về thời gian và hình thức kiểm tra cụ thể như trong quá trình dạy học bài mới, khi cần liên hệ đến kiến thức bài cũ giáo viên nêu câu hỏi, sau đó gọi học sinh phát biều giáo viên nhận xét cho điểm. Nội dung kiểm tra không chỉ kiểm tra được bài học trước mà vừa kiểm tra được kiến thức bài mới, kiểm tra không chỉ là kiến thức đơn thuần học thuộc lòng mà học sinh cần tư duy để trả lời .
 Ví dụ : Khi dạy tiết 38 bài 22 lớp 12 : Nhân dân 2 miền trực tiếp chiến đấu với Đế quốc Mĩ xâm lược, Nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) (Mục I), Mục II giáo viên có thể hỏi :
? Em hiểu thế nào là chiến tranh cục bộ so với chiến tranh đặc biệt có sự khác nhau ở chỗ nào?
 Nếu chúng ta thực hiện được vấn đề này sẽ kiểm tra được sự chuẩn bị bài của học sinh trước trước khi đến lớp, tạo được kĩ năng tập trung ở lớp và tinh thần ý thức tự học ở nhà tạo hứng thú cho học sinh, học sinh không bị nhàm chán mà cuốn hút các em vào một tiết học có chất lượng, khuấy động được tinh thần học tập cho học sinh rèn được kĩ năng tư duy độc lập cho học sinh, giáo viên sẽ lấy được điểm thường xuyên không phải chạy điểm làm mất tính giáo dục. 
(Hoặc ) khi dạy các chiến dịch lớn trong cuộc kháng chiến chống Pháp như chiến dịch Việt Bắc 1947, chiến dịch biên giới 1950, Điện Biên Phủ 1954. Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày diến biến của các chiến dịch trên bản đồ qua đó giáo viên vừa luyện được khả năng thực hành, vừa đánh giá bước chuẩn bị của học sinh.Đồng thời gọi học sinh khác nhận xét, đánh giá bạn mình,giáo viên kết luận cuối cùng . Nếu học sinh làm tốt yêu cầu giáo viên có thể lấy điểm cho học sinh.
 Còn kiểm tra 15 phút, 1tiết, học kỳ đây là kiểm tra viết thực tế một bộ phận giáo viên thường sử dụng với mục đích chính là thực hiện theo quy định của kế hoạch dạy - học để lấy cho đủ cột điểm quy định nên khâu ra đề chỉ có từ 1 đến 2 câu, khuyết điểm này thường xảy ra ở giáo viên dạy ở bộ môn ít tiết nói chung và giáo viên dạy lịch sử nói riêng vì ngại phải chấm nhiều lớp,nhiều bài dẫn đến hậu quả của việc kiểm tra bị hạn chế, đánh giá chưa chính xác, khách quan, chưa thực hiện tốt mục đích của việc kiểm tra, chưa thấy được tác dụng đích thực của loại bài này, chưa phát huy đủ mục đích tác dụng của nó , học sinh học lấy điểm để được tổng kết vì không thi khối C . Theo tôi ở dạng bài này giáo viên cũng cần có sự phân bổ, tỷ lệ phù hợp giữa các ý trong câu hỏi ở mức độ nhận biết 55 đến 60%, thông hiểu 25- 30%, vận dụng 15-20% .
 Ví dụ : Vì sao Bộ chính trị lại chọn Tây Nguyên mở đầu cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975? Trình bày diến biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên .Tại sao nói chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ bước sang giai đoạn mới ?
(Hoặc)giáo viên có thể ra đề như: Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi. Tại sao nói phong trào “Đồng Khởi”(1959-1960)được coi là mốc đánh đấu bước phát triển của cách mạng Miền Nam ?
 (Hoặc) nêu các nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước .Trong các nguyên nhân đó, nguyên nhân nào là quan trọng nhất? vì sao?
 Hoặc cũng có thể ra đề: Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954-1975)
 Để việc kiểm tra đạt được kết quả mong muốn cần thiết phải bám sát mục tiêu, yêu cầu dạy – học lịch sử, bởi mục tiêu sẽ chi phối và quyết định đến việc xác định mục đích, nội dung, hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá. Do đặc trưng của bộ môn lịch sử nên việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử phải đảm bảo 3 mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ .Vậy chúng ta có thể ra đề như:
 Ví dụ: Bằng kiến thức đã học em hãy so sánh hành động, thái độ của triều đình nhà Nguyễn với nhân dân trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp giai đoạn từ 1858-1884. Bày tỏ thái độ của em trước những hành động và thái độ đó .
 Đồng thời cũng có thể rèn luyện kĩ năng khái quát tổng hợp kiến thức cho học sinh 
Ví dụ : Bằng sự kiện học sinh đã học hãy làm rõ câu nói của Nguyễn Trung Trực “Khi nào người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây .”
 Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử còn phải tạo nên hứng thú học tập cho học sinh vì vậy cần phải phối hợp nhuần nhuyễn các hình thức phương pháp kiểm tra đánh giá có thể ra đề tự luận, có thể ra đề vừa trắc nghiệm, vừa tự luận nhưng phải hợp lí phù hợp với trình độ năng lực của học sinh để thiết kế đề. Đối với Trường THPT Khánh Hưng chất lượng đầu vào không đồng đều nên đề ra phải có phần nhận biết, có phương pháp tư duy, có câu hỏi hệ thống hóa, khái quát kiến thức lịch sử, có câu hỏi chứng minh, có câu hỏi giải thích,Tuy nhiên phải được tiến hành đồng bộ từ khâu ra đề đến tổ chức tiến hành kiểm tra, xử lí kết quả kiểm tra kịp thời nhằm giúp giáo viên điều chỉnh quá trình dạy - học giúp học sinh bộc lộ kĩ năng nhận thức, rèn luyện kỷ năng cần thiết góp phần hình thành nhân cách cho các em. Muốn học sinh làm được bài tốt hơn khi dạy xong tiết, bài, giáo viên cần cho học sinh câu hỏi ôn tập để học sinh có sự chuẩn bị chu đáo, tránh được tình trạng chép bài của bạn hoặc gian lận trong kiểm tra, thực hiện được cuộc vận động “Hai không” do ngành đề ra.
 Để đánh giá được sát hơn, khách quan hơn ra đề phải thống nhất trong giới hạn của giáo viên dạy cùng môn, cùng khối, duyệt đề phải hết sức thận trọng tránh sai sót cho giáo viên ra đề sau đó HĐCM chọn đề, in đề rồi sẽ tiến hành kiểm tra. Tổ chức kiểm tra tập trung, khâu coi, chấm phải nghiêm túc đúng tiến độ, trả bài công khai giúp học sinh nhận ra những sai sót, vv
 Qua việc thực hiện các biện pháp trên bản thân tôi thấy được kết quả mang lại đáng ghi nhận .
 Về phía giáo viên luôn luôn có sự chuẩn bị từ khâu ra đề, chấm bài, xử lí kết quả kiểm tra, đánh giá, cập nhật điểm số đến khâu soạn giảng chu đáo .Tránh được các khuyết điểm đã gặp khá nhiều trong thời gian qua .Về phía học sinh tránh được tình trạng, học lệch, học tủ, học đối phó, học vẹt,từ đó sẽ thúc đẩy được việc đổi mới phương pháp dạy - học, nâng dần được chất lượng bộ môn giải quyết được gánh nặng mà xã hội và ngành giáo dục đang “quan tâm, bàn luận”.
 -Các biện pháp của tôi được triển khai và ứng dụng trong tổ Văn - Sử - CD năm học 2008 - 2009.
III Kết luận :
 Vậy đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cấp Trung học phổ thông có ý nghĩa to lớn nhằm thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy-học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử. Vì yêu cầu bức thiết này mà đòi hỏi giáo viên dạy lịch sử hiện nay phải thực hiện.
 Cũng từ những yêu cầu đó mà trong thời gian qua bản thân tôi đã luyện cho học sinh được tinh thần tự học thường xuyên, tạo được hứng thú trong học tập của bộ môn chính vì vậy kết quả năm học 2008-2009 đến thời điểm này đạt trung bình trở lên như sau:
KHỐI
ĐẦU NĂM
CUỐI KÌ I
GIỮA KÌ II
10
58,8%
76,3%
79,8%
11
70%
74,9%
77,6%
12
58%
68,6%
76,1%
 Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi đã rút ra trong quá trình dạy - học bộ môn lịch sử ở Trường THPT Khánh Hưng, tất nhiên sẽ có nhiều kinh nghiệm hay hơn, bổ ích hơn và được ứng dụng đạt kết quả cao hơn. Mong đựơc sự góp ý chân thành của quý đồng nghiệp và các quý cấp lãnh đạo làm cho nghiệp vụ chuyên môn của tất cả các giáo viên dạy học bộ môn này cũng như bản thân tôi ngày càng được nâng cao hơn, hoàn thiện được mục tiêu đổi mới của ngành giáo dục.
 Khánh Hưng , ngày 10 tháng 4 năm 2009
 Người làm SKKN
 Nguyễn Thị Hải
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
-Tên đề tài: Đổi mới kiểm tra , đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử THPT 
 -Tác giả : Nguyễn Thị Hải 
Tổ Văn-Sử -GDCD
Trường THPT Khánh Hưng
Nội dung
Xếp
loại
Nội dung
Xếp
loại
-Đặt vấn đề
-Biện pháp 
-Kết quả phổ biến,ứng dụng
-Tính khoa học
-Tính sáng tạo
-Đặt vấn đề
-Biện pháp 
-Kết quả phổ biến,ứng dụng
-Tính khoa học
-Tính sáng tạo
Xếp loại chung:
Ngày 12 tháng 4 năm 2009
Tổ chuyên môn
 Huỳnh Hằng Ni
Xếp loại chung:
Ngày 15 tháng 4 năm 2009
Thủ trưởng đơn vị
Nguyễn Vũ Lan
Căn cứ kết quả xét, thẩm định của Hội đồng khoa học ngành GD&ĐT cấp tỉnh; Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau thống nhất công nhận SKKN và xếp loại:. 
 Ngày tháng năm 200
 Giám Đốc

File đính kèm:

  • docSKKN -NGUYEN THI HAI.doc
Sáng Kiến Liên Quan