Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn qua hệ thống đề mở

Cơ sở thực tiễn

 Mặc dù yêu cầu đổi mới phương pháp dạy - học đã được đặt ra từ năm 2002 nhưng thực tế cho thấy cách dạy nhồi nhét kiến thức vẫn còn khá thịnh hành; nặng cung cấp kiến thức, xem nhẹ tính chất công cụ của bộ môn. Điều này có nhiều nguyên nhân như chương trình, sách giáo khoa hiện hành chưa phù hợp “khiến tiết văn như bị cầm tù trong lớp”, không ít thầy cô giáo còn chưa quen với việc ra đề mở, chấm mở Trong đó, nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến quá trình dạy - học còn nhiều bất cập này là do việc chậm đổi mới trong kiểm tra - đánh giá.

Hiện nay, việc kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn bậc THPT ở một số đơn vị chưa “đo” được năng lực người học và chưa góp phần điều chỉnh, đổi mới phương pháp dạy - học. Các đề kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, đề thi học kì thường ra theo dạng “đề đóng”, tính tích hợp (giữa các phân môn Tiếng Việt, Làm văn, Văn học và liên môn) chưa rõ. Để làm được bài, học sinh phải ghi nhớ máy móc nội dung bài học. Đáp án của đề thi đưa ra hệ thống ý mà các em phải trình bày cùng với biểu điểm cụ thể, chi tiết. Cách làm này mang tính áp đặt, không khuyến khích tính sáng tạo và sự độc lập trong suy nghĩ của học sinh. Như vậy, đề “đóng” chưa đánh giá được toàn diện năng lực Ngữ văn của người học, chưa khuyến khích được sự sáng tạo của học sinh trong làm bài.

 Mấy năm qua, nhiều thầy cô giáo, nhiều Tổ chuyên môn nhận rõ thực trạng này và đã có nhiều cố gắng thay đổi cách thức kiểm tra – đánh giá. Tại các buổi sinh hoạt chuyên môn nhóm Ngữ Văn tại trường THPT Quế Phong, trong rất nhiều cuộc họp chúng tôi lấy việc ra đề mở làm chủ đề để thảo luận. Dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng tất cả đều thống nhất việc ra đề mở trong bộ môn Ngữ văn là cần thiết để đổi mới phương pháp dạy - học văn. Các giáo viên dạy Ngữ văn của Trường THPT Quế Phong sau sinh hoạt chuyên môn đã ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy. Mọi phản hồi đều khẳng định các đề mở rất hứng thú cho học sinh, phát huy tối đa năng lực, phẩm chất của học sinh. Và chính điều này, rất thuận lợi cho các em vì được thoải mái bày tỏ quan điểm, chính kiến của riêng mình.

 

doc51 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 935 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn qua hệ thống đề mở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phía nạn nhân. Nhưng khi đến gần, nó nhận ra bạn của nó, Androcles, sư tử mừng rỡ vẫy đuôi, và liếm tay Androcles như chú chó với vẻ thân thiện.
Vua ngạc nhiên vì điều đó, cho gọi Androcles lại, anh đã kể cho nhà vua mọi chuyện. Người nô lệ đã được tha thứ và trả tự do, còn sư tử thì lại được thả về rừng nơi nó từng sống.
(NGỤ NGÔN AESOP)
Văn bản 2   
Phần lớn chúng ta đều có lúc cần đến sự giúp đỡ của người khác. Cuộc sống là muôn màu, vì thế, không phải lúc nào chúng ta cũng tự biết cách xoay xở mọi thứ. Biết được khi nào cần đến sự giúp đỡ, và biết tìm kiếm sự giúp đỡ nơi đâu, đó là những yếu tố cơ bản cho sự sinh tồn và hạnh phúc của mỗi người. 
Một số người vẫn luôn chối từ sự giúp đỡ vì không thích cái cảm giác bản thân mình bất lực, phải cậy nhờ vào người khác. Số khác tuy không khước từ, nhưng điều đó lại khiến họ vô cùng buồn bực vì họ cảm thấy lòng tự tôn của mình bị tổn thương. Vì vậy, có những lúc bạn hào phóng ban tặng sự giúp đỡ cho những người đang thực sự cần nó, nhưng đừng quá ngạc nhiên vì họ có thể sẽ đáp lại lòng tốt của bạn bằng những hành động khác thường như phản kháng công kích, cáu gắt hay những phản ứng khiến bạn bị tổn thương. Tất cả những biểu hiện đó, nếu có, là do họ đang phải vật lộn với lòng tự tôn cũng như sự kiêu hãnh của chính mình. Họ đang tìm mọi cách né tránh thực tế rằng mình đang trong trạng thái bế tắc, rằng mọi việc đang diễn ra không theo mong đợi.     
Vì vậy, hãy cân nhắc, thận trọng với thịnh tình của chính mình. Nếu muốn giúp đỡ một ai đó, trước hết, bạn phải học cách thể hiện thiện chí. 
(Kent M. Keith Ph. D, 10 nghịch lí về cuộc sống,
 NXB Trė, 2008, tr.132-133) 
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của mỗi văn bản trên.  
Câu 2. Theo anh/chị, chủ đề chung của hai văn bản trên là gì?   
Câu 3. Anh/chị rút ra được bài học cuộc sống nào ở văn bản 1?
Câu 4. Trong văn bản 2, tác giả đề cập đến nghịch lí nào? Việc nhận ra nghịch lí ấy có ý nghĩa như thế nào? 
Câu 5. Theo anh/chị, có nên lúc nào cũng hào phóng ban tặng sự giúp đỡ không? Vì sao?    
II. LÀM VĂN (7, 0 điểm)    
Câu 1 (2.0 điểm).
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về cách thể hiện thiện chí khi ta muốn giúp người khác.     
Câu 2 (5,0 điểm). 
Tự tình (bài II) là tiếng than về cảnh ngộ bất hạnh, cũng là tiếng nói đầy bản lĩnh của khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc.         
Anh/chị hãy làm rõ ý kiến trên qua bài thơ Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương.
--------------HẾT------------
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM
Phần 
Câu 
	Nôi dung̣	 
Điểm 
I 
ĐỌC HIỂU 
3.0 
1 
VB1: Tự sự
VB2: Nghị luận
0,25
0,25
2 
chủ đề chung của hai văn bản:
 Sự giúp đỡ/ tinh thần hỗ trợ, cứu giúp người khác khi gặp khó khăn, nguy hiểm.  
0,5
3 
Bài học cuộc sống ở VB1
Khi giúp người khác trong hoạn n‌ạn, khó khăn; ta có thể được báo đáp lại, nhận lại những điều tốt đẹp./ 
0,5
4
Trong đoạn trích, tác giả đề cập đến nghịch lí: những người nhận được sự giúp đỡ đôi khi lại phản ứng gay gắt, làm tổn thương chính người giúp mình. Việc nhận ra nghịch lí đó là cần thiết vì giúp ta thấu hiểu hoàn cảnh, tâm trạng của người khác để có cách ứng xử phù hợp. 
0,5
5
Có thể đề xuất những thái độ khác nhau, miễn sao là thái độ đúng đắn nhất nên giúp đỡ người khác trong khả năng có thể của mình một cách chân thành vô tư/
không nên lúc nào cũng hào phóng ban tặng sự giúp đỡ, vì lòng tốt phải được đặt đúng chỗ, đúng người thì mới có ý nghĩa.
1,0
Lưu ý chung: HS có thể nêu quan điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng phải phù hợp, cách nhìn đúng đắn và tính trong sáng khi diễn đạt. Bám sát chủ để của ngữ liệu...
II 
LÀM VĂN 
7.0 
1 
Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tính kỷ luật trong cuộc sống.
2.0 
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 
Thí sinh có thể trình bày đoaṇ văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân - hợp, móc xích hoăc̣ song hành. 
0.25 
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cách thể hiện thiện chí khi ta muốn giúp người khác.     
0.25 
c. Triển khai vấn đề nghị luận 
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghi luận ̣ theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý vấn đề được yêu cầu. 
Sau đây là một số gợi ý: 
 - Khi muốn giúp người khác, ta cần biết cách thể hiện thiện chí. Trước hết, phải thấu hiểu và thông cảm với hoàn cảnh khó khăn của người khác để đưa ra cách giúp đỡ phù hợp
- Giúp đỡ bằng sự chia sẻ, chân tình chứ không bằng sự thương hại, ban ơn, tránh gây tổn thương cho người được giúp đỡ... 
1.0 
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 
Đảm bảo chuẩn chı́nh tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Viêṭ. 
0.25 
e. Sáng tạo 
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 
0.25 
2 
Làm sáng tỏ ý kiến: Tự tình (bài II) là tiếng than về cảnh ngộ bất hạnh, cũng là tiếng nói đầy bản lĩnh của khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc
5.0 
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 
Mở bài giới thiêụ được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.  
0.25 
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 
0.5 
c. Triển khai vấn đề nghị luận 
Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.  
* Giới thiêu ngắn gọ	n về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.
0.5 
* Tiếng than về cảnh ngộ bất hạnh: 
- Cuộc đời Hồ Xuân Hương gặp nhiều ngang trái, trắc trở trong tình yêu. Tác phẩm của bà vừa là bức chân dung tự họa của chính nhà thơ, vừa là tiếng nói đề cao vẻ đẹp, giá trị, khát vọng của người phụ nữ trong xã hội xưa.
- Nỗi xót xa, đau đớn, tủi hổ, bẽ bàng của người phụ nữ một mình giữa đêm khuya, nhìn thấy số phận bất hạnh của mình trong hình ảnh vầng trăng - tuổi “xế” chiều mà tình duyên vẫn hẩm hiu, lận đận, “chưa tròn” - không trọn vẹn.
- Sự thở dài ngao ngán trước sự trôi chảy tàn nhẫn của thời gian, thấm thía cái bi kịch tuổi xuân, nét trẻ trung mất mát dần.
- Bài thơ thể hiện thái độ, tâm trạng vừa đau đớn, vừa phẫn uất trước thực tại đau buồn, tuy vậy, bà vẫn gắng gượng vươn lên, nhưng rồi vẫn rơi vào bi kịch. 
* Tiếng nói đầy bản lĩnh của khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc 
- Tự mỉa mai, giễu cợt chính mình hiên ngang chống chọi cái ngang trái của cuộc đời
- Nỗ lực mọi cách tìm đường giải thoát nỗi cô đơn, bất hạnh.
- Gồng mình  để chống trả kịch liệt số phận. Đó chính là thái độ phản kháng mạnh mẽ của nữ sĩ trước thực tại đau buồn. Đằng sau sự phản kháng mạnh mẽ ấy là khao khát sống, khao khát hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt của nữ sĩ. Bản lĩnh cứng cỏi, không chịu đầu hàng số phận của người phụ nữ cá tính.
- Với ngôn từ giản dị, tự nhiên nhưng cũng sắc sảo, với các biện pháp nghệ thuật đảo, đối, dùng động từ mạnh, tả cảnh ngụ tìnhvà nghệ thuật tăng tiến, bài thơ thể hiện tâm trạng vừa đau đớn, vừa phẫn uất trước duyên phận, nhưng vẫn cố gắng vươn lên bằng khát khao sống, khát khao hạnh phúc mãnh liệt, tuy vẫn rơi vào bi kịch. Tuy thế, âm hưởng thơ vẫn âm ỉ niềm khát khao sống, khát khao hạnh phúc lứa đôi. 
2,5 
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu  
Đảm bảo chuẩn chı́nh tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Viêṭ. 
0.25 
e. Sáng tạo 
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 
0.5 
e. Sáng tạo 
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 
0.5 
-----HẾT----Phụ lục 3: THỰC HÀNH RA ĐỀ MỞ MÔN NGỮ VĂN KHỐI 12
ĐỀ THI HỌC KÌ II
BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN
                                   Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích  dưới đây: 
“ Đáng tiếc, hiện nay rất nhiều thanh niên lại vứt bỏ quyền lựa chọn tương lai của mình, họ quen hoặc thích được người khác sắp xếp hơn, từ những việc nhỏ như thi vào trường đại học nào, học chuyên ngành gì, đến những chuyện lớn như đi đến nơi nào để phát triển sự nghiệp, lựa chọn ngành nghề nào, làm công việc gì.
Người khác có thể lựa chọn cho chúng ta phương hướng của cuộc sống nhưng không ai có thể chịu trách nhiệm đối với kết quả của cuộc đời chúng ta. Không phải họ không muốn mà là không thể chịu trách nhiệm, kể cả bố mẹ chúng ta.
...Giao tay lái chiếc xe cuộc đời mình vào tay người khác, chúng ta khó tránh được việc phải đóng vai hành khách.
Kinh nghiệm của những người thành đạt cho chúng ta thấy, bất kì một cuộc sống lí tưởng, hạnh phúc, thành đạt nào, về cơ bản cũng đều được quyết định bởi những lựa chọn và hành động của chính bản thân họ”.
(Trích Bí quyết thành công của Bill Gates, Khẩm Sài Nhân, NXB Hồng Đức)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 
Câu 2. “Đáng tiếc, hiện nay rất nhiều thanh niên lại vứt bỏ quyền lựa chọn tương lai của mình”. Anh/chị có đồng tình với quan điểm đó của tác giả không? Vì sao? 
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Người khác có thể lựa chọn cho chúng ta phương hướng của cuộc sống nhưng không ai có thể chịu trách nhiệm đối với kết quả của cuộc đời chúng ta”? 
Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? 
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Giao tay lái chiếc xe cuộc đời mình vào tay người khác, chúng ta khó tránh được việc phải đóng vai hành khách”.
Câu 2. (5,0 điểm)
Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã hai lần miêu tả sự trỗi dậy của sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị. 
Lần thứ nhất, trong đêm tình mùa xuân: “Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mi quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”.
Lần thứ hai, trong đêm đông: “Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơiNhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc”.
Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên; từ đó làm nổi bật sự khác biệt cơ bản trong hai lần sức sống tiềm tàng trỗi dậy ấy.
-----HẾT-----
 ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
   I
ĐỌC HIỂU
3.0
1
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận/phương thức nghị luận.
0.5
2
HS trình bày quan điểm riêng của mình. Câu trả lời cần hợp lí, có sức thuyết phục. 
–  Đồng tình, vì: nhiều thanh niên sống ỷ lại, thụ động, quen hoặc thích được người khác sắp xếp hơn.
–  Không đồng tình, vì: có rất nhiều bạn trẻ sống chủ động nhiệt huyết, dám nghĩ, dám làm và đã đạt được những thành công từ rất sớm.
– Nếu vừa đồng tình vừa phản đối: kết hợp cả hai cách lập luận trên.
0.5
3
Tác giả cho rằng: “Người khác có thể lựa chọn cho chúng ta phương hướng của cuộc sống nhưng không ai có thể chịu trách nhiệm đối với kết quả của cuộc đời chúng ta” vì:
– Mỗi lựa chọn sẽ đều tác động trực tiếp lên cuộc sống của chính mỗi chúng ta chứ không phải của ai khác.
– Không ai có thể đi cùng ta hết cả cuộc đời, mỗi chúng ta sẽ là người đầu tiên và cũng là người cuối cùng chịu hậu quả hoặc kết quả từ những lựa chọn cho cuộc sống của chính bản thân mình.
1.0
4
HS trình bày quan điểm riêng của mình. Câu trả lời cần hợp lí, có sức thuyết phục. 
– Cần làm chủ cuộc sống của chính bản thân mình.
– Mỗi lựa chọn trong cuộc sống đều liên quan trực tiếp đến thành bại của mỗi người. Vì vậy chúng ta cần suy nghĩ chín chắn, cẩn trọng, trách nhiệm và quyết đoán để có những lựa chọn đúng đắn.
...
1.0
II
LÀM VĂN
7.0
 1
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Giao tay lái chiếc xe cuộc đời mình vào tay người khác, chúng ta khó tránh được việc phải đóng vai hành khách”.	
2.0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn:
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 
“Giao tay lái chiếc xe cuộc đời mình vào tay người khác, chúng ta khó tránh được việc phải đóng vai hành khách”. 
0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận: 
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo nhiều cách.  Có thể theo hướng sau:
- Giải thích:
+ “Giao tay lái chiếc xe cuộc đời mình vào tay người khác”: để người khác điều khiển cuộc đời của mình.
+ “Đóng vai hành khách”: rơi vào sự bị động.
-> Câu nói khẳng định: Nếu để người khác điều khiển, sắp xếp, quyết định thay, chúng ta sẽ rơi vào sự bị động trên con đường đi đến tương lai, xây dựng hạnh phúc cho chính bản thân mình.
- Phân tích, bàn luận: 
Việc “giao tay lái chiếc xe cuộc đời mình vào tay người khác” để lại hậu quả nặng nề:
 + Chúng ta sẽ ỷ lại, trông chờ, phó mặc cuộc đời mình vào sự sắp đặt của người khác; đánh mất đi sự chủ động trong việc lựa chọn và quyết định tương lai của chính mình.
 + Chúng ta sẽ phải sống cuộc đời của người khác, đánh mất quyền được sống với đúng khả năng, khát vọng, đam mê của chính mình.
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Không để hoàn cảnh làm chủ bản thân hay người khác lựa chọn và định đoạt cuộc đời mình, chấp nhận sự sắp xếp một cách vô điều kiện. Cần học cách tự quyết định và chịu trách nhiệm về những lựa chọn của bản thân mình.
+ Tuy nhiên cũng cần lắng nghe, tham khảo một cách có chọn lọc ý kiến từ người khác để có được những quyết định đúng đắn, sáng suốt trong cuộc sống.
1.0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
 2
Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã hai lần miêu tả sự trỗi dậy của sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị. 
Lần thứ nhất, trong đêm tình mùa xuân: “Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mi quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”.
Lần thứ hai, trong đêm đông: “Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơiNhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc”.
Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên; từ đó làm nổi bật sự khác biệt cơ bản trong hai lần sức sống tiềm tàng trỗi dậy ấy.
5.0 
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề; kết bài kết luận được vấn đề.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 
Diễn biến tâm lí và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân và trong đêm đông cởi trói cho A Phủ; chỉ ra được điểm khác biệt trong hai lần sức sống tiềm tàng trỗi dậy.
0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận:  
Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”  và nhân vật Mị.
0.5
* Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của Mị trong đêm tình mùa  xuân:
– Hoàn cảnh:
+ Khung cảnh đất trời Hồng Ngài vào xuân và không khí ngày Tết đã phần nào tác động vào tâm hồn Mị.
+ Đặc biệt là sự xuất hiện của tiếng sáo gọi bạn tình và men rượu đã dần dần làm hồi sinh tâm hồn của Mị.
– Diễn biến tâm lí và hành động:
+ Tiếng sáo được miêu tả ban đầu là tác nhân bên ngoài, giờ đã thâm nhập vào bên trong tâm hồn của Mị: “Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo”.  Nó đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn những khát khao của tuổi thanh xuân: “Mị muốn đi chơi”.
+ Từ ý muốn đến hành động diễn ra vô cùng nhanh chóng. Mị hành động như một người tự do, không quan tâm đến những ràng buộc khắt khe của nhà thống lí.
+ Tuy nhiên, khát vọng đi chơi của Mị bị dập tắt bởi sợi dây trói nghiệt ngã của A Sử.
- Với những vế câu ngắn, nhịp văn nhanh, dồn dập, Tô Hoài đã khắc họa nội tâm đầy rạo rực, đắm say, sự trỗi dậy mạnh mẽ của khát vọng tình yêu, khát vọng hạnh phúc đang diễn ra trong Mị.
1.0
* Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của Mị trong đêm đông cởi trói cho A Phủ:
– Hoàn cảnh:
+ Mỗi đêm đông, Mị đều ngồi dậy, thổi lửa hơ tay và thờ ơ  trước A Phủ – kẻ đang bị trói đứng vì làm mất một con bò của nhà thống lí.
+ Nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ, Mị nhớ lại cảnh mình bị A Sử trói đứng trong đêm tình mùa xuân năm trước và nỗi thương mình trào lên trong Mị.
– Diễn biến tâm lí và hành động:
+ Đồng cảm với những người cùng chung cảnh ngộ, Mị nhận thức được tội ác của cha con thống lí và thương xót cho A Phủ.Ý thức căm thù và lòng nhân ái giúp Mị chiến thắng nỗi sợ hãi, cắt dây trói giải thoát cho A Phủ;  đồng thời cũng là cắt sợi dây trói vô hình đã ràng buộc Mị với nhà Pá Tra, giải thoát cho mình khỏi cường quyền. Hành động của Mị được miêu tả ngắn gọn, nhanh chóng và dứt khoát.
+ Khi A Phủ chạy, Mị ý thức được sự sống còn của mình nên đã chạy theo A Phủ. Hành động được miêu tả mạnh mẽ, quyết liệt.
🡪 Với cách ngắt nhịp dồn dập, sử dụng nhiều động từ mạnh, tác giả đã thể hiện sự trỗi dậy của sức sống tiềm tàng trong Mị. Khát vọng sống mạnh mẽ đã giúp Mị tự vượt lên số phận, tìm con đường giải thoát cho cuộc đời mình.
1.0
* Nhận xét về sự khác biệt trong hai lần sức sống tiềm tàng trỗi dậy:
– Lần thứ nhất: với hành động chuẩn bị đi chơi xuân, bản thân Mị chỉ định giải thoát cho mình trong chốc lát. Đó là sự trỗi dậy mạnh mẽ của khát khao tình yêu, khát vọng hạnh phúc. Và sự trỗi dậy trong chốc lát đó không làm thay đổi được số phận của Mị.
– Lần thứ hai, với hành động cắt dây  trói cho A Phủ và chạy theo anh, Mị đã giải thoát hoàn toàn cuộc đời mình khỏi sự ràng buộc của cả thần quyền và cường quyền. Đó là sự trỗi dậy một cách quyết liệt của khát vọng sống, khát vọng tự do; từ đó tạo nên một bước ngoặt, một sự thay đổi lớn lao cho cuộc đời của Mị.
0.75
* Đánh giá chung:
 - Nội dung: 
  + Khẳng định sức sống tiềm tàng, kì diệu trong mỗi con người lao động nghèo khổ miền núi.
 + Thể hiện sự tin tưởng vào khả năng đổi đời của họ.
- Nghệ thuật:  Tài năng miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy của tác giả.
0.5
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu:
 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25
e. Sáng tạo:
 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0.25
ĐIỂM TOÀN BÀI = 10.0 điểm
-----HẾT-----
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Chiến- Tăng Lý Thị Tuyết, Học và thực hành theo chuẩn kiến thức,
 kĩ năng Ngữ văn 10 (tập 1, tập 2), NXB Giáo Dục, 2011.
2. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên), SGK Ngữ văn 10 (tập 1, tập 2), NXB Giáo
 Dục, 2009.
3. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên), SGK Ngữ văn 11(tập 1, tập 2), NXB Giáo
 Dục, 2009.
4. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên), SGV Ngữ văn 10 (tập 1, tập 2), NXB Giáo
 Dục, 2009.
5. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên), SGV Ngữ văn 11(tập 1, tập 2), NXB Giáo
 Dục, 2009.
6. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên), SGK Ngữ văn 12 (tập 1, tập 2), NXB Giáo
 Dục, 2009.
7. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên), SGV Ngữ văn 12 (tập 1, tập 2), NXB Giáo
 Dục, 2009.
8. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Hệ thống đề mở Ngữ văn 10, NXB Giáo Dục,
 2018.
9. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Hệ thống đề mở Ngữ văn 11, NXB Giáo Dục,
 2018.
10. Bộ GD - ĐT, Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông
 môn Ngữ văn, NXB GD, 2010.
11.  
12.  ) 
13. 
 luu-2976149.html
14. 
15.  
 133679.htm
16. trung-quoc.vhtm
MỤC LỤC
	 Số trang
1. Tên đề tài.................................................................... 01
2. Đặt vấn đề........................................................................................01 
3. Cơ sở của đề tài.............................................................................................. 05
4. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................09
5. Kết quả nghiên cứu..........................................................................................27
6. Phụ lục............................................................................................................ 31
7. Tài liệu tham khảo.......................................................................................... 50

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_kiem_tra_danh_gia_mon_ngu_van.doc
Sáng Kiến Liên Quan