Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động Thể dục giữa giờ ở trường Tiểu học

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hoạt động thể dục giữa giờ là hoạt động rất bổ ích và cần thiết cho học

sinh, đặc biệt là lứa tuổi tiểu học, nó làm cho học sinh phát triển toàn diện hơn về

các mặt thể chất lẫn tinh thần, thư giãn đầu óc sau những giờ học căng thẳng.

Không những vậy nó còn góp phần rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, giáo dục ý

thức đạo đức, góp phần hình thành nhân cách của người học sinh.

Ở các trường TH thuộc huyện Krông Ana nói chung và trường TH Trần Phú

nói riêng thì trong một buổi học học sinh chỉ được ra chơi 01 lần với thời gian là

khoảng 20 phút (buổi sáng là sau tiết 3, buổi chiều là sau tiết 2). Sau quãng thời

gian căng thẳng mệt mỏi về đầu óc, ít vận động về cơ thể các em cần được tập các

động tác thể dục để khởi động các khớp các cơ trước khi các em bước vào rất nhiều

các vận động của cơ thể trong giờ ra chơi để tránh các tai nạn thường gặp trong vận

động như: Trật khớp chân, đau vai, đau cổ,. Vì thế hoạt động thể dục giữa giờ là

rất cần thiết và quan trọng. Nhưng thực tế ngày nay hầu như các trường đã bỏ

không tổ chức thực hiện hoạt động thể dục giữa giờ nữa vì một số lí do như:

Một số trường tổ chức tập trước khi cho các em chơi với hình thức tập trung

dưới sân trường. Hình thức tập luyện này giáo dục cho các em rất nhiều về sự

nhanh nhẹn, ý thức tập thể nhưng chưa thật sự khoa học vì khi nghe thấy tiếng

trống thì các em đã chạy ùa ra sân, các em học ở trên dãy tầng lầu thường xảy ra

tình trạng chen lấn, xô đẩy và có thể gây tai nạn cho các em, một số em hôm đó bị

đau ốm hay những em bị khuyết tật lại không tham gia tập cùng các bạn được. Còn

về thời tiết, nếu trời nắng quá mà sân trường không có hoặc có ít cây bóng mát thì

tập sẽ làm cho các em mệt hơn, còn nếu trời mưa thì lại không tổ chức tập được,.

Trong khi tập vẫn còn nhiều bạn lưu lại ở lớp với nhiều lý do để trốn tập, số học

sinh còn lại có ra sân nhưng có em chỉ đứng cho hết thời gian mà không tập, hoặc

tập qua loa cho xong để về lớp. Một số lớp quá trình tập hợp, dàn đội hình tập

luyện còn rất chậm trễ nên mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến thời gian chơi sau đó

của các em.

pdf22 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 3787 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động Thể dục giữa giờ ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất để tổ chức tốt hoạt động thể dục giữa giờ 
nhằm nâng cao sức khỏe, đáp ứng được mục tiêu giáo dục và góp phần vào công 
tác giáo dục học sinh phát triển toàn diện theo yêu cầu giáo dục tiểu học hiện nay. 
 b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 
 b.1) Hình thành ý tưởng để xây dựng hình thức tổ chức hoạt động thể dục 
giữa giờ mới. 
 - Nghiên cứu tài liệu, tham khảo trên các trang mạng. 
 - Trao đổi với đồng nghiệp để tìm ra biện pháp tối ưu nhất, tổ chức thăm dò 
ý kiến của giáo viên và học sinh. 
 - Khảo sát lại tình hình về cơ sở vật chất, quy mô phòng học, cách trang trí, 
sắp xếp bàn ghế của giáo viên và học sinh. 
 b.2) Công tác chuẩn bị 
 - Tham mưu với lãnh đạo Nhà trường về hình thức, biện pháp đổi mới hoạt 
động thể dục giữa giờ. 
 - Xây dựng kế hoạch, triển khai đến tất cả các lớp về hình thức tổ chức hoạt 
động thể dục giữa giờ mới. 
 - Nội dung các bài tập phù hợp với độ tuổi, điều kiện của các khối lớp. 
 - Các động tác day bấm huyệt ở vùng mặt. 
 - Tổ chức tập huấn cho đội hình mẫu của tất cả các lớp và tất cả giáo viên. 
 - Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm kê lại bàn ghế của lớp học để thuận tiện 
cho việc tổ chức hoạt động thể dục mà vẫn không ảnh hưởng đến việc học. 
 - Lắp đặt âm thanh, loa máy. 
Sáng kiến kinh nghiệm : Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể dục giữa giờ ở trường Tiểu học 
 GV - TPT Đội: Nguyễn Văn Dũng – Trường TH Trần Phú 
9 
 b.3) Thiết kế bài tập cho hoạt động. 
 Để thực hiện đề tài này, tôi đã biên soạn một bài thể dục để tập với trống 
hoặc tập với nhạc có nhịp đếm, gồm các động tác như sau: 
 Các động tác tác động lên các khớp: 
 + Động tác 1 ( xoay khớp cổ): Thực hiện được ở các tư thế đứng hoặc ngồi 
tại chỗ. 
 TTCB: Đứng (ngồi) thẳng, tư thế nghiêm. 
 Lần 1: 
Nhịp 1: Hai tay chống hông đồng thời cúi đầu về phía trước. 
Nhịp 2: Hai tay chống hông, đứng thẳng. 
Nhịp 3: Hai tay chống hông đồng thời ngửa đầu ra sau. 
Nhịp 4: Hai tay chống hông, đứng thẳng. 
Nhịp 5: Hai tay chống hông đồng thời nghiêng đầu sang trái. 
Nhịp 6: Hai tay chống hông, đứng thẳng. 
Nhịp 7: Hai tay chống hông đồng thời nghiêng đầu sang phải. 
Nhịp 8: Về TTCB. 
Lần 2: 
Nhịp 1,2,3,4: Hai tay chống hông, xoay đầu theo hình vòng tròn, từ trái qua 
phải theo chiều kim đồng hồ. 
Nhịp 5,6,7,8: Hai tay chống hông, xoay đầu theo hình vòng tròn, từ phải 
qua trái theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. 
 + Động tác 2 ( xoay khớp cổ tay kết hợp xoay cổ chân): Thực hiện được ở 
tư thế đứng. 
TTCB: Đứng thẳng, tư thế nghiêm. 
Lần 1: 
Nhịp 1,2,8: Hai bàn tay đan xen kẽ các ngón xoay theo chiều nhất định 
đồng thời kiễng chân trái xoay khớp cổ chân. 
Lần 2: 
Sáng kiến kinh nghiệm : Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể dục giữa giờ ở trường Tiểu học 
 GV - TPT Đội: Nguyễn Văn Dũng – Trường TH Trần Phú 
10 
Thực hiện tương tự như lần 1 nhưng đổi chân. 
 + Động tác 3 ( xoay khớp vai): Thực hiện được ở các tư thế đứng hoặc ngồi 
tại chỗ. 
TTCB: Đứng thẳng, tư thế nghiêm. 
Lần 1: 
Nhịp 18: Xoay từ dưới, ra sau rồi lên trên, mỗi nhịp hô là thực hiện 1 lần 
xoay. 
Lần 2: 
Nhịp 18: Xoay từ trên, ra sau rồi xuống dưới, mỗi nhịp thực hiện 1 lần 
xoay. 
 + Động tác 4 ( xoay khớp hông): Thực hiện được ở tư thế đứng. 
TTCB: Đứng thẳng, 2 tay chống hông. 
Lần 1: 
Nhịp 18: Xoay ngược chiều kim đồng hồ, mỗi nhịp thực hiện xoay 1 
vòng. 
Lần 2: 
Nhịp 18: Xoay theo chiều kim đồng hồ, mỗi nhịp thực hiện xoay 1 vòng. 
+ Động tác 5 ( Xoay khớp đầu gối): Thực hiện được ở tư thế đứng. 
TTCB: Đứng thẳng, tư thế nghiêm. 
Lần 1: 
Nhịp 18: Hai tay chống gối, xoay ngược chiều kim đồng hồ, mỗi nhịp 
thực hiện xoay 1 vòng. 
Lần 2: 
Nhịp 18: Hai tay chống gối, xoay theo chiều kim đồng hồ, mỗi nhịp thực 
hiện xoay 1 vòng. 
 Các động tác xoay các khớp rất dễ áp dụng mà vẫn phát huy được hết tác 
dụng của động tác vì không cần nhiều không gian để tập, sử dụng được cho tất cả 
các lớp từ học sinh từ khối lớp 1 đến khối lớp 5. 
Sáng kiến kinh nghiệm : Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể dục giữa giờ ở trường Tiểu học 
 GV - TPT Đội: Nguyễn Văn Dũng – Trường TH Trần Phú 
11 
 Các động tác tác động đến các cơ: 
+ Động tác 6 (động tác lườn): Thực hiện được ở các tư thế đứng hoặc ngồi 
tại chỗ. 
TTCB: Đứng (ngồi) thẳng, tư thế nghiêm. 
Lần 1: 
Nhịp 1: Đưa 2 tay lên cao, 2 bàn tay đan xen vào nhau, lòng bàn tay hướng 
sát ở phía sau đầu. 
Nhịp 2,3: Giữ bàn tay và đầu cố định nghiêng người sang trái. 
Nhịp 4: Về tư thế như nhịp 1 
Nhịp 5,6: Giữ bàn tay và đầu cố định nghiêng người sang phải. 
Nhịp 7: Về tư thế như nhịp 1 
Nhịp 8: Trở về TTCB. 
Lần 2: Thực hiện tương tự như lần 1. 
+ Động tác 7 ( động tác vặn mình): Thực hiện được ở các tư thế đứng hoặc 
ngồi tại chỗ. 
TTCB: Đứng (ngồi) thẳng, tư thế nghiêm. 
Lần 1: 
Nhịp 1: Đưa 2 tay lên cao, 2 bàn tay đan xen vào nhau, lòng bàn tay hướng 
sát ở phía sau đầu. 
Nhịp 2,3: Giữ bàn tay và đầu cố định xoay người sang trái. 
Nhịp 4: Về tư thế như nhịp 1 
Nhịp 5,6: Giữ bàn tay và đầu cố định xoay người sang phải. 
Nhịp 7: Về tư thế như nhịp 1 
Nhịp 8: Trở về TTCB. 
Lần 2: Thực hiện tương tự như lần 1. 
+ Động tác 8 (động tác lưng bụng): Thực hiện ở tư thế đứng. 
TTCB: Đứng thẳng, tư thế nghiêm. 
Sáng kiến kinh nghiệm : Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể dục giữa giờ ở trường Tiểu học 
 GV - TPT Đội: Nguyễn Văn Dũng – Trường TH Trần Phú 
12 
Lần 1: 
Nhịp 1: Chân trái bước rộng bằng vai, 2 bàn tay đan xen đặt lên gáy đồng 
thời cúi xuống sao cho lưng thẳng, thân người song song với mặt đất. 
Nhịp 2: Xoay vai sang bên trái. 
Nhịp 3: Về tư thế như nhịp 1. 
Nhịp 4: Về TTCB 
Nhịp 5,6,7,8: Thực hiện tương tự như nhịp 1,2,3,4 nhưng đổi chân, nhịp 6 
xoay sang bên phải. 
Lần 2: Thực hiện tương tự như lần 1. 
+ Động tác 9 (động tác nhảy): Thực hiện ở tư thế đứng 
TTCB: Đứng thẳng, tư thế nghiêm. 
Lần 1: 
Nhịp 1: Hai tay chống hông đồng thời bật tách 2 chân sang 2 bên. 
Nhịp 2: Về TTCB, 2 tay chống hông. 
Nhịp 3: Hai tay vẫn chống hông đồng thời bật chân trái lên trước trùng gối, 
chân phải ra sau chân thẳng. 
Nhịp 4: Về TTCB 
Nhịp 5,6,7,8 thực hiện tương tự như nhịp 1,2,3,4 nhưng nhịp 7 đổi chân. 
Lần 2: thực hiện tương tự như lần 1. 
+ Động tác 10 (động tác điều hòa): Thực hiện ở tư thể đứng. 
TTCB: Đứng thẳng, tư thế nghiêm. 
Lần 1: 
Nhịp 1: Đưa 2 tay song song ra trước đồng thời đưa chân trái lên vuông 
góc. 
Nhịp 2: Về TTCB. 
NHỊP 3: Đưa 2 tay song song ra trước đồng thời đưa chân phải lên vuông 
góc. 
Nhịp 4: Về TTCB. 
Sáng kiến kinh nghiệm : Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể dục giữa giờ ở trường Tiểu học 
 GV - TPT Đội: Nguyễn Văn Dũng – Trường TH Trần Phú 
13 
Nhịp 5,6,7,8 thực hiện tương tự như nhịp 1,2,3,4. 
Lần 2: Thực hiện tương tự như lần 1. 
 b.4) Thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động thể dục giữa giờ. 
 - Từ trước đến nay, hoạt động thể dục giữa giờ ở các trường phổ thông nói 
chung và các trường TH nói riêng chủ yếu được tổ chức dưới 1 hình thức là hoạt 
động tập thể ở sân trường. Tổ chức ở dưới sân trường thì chỉ tạo cảnh quan đẹp chứ 
chưa có tác dụng thực chất đến tất cả học sinh. Hình thức này sẽ gặp nhiều hạn chế 
như: 
 Mất nhiều thời gian để tập hợp đối với các trường có dãy tầng lầu hoặc các 
phòng học ở xa nhau, chưa tập trung. 
 Các em hoạt động tập thể ở dưới sân trường rất đông nên khó quản lý dẫn 
đến nhiều em không tập hoặc tập qua loa không đúng tư thế, động tác. 
 Không tổ chức được thường xuyên: Trời nắng quá thì sẽ gây mệt mỏi hơn 
cho các em (nếu sân trường không có hoặc có ít cây bóng mát), trời mưa thì không 
tổ chức tập được (Tây Nguyên có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô kéo dài). 
 Những em bị đau, bị khuyết tật không thể tham gia tập luyện được. 
 - Vì thế đổi mới từ hình thức tổ chức hoạt động thể dục giữa giờ từ hoạt 
động tập thể ở dưới sân trường sang hình thức tổ chức hoạt động tập thể dục ngay 
tại lớp học là rất cần thiết và phù hợp. Ở hình thức tổ chức này thì không cần phải 
mất nhiều thời gian để di chuyển, các em có thể ngồi tại chỗ hoặc chỉ cần đứng lên, 
đứng lên rồi bước ra khỏi chỗ ngồi là có thể tập luyện được. Các động tác không 
nhất thiết phải giống quy trình các động tác của bài thể dục phát triển chung trong 
sách thể dục mà được biên soạn đảm bảo phù hợp với yêu cầu, điều kiện tập luyện 
và độ tuổi của các em. Bài tập được biên soạn chia làm 2 phần: Phần đầu là các 
động tác tác động trực tiếp lên các khớp, phần sau là các động tác tác động lên các 
cơ. Các động tác được thực hiện 2 lần, mỗi lần 8 nhịp. Tùy vào đặc điểm của lớp 
mà giáo viên có thể trang trí, sắp xếp lại bàn học sao cho thuận tiện và hợp lý để 
các em có điều kiện tập luyện tốt nhất mà không ảnh hưởng đến việc học. Tùy vào 
điều kiện của từng trường mà có thể áp dụng các hình thức như: Tập với trống, tập 
với nhạc có nhịp đếm, tập với nhạc thể dục nhịp điệu. 
 Khi thực hiện thì trình tự các động tác cũng phải tuân theo một quy luật nhất 
định là từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, cụ thể: Đầu tiên là tập lần lượt các 
Sáng kiến kinh nghiệm : Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể dục giữa giờ ở trường Tiểu học 
 GV - TPT Đội: Nguyễn Văn Dũng – Trường TH Trần Phú 
14 
động tác xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp cổ, khớp vai, khớp hông, khớp đầu 
gối. Sau đó mới tập các động tác căng cơ như: động tác lườn, động tác vặn mình, 
động tác lưng bụng, 
 Hoạt động bắt đầu khi có tiếng trống báo hiệu hết giờ học thì đồng loạt các 
lớp phải dừng ngay việc dạy và học lại (nếu lớp nào học chưa xong thì có thể tiếp 
tục học sau khi đã tập luyện xong), giáo viên và học sinh nhanh chóng ổn định tổ 
chức (có quy định về thời gian ổn định) và tập luyện các động tác thể dục theo quy 
định. 
 Ngoài ra, khi áp dụng hình thức tập luyện này giáo viên đang giảng dạy có 
thể tùy vào tình hình thực tế của học sinh trong lớp (nếu thấy các em có biểu hiện 
căng thẳng, mệt mỏi, ngủ gật, ) thì giáo viên có thể tự tổ chức cho các em thực 
hiện các động tác mát-xa, day bấm huyệt ở vùng mặt. Như vậy sẽ giúp các em thật 
sự thoải mái, tỉnh táo để tiếp thu bài tốt hơn. 
 Ví dụ: 
 - Các động tác mát-xa, day bấm huyệt như: mát-xa vùng mặt, huyệt ấn 
đường, huyệt thái dương, huyệt nghinh hương, huyệt ti trúc không, huyệt đồng tử 
liêu, các em có thể ngồi tại chỗ để thực hiện. Ở các động tác này giáo viên có thể 
tự tổ chức, tổ chức nhiều lần nếu thấy cần thiết mà vẫn không ảnh hưởng nhiều đến 
thời gian học của các em. 
 Đối với hình thức này thì có rất nhiều ưu điểm như: 
 Giáo viên sẽ trực tiếp quản lý học sinh của lớp một cách dễ dàng và có thể 
cùng tập với các em. 
 Diễn ra nhanh, không làm mất nhiều thời gian vui chơi của các em. 
 Các em được tập luyện ngay sau thời gian dài phải ngồi học căng thẳng để 
bước vào vận động trong hoạt động vui chơi được an toàn. 
 Những em chưa hoàn thành xong bài học của mình thì có thể tiếp tục sau 
khi tập thể dục cho đến khi hoàn thành và sau đó mới ra ngoài tham gia các hoạt 
động vui chơi. 
 Tất cả học sinh đều được tập (kể cả những em khuyết tật, những em bị đau). 
Giúp cho các em bị khuyết tật có cơ hội được tập luyện và được hòa nhập cùng các 
bạn, qua đó góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân 
Sáng kiến kinh nghiệm : Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể dục giữa giờ ở trường Tiểu học 
 GV - TPT Đội: Nguyễn Văn Dũng – Trường TH Trần Phú 
15 
thiện, học sinh tích cực”. 
 Có thể tổ chức lồng ghép các bài tập day bấm huyệt (các động tác mát-xa 
vùng mặt, day các huyệt như: huyệt ấn đường, huyệt thái dương, huyệt nghinh 
hương, huyệt ti trúc không, huyệt đồng tử liêu,) để phòng chống các bệnh về mắt 
và lưu thông khí huyết cho các em. 
 Tổ chức thường xuyên dù trời mưa hay nắng nóng... 
 Có thể tổ chức thực hiện hình thức tập luyện này qua loa máy (sử dụng nhạc 
có nhịp đếm, không có nhịp đếm) hoặc đánh trống. 
 Để có thể hiểu rõ hơn ta có thể theo dõi bảng thống kê sau: 
 Hình thức tổ chức cũ Hình thức tổ chức mới 
Hình thức tập luyện 
Toàn trường tập trung tập ở 
ngoài sân trường. 
Tập ngay trong lớp học. 
Điều kiện tập luyện 
Thời tiết thuận lợi (trời 
mưa không tập được, trời 
nắng quá mà ít cây bóng 
mát thì tập sẽ mệt hơn). 
Tập được ở mọi điều kiện thời 
tiết dù nắng hay mưa. 
Thời gian tập hợp, 
chuẩn bị cho tập 
luyện 
Tốn nhiều, lâu (từ 5 – 10 
phút). 
Nhanh ( chỉ cần 01 phút). 
Số lượng học sinh 
tham gia 
Có thể tập hợp đầy đủ 
nhưng tập luyện thực chất 
thì được ít. 
Đảm bảo 100% học sinh được 
tham gia tập luyện một cách 
nghiêm túc. 
Kết quả 
Học sinh không tích cực 
tập luyện nên hiệu quả 
thấp. 
Có giáo viên giám sát trực tiếp 
và cùng tập nên học sinh tích 
cực tập luyện qua đó đạt hiệu 
quả cao. 
 c) Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp 
 Để có thể tổ chức hiệu quả hình thức mới này thì cần: 
 - Diện tích phòng học phải rộng đảm bảo cho các em tập luyện. 
 - Cách trang trí sắp xếp bàn ghế trong lớp học phải thật sự hợp lý. 
Sáng kiến kinh nghiệm : Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể dục giữa giờ ở trường Tiểu học 
 GV - TPT Đội: Nguyễn Văn Dũng – Trường TH Trần Phú 
16 
 - Số lượng học sinh/lớp không quá đông (20-25 em). 
 - Tất cả giáo viên phải có trách nhiệm cao, nhiệt tình hướng dẫn học sinh. 
 - Cơ sở vật chất (hệ thống loa máy, âm thanh) phải đảm bảo cho tổ chức 
hoạt động. 
 - Các động tác thể dục phải phù hợp với lứa tuổi, điều kiện diện tích phòng 
học mà vẫn đảm bảo tác dụng được đến tất cả các khớp, các cơ. 
 d) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 
 Khi tổ chức thực hiện cần chú ý những giải pháp mang lại hiệu quả cao 
nhất, có biện pháp thực hiện thích hợp. Không nên xem nhẹ giải pháp, biện pháp 
nào, cần nghiên cứu kỹ, thực hiện đúng theo quy trình sẽ đem lại kết quả cao nhất. 
 e) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 
 - Kết quả khảo nghiệm 
 Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện kế hoạch đổi mới hình thức tổ chức 
hoạt động thể dục giữa giờ cho đội viên và nhi đồng trong Liên đội. Tôi đã thăm dò, 
hỏi ý kiến của các giáo viên trong trường, các đồng nghiệp ở các đơn vị trường bạn 
đã cho tôi nhiều ý kiến đóng góp bổ ích và sự đồng thuận rất cao về việc thay đổi 
hình thức tổ chức hoạt động thể dục giữa giờ của tôi. Khi tổ chức thực hiện thì tôi 
cũng được các giáo viên giúp đỡ, phối hợp rất chặt chẽ. Tôi thường xuyên đi quan 
sát và thấy các lớp thực hiện rất tích cực, chủ động. Tôi đã làm phiếu, tổ chức thăm 
dò ý kiến của các lớp về đổi mới hình thức tổ chức hoạt động thể dục giữa giờ thì 
thu được kết quả như sau: 
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH 
 Em cảm thấy hình thức tổ chức thể dục giữa giờ mới này như thế nào? 
 Hãy đánh dấu “ X” vào ô trả lời 
Ý kiến Thích Bình thường Không thích Ghi chú 
Ô trả lời 
 Kết quả thu được sau khi tổng hợp là: 
Sáng kiến kinh nghiệm : Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể dục giữa giờ ở trường Tiểu học 
 GV - TPT Đội: Nguyễn Văn Dũng – Trường TH Trần Phú 
17 
TT Khối lớp T.Số HS 
Thích Bình thường Không thích 
SL % SL % SL % 
1 Khối lớp 1 168 153 91,1 12 7,1 3 1,8 
2 Khối lớp 2 144 127 88,2 15 10,4 2 1,4 
3 Khối lớp 3 122 112 91,8 9 7,4 1 0,8 
4 Khối lớp 4 119 102 85,7 14 11,8 3 2,5 
5 Khối lớp 5 121 105 86,8 11 9,1 5 4,1 
 - Giá trị khoa học: 
 Vận dụng tốt đề tài trên sẽ giúp các giáo viên - TPT Đội nâng cao được chất 
lượng tổ chức các hoạt động lớn trong Liên đội. Hỗ trợ cho Tổng phụ trách đội cả 
về con người phục vụ cho công tác tổ chức. Đề tài không chỉ áp dụng cho các 
trường Tiểu học mà còn có thể áp dụng được cho các trường THCS. 
 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 
nghiên cứu 
 Sau một thời gian thực hiện đổi mới hình thức thể dục giữa giờ tôi đã phối 
hợp với giáo viên chủ nhiệm, nhân viên y tế nhà trường theo dõi và thu được kết 
quả rất tích cực là có rất ít học sinh nghỉ học do bị các bệnh thông thường và hạn 
chế được tối đa các tai nạn ở trường như trật khớp, bong gân,... và không gia tăng 
các em bị mắc bệnh về mắt, giúp các em có có một sức khỏe ổn định để tham gia và 
hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và rèn luyện trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu 
ngoan Bác Hồ, những chủ nhân tương lai của đất nước. 
 Sau khi thu được kết quả trên, bản thân rất vui vì có được một số kinh 
nghiệm tích lũy chuyên môn, triển khai có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng 
tổ chức các hoạt động của Liên đội. 
 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
 Để thiết kế, tổ chức được một hoạt động ngoài giờ lên lớp thì người giáo 
viên – TPT Đội phải luôn tìm tòi, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, cần cù chịu khó 
tiếp thu thực tế. Trong những năm gần đây, tôi luôn luôn tìm tòi, học hỏi, tiếp cận 
Sáng kiến kinh nghiệm : Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể dục giữa giờ ở trường Tiểu học 
 GV - TPT Đội: Nguyễn Văn Dũng – Trường TH Trần Phú 
18 
những tài liệu, thông tin đại chúng, tình hình thực tế của trường cũng như của địa 
phương, tôi đã đúc rút được những kinh nghiệm của mình, tổ chức nhiều hoạt động 
Đội thu hút được đông đảo các em tham gia và cũng đạt được những thành tích 
đáng kể. Ngoài ra, để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì đòi 
hỏi người giáo viên – TPT Đội cũng cần phải: 
 - Có tâm huyết, nhiệt tình với công việc, chịu khó nghiên cứu tài liệu, tham 
khảo các hình thức tổ chức các hoạt động bằng nhiều hình thức như: trên mạng, 
sách báo, học hỏi đồng nghiệp,... phải nắm chắc được quy trình xây dựng kế hoạch, 
xây dựng kịch bảntừ A đến Z và phải có trách nhiệm với kế hoạch mình đưa ra. 
 - Luôn xác định được vị trí vai trò của mình trong công tác giáo dục học sinh 
thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm thu hút đông đảo các em 
tham gia, tạo ra sân chơi thực sự bổ ích cho các em. 
 Mỗi hoạt động được tổ chức thành công sẽ tạo niềm tin cho các giáo viên, 
hiệu ứng tích cực cho các tổ chức đoàn thể, từ đó sự phối hợp tổ chức các hoạt động 
tiếp theo sẽ trở nên thuận lợi và thành công lớn hơn. 
 2. Kiến nghị 
 - Với các cơ quan cấp trên 
 Xây dựng các phòng học có diện tích rộng, đảm bảo cho việc tổ chức hoạt 
động. 
 Sĩ số học sinh/lớp đảm bảo không quá đông. 
 - Với Lãnh đạo nhà trường 
 Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất về nhân lực, cơ sở vật chất cũng như hỗ 
trợ kinh phí để tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 
 - Với tập thể anh chị phụ trách 
 Phối hợp chặt chẽ với giáo viên – TPT Đội để tổ chức tốt các hoạt động. 
Tích cực, nhiệt tình trong việc hướng dẫn bồi dưỡng, tập luyện cho các em. 
 Đánh giá, góp ý và chỉ ra những tồn tại để bản thân rút kinh nghiệm trong 
quá trình thực hiện. 
 Trên đây là sáng kiến “Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động thể dục giữa 
giờ ở trường Tiểu học” của bản thân. Rất mong Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm 
Sáng kiến kinh nghiệm : Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể dục giữa giờ ở trường Tiểu học 
 GV - TPT Đội: Nguyễn Văn Dũng – Trường TH Trần Phú 
19 
các cấp và các đồng chí đồng nghiệp góp ý thêm để đề tài của tôi được hoàn chỉnh 
hơn. 
 Buôn Trấp, ngày 23 tháng 01 năm 2015 
 NGƯỜI VIẾT 
 Nguyễn Văn Dũng 
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG 
. 
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN 
Sáng kiến kinh nghiệm : Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể dục giữa giờ ở trường Tiểu học 
 GV - TPT Đội: Nguyễn Văn Dũng – Trường TH Trần Phú 
20 
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN 
.
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN 
Sáng kiến kinh nghiệm : Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể dục giữa giờ ở trường Tiểu học 
 GV - TPT Đội: Nguyễn Văn Dũng – Trường TH Trần Phú 
21 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
STT TÊN TÀI LIỆU TÁC GIẢ 
1 Sách GV Thể dục 1 NXB GD 
2 Sách GV Thể dục 2 NXB GD 
3 Sách GV Thể dục 3 NXB GD 
4 Sách GV Thể dục 4 NXB GD 
5 Sách GV Thể dục 5 NXB GD 
6 Trên mạng Internet; Các kênh truyền hình,... 
Sáng kiến kinh nghiệm : Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể dục giữa giờ ở trường Tiểu học 
 GV - TPT Đội: Nguyễn Văn Dũng – Trường TH Trần Phú 
22 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_hinh_thuc_to_chuc_cua_hoat_dong_the_duc_giua_gio_o_truong_tieu_hoc_085.pdf
Sáng Kiến Liên Quan