Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới công tác quản lý giáo dục thực hiện chủ đề năm học 2011-2012
I. Đặt vấn đề:
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân. Do đó, việc chăm lo để mọi trẻ em năm tuổi được đến trường là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa với trách nhiệm hơn của xã hội và gia đình để phát triển giáo dục mầm non. Trẻ được phát triển tốt hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, xong yếu tố quan trọng không thể thiếu đó là giáo dục. Đặc biệt là trẻ 5 tuổi, vì vậy làm thế nào để bảo đảm hầu hết trẻ em 5 tuổi trong địa bàn được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một năm học theo Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1.
II. Thực trạng:
Trường mẫu giáo (MG) Tân Hiệp là đơn vị thuộc khu vực trung tâm trên địa bàn xã, phụ huynh của trường phần đông có mức thu nhập tương đối, điều kiện kinh tế tương đối ổn định và rất quan tâm đến việc giáo dục và chăm sóc trẻ.
Trường có tổng số CB-GV: 13 đạt trình độ chuẩn 100%, trên chuẩn 92.30 %
Tổng số trẻ toàn trường là 360 cháu/10 lớp, 100% trẻ MG 5 tuổi học bán trú và 2 buổi/ngày (bán trú: 2/6 lớp, 2 buổi/ngày: 4/6 lớp)
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo sâu sát của các cấp, các ngành, đặc biệt là Lãnh đạo phòng GD-ĐT Giá Rai, bộ phận chuyên môn mầm non PGD-ĐT
- Đội ngũ CB-GV-NV có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn cao, đa số tâm huyết với nghề, nhiệt tình, năng động trong công việc.
- 100% các lớp mẫu giáo 5 tuổi đều được học bán trú và 2 buổi/ngày.
2. Khó khăn:
- Trường có 2 điểm lẻ cách trung tâm khoảng 8 km, địa bàn rộng, dân cư phân bố không đồng đều, phụ huynh ở đây đa số sống bằng nghề làm vuông và buôn bán nhỏ, ít có thời gian chăm sóc trẻ. Bên cạnh đó còn có một số phụ huynh chưa quan tâm về việc cần thiết chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi trước khi bước vào lớp 1.
- Cơ sở vật chất của nhà trư¬ờng còn thiếu, điểm lẻ còn phải học nhờ trường tiểu học nên chưa đảm bảo đủ phòng học kiên cố.
- Trường thiếu giáo viên nên việc phân công giáo viên dạy 2 buổi/ngày còn gặp nhiều khó khăn.
TRƯỞNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THƯ VIỆN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠ Y HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG Nguyễn Thị Phương Hiệu trưởng trường THCS Phong Thạnh Đông I. Đặt vấn đề: Quản lí quá trình dạy học và giáo dục là nội dung cơ bản của quản lí trường học. Chất lượng thực hiện những mục tiêu đào tạo của một trường học lại phụ thuộc trước hết vào chất lượng các biện pháp tác động của người Hiệu trưởng tới đối tượng con người và tới hệ phương tiện và công cụ như cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục. Thư viện trường học có một vai trò rất quan trọng. Nó là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu của giáo viên, đọc sách của học sinh và xây dựng nếp sống văn hoá mới cho các thành viên của nhà trường. Thư viện là nơi cung cấp cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển để tra cứu, các loại sách báo, tạp chí các loại tài liệu, cần thiết của Đảng, Nhà nước và của các cấp các ngành phục vụ giảng day, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức các môn khoa học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Trong đó sách là một trong những công cụ thiết yếu và cơ bản của quá trình sư phạm. Bởi vậy công tác thư viện trường học (TVTH) và việc tổ chức các hoạt động TVTH nhằm phát huy vai trò, tác dụng của sách cần được coi là một trọng tâm. Cần quan niệm rằng làm tốt công tác thư viện trường học là thêm một con đường có hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục. Đáng tiếc rằng trong thực tiễn đời sống nhà trường phổ thông suốt một thời gian dài, công tác thư viện trường học đã không được chú ý đúng mức. Bởi vậy, trong bức tranh toàn cảnh về thư viện trường học hiện nay, phần thưa nhạt và ảm đạm vẫn còn nhiều. Trong bối cảnh nhà trường Việt Nam hiện nay, có thể nói tình hình công tác thư viện còn rất nhiều điều bất cập. Số trường có thư viện, tỷ lệ đạt chuẩn cũng còn rất thấp: Về mặt chất lượng, nhìn chung, thư viện trường đang ở mặt bằng rất thấp. có nơi thư viện trường học thực chất chỉ là kho chứa sách kiêm chứa đồ dùng dạy học, thậm chí nhiều nơi, kho cũng rất tạm bợ. Số lượng đầu sách thì nghèo nàn, ngay cả sách giáo khoa cũng thiếu. Cơ sở vật chất đã vậy, đội ngũ cán bộ làm công tác thư viện cũng còn nhiều nan giải, nhân viên làm làm công tác thư viện còn là kiêm nhiệm. Nếu người kiêm nhiệm công tác thư viện là giáo viên thì sự bất cập cũng còn có thể chấp nhận được ở một chừng mực nào đó vì ít nhiều họ cũng là người có am tường về sách và về công việc dạy học. Nhưng không phải là hiếm nhà trường cử cán bộ văn phòng, cán bộ tài vụ kế toán, lao công, bảo vệ kiêm nhiệm thư viện. Bởi thế, nói kiêm nhiệm là cho dễ nghe, còn thực chất họ chỉ làm gần như duy nhất công việc coi kho, trông sách. Có chăng đầu năm học thêm việc ra sách, cuối năm thêm việc thu gom lại cất đi, cứ thế, một năm đôi lần. Việc bố trí người không có nghiệp vụ sư phạm phụ trách công tác thư viện có thể xem là một việc làm tuỳ tiện, thể hiện sự hạn chế trong nhận thức của công tác quản lý. Trong số nhân viên chuyên trách, số được đào tạo cơ bản lại rất ít. Thật dễ hiểu vì vai trò của người trông coi, chăm sóc công tác thư viện trường học vốn chưa được chú ý đúng tầm nên việc đào tạo cũng chưa cần thiết. Về những bất cập ấy, chúng ta có thể chỉ ra rất nhiều những nguyên nhân. Nhưng suy cho cùng, nguyên nhân bao trùm vẫn là công tác quản lý, từ đường hướng chỉ đạo của các cấp quản lý hệ thống tới việc quản lý trực tiếp tại các cơ sở nhà trường, trong đó vai trò của quản lý nhà trường là rất quan trọng. Vậy cần phải quản lý và tổ chức như thế nào để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động TVTH trong nhà trường phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Đó là sự băn khoăn, trăn trở đáng suy nghĩ của người làm công tác quản lý. II. Thực trạng 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo phòng GD-ĐT. - Đội ngũ CB-GV-NV có tinh thần trách nhiệm cao. - Nhân viên thư viện có nghiệp vụ và có năng lực làm công tác thư viện. - Học sinh thích đọc sách. 2. Khó khăn: - Một số loại sách được cấp thời gian sử dụng đã lâu, đến nay không còn sử dụng được mà chưa được cấp lại - Kinh phí cho hoạt động thư viện còn ít. III. Các giải pháp 1. Công tác tổ chức chỉ đạo - Đầu mỗi năm học, hiệu trưởng ra quyết định thành lập tổ cộng tác viên thư viện do hiệu phó làm tổ trưởng và các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm làm thành viên. - Phát động phong trào đọc sách trong CB-GV-NV-HS, xem đó là một trong những tiêu chuẩn để xếp loại thi đua trong năm học. - Chỉ đạo bộ phận thư viện phối hợp với các bộ phận khác trong nhà trường tổ chức các cuộc thi “Đố vui - Học tốt” và thi “Kể chuyện theo sách”; tổ chức “Ngày hội đọc sách” 2. Hiệu trưởng các nhà trường quan niệm đúng về vị trí vai trò của TVTH trong việc thực hiện các mục tiêu dạy học, giáo dục Không nên đơn thuần quan niệm TVTH chỉ là kho chứa sách, là nơi phân phối sách giáo khoa cho học sinh vào đầu năm học và thu gom vào dịp cuối năm; càng không phải là nơi tập hợp cho đủ cơ số sách theo qui định để được kiểm tra và được công nhận nhằm mục đích thi đua. Đó là những quan niệm giản đơn, dẫn đến những việc làm hình thức, chiếu lệ rất đáng tiếc đang tồn tại trong nhiều nhà trường. Cần quan niệm một cách đúng đắn: TVTH phải thực sự là một phương tiện góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng giáo dục. Đó là nơi diễn ra những sinh hoạt văn hoá tinh thần nhằm giúp học sinh có thêm những cơ hội bổ ích để lĩnh hội, củng cố và mở rộng tri thức. Đó là nơi hình hành văn hoá đọc, một yếu tố cấu thành nên diện mạo văn hoá học đường. Quan niệm ấy cần được cụ thể hoá thành phương hướng xây dựng và phát triển, thành “tầm nhìn chiến lược”, thành kế hoạch cụ thể trong từng năm học, trong đó kế hoạch ưu tiên phần kinh phí thoả đáng để tăng cường nguồn sách báo và kế hoạch đẩy mạnh các hoạt động thư viện là những khâu cốt lõi.. 3. Trọng tâm của công tác quản lý thư viện trường học là chỉ đạo việc tổ chức các hoạt động thư viện nhằm phát huy vai trò, tác dụng của thư viện trong quá trình nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục. Hoạt động này có thể bao gồm một số nội dung sau: Thứ nhất là tổ chức các hoạt động tăng cường nguồn lực sách báo, thiết bị thư viện: Việc cần được coi là trọng tâm là bổ sung thường xuyên hệ thống sách tham khảo, các loại báo và tạp chí chuyên ngành cho giáo viên và học sinh qua nhiều hình thức: mua thêm hoặc tổ chức quyên góp trong giáo viên và học sinh; phát huy vai trò tự quản của các lớp học trong việc đặt thêm sách báo; cần duy trì việc xây dựng tủ sách dùng chung; có thể khai thác các nguồn lực trợ giúp từ các lực lượng xã hội tại địa phương. Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc khai thác nguồn kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất tối thiểu cho công tác thư viện như kho sách, phòng đọc và các trang thiết bị khác như bàn ghế, ánh sáng, thông gió trang bị các phương tiện công nghệ thông tin... Trong vấn đề này, vai trò chủ động, tích cực của Ban giám hiệu các nhà trường vẫn là hàng đầu; bên cạnh đó, không thể xem nhẹ các vấn đề kế hoạch hoá, kiểm tra giám sát . Thứ hai là tổ chức các hoạt động khai thác sách, báo và tạp chí có hiệu quả. Trong nhà trường phổ thông, có thể tổ chức các hoạt động này một cách đa dạng và phong phú. Thường xuyên nhất là phải tổ chức hoạt động đọc sách của học sinh tại phòng đọc hoặc cho mượn về nhà. Hoạt động này vừa đáp ứng yêu cầu, sở thích của học sinh, lại vừa tạo nên môi trường tiếp xúc, làm việc với sách sâu rộng trong nhà trường. Đây là cơ sở nền tảng hình thành thói quen đọc sách trong học sinh, một nét đẹp văn hoá mang dấu hiệu rất đặc trưng của nhà trường. Loại hoạt động thứ hai không phụ thuộc lắm vào điều kiện kinh phí nhưng rất phù hợp với mọi nhà trường là tổ chức hoạt động “Kể chuyện theo sách”. Có thể nói hoạt động này có ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục rất sâu sắc bởi nội dung được chọn kể thường tập trung vào các chủ đề, chủ điểm trong năm học. Nếu tổ chức tốt và thường xuyên, hoạt động này có ý nghĩa giáo dục rất hiệu quả. Ngoài ra, có thể tổ chức hoạt động giới thiệu sách, gồm việc giới thiệu, phân tích, bình luận những cuốn sách bổ ích, có giá trị cả về nội dung và hình thức. Đây là hoạt động ngoại khoá bổ trợ tích cực cho chương trình chính khoá. Thực tế đã cho thấy rằng có những cuốn sách cần thiết yêu cầu học sinh tìm đọc để mở rộng, củng cố kiến thức, nếu được giáo viên giới thiệu chu đáo, định hướng rõ ràng và khuyến khích tìm đọc, học sinh sẽ tìm và đọc với hiệu quả cao hơn hẳn. Nếu kết hợp chặt chẽ với các tổ chuyên môn, với Đoàn, Đội và có sự tham gia của giáo viên, của học sinh giỏi, hoạt động trên sẽ có chất lượng và hiệu quả tốt. Riêng đối với đội ngũ giáo viên, việc giới thiệu và cung cấp sách, báo tham khảo thường xuyên là con đường rất phù hợp giúp giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức và nghiệp vụ. Chẳng hạn, trong quá trình đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông hiện nay, nếu thư viện nhà trường cập nhật kịp thời và đầy đủ các loại báo ngành, tạp chí chuyên ngành hay các ấn phẩm giới thiệu về các quan điểm đổi mới chương trình, sách giáo khoa và định hướng đổi mới phương pháp dạy học cũng như những kinh nghiệm thực tế của các nhà trường, các địa phương thì đó sẽ là nguồn trợ lực rất hữu ích với đội ngũ giáo viên trước sự thay đổi vốn không ít khó khăn. 4. Quan tâm phát triển đội ngũ nhân viên thư viện Bác Hồ từng nói, công tác cán bộ sẽ quyết định hết thảy. Trong tình hình cán bộ thư viện qua đào tạo chính qui còn thiếu, các trường sư phạm lại chưa đào tạo loại hình giáo viên thư viện thì giải pháp tình thế phổ biến trong nhiều trường học là bố trí cán bộ kiêm nhiệm. Cách bố trí tốt nhất trong tình hình chưa có cán bộ thư viện chuyên trách là chọn những giáo viên có trách nhiệm, có khả năng tổ chức các hoạt động khai thác sách đảm nhiệm thêm phần công tác thư viện, kèm theo đó là những quyền lợi chính đáng, phù hợp với tình hình chung. Sau đó, vấn đề bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện cho cán bộ kiệm nhiệm là nội dung cần được quan tâm thường xuyên bằng nhiều hình thức: tự bồi dưỡng và dự các lớp bồi dưỡng của phòng và sở giáo dục - đào tạo... 5. Tăng cường vai trò của hiệu trưởng nhà trường Trong mỗi nhà trường, những hoạt động trên cần được cán bộ thư viện chủ động tính toán và đưa vào kế hoạch hoạt động hàng tháng của nhà trường. Người hiệu trưởng cần quan tâm thường xuyên đến việc xây dựng kế hoạch cho công tác thư viện trường học; đồng thời, vấn đề rất quan trọng là tạo ra sự tham gia và phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ thư viện với đội ngũ giáo viên bộ môn, với hoạt động của tổ nhóm chuyên môn trong các hoạt động thư viện. Không những thế, khâu kiểm tra công tác thư viện cần được chú trọng thường xuyên, đi liền với các biện pháp đánh giá thi đua kịp thời bằng vật chất và tinh thần cho những cá nhân và tập thể giáo viên, học sinh tham gia các hoạt động thư viện trường học với chất lượng tốt. Việc huy động mọi nguồn lực để tăng cường, để tạo điều kiện cho công tác thư viện trường học là vấn đề cần được quan tâm trong công tác quản lý hoạt động thư viện trường học của người hiệu trưởng. IV. Kết quả - Thư viện nhà trường đã được công nhận đạt chuẩn 01; tỷ lệ giáo viên, học sinh đọc sách ngày càng nhiều tăng 2,8 % so với học kỳ I năm học trước. Nhà trường được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia. - Học kỳ I, năm học 2011 – 2012 học sinh khá, giỏi tăng 1,6% so với học kỳ I, năm học 2010 – 2011. V. Bài học kinh nghiệm – kiến nghị - Hiệu trưởng cần quan tâm chỉ đạo sát sao, lựa chọn phân công đúng người, đúng việc, giao trách nhiệm và có giám sát kiểm tra thường xuyên. - Các cấp lãnh đạo cần có kế hoạch cung cấp, bổ sung nguồn sách, báo cho thư viện trường học; thường xuyên tổ chức các cuộc thi Giáo viên thư viện giỏi để tạo điều kiện nâng tay nghề cho đội ngũ giáo viên thư viện; cải tiến các chế độ chính sách về công tác thư viện hoặc về chuẩn thư viện trường học cho phù hợp với tình hình mới. HIỆU TRƯỞNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH TRONG VIỆC QUẢN LÝ HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ Nguyễn Thành Nhạn Hiệu trưởng THCS Hộ Phòng Quản lý học sinh tự học ở nhà là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Trong những năm qua, trường THCS Hộ Phòng đã có nhiều giải pháp nhằm quản lý tốt học sính tự học ở nhà, góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh, giảm bớt tỷ lệ lưu ban bỏ học. Sau đây tôi xin được trình bày thực trạng và những giải pháp đổi mới quả lý về công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc quản lý học sinh tự học ở nhà năm học 2011-2012 như sau: I/ Thực trạng: 1/ Thuận lợi: Lãnh đạo PGD-ĐT luôn quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ các đơn vị trường học nâng cao chất lượng quản lý HS thể hiện qua phong trào: “Tiếng kẻng học bài”, “Giáo viên chủ nhiệm giỏi”, công tác “Quản lý học sinh tự học ở nhà” được sự đồng thuận của Đảng Ủy, UBND và CMHS. Hầu hết CB-GV và CMHS xác định đúng vai trò trách nhiệm của mình trong công tác quản lý HS tự học ở nhà. Phần đông HS có ý thức tự học có nhiều HS đã vượt lên hoàn cảnh khó khăn, nỗ lực phấn đấu không ngừng trong học tập và đạt được những kết quả cao. 2/ Khó khăn: Còn một ít CMHS và HS chưa có nhận thức đúng về ý nghĩa của việc học và tự học tập ở nhà. Sự phối hợp quản lý việc tự học ở nhà của HS giữa nhà trường và gia đình chưa chặt chẽ, thiếu hiệu quả. Nhiều phụ huynh còn lúng túng trong việc quản lý con em học tập tại nhà. Cụ thể là không kiểm tra được việc học tập của HS mà chủ yếu là chỉ nhắc nhở con em mình học bài, Ý thức tự học và nhất là tự học ở nhà của HS chưa cao. Còn không ít học sinh chưa biết được phương pháp tự học mà chủ yếu các em học để đối phó, học để ngày hôm đó thầy, cô gọi trả bài không bị điểm yếu, chứ chưa đạt được mức độ tự giác học tập để củng cố khắc sâu kiến thức. Nhà trường chưa thường xuyên kiểm tra thời gian học tập ở nhà của HS, kiểm tra theo đợt, theo phong trào. 3/ Thực trạng về công tác quản lí HS tự học ở nhà: a/ Học sinh đã có góc học tập: Thực hiện phong trào: “ Tiếng kẻng học bài“ vào đầu năm học nhà trường có phát động mỗi HS đều có góc học tập, góc học tập phải có đủ đồ dùng học tập, có thời gian biểu học tập ở trường và ở nhà, có đủ bàn ghế, ánh sáng,Nhà trường đã có tổ chức kiểm tra thông qua GVCN và các cán bộ lớp, kết quả đạt được như sau: Năm học: 2010 – 2011: Có 93% học sinh có góc học tập đạt tiêu chuẩn theo quy định của nhà trường. Năm học: 2011 – 2012: Còn 19 học sinh chưa có góc học tập theo quy định của nhà trường. b/ Thời gian học ở nhà của học sinh trong một ngày (Khảo sát 100 HS) Năm học: 2010-2011: Thời gian (giờ) 0 – 1 1 - 2 2 - 3 3 - 4 > 4 (giờ) Số lượng (HS) 7 21 35 19 18 Tỉ lệ % 7 21 35 19 18 Năm học: 2011-2012: Thời gian (giờ) 0 – 1 1 - 2 2 - 3 3 – 4 > 4 (giờ) Số lượng (HS) 0 24 35 22 25 Tỉ lệ % 0 24 35 22 25 c/ Mức độ quan tâm HS tự học ở nhà của CMHS (Khảo sát 100 CMHS): Năm học: 2010-2011: Thời gian (giờ) 0 1 2 3 > 4 Số lượng (HS) 4 11 39 25 21 Tỉ lệ (%) 4 11 39 25 21 Thời gian (giờ) 0 1 2 3 > 4 Số lượng (HS) 1 8 33 32 26 Tỉ lệ (%) 1 8 33 32 26 d/ Xếp loại hạnh kiểm năm học: 2010-2011 và 2011-2012. Hạnh kiểm HKI năm học: 2010-2011 có 1061 HS. TỐT KHÁ TRUNG BÌNH YẾU SL % SL % SL % SL % 704 66,4 249 23,5 92 8,7 16 1,4 Hạnh kiểm HKI năm học 2011-2012 có 1099 HS TỐT KHÁ TRUNG BÌNH YẾU SL % SL % SL % SL % 750 68,2 264 24,0 79 7,2 6 0,6 e/ Xếp loại học lực năm học: 2010-2011 và 2011-2012. Học lực HKI năm học 2010-2011 có 1061 HS. GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU KÉM SL % SL % SL % SL % SL % 40 3,8 246 23,2 440 41,5 300 28,2 35 3,3 Học lực HKI năm học 2011-1012 có 1099 HS. GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU KÉM SL % SL % SL % SL % SL % 110 10 354 32,2 533 48,5 94 8,5 8 0,8 f/ Kết quả các phong trào mũi nhọn: - Năm học 2010-2011: + Casio lớp 9 đạt 02 giải III và 01 giải KK vòng tỉnh. + Các môn văn hóa lớp 9 * Vòng Huyện đạt 01 giải I; 02 giải II; 02 giải II và 05 giải KK. * Vòng Tỉnh đạt: 02 giải III và 03 giải KK. * Có 22 HS trong đội tuyển dự thi vòng Tỉnh. + Điền kinh: Vòng huyện đạt 03 huy chương vàng, 01 bạc và 03 đồng. - Năm học: 2011-2012. * Văn hay chữ tốt đạt 01 giải nhất và 01 giải khá vòng Tỉnh có 01 học sinh được dự thi khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. * Casio đạt 01 giải III và 01 giải KK vòng Tỉnh. * Các môn văn hóa đạt 02 giải nhất; 03 giải nhì; 07 giải II và 02 giải KK vòng Huyện, có 29 HS trong đội tuyển dự thi vòng Tỉnh. * Điền kinh đạt 10 huy chương vàng; 07 bạc và 04 đồng. II/ Giải pháp đổi mới công tác quản lý: 1/ Đối với ban lãnh đạo: - Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo PGD-ĐT để xin ý kiến chỉ đạo, với cấp Uỷ, UBND để chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, ban nhân dân các ấp cùng phối hợp với nhà trưòng. - Vận động tuyên truyền để được sự đồng thuận từ trong tập thể CB-GV, HS đến ban đại diện CMHS lớp, trường và CMHS. Luôn theo dõi, kiểm tra, quản lý việc học sinh tự học ở nhà. - Thực hiện tốt 2 phong trào “Nhà giáo Giá Rai nhận đỡ đầu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” và “Tiếng kẻng học bài” do PGD-ĐT Giá Rai đề ra. 2/ Tổ chức Đoàn - Đội: - Tổ chức vận động tuyên truyền, giáo dục học sinh ý thức tự giác học tập, rèn luyện kỹ năng sống thông qua các tiết sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt đội, - Tổ chức cho HS vui chơi nhiều trò chơi dân gian bổ ích, giáo dục HS không chơi game online có nội dung bạo lực. - Phối hợp với GVCN lớp và GVBM để kiểm tra, quản lý việc tự học ở nhà của HS. 3/ GVCN lớp: - Hướng học sinh phương pháp tự học, tư vấn cho học sinh sắp xếp thời gian biểu học tập ở nhà, kiểm tra HS thực hiện góc học tập, vận động giúp đỡ HS xây dựng góc học tập đối với các em có hoàn cảnh khó khăn. - Phối hợp với ban đại diện CMHS lớp, tổ chức Đoàn -Đội, GVBM và CMHS kiểm tra HS thực hiện phong trào “Tiếng kẻng học bài” và quản lý việc HS tự học ở nhà. - Tuyên dương kịp thời những HS học tiến bộ, có xếp thứ hạng trong lớp ở cuối HK để kích thích thi đua của từng cá nhân HS trong lớp. 4/ Giáo viên bộ môn: Phải dành thời gian ở cuối mỗi tiết dạy để hướng dẫn HS tự học ở nhà. Phối hợp với GVCN lớp theo dõi quản lý, kiểm tra việc tự học ở nhà của HS. 5/ Ban đại diện CMHS lớp và CMHS: - Cùng với GVCN lớp vận động CMHS cùng tham gia quản lý HS tự học ở nhà và giúp đỡ những HS có hoàn cảnh khó khăn. CMHS ký cam kết với nhà trường trong quản lý HS. III/ Kết quả đạt được: - Phát huy và duy trì tốt các phong trào: “ Tiếng kẻng học bài’; phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, - Ý thức học tập và rèn luyện hạnh kiểm của HS được nâng cao thể hiện qua đánh giá xếp loại hạnh kiểm và học lực ở cuối HKI như sau: + So sánh cuối HKI NH: 2011-2012 và cuối HKI NH: 2010-2011: * Hạnh kiểm loại tốt tăng 1,8%; loại khá tăng 0,5 % và loại yếu giảm 0,8 %. * Học lực loại giỏi tăng 6,2 %; loại khá tăng 9 %; loại yếu giảm 19,7 % và loại kém giảm 2,5 %. * Văn hay chữ tốt tăng 01 giải nhất và 01 giải khá vòng Tỉnh. * Casio đạt 01 giải III và 01 giải KK vòng Tỉnh. * Học sinh giỏi vòng Huyện tăng 01 giải nhất; 01 giải nhì và 05 giải III, tăng 07 HS trong đội tuyển dự thi vòng Tỉnh. IV/ Bài học kinh nghiệm: 1/ Phải tăng cường công tác tham mưu với lãnh đạo ngành và cấp Ủy, UBND để được chỉ đạo và giúp đỡ và vận động các ban ngành đoàn thể, CB-GV, HS và CMHS cùng tham gia. 2/ Phát huy phong trào “Tiếng kẻng học bài’; phong trào “Xây dựng trường học, học sinh tích cực”. Vận động và giúp đỡ sao cho mỗi HS đều có góc học tập. 3/ GVCN và GVBM phải hướng dẫn phương pháp tự học cho HS, trong mỗi tiết dạy phải dành thời gian hướng dẫn HS học ở nhà. GVCN phối hợp với GVBM, tổ chức Đoàn - Đội thường xuyên kiểm tra, quản lý HS tự học ở nhà. 4/ Từng CMHS và nhà trường ký cam kết cộng đồng trách nhiệm trong việc quản lý HS tự học ở nhà.
File đính kèm:
- toan tap tham luan.doc