Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng phân luồng trung cấp nghề cho học sinh Lớp 10 hệ giáo dục thường xuyên trong trường THPT

Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của nội dung giáo dục phổ

thông toàn diện được xác định trong Luật giáo dục. Trong chiến lược phát triển giáo dục và chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay cũng nhấn mạnh đến yêu cầu tăng cường giáo dục hướng nghiệp nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân luồng cho học sinh, đặc biệt là phân luồng cho học sinh vừa tốt nghiệp THCS cung ứng nguồn nhân lực phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội.

Qua nhiều năm trực tiếp làm công tác hướng nghiệp định hướng cho học sinh ở bậc THPT chọn nghề nghiệp, dù là tiếp tục theo học tại các trường ĐH-CĐ hay TCCN chuẩn bị hành trang bước vào đời sống cộng đồng, ở các em đều xuất hiện những quan niệm sai lầm khi chọn nghề. Phần lớn là do Cha mẹ và bản thân học sinh chưa tự khám phá bản thân: trong mỗi người chúng ta, từng cá nhân đều có sở đoản, sở trường riêng, nó còn tiềm ẩn đến một giai đoạn nào đó mới bộc phát khả năng nổi trội về một lĩnh vực mà lúc trẻ mình chưa nhận thấy.

Đặc biệt đối với đối tượng vừa tốt nghiệp THCS, cũng cần thống nhất với nhau mỗi con người đều có tư chất không giống nhau, có hoàn cảnh kinh tế gia đình khác nhau và sở thích cũng khác nhau, chớ không ai cũng phải học tốt nghiệp THPT, BTTH rồi mới chọn một nghề nào đó để lập nghiệp.

Với đối tượng học sinh vừa tốt nghiệp THCS, xét về mặt năng lực, hoàn cảnh điều kiện kinh tế sở thích động cơ học tập có hơn 30 % không đảm bảo kiến thức có thể theo học trọn vẹn chương trình giáo dục THPT hoặc BTTH, thường các em này dễ bỏ học giữa chừng làm ảnh hưởng đến hiệu quả chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường, bỏ học rông chơi lêu lỏng vô công rổi nghề, thâm nhiễm thói hư tật xấu của tệ nạn xã hội gây ra bao hậu quả khôn lường. Nên định hướng phân luồng cho học sinh TN THCS theo học trung cấp nghề là phù hợp nhất . Sau khi tốt nghiệp các em vừa có nghề có thể lập nghiệp vừa có kiến thức văn hóa tương đương TN THPT, lại đở mất khoản tiền đầu tư vô cùng lớn mà hiệu quả nhất là xã hội giảm đi được một lượng nhóm thanh niên vô công liêu lỏng, hư hỏng do không theo nổi chương trình giáo dục THPT yếu kém bỏ học giữa chừng.

 

doc14 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7595 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng phân luồng trung cấp nghề cho học sinh Lớp 10 hệ giáo dục thường xuyên trong trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
-Định hướng nghề nghiệp là việc thông tin cho học sinh về đặc điểm hoạt động và yêu cầu phát triển của các nghề trong xã hội, đặc biệt là các nghề các nơi đang cần rất nhiều lao động trẻ có văn hóa, về những yêu cầu tâm sinh lý của mỗi nghề, về tình hình phân công và yêu cầu điều chỉnh lao động ở cộng đồng dân cư, về hệ thống trường lớp đào tạo nghề của Nhà nước, tập thể và tư nhân.
Định hướng nghề gồm : Giáo dục nghề nghiệp và tuyên truyền nghề nghiệp.
-Tư vấn nghề nghiệp cho học sinh:
Tư vấn nghề nghiệp là hệ thống những biện pháp tâm lý- giáo dục nhằm đánh giá toàn bộ năng lực thể chất và trí tuệ của thanh thiếu niên, đối chiếu các năng lực đó với những yêu cầu do nghề nghiệp đặt ra đối với người lao động, có cân nhắc đên nhu cầu nhân lực địa phương và xã hội, loại bỏ những trường hợp may rủi, thiếu chín chắn trong khi chọn nghề.
2.PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.
	2.1Tìm hiểu thực tế:
	2.1.1 Thực trạng xu hướng phân luồng chọn nghề của phụ huynh và học sinh trong nhà trường THPT ở những năm gần đây :
	2.1.1.1. Xu hướng đại học hóa của gia đình.
	Phát huy truyền thống cần cù, hiếu học của dân tộc hầu hết các gia đình Việt nam ngày nay đều vượt khó đầu tư vào giáo dục với mong mỏi tương lai thế hệ sau sẽ tốt đẹp sáng lạng hơn. Truyền thống tốt đẹp đó đáng trân trọng và phát huy nhân rộng. Tuy nhiên có nhiều Cha mẹ học sinh quên rằng năng lực học tập tư chất ở mỗi người không ai giống ai, còn mang nặng suy nghĩ, ”trọng thầy khinh thợ ” nên bằng mọi giá con mình phải học đại học.
Mà quên rằng con em của mình vốn bị khiêm khuyết năng lực học tập ngay từ bậc học THCS vừa được xét TN xong lớp 9, thi tuyển sinh vào lớp 10 một cách ỳ ạch 3 môn văn hóa ( trong đó 2 môn Văn, Toán đã nhân hệ số 2 ) điểm tổng cộng không quá điểm 10 nếu tính bình quân khi đã trừ điểm khuyến khích mỗi môn thi chỉ cần đạt 01-1,5 điểm/môn là nghiểm nhiên được vào học lớp 10 hệ GDTX mà không tiên lượng được rằng với sức học như vậy có theo nổi 3 năm để lấy tấm bằng TN BTTH ? 
2.1.1.2. Xu hướng nhà trường là nơi giữ trẻ : 
Mỗi năm trường tuyển sinh hệ GDTX lớp 10 khoảng trên dưới 100 em, qua quá trình học tập với nhiều lý do khác nhau khách quan cũng như chủ quan tỉ lệ bỏ học giữa chừng ở nhóm học sinh này khá nhiều, bắt đầu từ việc không nhập học đến không theo nổi chương trình bậc học ..... khiến cho việc duy trì sĩ số giảm sâu đến lớp 12 còn dưới 50 %.
Phần đông đối tượng này không ngoan chán học , đi học chơi cho vui thiếu động cơ hoài bão học tập đúng đắn học được chăng hay chớ. Gia đình thiếu quan tâm, thiếu phối hợp với nhà trường để phó mặc cho con em học không đạt thì nghỉ, để nhà đi chơi lêu lỏng không lành mạnh cũng vậy. Vô hình trung biến nhà trường thành nơi giữ trẻ. 
Xuất phát từ chất lượng giáo dục ở bậc học THCS điểm đầu vào của các kỳ tuyển sinh vào lớp 10 đầu cấp học có chiều hướng ngày càng thấp : vào hệ GDTHPT tại THPT Tân An 
Năm học 2011-2012 : 10 điểm.
Năm học 2012-2013 : 8,25 điểm.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân đưa đến hậu quả bỏ học giữa chừng của học sinh lớp 10 hệ GDTX
Tỉ lệ học sinh lớp 10 GDTX bỏ học :
Năm học 2011-2012 : 21/110 hs = 19.0 %
Năm học 2012-2013 : 12/103 hs = 11,65 % 
2.1.1.3. Xu hướng thực dụng chấp nhận lao động phổ thông thiếu đầu tư qua trường lớp đào tạoTrung cấp nghề. 
Những năm gần đây với sự phát triển nhanh của kinh tế - xã hội rất nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp nhà máy hiện đại ra đời, nó đòi hỏi một lượng lớn nhu cầu lao động có tay nghề chuyên môn qua đào tạo. Tại tỉnh Trà Vinh có các khu Công nghiệp Long Đức, Mỹ Phong (Tiểu Cần ,Trà Cú.nhu cầu lao động của nhà máy nhiệt điện Duyên hải... ) thu hút trên chục ngàn lao động.
 Song do điều kiện kinh tế gia đình, do chán học bởi năng lực hạn hẹp nên rất ít học sinh và phụ huynh chịu khó cho con em qua trường lớp Trung cấp nghề được đào tạo có nghiệp vụ chuyên môn hẳn hoi mới đi làm mà chấp nhận chọn hình thức lao động phổ thông xin vào các xí nghiệp nhà máy lao động với đồng lương ít ỏi chỉ tạm đủ sống qua ngày ( khoảng 1.800.000 -2.100.000đ/tháng)- Rất nhiều trường hợp bỏ học giữa chừng, kể cả học sinh đã TN THPT đi làm công nhân xí nghiệp chấp nhận mức lương này!
2.2 Nguyên nhân :
2.2.1. Học sinh và gia đình :
	Bản thân học sinh chưa thật sự hiểu biết hết khả năng tiềm ẩn của mình có phù hợp với nghề sẽ chọn trước bước đường sự nghiệp thênh thang phía trước mà chỉ chọn theo cảm tính theo xu hướng xã hội.
	Cha mẹ học sinh còn mang nặng tư tưởng ”đại học” không đánh giá đúng mực năng lực học tập của con em, mà phải vào đại học bằng mọi giá, miễn con mình vào được đại học ngành nào cũng được để ” nở mặt” bằng chị bằng em với bà con xóm giềng. Cũng do tâm lý trọng thầy khinh thợ nặng tư tưởng bảo thủ chủ quan và không tiên lượng được xu thế phát triển của kinh tế xã hội chuẩn bị nguồn nhân lực cho đất nước bước vào giai đoạn phát triển thành nước công nghiệp trung bình vào năm 2020 đang rất cần nhiều lao động có tay nghề cao đã qua đào tạo hoặc tạo nguồn nhân lực cung ứng cho nhu cầu xuất khẩu lao động ở các nước tiến tiến như Austraylia, Nhật, Hàn Quốc , Quata...nên từ chối cơ hội vào các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường đào tạo nghề sau đó vừa làm vừa học liên thông lên đại học chấp nhận đi vòng vừa đở mất thời gian vừa tiết kiệm ngân sách gia đình lại vừa sức học của con em lại có được việc làm có thu nhập. 
2.2.2. Công tác hướng nghiệp chậm đổi mới :
	Từ lâu công tác hướng nghiệp cho học sinh chỉ chú trọng vào lớp cuối cấp, thông tin nghèo nàn, chậm đổi mới cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội.Tập trung hướng nghiệp định hướng cho bậc học sau khi TN THPT, gần như thiếu hẳn công tác định hướng phân luồng cho đối tượng vừa TN THCS.
	 Các hoạt động hướng nghiệp chưa động bộ, nhất là biện pháp TEST tâm lý chọn nghề cho tương lai, đối tượng học sinh là chủ thể của hoạt động này, đa số chưa thực sự chủ động tích cực cân nhắc soi rọi lại năng lực bản thân, bày tỏ chính kiến nguyện vọng mà để xem bạn bè, người thân .... quyết định hộ.
	Thực tế này cho thấy công tác hướng nghiệp cần có sự đổi mới sâu rộng nhất là các hoạt động tham quan tư vấn tại các trường đa ngành đa nghề để giúp các em có cái nhìn đầy đủ hơn, đúng đắn hơn về nghề mà ý nguyện dự kiến sẽ theo đuổi. Có vậy học sinh sẽ ít bị lở nhịp chọn nhầm do hiểu lệch.Nhất là với đối tượng học sinh vừa tốt nghiệp THCS nếu không có hoài bảo học tiếp lên bậc THPT vẫn có hướng đi học trung cấp đào tạo nghề nghiệp bài bản được trang bị kỹ năng nghề để vào đời tham gia lao động sản xuất
3. Một số biện pháp hỗ trợ giúp học sinh chọn nghề :
3.1.Nâng cao nhận thức cho đội ngũ những người làm công tác hướng nghiệp, cha mẹ, học sinh và các lực lượng giáo dục khác
Cần làm cho các cấp quản lý quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước về nhiệm vụ giáo dục kỹ thuật- hướng nghiệp - dạy nghề đã được khẳng định trong Luật Giáo dục.
-Đối với đội ngũ giáo viên và cán bộ phụ trách trực tiếp thực hiện các nội dung hướng nghiệp cần làm cho họ nhận thức đúng đắn bản chất của hoạt động này, các nội dung hướng nghiệp, các yêu cầu cần phải đạt được và cách tổ chức các con đường hướng nghiệp một cách phù hợp với thực tế tránh miễn cưỡng gượng ép làm cho có hoặc không đủ sức thu hút thuyết phục với đối tượng học sinh. 
Và cũng cần làm rõ trách nhiệm giáo dục hướng nghiệp không chỉ là nhiệm vụ của bộ phận hướng nghiệp mà là trách nhiệm chung của cả hội đồng nhà trường và thực hiện xuyên suốt theo kiểu ”mưa dần thấm lâu”, để cùng nhau tác dộng đến nhận thức học sinh.
-Đối với cha mẹ và bản thân học sinh :
Cần có giải pháp làm thay đổi nhận thức của các bậc cha mẹ còn tâm lý lo ngại con em mình còn nhỏ quá chỉ 15-16 tuổi sớm xa nhà không yên tâm
Cha mẹ học sinh và bản thân học sinh là người quyết định sau cùng trong việc lựa chọn nghề, vì vậy nhận thức của học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của quá trình hướng nghiệp. Thông qua nhiều kênh thông tin từ công tác hướng nghiệp trong trường THPT, các trường ĐH-CĐ đến các phương tiện thông tin đại chúng... trách nhiệm của Ban hướng nghiệp nhà trường THPT cần giúp cho học sinh nhận thức đúng đắn ý nghĩa của việc hướng nghiệp tư vấn chọn nghề đối với sự thành đạt nghề nghiệp của con em họ sau này. Điều này rất khó trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay, khi mà nhận thức không ít người còn lệch lạc, không có sự hiểu biết sâu sắc về nghề nghiệp, không thể dự đoán nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai, hoặc ra trường phải vào được biên chế Nhà nước hoặc còn mang nặng tư tưởng đại học trong nhận thức của nhiều bậc phụ huynh.. không thể tư vấn giúp được cho con em mình trong quá trình chon nghề và tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng ”thất nghiệp, thừa thầy thiếu thợ”.
Vì thế trong giáo dục tư vấn chọn nghề, nhà trường cần làm cho học sinh nhận thức đúng đắn cũng như đánh giá chính xác năng lực, năng khiếu của mình mà chọn nghề phù hợp với bản thân mình nhất theo phương châm ”tiên chọn nghề, hậu chọn trường ” có sự phân luồng hợp lý tránh chọn vào những trường có điểm tuyển sinh quá cao,vượt tầm cân nhắc tham gia xét tuyển ở các trường TCCN , TCN . Lực lượng giáo dục hướng nghiệp chọn nghề cho học sinh, cũng cần thẳn thắn mạnh dạn phân tích tư vấn thật kỹ và đưa ra ý kiến giúp học sinh nên chọn nghề nào trường nào để thi:
 Ví dụ như đối với những học sinh nằm trong top ten thật sự xuất sắc nên chọn Y-Dược, Kiến trúc, Quản trị kinh doanh ...ở các trường đại học nổi tiếng đại học vùng phải học xong và TN THPT, còn ngược lại các học sinh có năng lực tầm trung bình khá nên chọn các trường có điểm tuyển không quá cao. Nếu học sinh cần tư vấn đi học các trường TCCN, nghề nên hướng cho các em hãy chọn các trường tại tp Hồ Chí Minh, các trường nghề Trung ương nơi đó có đầy đủ điều kiện học tập hơn và khi ra trường được các nhà tuyển dụng tin tưởng hơn có việc làm ngay đở thất nghiệp tốn công tốn của. 
- Nên nghĩ kỹ không phải tất cả đều vào ĐH và không phải không vào được đại học là tắt đường , còn nhiều con đường liên thông từ trung cấp nghề, Cao đảng để lên ĐH nhiều khi đi vòng lại nhanh hơn đi thẳng.
Tại trường THPT TÂN AN nhận thức được điều này, nhiều năm nay một mặt thông qua hoạt động của giáo viên hướng nghiệp dạy nghề , giáo viên chủ nhiệm lớp thường xuyên tư vấn định hướng nghề nghiệp cho học sinh của lớp và là cầu nối thông tin cho phụ huynh học sinh biết nắm bắt đầy đủ về năng lực khả năng phát triển tương lai của học sinh, tư vấn giúp cho học sinh và gia đình có quyết định hợp lý nhất.
3.2. Phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội:
Tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương để họ giữ vai trò chủ trì có trách nhiệm huy động các lực lượng xã hội giúp đở các điều kiện để triển khai công tác hướng nghiệp cũng như kế hoạch sử dụng lao động trong tương lai.
Thường xuyên giữ mối quan hệ chặt chẽ với các cơ sở sản xuất để học sinh có thể đến tham quan thực tập, làm việc sau khi ra trường. Và cũng rất cần có sự cam kết, khuyến khích của giới hữu trách học sinh tỉnh nhà học tại các trường nghề địa phương ra trường, được các cơ sở sản xuất kinh doanh nhà nước, tư nhân nhận vào làm việc dẫu biết thời buổi kinh tế thị trường để có được một việc làm tốt mỗi cá nhân cần khẳng định mình không trông chờ vào sự can thiệp của Nhà nước.
3.3.Xây dựng đội ngũ làm công tác hướng nghiệp:
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về giáo dục hướng nghiệp trong thời gian tới, chúng ta rất cần có một đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn sâu, có năng lực sư phạm đặc biệt vai trò tư vấn tâm lý vững vàng giải quyết tốt các tình huống phức tạp mà thực tế phát sinh. Đội ngũ giáo viên hướng nghiệp cần có tính chuyên trách hơn là kiêm nhiệm như hiện tại.
3.4.Cải tiến nội dung và hình thức hướng nghiệp, đối tượng :
-Cần làm thay đổi nhận thức chọn nghề của học sinh qua các hoạt động ngoại khóa tham quan nhiều loại hình cơ sở sản xuất, nhiều trường đào tạo đa ngành đa nghề. Cũng như tổ chức cho học sinh lớp 10 GDTX tham gia các Hội chợ tưvấn tuyển sinh hàng năm không đợi đến lớp 12.
Năm 2011-2012 , 2012-2013 Nhà trường tổ chức 2-3 lượt cho các em thăm cơ sở đào tạo của các trường CĐ, TCCN tại thành phố Hồ Chí Minh..
Qua tham quan tìm hiểu đã giúp cho học sinh phần nào hiểu đúng hơn về mình để đưa ra quyết định chọn trường thi cho tương lai một cách khả thi nhất, điều này thể hiện rõ qua hiệu quả đạt được bằng số lượt học sinh đỗ vào các trường hàng năm .
- Làm đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy hướng nghiệp, ứng dụng Công nghệ thông tin hỗ trợ tốt hơn cho các bài hướng nghiệp cần minh họa trực quan hoặc quan sát ghi nhận đánh giá khắc phục tình trạng ”dạy chay” ở môn học chưa thu hút được sự hợp tác của chủ thể .
-Tăng cường thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như việc sử dụng phát huy có hiệu quả những thiết bị có được tránh giữ kỷ để suốt trong kho chứa.
- Tăng cường trách nhiệm trực tiếp của hiệu trưởng về giáo dục hướng nghiệp , tư vấn chọn nghề cho học sinh nhất là học sinh ngay từ đầu cấp học.
PHẦN III : HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Nhờ sự chỉ đạo sâu sắc của lãnh đạo Sở Giáo dục và đào tạo Trà Vinh, trực tiếp là Phòng Giáo dục chuyên nghiệp, trường THPT TÂN AN không ngừng tiếp cận với các phương pháp tư vấn tuyển sinh, thực hiện tại nội bộ trường bằng nhiều hình thức: cử 01 thành viên Ban Giám hiệu trực tiếp phụ trách công tác hướng nghiệp, tư vấn qua thông tin mạng, sử dụng email lớp, GVCN, cũng như kịp thời cập nhật thông tin và định kỳ thực hiện kế hoạch tổ chức đưa học sinh đi tham quan thực tế ở các trường đa ngành đa nghề, xem và được nghe nhà trường trả lời trực tiếp các thắc mắc của học sinh.
 Qua đó bản thân học sinh và gia đình có điệu kiện nhận thức đúng đắn việc chọn nghề, chọn trường thi giúp các em có quyết định phù hợp, nên hàng năm trường THPT TÂN AN luôn có số học sinh đỗ vào các trường đại học cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp khá cao , riêng kỳ tuyển sinh năm 2012 trường có 62/212,năm 2013 có khỏang 50/ 225 lượt lượt đăng ký tuyển sinh vào các trường TCCN , tín hiệu đáng mừng cho xu thế chọn nghề ở học sinh phổ thông.
PHẦN IV : KẾT LUẬN- ĐỀ XUẤT
Qua thực tế quản lý nhà trường, trên cơ sở lý luận giáo dục thực hiện phương châm giáo dục toàn diện được quy định trong Luật Giáo dục năm 2010, nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục nhà trường đồng thời xây dựng định hướng phân luồng cho đối tượng học sinh vừa TN THCS có lối đi phù hợp trong điều kiện năng lực học tập, điều kiện kinh tế gia đình, tôi xin đề xuất một số giải pháp hỗ trợ phân luồng giúp học sinh TN THCS chọn nghề như sau :
Tuyên truyền nâng cao nhận thức, mục tiêu chính là làm xoay chuyển nhận thức của toàn xã hội về công tác này.
Theo đó, sẽ thực hiện tuyên truyền, tác động, tập huấn, bồi dưỡng cho các đối tượng liên quan về các nội dung của việc lựa chọn trường học, ngành học, phương thức học, hướng nghiệp, chọn nghề, tham gia lao động sản xuất cho HS sau khi tốt nghiệp THCS như:
Tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS về công tác hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp, phương pháp dạy học tích hợp môn học với GDHN nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng làm công tác GDHN cho giáo viên;
Tổ chức hội thảo, tọa đàm với cha mẹ HS về việc theo dõi việc học của con, lựa chọn trường học cho con, về hướng nghiệp và phân luồng HS sau THCS;
Đoàn thể và các cấp chính quyền quán triệt mục đích ý nghĩa của công tác hướng nghiệp phân luồng HS sau THCS, có biện pháp giúp HS sau THCS có hoàn cảnh khó khăn theo đuổi hình thức học tập phù hợp nguyên vọng và năng lực của mình.
Giải pháp muốn thực hiện thành công cần thực hiện đồng bộ, rộng rãi trong xã hội.
Đầu tư: Huy động các nguồn lực toàn xã hội để đầu tư cho công tác phân luồng HS sau THCS theo hướng tạo ra năng lực mới thúc đẩy cho phân luồng cân đối, hợp lý theo các nội dung như: Cân đối ngân sách nhà nước, địa phương để đầu tư để khắc phục các yếu kém của các cơ sở GD&ĐT nhằm tạo ra sự cân đối giữa các luồng.
Việc đầu tư có thể nhằm vào cơ sở vật chất, trang thiết bị, xây dựng đội ngũ. Hình thức đầu tư có thể là xây dựng mới, mở rộng qui mô Các nguồn ngoài nhà nước có thể là khuyến khích nhà đầu tư mở các cơ sở giáo dục đào tạo với những ưu đãi về vốn vay, đất, mặt bằngĐây là giải pháp có tầm quan trọng đặc biệt do cơ sở vật chất các cơ sở GD&ĐT còn nhiều khó khăn, chưa đa dạng ngành nghề đào tạo có thể đáp ứng nhu cầu xã hội, chưa có thương hiệu để củng cố niềm tin cho PHHS đưa con đến học
Để giải pháp thực hiện thành công ngoài việc tập trung đầu tư cho giáo dục phổ thông, cũng rất cần mở rộng đầu tư cho HNDN, GD nghề nhằm phục vụ có hiệu quả cho mục đích của việc phân luồng. 
Xã hội hóa: Các nội dung cơ bản của giải pháp định hướng phân luồng học sinh vừa TN THCS như thực hiện việc khuyến khích kêu gọi các nhà đầu tư các tổ chức cá nhân hướng vào lĩnh vực GD&ĐT, dạy nghề thông qua các chính sách của Nhà nước.
 Khuyến khích xã hội, cộng đồng có hình thức tôn vinh người lao động lành nghề, nêu gương người tốt, việc tốt trong lao động sản xuất. giải quyết việc làm cho người học sau khi đào tạo.
Quản lý nhà nước: Mạnh dạn tuyển vào THPT hàng năm với tỷ lệ khoảng 65 - 70% học sinh tốt nghiệp THCS qua thi tuyển. Số còn lại đi vào các luồng GDTX, TCCN, dạy nghề, LĐSX.Đặc biệt xây dựng thang điểm tuyển vào hệ GDTX bậc THPT điểm số thi tuyển quá thấp nên áp đặt không tuyển sinh, tắt đầu vào.
Trên cơ sở đó thực hiện việc nâng cao chất lượng hiệu quả GD-ĐT của các luồng học và hiệu quả xã hội của phân luồng với các nội dung như: Nâng cao mặt bằng và chất lượng giáo dục phổ thông vì chủ yếu là học sinh khá giỏi và một số HS trung bình mới có năng lực vào học trong các trường THPT, tiếp tục học bậc THPT.
Xây dựng và kiểm soát chuẩn đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp chặt chẽ, quản lý tốt chất lượng GDTX, giảm thiểu HS bỏ học, ngán học do không theo nổi chương trình học phổ thông. Tổ chức diễn đàn việc làm, liên kết doanh nghiệp và trường đào tạo nhằm tạo ra việc làm thu hút lao động qua đào tạo.
Thực hiện qui hoạch và kế hoạch đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu địa phương đi đôi với kế hoạch phát triển các cơ sở đào tạo TCCN và Dạy nghề, đó cũng là những nội dung quan trọng trong thực hiện giải pháp này..
Bốn giải pháp nêu trên là một hệ thống các giải pháp có quan hệ hữu cơ tương tác với nhau trong đó giải pháp 1 là giải pháp hàng đầu, thực hiện thường xuyên nhất là trong trường học; Giải pháp 2 là giải pháp đột phá nếu thực hiện tốt giải pháp này sẽ tạo ra động lực cho thực hiện phân luồng hợp lý và ngược lại nếu giải pháp này đình trệ thì kéo theo các giải pháp khác bị mất tác dụng; Giải pháp 3 là giải pháp hỗ trợ thúc đẩy cho thực hiện các giải pháp trong hệ thống; Giải pháp 4 là giải pháp quan trọng nhằm duy trì tiến độ và các bước đi tạo nên tính ổn định bền vững của công tác phân luồng ./.
MỤC LỤC
PHẦN I : MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài: tr .5
2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU tr.5
PHẦN II : NỘI DUNG
 	1.CƠ SỞ LÝ LUẬN : tr .7.
	2.PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.
	2.1Tìm hiểu thực tế:
	2.1.1 Thực trạng xu hướng phân luồng chọn nghề của phụ huynh và học sinh trong trường THPT ở những năm gần đây : 	2.1.1.1 Xu hướng đại học hóa của gia đình. tr .7
2.1.1.2. Xu hướng nhà trường là nơi giữ trẻ. tr .7
	2.1.1.3. Xu hướng thực dụng chấp nhận lao động phổ thông, thiếu đầu tư qua trường lớp đào tạo Trung cấp nghề. tr .8
2.2 Nguyên nhân :
2.2.1. Học sinh và gia đình : tr .8
2.2.2. Công tác hướng nghiệp chậm đổi mới.	
3.Một số biện pháp hỗ trợ giúp học sinh chọn nghề : tr.9
3.1.Nâng cao nhận thức cho đội ngũ những người làm công tác hướng nghiệp, cha mẹ, học sinh và các lực lượng giáo dục khác . 
3.2. Phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội.
3.3.Xây dựng đội ngũ làm công tác hương nghiệp:
3.4.Cải tiến nội dung và hình thức hướng nghiệp .
PHẦN III : HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. tr.11
PHẦN IV : KẾT LUẬN- ĐỀ XUẤT. tr.12

File đính kèm:

  • docSKKN_Thay_Minh.doc