Sáng kiến kinh nghiệm Để môn Lịch sử không còn khô khan và nhàm chán

Thực trạng:

Trong những năm học vừa qua, tôi được phân công giảng dạy môn lịch sử khối 8 (A, B, C, D, D, E, F, G); Và khối 7 (B, F, G) . Cả hai khối với tổng số học sinh là 332 học sinh. Bên cạnh một số em học tốt, có tinh thần trách nhiệm học tập cao thì vẫn còn nhiều học sinh ý thức học tập chưa cao nếu không muốn nói là ý thức học tập kém. Những trường hợp này đều rơi vào các lớp E, F, G.Điều này khiến cho công tác giảng dạy gặp rất nhiều khó khăn, khiến cho tinh thần dạy và học không còn động lực.

1. Thuận lợi:

- Thời đại công nghệ thông tin phát triển, việc thu thập tư liệu, thông tin cũng như nguồn tài liệu rất phong phú và đa dạng.

- Giáo viên được Bộ Giáo dục Đào Tạo cung cấp tài liệu, đồ dùng, trang thiết bị dạy học và tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng chuyên môn.

- Giáo viên có tay nghề cao, đều được đào tạo sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, và tất cả đều có công cụ và được sự hỗ trợ giúp đỡ từ đồng nghiệp.

2. Khó khăn:

- Bên cạnh những thuận lợi kể trên, khi thực hiện giải pháp này giáo viên cũng gặp phải một số khăn sau:

+ Không phải kiến thức, nội dung nào cũng dễ thực hiện việc sưu tầm nguồn tư liệu.

+ Khi đưa những hình ảnh, đặc biệt là những đoạn tư liệu phim lịch sử vào nội dung bài học đòi hỏi phải có sự đầu tư công phu.

+ Phòng học bộ môn chư có, việc nắp đặt phục vụ cho bài học còn mất nhiều thời gian.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 815 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Để môn Lịch sử không còn khô khan và nhàm chán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BIỆN PHÁP:
ĐỂ MÔN LỊCH SỦ KHÔNG CÒN KHÔ KHAN VÀ NHÀM CHÁN.
 Phan Văn Tiệp
 Giáo viên trường THCS Hộ Phòng
I. Đặt vấn đề:
Môn Lịch sử là một môn rất là thú vị vì thông qua bộ môn này, học sinh có thể hiểu được cội nguồn, hiểu truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước, hiểu được những chiến công vang dội của ông cha ta, biết được quá trình phát triển của con người cũng như đời sống xã hội. Tuy nhiên, hiện nay môn lịch sử không được coi trọng, bị xem là môn phụ, khô khan, nhàm chán. Do đó thái độ học tập của học sinh chưa được tích cực. Các em không thích nghe sử, học sử dẫn đến chất lượng giờ dạy rất thấp. Điều này khiến cho người dạy cũng cảm thấy buồn và chán.
	Để khơi dậy ý thức học tập, sự hứng thú đối với môn học lịch sử là nhiệm vụ rất quan trọng của mỗi giáo viên. Với bản thân, là một giáo viên nhiều năm được phân công giảng dạy bộ môn lịch sử. Tôi xin đưa ra một số biện pháp giúp người dạy cũng như người học bộ môn lịch sử không còn khô khan và nhàm chán như sau...
	II. Thực trạng:
Trong những năm học vừa qua, tôi được phân công giảng dạy môn lịch sử khối 8 (A, B, C, D, D, E, F, G); Và khối 7 (B, F, G) . Cả hai khối với tổng số học sinh là 332 học sinh. Bên cạnh một số em học tốt, có tinh thần trách nhiệm học tập cao thì vẫn còn nhiều học sinh ý thức học tập chưa cao nếu không muốn nói là ý thức học tập kém. Những trường hợp này đều rơi vào các lớp E, F, G....Điều này khiến cho công tác giảng dạy gặp rất nhiều khó khăn, khiến cho tinh thần dạy và học không còn động lực.
1. Thuận lợi:
- Thời đại công nghệ thông tin phát triển, việc thu thập tư liệu, thông tin cũng như nguồn tài liệu rất phong phú và đa dạng.
- Giáo viên được Bộ Giáo dục Đào Tạo cung cấp tài liệu, đồ dùng, trang thiết bị dạy học và tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng chuyên môn.
- Giáo viên có tay nghề cao, đều được đào tạo sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, và tất cả đều có công cụ và được sự hỗ trợ giúp đỡ từ đồng nghiệp.
2. Khó khăn:
- Bên cạnh những thuận lợi kể trên, khi thực hiện giải pháp này giáo viên cũng gặp phải một số khăn sau:
+ Không phải kiến thức, nội dung nào cũng dễ thực hiện việc sưu tầm nguồn tư liệu.
+ Khi đưa những hình ảnh, đặc biệt là những đoạn tư liệu phim lịch sử vào nội dung bài học đòi hỏi phải có sự đầu tư công phu.
+ Phòng học bộ môn chư có, việc nắp đặt phục vụ cho bài học còn mất nhiều thời gian..
III. Biện pháp thực hiện:
Thứ nhất, sử dụng hình ảnh và âm nhạc dẫn dắt giới thiệu sự kiện, nhân vật lịch sử. 
Giải pháp này có thể thực hiện ngay khi bắt đầu giờ học, nhằm lôi cuốn, tao sự hứng thú và say mê tìm hiểu của học sinh đối với bài học lịch sử. 
Ví dụ: Khi dạy bài Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược – Giai đoạn thứ nhất (1075 – 1076) / Sử 7, giáo viên sẽ cho học sinh nghe một đoạn nhạc của bài hát Nam Quốc Sơn Hà. Từ đoạn nhạc này giáo viên đặt câu hỏi lời của đoạn bài hát này đề cập tới nhân vật, sự kiện nào?. Từ cách này lớp học sẽ sôi nổi, học sinh sẽ hứng thú và tích cực hơn trong quá trình học tập...
	Giải pháp này cũng có thể sử dụng ở cuối giờ học, nhằm giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi sau một giờ học tập. Ví dụ khi dạy phần Chiến dịch Điện Biên Phủ / Sử 9 xong, giáo viên mở cho học sinh nghe bài hát Hò kéo pháo. Từ bài hát này học sinh có thế cảm nhận được tinh thần chiến đấu của quân đội ta dù vất vả gian lao nhưng vẫn thể hiện được tinh thần lạc quan và yêu đời, đồng thời giúp học sinh có những phút giây thư giãn. Với cách làm này, từ từ học sinh sẽ yêu thích bộ môn lịch sử hơn.
	Lưu ý: Nếu nội dung sự kiện, nhân vật không có âm nhạc thì giải pháp này có thể sử dụng hình ảnh, hoặc chân dung các nhân vật để thay thế...Ví dụ khi dạy bài Chiến tranh thế giới thứ nhất / Sử 8 Giáo viên cung cấp một số tranh như (sản xuất bom mìn, hình ảnh vũ khí, phương tiện chiến tranh...) từ những hình ảnh học sinh sẽ tích cực hơn khi tiếp cận giờ học, tạo tâm thế sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
	Thứ hai, Sử dụng phiếu học tập, bảng phụ để trình bày một một sự kiện lịch sử.
Trong bộ môn lịch sử dạng bài chiến tranh thường hay có nội dung –Các cuộc khởi nghĩa hay phong trào đấu tranh. Khi trình bày nội dung đó không có lược đồ giáo viên có thể áp dụng giải pháp này. Vì sao dùng giải pháp này là vì lịch sử có nhiều sự kiện, dài, khó nhớ, đọc mất nhiều thời gian. Giáo viên áp dụng giải pháp này sẽ giúp học sinh học tập tích cực chủ động, ghi nhớ nội dung bài học một cách dễ dàng hơn. Giáo viên sử dụng bằng cách kẻ các ô theo công thức: Sự kiện nào?; Thời điểm diễn ra?; Diễn ra ở đâu?; Những người tham gia?; Nội dung diễn ra như thế nào?; Kết quả.... Ví dụ: Khi dạy bài Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn / Sử 7 chúng ta sẽ sử dụng giải pháp này nó sẽ có tác dụng: học sinh không phải đọc nhiều trang. Cách này học sinh có thể phối hợp nhóm phát hiện cùng trình bày nên không tốn nhiều thời gian mà hiệu quả. Thời gian dư ra học sinh cùng giáo viên có thể dùng nó để trao đổi và rút ra nhận xét đánh giá về sự kiện, nhân vật lịch sử. 
Giải pháp này còn có thể áp dụng vào các dạng bài kinh tế, văn hóa hoặc các tiết bài ôn tập. Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các nội dung sự kiện lịch sử. Học sinh dễ tổng hợp, sâu chuỗi các sự kiện theo bảng tổng hợp gọn lại, dễ thấy, dễ so sánh, việc ghi nhớ đỡ vất vả hơn.
	Thứ ba, Cung cấp kiến thức dưới dạng hình ảnh, mẫu vật, tư liệu phim ảnh. Có những sự kiện, giáo viên dùng lời thuyết trình, giải thích học sinh mơ hồ rất khó hình dung, không thể tiếp nhận được. Thì giáo viên có thể sử dụng giải pháp này. Ví dụ khi học nội dung Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang / Sử 6. cách ăn mặc, hay nơi ở của cư dân. Nếu sử dụng những hình ảnh minh họa hay video đi kèm học sinh dễ dàng liên tưởng và hình dung được. Hoặc khi dạy xong bài khởi nghĩa Yên Thế giáo viên có thể thực hiện giải pháp này bằng cách cho học sinh xem một đoạn phim về khởi nghĩa Yên Thế. Cách làm này không những sinh động hấp dẫn mà còn giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn. Bằng chứng khoa học đã chứng minh mắt thấy, tai nghe, tay ghi chép thì không gì có thể sai lệch được. Sử dụng giải pháp này học sinh sẽ thích thú hơn trong khi học. Từ đó, các em có thể ghi nhớ sự kiện lịch sử lâu hơn, sâu sắc hơn mà không cần phải giành quá nhiều thời gian để học thuộc.
	Thứ tư, giáo viên dạy học lịch sử phải biết kể chuyện lịch sử. Kể chuyện lịch sử có thể coi là giải pháp tạo ấn tương, ru các em đi vào học môn lịch sử. Bằng các câu chuyện về nhân vật, sự kiện lịch sử, khiến học sinh sẽ say mê nghe giảng, kích thích sự khám phá, tìm hiểu về lịch sử. 
Có thể kể theo các giai thoại lịch sử - Ví dụ: Hầu hết các nhân vật, sự kiện lịch sử / THCS đều gắn với các giai thoại lịch sử. Khi dạy đến nhân vật , sự kiện nào chúng ta cần cố gắng sưu tầm một số câu chuyện về nhân vật, sự kiện đó để làm phong phú kiến thức cũng như gây sự chú ý đối với học sinh.
Kể theo tích hợp liên môn (Văn) – Ví dụ khi dạy nội dung Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của pháp. Có thể tích hợp kể chuyện về những người công nhân bị bóc lột sức lao động nặng nề “ cao su đi dễ khó về, khi đi trai tráng khi về bủng beo”... Bằng chứng thấy rõ nhất qua lịch sử Trung Quốc. Tại sao nhiều người không phải là dân Trung Quốc mà học rành lịch sử Trung Quốc hơn cả lịch sử dân tộc mình. Lý do thật đơn giản bởi người viết sử Trung Quốc học rất hay khi kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử của họ. Bằng cách thêu hoa dệt gấm các nhân vật, sự kiện được nâng tầm và rất ấn tượng qua con mắt người học. Tại sao chúng ta không thể học và làm theo họ. Giải pháp này theo tôi phải sưu tầm nhiều câu chuyện về các nhân vật, sự kiện không phân biệt các nhân vật, sự kiện lớn hay nhỏ. Để thu hút thái độ của học sinh.
	Thứ năm, Trong quá trình dạy học luôn hướng cho học sinh kĩ năng tự trình bày và sưu tầm các nhân vật, sự kiện lịch sử. Với giải pháp này khuyến khích học sinh tính tự chủ, tự tin khi trình bày cũng như sưu tầm nhân vật, sự kiện lịch sử. Học sinh cảm thấy mình đã trưởng thành, đã làm được những việc mà trước đây mình nhút nhát không dám làm. Với việc tự trình bày theo cách hiểu của mình giúp học sinh có thể tự đánh giá năng lực của mình, đồng thời từ kết quả hoạt động của học sinh giáo viên dễ dàng đánh giá và bổ sung những gì học sinh còn thiếu, còn yếu. Chính vì thế trong quá trình học giáo viên cũng không gò bó một cách máy móc. Không nhất thiết phải bắt học sinh làm theo mình. Khuyến khích học sinh thoải mái, tự do trình bày, phát huy tính sáng tạo, chủ động của học sinh. Thông qua việc sưu tầm tư liệu lịch sử biết đâu học sinh vô tình khám phá ra những thú vị về bộ môn lịch sử. Khi các em đã tự trình bày, tự sưu tầm được tư liệu lịch sử, thì từ đó các em có thể yên tâm và tự tin hơn trong việc học bộ môn lịch sử.
	IV. kết quả đạt được:
	Bằng việc nghiêm túc thực hiện các giải pháp trên, tôi thấy kết qua thay đổi theo chiều hướng rất tích cực. Cụ thể dự giờ đánh giá tay nghề giáo viên từ tiết dạy thông thường cho đến tham gia các cuộc thi đều được ban giám khảo đánh giá cao. Còn đối với học sinh thái độ cũng như tư tưởng thay đổi một cách tích cực, học sinh không còn thụ động mà tham gia tích cực vào hoạt động của giáo viên. Học sinh yêu thích môn học và hứng thú say mê tìm hiểu về môn học lịch sử đông hơn, nhiều hơn. Chính vì thế kết quả học tập cũng được nâng cao hơn. Dưới đây là bảng kết quả so sánh 3 năm gần nhất mà tôi từng giảng dạy:
Môn
TSHS
Chất lượng giảng dạy môn lịch sử qua các năm
Ghi chú
Năm học 2018 - 2019
Năm học 2019 - 2020
Giỏi %
Khá %
TB %
Yếu %
Giỏi %
Khá %
TB %
Yếu %
Sử 7
118
12/ 10,17
27/ 22,88
77/ 65,25
 2/ 1,70
38/ 32,20
44/ 37,29 
 36/ 30,51
Sử 8
214
88/ 41,13
79/ 36,91
45/ 21,03
2/ 0,93
103/ 48,13
61/ 28,50
49/ 22,90
1/ 0,47
	Theo bảng số liệu trên cho thấy học sinh khá giỏi tăng cụ thể là năm học 2019 – 2020 so với năm 2018 – 2019: 
- Khối 7 : Giỏi tăng 22,03 % ; Khá tăng 14,41% ; Không còn yếu 
- Khối 8: Giỏi tăng: 7% ; Khá không tăng nhưng yếu kém giảm: 0,46 %
V. Bài học kinh nghiệm:
Với các giải pháp trên, cho dù kết quả chưa thật sự cao nhất, thái độ của học sinh chưa được cải thiện 100%. Nhưng với sự nhiệt huyết và quyết tâm tôi mong và hi vọng rằng những năm sau và tiếp theo tôi luôn cố gắng sáng tạo và tìm thêm các giải pháp khác không những nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử mà còn làm tăng sự yêu thích của học đối với bộ môn.
Nếu như mỗi giáo viên có sự nhiệt huyết và sự đầu tư có chiều sâu,cùng với sự linh hoạt điều chỉnh các phương pháp phù hợp với từng dạng bài. Tôi thiết nghĩ chất lượng bộ môn sẽ được cải thiện và học sinh sẽ không còn nhàm chán khi học môn lịch sử nữa.
VI. Kiến nghị:
Để nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở trường THCS, bản thân có các kiến nghị sau:
- Các cấp lãnh đạo cần quan tâm, hỗ trợ, bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn, công tác đổi mới phương pháp dạy học, quản lý chặt chẽ cần được ưu tiên, quan tâm như các môn học chính..
- Hỗ trợ và trang bị thêm các trang thiết bị và phương tiện dạy học. Mua sắm trang thiết bị, đầu tư xây dựng các phòng học chức năng. Một phòng trưng bày bản đồ, tranh ảnh. Một phòng trang bị ti vi, máy chiếu để giảng dạy giáo án điện tử. Phòng phải kết nối internet để giáo viên khai thác triệt để kiến thức.
 Người viết
 Phan Văn Tiệp
 Xác nhận của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường THCS Hộ Phòng xác nhận: Biện pháp để môn lịch sủ không còn khô khan và nhàm chán của giáo viên Phan Văn Tiệp áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
 Hộ phòng, ngày tháng năm 2021
 HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_de_mon_lich_su_khong_con_kho_khan_va_n.doc
Sáng Kiến Liên Quan