Sáng kiến kinh nghiệm Dạy trẻ kể chuyện

 Ngay từ thủa còn nằm trong nôi chúng ta đã được nghe những tiếng hát ru ầu ơ của bà của mẹ. Qua những lời ca tiếng hát đó, mà trẻ đã cảm nhận được vẻ đẹp của thơ ca Việt Nam.

 Môn làm quen với văn học là một môn học không thể nào thiếu được đối với trẻ Mầm Non nhất là các cháu nhà trẻ.

 Qua những giờ dạy trẻ kể chuyện, tôi thấy các cháu vui tươi hẳn lên, vì qua đó đã giúp cho các cháu phát triển toàn diện hơn về 5 mặt như: đức, trí, lực, mỹ và lao động của con người và đặc biệt là ngôn ngữ của trẻ phát triển mạch lạc, rõ ràng. Bản thân tôi có cảm giác khi dạy trẻ kể chuyện trẻ nắm được những cái hay cái đẹp, cảm nhận được sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ. Biết được mối quan hệ gắn bó giữa con người với con người, giữa con người với thế giới xung quanh. Trẻ biết được cái hay cái đẹp cái thiện cái ác. Biết được câu tục ngữ, ca dao mà bao đời cha ông đã để lại cho đời con đời cháu. Từ môn học này mà trẻ đã được làm quen, tiếp xúc với môn học khác như tạo hình âm nhạc, môi trường xung quanh.

 Chính vì tầm quan trọng đó mà tôi rất băn khoăn khong biết làm thế nào để cho trẻ hứng thú học bài, để giờ dạy cho trẻ thu được kết quả cao. Tôi thiết nghĩ phải tìm ra những giải pháp nỗ lực hết mình, học hỏi từ đồng nghiệp.v.v. để giảng dạy mới đạt kết quả cao.

 

doc5 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 13527 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy trẻ kể chuyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm
Làm quen với văn học
đề tài : Dạy trẻ kể chuyện
 Lớp : 24 – 36 tháng
I- Đặt vấn đề:
 Ngay từ thủa còn nằm trong nôi chúng ta đã được nghe những tiếng hát ru ầu ơ của bà của mẹ. Qua những lời ca tiếng hát đó, mà trẻ đã cảm nhận được vẻ đẹp của thơ ca Việt Nam.
 Môn làm quen với văn học là một môn học không thể nào thiếu được đối với trẻ Mầm Non nhất là các cháu nhà trẻ.
 Qua những giờ dạy trẻ kể chuyện, tôi thấy các cháu vui tươi hẳn lên, vì qua đó đã giúp cho các cháu phát triển toàn diện hơn về 5 mặt như: đức, trí, lực, mỹ và lao động của con người và đặc biệt là ngôn ngữ của trẻ phát triển mạch lạc, rõ ràng. Bản thân tôi có cảm giác khi dạy trẻ kể chuyện trẻ nắm được những cái hay cái đẹp, cảm nhận được sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ. Biết được mối quan hệ gắn bó giữa con người với con người, giữa con người với thế giới xung quanh. Trẻ biết được cái hay cái đẹp cái thiện cái ác. Biết được câu tục ngữ, ca dao mà bao đời cha ông đã để lại cho đời con đời cháu. Từ môn học này mà trẻ đã được làm quen, tiếp xúc với môn học khác như tạo hình âm nhạc, môi trường xung quanh.
 Chính vì tầm quan trọng đó mà tôi rất băn khoăn khong biết làm thế nào để cho trẻ hứng thú học bài, để giờ dạy cho trẻ thu được kết quả cao. Tôi thiết nghĩ phải tìm ra những giải pháp nỗ lực hết mình, học hỏi từ đồng nghiệp..v..v.. để giảng dạy mới đạt kết quả cao.
 II- Mục đích nghiên cứu:
Mục đích:
 Cho trẻ tiếp xúc với văn học là 1 trong những môn học không thể thiếu được đối với trẻ nhà trẻ. Qua đó tẻ được tiếp xúc cảm nhận được sự vật, hiện tượng, những cái hay, cái đẹp của thế giới xung quanh trẻ. Trẻ khám phá được những điều mới lạ mà trẻ chưa được làm quen. Từ đó giúp trẻ hoàn thiện hơn về mọi mặt như:đức, trí, thể, mỹ và lao động. Đặc biệt khi trẻ được nghe những câu chuyện hay thì ngôn ngữ của trẻ phát triển mạch lạc, rõ ràng.
Phạm vi nghiên cứu:
 Nhận thức được tầm quan trọng của môn học này nên tôi đã tìm mọi biện pháp để truyền thụ kiến thức cho trẻ một cách ngắn gọn, xúc tích để trẻ tiếp thu kiên thức đạt kết quả cao.
 Tôi luôn tìm tòi và thu thập nghiên cứu qua tập san, báo chí, tài liệu, đài phát thanh, truyền hình..v..v..để tìm ra những thông tin mới lạ gần gũi với trẻ.
Bản thân tôi luôn cố gắng học hỏi để nâng cao tình độ chuyên môn, tay nghề, học hỏi từ bạn bè đồng nghiệp để truyền thụ kiến thức cho trẻ.
 Tôi nghiên cứu sáng tạo, tích hợp nhiều môn học khác vào tiết học để trẻ hứng thú học bài và đạt được kết quả cao.
Nhiệm vụ:
 Dạy trẻ kể chuyện là những môn học không thể thiếu được trong giáo dục Mầm Non. Chính vì tầm quan trọng đó mà nhiệm vụ đặt ra vô cùng nặng nề.
Đối với cô:
 Cô phải nghiên cứu kỹ bài soạn trước khi đến lớp. Tìm mọi biện pháp tích hợp những môn học khác như:
Xây dựng góc thư viện có tranh ảnh, tranh chuyện, tranh thơ.
Tìm mọi nguyên liệu có ở địa phương làm đồ dùng, đồ chơi phong phú như rối..v..v..luôn luôn thay đổi nhiều kiến thức, phạm vi kiến thức.
Làm đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho cô và trẻ trong tiết học.
Sưu tầm nguyên liệu và vẽ thêm tranh, ảnh để gây hứng thú cho trẻ khi tiếp thu kiến thức được dễ dàng và trẻ ghi nhớ được sâu hơn.
Tích cực học tập để nâng cao tình độ chuyên môn, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao tay nghề. Nhanh chóng thu thập những thông tin mới lạ. Những cái hay, cái đẹp của thế giới xung quanh để truyền đạt đến với trẻ. Đặc biệt cho trẻ tiếp xúc với cái mới, công nghệ thông tin.
Đối với trẻ:
 Trẻ hứng thú say xưa học hỏi, trẻ được học được tiếp xúc mọi lúc mọi nơi
 Trẻ được khám phá thế giới xung quanh mình, từ đó biết được cái hay, cái đẹp, phân biệt được yêu ghét rạch ròi, trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu thương con người gần gũi quanh trẻ. Ngôn ngữ của trẻ phát triển mạch lạc, rõ ràng hơn.
 Trẻ hứng thú làm đồ dùng, đồ chơi cùng cô để chuẩn bị cho tiết học.
III- Giải quyết vấn đề: 
Nhận thức được bộ môn cho trẻ làm quen với văn học nên ngay từ đầu năm học tôi được phân công nhiệm vụ là chủ nhiệm nhóm 24 – 36 tháng tuổi. Tôi đã cố gắng tìm mọi biện pháp để hướng dẫn cho trẻ bước vào đầu năm khi nhận bàn giao. Tôi phải tập chung vào rèn và ổn định nề nếp cho trẻ để trẻ có nề nếp trong học tập. Sau đó mới bắt đầu công việc của mình là cho tre tiếp xúc môn học muốn cho tẻ tiếp thu bài tốt trước hếtcô phải:
Tìm hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ.
 Đối với trẻ 24 – 36 tháng tư duy của trẻ phát triển rất mạnh và ngôn ngữ của trẻ phát âm chưa chuẩn, chưa tròn tiếng mẹ đẻ..
 Đối với lớp tôi tổng số là 20 cháu nhưng chỉ có 10 cháu là nói, gọi là tương đối còn 10 cháu còn nói rất ngọng. Vì vậy muốn khắc phục được những khó khăn đó tôi phải thường xuyên gần gũi trẻ, nhẹ nhàng âu yếm trò chuyện với trẻ để trẻ bộc lộ tình cảm của mình đối với các bạn xung quanh.
 Từ đó tôi mới hiểu được tâm lý của trẻ và sửa dần những lỗi trong phát âm.
 Khi đó cô mới lên kế hoạch để dạy trẻ. Như tiết trẻ kể chuyện trước khi bước vào giờ học cô cùng trò chuyện về gia đình về những gì có liên quan đến giờ học để trẻ bộc lộ tình cảm và khả năng phát triển ngôn ngữ.
 *Ví dụ: Đối với tiết chuyện “Cá và chim” Trước khi vào tiết dạy tôi cùng trẻ hát bài “Cá vàng bơi” để gây sự tập chung cho trẻ khi vào bài. Khi trẻ đã tập chung chú ý tôi trò chuyện cùng trẻ cô con mình vừa hát bài gì ? Cá được sống ở đâu ?
 Như vậy trẻ sẽ nêu ra được ý kiến của mình và hứng thú học bài.
 Khi cô cho trẻ học tiết chuyện thì cô kết hợp cho tẻ xem tranh, ảnh, sa bàn..
 Để trẻ tiếp xúc với con vật trên bức tranh.
 Khi cô kể chuyện cho trẻ nghe cô phải kể diễn cảm nhấn mạnh vào những hình ảnh so sánh, làm điệu bộ để cuốn hút trẻ. Còn đối với trẻ học nhanh cháu hay làm việc iêng như cháu: Khánh, Quyết, Phúc.thì cô động viên trẻ ( Con ơi con nhìn xem cá đang bơi ở đâu ? ). Cô cho trẻ tập chung quan sát và học bài tốt hơn. Khi dạy trẻ kể chuyện cô lắng nghe trẻ kể để phát hiện ra những tình huống mà sử lý.
 Đối với trẻ học tốt phát âm rõ cô khuyến khích trẻ kể phải diễn cảm và thể hiện được cử chỉ, điệu bộ.
 Còn đối với trẻ ngọng như cháu Trang, Quyết kể câu chuyện trẻ nói “Ton tá” cô lưu ý phải sửa sai ngay cho trẻ, không những sửa ở trong tiết học mà còn phải sửa ở mọi lúc mọi nơi.
 Bằng biện pháp sau mỗi giờ học, buổi học tôi cảm thấy trẻ phát âm những từ,những câu được chuẩn hơn, rõ ràng hơn. Trẻ dần đã sửa được lỗi sai của mình. Cô cùng các bạn tuyên dương trẻ. Như vậy trẻ sẽ phấn khởi và tự tin trẻ sẽ hứng thú học bài hơn.
 *Ví dụ: Khi trẻ kể ngọng, cô gọi lên bảng, trẻ không tự tin và không dám kể hoặc kể bé, cô phải sửa cho trẻ nhiều lầnrồi từ đó mới có kết quả.
 Kết thúc tiết học cô cho trẻ chơi trò chơi hay vận động bài múa để trẻ đỡ mệt mỏi. 
 Đối với trẻ ở lứa tuổi này trẻ rất ương bướng nên cô không gò ép trẻ mà chỉ động viên hoặc gây hứng thú để trẻ tập trung dần. Như vậy giờ học mới đạt kết quả cao.
Chuẩn bị đồ dùng cho cô và trẻ:
 Muốn tiết học đạt kết quả cao thì khâu chuẩn bị đồ dùng cho việc dạy học vô cùng quan trọng. 
Để có được nhiều đồ dùng đồ chơi đa dạng và phong phú thì đòi hỏi cô giáo phải có óc sáng tạo dầy công nghiên cứu, nhiệt tình với công việc và có con mắt thẩm mỹ, mới sáng tạo ra được những đồ dùng có tính thẩm mỹ, hấp dẫn với trẻ. Chính vì thế chỉ dạy bằng tranh, ảnh không thì chưa đủ mà cô phải tạo ra những mô hình, khâu những con rối bằng vải vụn, làm bằng xốp, làm mô hình cát, nước và cho trẻ xem trên màn hình..v..vmới gây được sự hứng thú cho trẻ.
 *Ví dụ: Đối với tiết chuyện “Quả trứng” nếu tôi chỉ cho trẻ xem tranh thì trẻ rất nhanh chán, vì vậy tôi đã làm “Quả trứng” bằng xốp, các con vật móc bằng len tạo thành sản phẩm rất đẹp mắt cho trẻ học bài để trẻ tiếp thu bài tốt.
 Khi trẻ được học đồ dùng tự tạo trẻ được tiếp xúc với đồ dùng đó ở góc thư viện, trẻ được kết hợp cùng cô làm những chi tiết đơn giản. Như vậy trẻ rất hứng thú học bài và khắc sâu kiến thức cho trẻ vì vậy mới đạt kết quả cao.
 Từ sự hứng thú của trẻ tôi nghĩ rằng không có gì khó khăn vất vả mà chỉ có những người có tính kiên trì, có tấm lòng yêu nghề mến trẻ, thì dù khó khăn đến đâu cũng sẽ thành công.
 Vì vậy chỉ với môn học này và những môn học khác, tôi luôn cố gắng làm đồ dùng như thế để trẻ hứng thú học bài và giờ học đạt kết quả cao.
 3- Cô có thủ thuật dạy trẻ: 
Muốn cho tiết học đạt kết quả cao, thì trước khi vào tiết học cô tạo cho trẻ không khí vui tươi thoải mái, tìm ra những thủ thuật để đưa trẻ vào tiết học nhẹ nhàng.
*Ví dụ: Cô dùng bài thơ hoặc bài hát, câu đố để trò chuyện với trẻ để dần dần cuốn hút trẻ vào bài.
 Trong tiết học cô phải xen kẽ, kết hợp cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại đồ dùng như xem tranh, mô hình, xa bànvvđể tránh sự nhàm trán dẫn đến việc trẻ làm việc riêng không tập chung chú ý.
 *Ví dụ: Dạy trẻ kể chuyện “Cá và chim” cô cho trẻ quan sát mô hình cây thì móc bằng len, cá làm bằng xốp, chim làm bằng vải vụn, để trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, cô kết hợp cho trẻ xem tranh để gây sự hứng thú cho trẻ.
 Trong khi tôi kể chuyện tôi thể hiện đúng ngữ giọng điệu của bài.
 Cô động viên tuyên dương khen thưởng trẻ kịp thời sẽ gây sự hứng thú, vui tươi và tự tin.
 Qua tiết chuyện tôi có thể tích hợp dạy trẻ các môn học khác để tiết học thêm sinh động.
 *Ví dụ: Qua câu chuyện “Cá và chim” trẻ biết được môi trường sống của con vật và biết được mầu sắc của chúng và vận động theo nhạc bài “Cá vàng bơi” để kết thúc tiết học hoặc cho trẻ chơi trò chơi hay vận động bài múa để giúp trẻ thư giãn, hứng thú vào giờ học sau.
 4- Rèn sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ:
Đối với trẻ 24 – 36 tháng tuổi trẻ còn yếu còn chậm chạp trẻ phát âm chưa được nhiều từ, nhiều câu chưa được rõ ràng, mạch lạc. Vì vậy trong khi tôi dạy trẻ kể chuyện cô phải quan tâm chú ý cho trẻ kể phải rõ ràng mạch lạc. Chính vì vậy khi cho trẻ kể chuyện tôi luôn chú ý lắng nghe trẻ kể, để phát hiện ra lỗi sai và sửa sai cho trẻ.
 Do vậy tôi thấy các cháu tiến bộ rõ rệt từ đầu năm học lớp tôi có 10 cháu phát âm rất ngọng đến nay chỉ còn có 3 cháu ngọng.
 Như vậy qua giờ dạy trẻ kể chuyện (Cô dạy cho trẻ phát âm) làm cho ngôn ngữ của trẻ dần dần hoàn thiện.
 *Tóm lại: Qua quá trình nghiên cứu và giảng dạy trẻ thực tế trên lớp trong nhiều năm qua tôi thường xuyên áp dụng vào giảng dạy nên kết quả sau mỗi lần kiểm tra lớp tôi đều đạt chất lượng cao nhờ các biện pháp cải tiến trên.
 IV- Kết quả:
 Từ việc áp dụng các biện pháp nêu trên tôi thấy sự tiếp thu của trẻ nhanh nhậy hơn, trẻ tự tin mạnh dạn hơn. Qua đó trẻ phát triển hoàn thiện hơn về mọi mặt như: dức, trí, thể, mỹ và lao động.
 Nhờ có đồ dùng, đồ chơi tự tạo mà trẻ rất hứng thú, say mê học bài.
 Qua thực hiện tích hợp các môn học và nghiên cứu tìm các thủ pháp trong tiết dạy làm cho tôi vững vàng chuyên môn và trẻ tập chung chú ý hơn.
 Trẻ được hoàn thiện và phát triển ngôn ngữ hơn. Đến nay lớp tôi các cháu đã phát âm gần chuẩn đạt tối 80% .
 V- Bài học kinh nghiệm:
 Qua nghiên cứu thực tế và đã áp dụng thực tế trong giảng dạy tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau:
Phải tìm hiểu kỹ và phân loại được đặc điểm tâm lý của trẻ ở lớp mình đê có kế hoạch, áp dụng phương pháp tuyền thụ kiến thức cho trẻ phù hợp. Đặc biệt chú ý đến sự thay đổi tâm lý của trẻ vì trẻ còn quá bé.
Nghiên cứu làm đồ dngf, đồ chơi, thu thập những phế liệu làm đồ dùng cho phù hợp với trẻ và kết hợp cho tre làm đồ dùng cùng cô để gây sự hứng thú cho trẻ.
Nghiên cứu chuyên môn, cải tiến phương pháp và mạnh dạn đưa công nghệ thông tin vào dạy trẻ. Tích hợp nhiều môn học khác để dạy trẻ, giáo viên áp dụng những phương pháp thực tiễn phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, tạo ra tình huống sinh động mới lạ để kích thích tính tò mò lôi cuốn trẻ.
Giáo viên quan tâm sửa những lỗi sai về ngôn ngữ kết hợp với phụ huynh sửa lỗi cho tre và rèn sự phát triển ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi áp dụng thành công trong việc dạy trẻ kể chuyện. Tôi rất mong được sự bổ sung, đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn trong công tác giảng dạy./
 Tôi xin trân trọng cảm ơn !
 Trực Đại ngày..tháng..năm 2007
 Người viết

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem_mam_non.doc
Sáng Kiến Liên Quan