Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tốt bài tập di truyền trong chương trình Sinh học 9
Những yêu cầu khi thực hiện việc dạy tốt kiến thức giải BTDT ở học sinh lớp 9.
Để học sinh học tốt việc giải BTDT Sinh học 9 tôi thấy cần có những yêu cầu sau :
- Mục tiêu hướng vào việc củng cố các qui luật của Menđen, phát triển khả năng tư duy của học sinh về toán DT, đáp ứng những khát vọng khám phá của học sinh vì vậy phải tạo ở các em nguồn cảm hứng giải BTDT thì mới thực hiện được đề tài này .
- Các dạng toán giao cho học sinh phải từ dễ đến khó, đa dạng về loại hình trắc nghiệm khách quan, tự luận. Từ KG, KH của P xác định KG, KH của đời con hay ngược lại từ số lượng, tỉ lệ của đời con xác định KG, KH của P .
- Giao bài tập cho các em giải dựa vào kiến thức cách giải toán ở tiết 7 SGK mà GV đã hướng dẫn cho học sinh .
DT, đáp ứng những khát vọng khám phá của học sinh vì vậy phải tạo ở các em nguồn cảm hứng giải BTDT thì mới thực hiện được đề tài này . - Các dạng toán giao cho học sinh phải từ dễ đến khó, đa dạng về loại hình trắc nghiệm khách quan, tự luận. Từ KG, KH của P xác định KG, KH của đời con hay ngược lại từ số lượng, tỉ lệ của đời con xác định KG, KH của P . - Giao bài tập cho các em giải dựa vào kiến thức cách giải toán ở tiết 7 SGK mà GV đã hướng dẫn cho học sinh . 2. Phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập. Ở mỗi dạng toán như vậy tôi hướng dẫn và cho các em ghi cách giải ở tiết 7 “giải BTDT” trong chương trình học chính khóa. Sau đó tôi ra các dạng đề để các em tự giải. Đề đủ dạng từ dễ đến khó, nếu là đề trắc nghiệm chọn đáp án thì sau đó tôi cho các em viết sơ đồ lai kiểm chứng.Tôi phôtô cho mỗi nhóm 1 tờ đề bài hoặc ghi đề lên bảng phụ. Các em nhận được đề tự giải hoặc hợp tác với nhau cùng giải theo nhóm, tổ ... vào các thời gian thích hợp. Thắc mắc của các em được giải thích trong 3 phút đầu mỗi tiết học, hoặc 5 phút chuyển tiết hoặc buổi trái buổi tức khi nào các em và GV có thời gian rỗi sẽ giải thích cho các em, cán sự bộ môn Sinh học giúp GV theo dõi đánh giá tình hình giải bài tập của các em. Lượng kiến thức này sẽ kiểm tra ở bài kiểm tra 5 phút hoặc đan xen vào bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết trong chương trình học. Cụ thể tôi đã giao cho các em những bài tập như sau : A. Lai 1 cặp tính trạng : Kiến thức này được tổng hợp từ qui luật phân li của Men đen, cụ thể như: “Lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thuần chủng thì F1 đồng tính , F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn” Trước tiên tôi giao cho các em dạng toán thuận Dạng toán thuận : Biết KH của P suy ra tỉ lệ hiểu gen, kiểu hình ở F1, F2. Mục tiêu của tôi là tất cả những học sinh đã học sinh học 9 phải biết viết sơ đồ lai. Dạng bài tập này cách giải như sau : Bước 1 : Qui ước gen Bước 2 : Xác định KG của P Bước 3 : Viết sơ đồ lai Ví dụ : Ở đậu Hà Lan, thân cao là tính trạng trội hoàn toàn so với thân thấp Hãy xác định kết quả con lai F1 khi cho đậu thân cao giao phấn với đậu thân thấp . Cho cây thân cao F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ KG, KH ở F 2 sẽ như thế nào ? Làm thế nào để chọn đậu thân cao ở F2 thuần chủng? có cần kiểm tra tính thuần chủng của đậu thân thấp không? Vì sao? Hướng dẫn giải Qui ước: gen A: thân cao; gen a: thân thấp Cây thân cao có kiểu gen: AA hoặc Aa Cây thân thấp có Kg aa a. Đậu thân cao giao phấn với đậu thân thấp có 2 trường hợp : Trường hợp 1 : P : AA x aa GP: A a F1 KG Aa KH 100% cây thân cao Trường hợp 2 : P : Aa X aa Gp A, a a F1 KG : 1 Aa : 1aa KH: 1 cây thân cao : 1 cây thân thấp b. Cho cây thân cao F1 tự thụ phấn : Cây thân cao F1 có kiểu gen Aa Sơ đồ lai : F1 : Aa x Aa GF1 A, a A, a F2 KG 1 AA :2Aa: 1aa KH 3 thân cao : 1 thân thấp Để chọn đậu thân cao thuần chủng ở F2 ta thực hiện phép lai phân tích, tức cho cây thân cao F2 lai với cây thân thấp KG aa Nếu con lai phân tích đồng tính thân cao thì cây thân cao F2 thuần chủng . Nếu con lai phân tích phân tính với tỉ lệ 1 thân cao : 1 thân thấp thì cây thân cao F2 không thuần chủng . Không cần kiểm tra tính thuần chủng của cây thân thấp vì thân thấp là tính trạng lặn, luôn mang KG đồng hợp lặn aa . Dạng toán nghịch: Biết số lượng hoặc tỉ lệ KH ở đời con xác định KG, KH ở P. Dạng bài tập này có cách giải như sau : + Căn cứ vào tỉ lệ KH đời con suy ra KG, KH của thế hệ bố mẹ Dạng 1 : Nếu F1 đồng tính suy ra thế hệ xuất phát thuần chủng và tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng trội . Ví dụ: Khi giao phấn giữa cây bắp thân cao với cây bắp thân thấp thu được F1 toàn cây thân thấp . Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai của P Cho F1 tự thụ phấn thì kết quả F2 sẽ như thế nào ? Cho F1 lai phân tích thì sơ đồ lai viết như thế nào? Giải : Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai của P Theo đề bài : P: Thân cao x thân thấp F1: đều thân thấp P: mang cặp tính trạng tương phản, F1 đồng loạt thân thấp. Dựa và qui luật của Menđen ta suy ra : Thân thấp là tính trạng trội so với thân cao Do F1 đồng tính nên P phải thuần chủng . Qui ước : Gen A: Thân thấp, a : thân cao Sơ đồ lai : P : AA x aa Gp: A a F1 : KG Aa KH 100 % thân thấp Cho F1 tự thụ phấn F1 Aa x Aa G F1 A , a A , a F2 KG: 1 AA : 2 Aa : 1 aa KH : 3 thân thấp : 1 thân cao c . Cho F1 lai phân tích : F1 Aa x aa GF1 A , a a Fb : KG : 1 Aa : 1aa KH : 1 thân thấp : 1 thân cao Dạng 2 : Nếu F1 phân tính theo tỉ lệ 3:1 thì suy ra P: dị hợp cả 2 cặp gen : Aa x Aa Ví dụ:Khi cho các cây F1 giao phấn với nhau người ta thu được F2 có 450 cây có hạt đen và 150 cây có hạt nâu . Hãy dựa vào một định luật di truyền nào đó của Menđen để xác định tính trội, tính lặn và lập qui ước gen Lập sơ đồ giao phấn của F1 Suy ra cặp P đã lai tạo ra các cây F1 nói trên và lập sơ đồ minh hoạ Giải : a. Xác định tính trạng trội , tính lặn và lập qui ước gen Xét kết quả thu được ở F2 có : 450 hạt đen : 150 hạt nâu = 3 hạt đen : 1 hạt nâu F2 có tỉ lệ kiểu hình của định luật phân tính. Dựa vào định luật này, suy ra tính trạng hạt đen trội hoàn toàn so với tính trạng hạt nâu Qui ước : Gen A : hạt đen , gen a : hạt nâu b.Sơ đồ giao phấn của F1 : F2 có tỉ lệ 3 trội : 1 lặn . Suy ra F1 đều có KG dị hợp Aa, KH hạt đen . Sơ đồ lai : F1: Aa ( hạt đen ) x Aa ( hạt đen) GF1: A , a A , a F2: KG 1A A: 2 A a:1a a KH:3Hạt đen :1 hạt nâu Kiểu gen, kiểu hình của P : F1 đều dị hợp Aa suy ra cặp P mang lai phải thuần chủng về cặp tính trạng tương phản.Vậy K, KH của 2 cây P là : Một cây mang KG: AA , KH: hạt đen Một cây mang KG: aa , KH: hạt nâu Sơ đồ minh hoạ : P: AA ( hạt đen ) x aa ( hạt nâu ) Gp : A a F1 : KG Aa KH 100 % hạt đen Dạng 3 : Nếu F 1 phân tính theo tỉ lệ 1:2:1 suy ra P dị hợp cả 2 cặp gen : Aa x Aa và tính trạng trội là trội không hoàn toàn . Ví dụ : ở bí quả tròn là tính trạng trội so với quả dài, cho 2 cây có dạng quả khác nhau giao phấn với nhau, thu được F1 đồng loạt giống nhau. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 như sau : 68 cây quả tròn, 135 cây quả bầu dục, 70 cây quả dài . Nêu đặc điểm di truyền của phép lai Xác định KG, KH của P và F1 Lập sơ đồ lai từ P đến F2 Dạng 4 : Nếu F1 phân tính theo tỉ lệ 1 : 1 thì suy ra P : 1 mang KG dị hợp và 1 mang KG đồng hợp lặn : Aa x aa ( vì đây là kết quả của phép lai phân tích) Ví dụ : Ở đậu Hà Lan vỏ hạt trơn là tính trạng trội so với vỏ hạt nhăn cho giao phấn 2 cây đậu với nhau, tỉ lệ KH F1 xấp xỉ 50% đậu vỏ hạt trơn, 50% đậu vỏ hạt nhăn. Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F1 Dạng 5 : Đối với loài sinh sản ít, số lượng đời con không đủ lớn để xét tỉ lệ phân li thì giải theo cách tìm giao tử của bố mẹ đã cho con suy ra KG, KH của bố mẹ . Ví dụ : Ở người lông mi dài là tính trội hoàn toàn so với lông mi ngắn và gen qui định nằm trên NST thường . Xác định KG, KH của bố mẹ và lập sơ đồ lai cho mỗi sơ đồ sau đây : Gia đình 1 : Sinh được con có đứa có lông mi dài và có đứa có lông mi ngắn . b. Gia đình 2 : Mẹ có lông mi ngắn sinh được đứa con có lông mi dài Gia đình 3 : Mẹ có lông mi dài, sinh được đứa con có lông mi ngắn . Giải : Qui ước : A.: Lông mi dài a : lông mi ngắn a . Xét gia đình 1 : con có đứa lông mi dài, có đứa lông mi ngắn - Con có lông mi ngắn : KG aa suy ra bố mẹ đều tạo được giao tử a, KG : Aa hoặc aa - Con có lông mi dài KG : A- suy ra ít nhất bố hoặc mẹ phải tạo được giao tử A KG: Aa. Do con có KH lông mi ngắn (aa ) nên cả bố và mẹ không thể mang kiểu gen AA . Tổ hợp 2 ý trên suy ra KG, KH của bố mẹ là 1 trong 2 trường hợp sau: P: Aa (lông mi dài ) x Aa (lông mi dài) Hoặc P: Aa (lông mi dài ) x aa ( lông mi ngắn) Sơ đồ lai : Trường hợp 1 : P: Aa x Aa Gp : A a A a F1: KG 1 AA : 2Aa : 1 aa KH : 3 lông mi dài : 1 lông mi ngắn Trường hợp 2 : P : Aa x aa Gp: A, a a F1: KG :1 Aa :1aa KH: 1 lông mi dài : 1 lông mi ngắn b Xét gia đình 2: - Mẹ lông mi ngắn : KG aa chỉ tạo được 1 loại giao tử a - Con có lông mi dài KG A- suy ra bố phải tạo được giao tử A vậy bố mang KG : AA hoặc Aa Sơ đồ lai : Bố mang kiểu gen AA P : AA x aa Gp: A a F1: KG Aa KH : con có lông mi dài Bố mang KG Aa : P : Aa x aa Gp: A a a F1 : KG : 1 Aa : 1 aa KH : 1 lông mi dài : 1 lông mi ngắn c. Xét gia đình 3 : -Con có lông mi ngắn: KG : aa suy ra bố mẹ đều tạo được giao tử a - Bố tạo được giao tử a mang KG : Aa (lông mi dài) hoặc aa (lông mi ngắn) . - Mẹ lông mi dài : tạo được giao tử a nên mang kiểu gen Aa (lông mi dài) - Nếu bố mang kiểu gen Aa : Sơ đồ lai : P: Aa x Aa Gp A a A a F1 KG : 1 AA : 2 Aa : 1aa KH : 3 lông mi dài : 1 lông mi ngắn Nếu bố mang KG aa : Sơ đồ lai : P : aa x Aa Gp a A a F1 : KG : 1 Aa : 1 aa KH : 1 lông mi dài, 1 lông mi ngắn Sau khi các em nắm được cách giải 1 dạng bài tập tôi cho các em làm các bài toán tổng hợp cả dạng thuận nghịch và tính suy luận cao hơn để phát huy khả năng tư duy của các em . Ví dụ : ở người thuận tay phải là tính trạng trội hoàn toàn so với thuận tay trái và nằm trên NST thường Nếu bố mẹ đều thuận tay phải thì các con sinh ra sẽ như thế nào ? Nếu bố thuận tay trái muốn chắc chắn có con thuận tay phải thì mẹ có KG, KH như thế nào ? Bố mẹ đều thuận tay trái thì có thể có con thuận tay phải không? Giải thích? Ngoài ra để đề tài của tôi thêm phần hứng thú đối với các em, tôi tìm những đề bài có đối tượng là người và tính trạng liên quan tới các đặc điểm hình thái nhóm máu ... Ví dụ : Ở người hệ nhóm máu được qui định như sau : Máu A có kiểu gen IAIA hoặc IAIO Máu B có kiểu gen IBIB hoặc IBIO Máu AB có kiểu gen IAIB Máu O có kiểu gen IOIO Lập sơ đồ lai cho trường hợp : bố máu A mẹ máu O Trong 1 gia đình có 4 đứa con mang 4 nhóm máu khác nhau hãy biện luận xác định KG, KH của bố mẹ và lập sơ đồ lai ? B. Lai hai cặp tính trạng : Kiến thức được tổng hợp từ qui luật phân li độc lập trong quá trình phát sinh phát sinh giao tử ở lai 2 cặp tính trạng của Menđen cụ thể: “Lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản phản thuần chủng di truyền độc lập nhau thì tỉ lệ KH ở F2 bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó”. Cũng giống như bài tập về lai 1 cặp tính trạng trước tiên chúng tôi giao cho các em dạng toán thuận . Dạng thuận: Biết KG, KH của P suy ra tỉ lệ KG, KH ở F1, F2. Mục tiêu của tôi là các em phải viết được sơ đồ lai 2 cặp tính trạng, cách giải cũng gồm 3 bước Bước 1 : Qui ước gen Bước 2 : Xác định kiểu hình của P Bước 3 : Viết sơ đồ lai Ví dụ : ở lúa gen T qui định thân thấp trội so với gen t qui định thân cao. Gen S qui định chín sớm trội với gen s qui định chín muộn. 2 cặp gen trên nằm trên 2 nhiểm sắc thể thường khác nhau . Xác định tỉ lệ :KG, KH ở F 2 khi lai 2 cây lúa P đều thuần chủng là thân thấp, chín muộn với thân cao, chín sớm Hướng dẫn giải : Cây thuần chủng thân thấp, chín muộn có KG : TTss Cây thuần chủng thân cao, chín sớm có KG : ttSS Sơ đồ lai : P TTss x ttSS Gp Ts tS F1 KG TtSs KH 100% thân thấp, chín sớm . F1 TtSs x TtSs Gf1 TS,Ts,tS,ts TS,Ts,tS,ts F2 : KG 1TTSS:2TTSs:2TtSS:4TtSs:1TTss:2Ttss: 1ttSS:2ttSs:1ttss KH : 9 thân thấp , chín sớm: 3 thân thấp, chín muộn :3 thân cao, chín sớm: 1 thân cao,chín muộn Dạng nghịch : Căn cú vào số lượng, tỉ lệ KH đời con xét riêng từng cặp tính trạng suy ra kiểu gen, KH của P Dạng 1 : F2 Phân li theo tỉ lệ 9:3 :3:1= (3:1) (3:1) Suy ra : F1 dị hợp cả 2 cặp gen : AaBb x AaBb P Thuần chủng: về 2 cặp gen : AABB x aabb hoặc AAbb x aaBB Ví dụ : Cho cà chua lá chẻ, quả đỏ giao phấn với cà chua lá nguyên, quả vàng, F1 đồng loạt giống nhau cho F1 tự thụ phấn thu được F2 với kết quả như sau : 146 cây lá chẻ, quả đỏ 48 cây lá chẻ, quả vàng 49 cây lá nguyên, quả đỏ 16 cây lá nguyên, quả vàng Xác định tính trội, tính lặn và qui ước gen Biện luận xác định KG của F1, của P Lập sơ đồ lai từ P đến F2 Hướng dẫn giải Xét từng cặp tính trạng ở F2 Lá chẻ 146+48 = 194 3 Lá nguyên 49+16 = 65 1 3:1 suy ra lá chẻ là tính trạng trội so với lá nguyên Qui ước: A lá chẻ ; a: lá nguyên Quả đỏ : 146+49 = 195 3 Quả vàng : 48+16 = 64 1 Suy ra quả đỏ : Tính trạng trội so với quả vàng . Qui ước : B quả đỏ, b quả vàng . Xác định KG F1, P Tỉ lệ KH F2 146 :48 :49:16 xấp xỉ 9:3:3:1 Đây là tỉ lệ của qui luật phân li độc lập khi lai 2 cặp tính trạng . Vậy KG F1 là dị hợp tử : AaBb P thuần chủng nên có KG : - Lá chẻ, quả đỏ thuần chủng AABB - Lá nguyên quả vàng thuần chủng aabb b. Sơ đồ lai từ P đến F2 – P: AABB x aabb Gp AB ab F1 KG AaBb KH 100 % lá chẻ, quả đỏ F1 AaBb x AaBb G F1 AB, Ab, aB,ab AB,Ab,aB,ab F2 ( Học sinh có thể lập bảng ) KG 1AABB :2AABb:2AaBB:4AaBb:2 Aabb:1Aabb:2aaBb:1aaBB:1aabb KH 9 lá chẻ, quả đỏ : 3 lá chẻ, quả vàng : 3 lá nguyên, quả đỏ :1 lá nguyên, quả vàng . Dạng 2: F1 phân li theo tỉ lệ : 3:3:1:1= (3:1)(1:1) suy ra P AaBb x Aabb Ví dụ : Ở quả cà chua gen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với gen a qui định thân thấp, gen B qui định quả màu vàng trội hoàn toàn so với gen b qui định quả màu đỏ . Hai tính trạng chiều cao và màu quả phân li độc lập nhau . Trong 1 phép lai người ta thu được kết quả sau : 312 cây thân cao, quả vàng; 310 cây thân cao, quả đỏ 100 cây thân cao, quả vàng; 110 cây thân cao, quả đỏ Hãy giải thích kết quả và lập sơ đồ lai Hướng dẫn giải : Xét tỉ lệ phân li ở đời con: thân cao 312+310 = 622 3 Thân thấp 100+110 = 210 1 Suy ra P dị hợp cả 2 cặp gen AaxAa Quả vàng 312+100 = 412 1 Quả đỏ 310+110 = 420 1 Suy ra P 1 mang cặp gen dị hợp, 1 đồng hợp lặn Bb x bb Tổ hợp 2 ý trên suy ra P có KG AaBb x Aabb Sơ đồ lai : P AaBb x Aabb GP AB,Ab,aB,ab Ab,ab AB Ab aB ab Ab AABb Aabb AaBb Aabb ab AaBb Aabb aaBb aabb KH : 3A- B-:3 thân cao, quả vàng 3A- bb: 3 thân cao, quả đỏ 1aaBb :1 thân thấp, quả vàng . 1aabb:1 thân thấp, quả đỏ Dạng 3 : F1 Phân li theo tỉ lệ : 1:1:1:1= (1:1)(1:1) Suy ra P AaBb x aabb Hoặc Aabb x aabb Ví dụ 3 : Ở ruồi giấm : gen A thân xám; gen a : thân đen Gen B lông ngắn; gen b: lông dài Mỗi gen nằm trên 1 NST thường và phân li độc lập nhau. Ở 1 phép lai người ta thu được kết quả như sau : 72 ruồi giấm thân xám, lông dài 80 ruồi giấm thân xám ,lông ngắn 76 ruồi giấm thân đen , lông dài 81 ruồi giấm thân đen lông ngắn Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F1 Hướng dẫn giải : Thân xám 72+80 = 152 1 Thân đen 76+61 = 157 1 Suy ra P : 1 dị hợp , 1 đồng hợp lặn : Aaxaa Lông dài 72+76 = 148 1 Lông ngắn 80+81 = 161 1 Suy ra P : 1 dị hợp ; 1 đồng hợp lặn : Bbxbb Tổ hợp 2 ý trên ta có : KG của P là : AaBb x aabb hoặc AabbxaaBb Sơ đồ lai : Trường hợp 1 P : AaBb x aabb Gp AB, Ab, aB, ab ab F 1 KG AB Ab aB ab Ab AaBb Aabb aaBb aabb KH 1 Thân xám, lông dài : 1 thân xám, lông ngắn 1 Thân đen, lông dài : 1 thân đen, lông ngắn Trường hợp 2 : P : Aabb x aaBb G Ab ab aB ab F1 KG Ab ab aB AaBb aaBb ab Aabb Aabb KH : 1 thân xám lông dài: 1 thân xám lông ngắn 1 thân đen lông dài : 1 thân đen lông ngắn III. KẾT QUẢ: Trên đây là phương pháp nhóm giúp học sinh giải tốt BTDT tôi đã áp dụng từ đầu năm học đến nay. Tôi thấy học sinh tự tin trong việc giải BTDT, đem lại niềm tin về sự thành công, làm cho các em say mê yêu thích môn học này. Các em tích cực hơn trong việc thảo luận học tập ngoài giờ, tích luỹ vốn kiến thức chủ yếu bằng hoạt động tự học và học bạn nhiều hơn. Tôi nghĩ đây cũng là một thành công trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Trong quá trình thực hiện đề tài cho học sinh khối 9 tôi đã sử dụng biện pháp đối chứng với kết quả các năm học trước . Cụ thể như sau : Mức độ hiểu biết : Năm học Lớp Số HS giải tốt BTDT Số HS chỉ giải được BTDT đơn giản Số HS còn mơ hồ về BT DT 2018-2019 Lớp 9A 30% 50% 20% Lớp 9B 20% 45% 35% Lớp 9C 25% 50% 25% 2019-2020 Lớp 9A 50% 40% 10% Lớp 9B 60% 35% 5% Lớp 9C 55% 35% 10% Lớp 9D 45% 40% 15% Qua bảng số lượng trên ta thấy số HS giải tốt BTDT ngày càng tăng. Số HS còn mơ hồ năm học 2006-2007 chỉ là những đối tượng chây lười, những học sinh yếu kém . Điều quan trọng là có một học sinh tích cực muốn đi sâu tìm hiểu BTDT đã nhờ tôi giảng dạy hộ các bài tập ở những cuốn sách bổ trợ sinh học mà các em tự mua về đọc nhưng chưa hiểu và đã đề nghị GV mở lớp dạy thêm . Còn GV cảm thấy hứng thú vì bộ môn Sinh học đã được các em coi trọng và hình như đã định hướng cho một số học sinh học khối B ở bậc THPT sau này. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Đây là hoạt động ngoài tiết lên lớp, thời gian cho phép không nhiều vì các em còn phải học biết bao vấn đề khác, vì vậy ban đầu tôi chỉ ra những bài tập đơn giản, chỉ cần giải quyết một vấn đề nhỏ và sau đó tôi củng cố ở bài sau, tức là dạng bài tập nâng dần từ đơn giản đến phức tạp. Vì nếu học sinh thấy khó thì sẽ nhàm chán ngay và chúng ta cũng khó mà kiểm tra mức độ tự học của các em . Mặc khác nếu nhiều vấn đề cần giải quyết cùng một lúc thì trong thời gian 3’ đầu của mỗi tiết học hay ngoài giờ học GV khó giải quyết hết vấn đề. Để đề tài dễ thành công thì GV phải chịu khó tốn thêm ít thời gian hướng dẫn cho các em. Những thắc mắc của các em trước tiên phải nhờ cán bộ lớp, cán sự bộ môn giải quyết giúp. Nếu chưa hiểu hoặc khó hiểu thì cán bộ lớp mới tìm gặp GV, chứ không nên để mỗi em mỗi hỏi GV. Khích lệ các em bằng điểm số là vấn đề rất quan trọng vì vậy tôi cho các em BTDT (thường là dạng trắc nghiệm ) khoảng 1 đến 1,5 điểm xen vào bài tập kiểm tra 15 ph hoặc 1 tiết . Rõ ràng là các em sẽ rất phấn khởi khi được điểm số cao hơn nhờ dạng toán BTDT không mấy khó khăn nầy. Việc làm này đã đáp ứng một phần nào khát vọng học tập Sinh học của học sinh bởi chương trình chỉ có một tiết “Giải bài tập di truyền”, chỉ một tiết thôi mà không củng cố thì chẳng khác nào “đem con bỏ chợ”. Tôi biết việc làm của mình còn nhiều thiếu sót, mong các đồng nghiệp giúp đỡ, góp ý, bổ sung để ngày càng nâng cao hơn chất lượng dạy BTDT ở môn Sinh học 9 . Xin chân thành cảm ơn ! XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP TRƯỜNG Láng Tròn, ngày 3 tháng 02 năm 2021 NGƯỜI VIẾT Lê Thị Kiều Loan HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THCS PHONG PHÚ PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Tính mới: ...................................................../30 điểm - Tính hiệu quả: ............................................./35 điểm - Tính ứng dụng: .........................................../20 điểm - Tính phù hợp với nhiệm vụ được giao: ...../10 điểm - Hình thức: ................................................./05 điểm Tổng điểm: .............................................../100 điểm Láng Tròn, ngày tháng năm 2021 CHỦ TỊCH HĐ PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM SÁNG KIẾN (Theo Quyết định số 4091/QĐ-HĐTĐKT ngày 10/10/2019 của UBND thị xã Giá Rai, về ban hành Quy định xét công nhận sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu trên địa bàn thị xã Giá Rai) Họ tên người chấm điểm: Chức vụ trong Hội đồng: Tên giải pháp/đề tài nghiên cứu: Dạy tốt bài tập di truyền trong chương trình Sinh hoc 9 Tác giả/nhóm tác giả: Lê Thị Kiều Loan STT Tiêu chuẩn Tiêu chí Điểm chuẩn 1 Tính mới (30 điểm) Những sáng kiến, giải pháp đưa ra chưa có người nào thực hiện trước đó; những cải tiến, đề xuất mới Ứng dụng có hiệu quả những thành tựu mới về khoa học – công nghệ, luận điểm, quan điểm mới, những chủ trương, chính sách mới. /20điểm /10điểm 2 Tính hiệu quả (35 điểm) Đem lại hiệu quả trong công tác Dễ thực hiện, không tốn kém nhiều chi phí /25điểm /10điểm 3 Tính ứng dụng (20 điểm) Có khả năng phổ biến ứng dụng vào thực tiển (tùy theo tỷ lệ đơn vị, cá nhân áp dụng để làm căn cứ tính điểm) /20điểm 4 Phù hợp với nhiệm vụ được giao (10 điểm) - Nếu phù hợp với nhiệm vụ của cá nhân thì được 10 điểm. - Nếu phù hợp với nhiệm vụ của đơn vị thì được 5 điểm. - Nếu không phù hợp với nhiệm vụ được giao của cá nhân và đơn vị thì không được tính điểm. /10điểm 5 Hình thức (5 điểm) Trình bày đúng bố cục; câu văn rõ ràng, dễ hiểu, mạch lạc; từ ngữ sử dụng chính xác. /5điểm Tổng cộng /100điểm NGƯỜI ĐÁNH GIÁ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_tot_bai_tap_di_truyen_trong_chuong.doc