Sáng kiến kinh nghiệm Dạy thể thơ bát cú Đường luật qua bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan

1. Thuận lợi:

Đa phần học sinh tích cực tham gia học tập, tìm tòi nghiên cứu, yêu thích thơ văn.

2. Khó khăn:

Là giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp nên tôi phát hiện những khó khăn mà giáo viên và học sinh thường gặp, cụ thể là:

- Giáo viên gặp không ít trở ngại trong việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khai thác thể thơ.

- Thơ Thất ngôn bát cú Đường luật có yêu cầu rất nghiêm ngặt về niêm luật, đối vần, bố cục

- Học sinh chưa tích cực, hăng hái trong học tập.

- Mức độ tiếp thu bài của học sinh không đồng bộ.

Chính vì vậy, giáo viên cần có phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh ở thể loại này, để các em có thể tiếp cận một cách tốt nhất khi tìm hiểu các bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy thể thơ bát cú Đường luật qua bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP 
Dạy thể thơ Bát cú Đường luật qua bài thơ “Qua Đèo Ngang” 
của Bà Huyện Thanh Quan
 Trần Thị Mỹ Lệ
 Giáo viên trường THCS Phong Phú
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thơ Bát cú đường luật hay nhưng dạy và tìm hiểu nó không dễ, đặc biệt đối với học sinh lớp 7 thì càng khó hơn. Việc giáo viên tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp, dễ hiểu không chỉ có ý nghĩa thiết thực trong quá trình dạy dạy các bài thơ này trong chương trình ngữ văn 7 mà còn là nền tảng để học sinh học tạp trong suốt cấp THCS và THPT thậm chí lên đến bậc Đại học nếu các em còn đam mê môn Ngữ văn. Để giúp học sinh làm được điều đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác phù hợp, có hiệu quả. Đồng thời cũng giúp học hăng hái trong học tập, chuẩn bị tâm lí và kiến thức cần thiết cho bài mới. cũng như góp phần vào việc nâng cao chất lượng công tác giảng dạy trong nhà trường.
II. THỰC TRẠNG
Số lớp giảng dạy là 2, với tổng số học sinh là 81 em. 
Để tạo được hứng thú cho học sinh cần phát huy tối đa hoạt động tư duy tích cực của học sinh. Hay nhất là tổ chức cho học sinh thấy được sự đặc sắc, giá trị nội dung, nghệ thuật và chiều sâu lấp lánh của bài thơ Thất ngôn bát cú đường luật để giúp các em cảm thụ thơ tốt hơn.
1. Thuận lợi:
Đa phần học sinh tích cực tham gia học tập, tìm tòi nghiên cứu, yêu thích thơ văn.
2. Khó khăn:
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp nên tôi phát hiện những khó khăn mà giáo viên và học sinh thường gặp, cụ thể là:
- Giáo viên gặp không ít trở ngại trong việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khai thác thể thơ.
- Thơ Thất ngôn bát cú Đường luật có yêu cầu rất nghiêm ngặt về niêm luật, đối vần, bố cục
- Học sinh chưa tích cực, hăng hái trong học tập.
- Mức độ tiếp thu bài của học sinh không đồng bộ.
Chính vì vậy, giáo viên cần có phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh ở thể loại này, để các em có thể tiếp cận một cách tốt nhất khi tìm hiểu các bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật qua bài thơ “ Qua Đèo Ngang”
- Số câu: 8 câu; mỗi câu có 7 tiếng.
- Bố cục: 4 phần: đề; thực; luận; kết.
+ 2 câu đề ( câu 1,2): Câu 1 nói tổng quát để câu 2 giới thiệu chi tiết hơn cảnh Đèo Ngang.
+ 2 câu thực ( câu 3,4): Giải thích, miêu tả rõ hơn cảnh Đèo Ngang.
+ 2 câu luận ( câu 5, 6): Bàn luận mở rộng thêm ý hai câu thực.
+ 2 câu kết ( câu 7, 8): Kết thúc, tóm tắt ý làm rõ tâm trạng cô đơn của tác giả.
- Vần: gieo vần chân ( cuối câu 1,2,4,6,8), vần “a” ( tà, hoa, nhà, đa, ta)
Bước tới đèo Ngang/ bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá/ lá chen hoa.
Lom khom dưới núi/ tiều vài chú,
Lác đác bên sông /chợ mấy nhà.
Nhớ nước/ đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà/ mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại / trời non nước,
Một mảnh tình riêng/ ta với ta.
	- Nhịp: Câu 1: 4/3; Câu 2: 4/3; Câu 3: 4/3; Câu 4: 4/3; Câu 5: 2/5; Câu 6: 2/5; Câu 7: 4/3; Câu 8: 4/3.
- Đối: Câu 3 đối câu 4 ; câu 5 đối câu 6, chữ đối chữ, ý đối ý.
- Luật: Nhất, tam, ngũ bất luận; Nhị, tứ, lục phân minh. Bài thơ viết theo luật trắc ( ở chữ “tới”), cả 8 câu đều đúng luật.
T T B B T T B
T B B T T B B
B B T T B B T
T T B B T T B
T T B B B T T
B B T T T B B
B B T T B B T
T T B B B T B.
- Niêm: Rất chặt chẽ
Bước tới đèo Ngang/ bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá/ lá chen hoa.
Lom khom dưới núi/ tiều vài chú,( Cây niêm với khom cùng là bằng)
Lác đác bên sông /chợ mấy nhà.
Nhớ nước/ đau lòng con quốc quốc,( đác niêm với nước cùng là trắc)
Thương nhà/ mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại / trời non nước,( nhà niêm với chân cùng là bằng)
Một mảnh tình riêng/ ta với ta. ( mảnh câu cuối niêm với tới câu đầu cùng là trắc)
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua biện pháp này tôi thấy học sinh tiếp thu bài tốt hơn, các em hứng thú học hơn, không còn ngại tiếp cận với các bài thơ thất ngôn bát cú đường luật
Kết quả học tập của các em học sinh lớp 7A, 7F có tiến bộ rõ rệt, cụ thể như sau:
Giai đoạn
SS
G
%
K
%
Tb
%
Y
%
Kém
%
Cuối HK I 2019-2020
81
22
27.1
17
21,2
26
32
16
19.7
Cuối HK I 2020-2021
81
28
34,5
20
24,6
24
29,8
9
11,1
Số học sinh khá, giỏi bộ môn của lớp tăng lên rõ rệt các em tích cực học tập, phát biểu xây dựng bài ở các tiết học Ngữ văn. Số học sinh yếu kém của lớp giảm xuống rõ rệt. Theo mức độ học tập của các em, đến cuối năm học lớp 7 sẽ không có học sinh kém bộ môn. 
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua biện pháp trên, tôi thấy nếu giáo viên đầu tư thời gian để hướng dẫn học sinh tìm hiểu thể loại, những yêu cầu của thể loại đó, đặc biệt là thơ Thất ngôn bát cú Đường luật- một thể loại học sinh coi là khó, thì có thể giúp cacsem tiếp nhận nội dung, nghệ thuật của bài thơ hiệu quả hơn.
VI. KIẾN NGHỊ: Không
Người viết
Trần Thị Mỹ Lệ
Xác nhận của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường THCS Phong Phú xác nhận Biện pháp “Dạy thể thơ Bát cú Đường luật qua bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan”, của giáo viên: Trần Thị Mỹ Lệ áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
Láng Tròn, ngày 06 tháng 3 năm 2021
HIỆU TRƯỞNG
Phạm Văn Hà

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_the_tho_bat_cu_duong_luat_qua_bai.doc
Sáng Kiến Liên Quan