Sáng kiến kinh nghiệm Dạy Mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực để hỗ trợ Tập làm văn

1.1. Xu thế "Tích hợp" xuất hiện trong mọi lĩnh vực trong đó có bậc giáo dục. Ở Tiểu học môn học thể hiện sự "tích hợp" sâu và rộng nhất là môn Tiếng Việt.

1.2. Xuất phát từ mục tiêu của môn Tiếng Việt là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viêt) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi; xuất phát từ nhiệm vụ cơ bản của phân môn Tập làm văn là hình thành, phát triển năng lực tạo lập ngôn bản ở học sinh; xuất phát từ một trong những nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu là làm giàu vốn từ cho học sinh và phát triển năng lực dùng từ đặt câu cho các em, ta thấy rằng hai phân môn Luyện từ và câu, Tập làm văn thể hiện rõ nét tính "Tích hợp": dạy Luyện từ và câu để hỗ trợ Tập làm văn, dạy Tập làm văn góp phần thực hành, vận dụng các tri thức và kĩ năng của Luyện từ và câu.

 1.3. Thực tế, các bài tập "Mở rộng vốn từ" trong sách giáo khoa còn hạn chế trong việc tích cực hóa vốn từ cho học sinh trong giờ Tập làm văn, đồng thời các bài tập Tập làm văn cũng chưa khai thác hiệu quả vốn từ ở phân môn Luyện từ và câu. Nó thể hiện rõ qua hệ thống các từ ngữ cung cấp cho học sinh trong các tiết Mở rộng vốn từ với hệ thống các từ ngữ học sinh cần có trong các tiết Tập làm văn kế tiếp; thể hiện trong mục tiêu của từng tiết dạy cụ thể; thể hiện trong định hướng khai thác bài tập của sách giáo viên. Hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Chính vì vậy, Dạy Mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực để hỗ trợ Tập làm văn là một đề tài có ý nghĩa trong việc khắc phục hạn chế đã nêu ở trên.

 

doc35 trang | Chia sẻ: minhtam111 | Lượt xem: 4469 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy Mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực để hỗ trợ Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á bóng với đá cầu, nhảy dây, bắn bi, trốn tìm. Ôi hấp dẫn tuyệt vời nhưng mà em không dám đâu..."
Mở rộng vốn từ: Cái đẹp (Tiếng Việt 4 - Tập 2)
Để soạn thảo một số bài tập Mở rộng vốn từ bổ sung hỗ trợ cho học sinh lớp 4 học Tập làm văn, tôi tiến hành một số bước sau:
Bước 1: Phân tích yêu cầu sử dụng từ ngữ của đề bài 2 trong tiết tập làm văn "Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối", đề bài như sau: 
"Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một loại cây mà em yêu thích"
Để làm được bài tập trên, học sinh phải xác định được đối tượng miêu tả là "lá, thân hay gốc" nhưng là của một loại cây mà em yêu thích chứ không phải một loại cây mà em biết. "Loại cây mà em yêu thích" có nghĩa là trong quá trình tả, học sinh phải biết lựa chọn các từ ngữ miêu tả sao cho thể hiện được tình cảm yêu thích của mình đối với đối tượng được tả chứ không đơn thuần chỉ là tả một cách "nhìn gì nói nấy" như khi miêu tả một loài cây em đã biết thông thường. 
Bước 2: Xác định hướng Mở rộng vốn từ: Cái đẹp theo hướng hỗ trợ cho Tập làm văn. Dựa vào mục đích tiết "Mở rộng vốn từ: Cái đẹp" là giúp học sinh: 
- Biết thêm một số từ ngữ nói về chủ điểm "Vẻ đẹp muôn màu", biết đặt câu với một số từ ngữ theo chủ điểm đã học; bước đầu làm quen với một số thành ngữ liên quan đến cái đẹp. 
- Biết thêm một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp; nêu được một trường hợp có sử dụng 1 câu tục ngữ đã biết; dựa theo mẫu để tìm được một vài từ ngữ tả mức độ cao của cái đẹp; đặt câu được với 1 từ tả mức độ cao của cái đẹp.
Cùng với việc phân tích các bài tập làm văn ở bước 1. Để học sinh học tốt tiết tập làm văn nói trên, chúng tôi bổ sung một số bài tập dạy sử dụng các từ ngữ tả mức độ cao của cái đẹp (về một cái cây mà em yêu thích). Dựa vào kết quả phân tích ở trên, chúng tôi đề xuất một số bài tập bổ sung cho chủ đề này như sau:
Bài tập 1: Tìm từ ngữ (hoặc cụm từ) nói về các bộ phận lá, thân, gốc của cây cối.
+ Lá: (M - hình răng cưa ) ............................................................................
........................................................................................................................
+ Thân: (M - vững chắc) ...............................................................................
.........................................................................................................................
+ Gốc (M - to) ................................................................................................
.........................................................................................................................
Đáp án: 
Tìm từ ngữ (hoặc cụm từ) nói về các bộ phận lá, thân, gốc của cây cối.
+ Lá: (M - hình răng cưa ) nhỏ nhắn, màu xanh non, màu xanh thẫm, màu xanh rì, to bản xòe rộng, mướt xanh, thuôn dài, vàng, đỏ.
+ Thân: (M - vững chắc) chắc khỏe, cao vút, thẳng đứng, được uốn theo thế rất đẹp, mảnh, nhỏ, dây leo, đồ sộ.
+ Gốc (M - to) xù sì, ngoằn ngoèo, 
Bài tập 2: Gạch chân dưới những từ nói lên vẻ đẹp của một cái cây, những từ ngữ đó nói về bộ phận nào của cây.
Bài tập 3 (Dành cho học sinh đại trà): Đặt câu với ba trong các từ vừa tìm được ở bài 1 để làm rõ được cái đẹp của bộ phận một loại cây em thích. 
Bài tập 4(Dành cho học sinh khá - giỏi): Viết một đoạn văn từ 4 đến 6 câu tả về vẻ đẹp của bộ phận một loài cây em thích.
2.2. Ứng dụng các bài tập Mở rộng vốn từ lớp 4 vào việc tổ chức dạy Tập làm văn
Việc "Ứng dụng các bài tập Mở rộng vốn từ lớp 4 vào việc tổ chức dạy Tập làm văn" trước hết phải bàn đến thời điểm và thời gian cho học sinh làm các bài tập Mở rộng vốn từ bổ sung. Theo phân phối chương trình Tiểu học hiện nay, mỗi ngày giáo viên chủ nhiệm có một tiết Hướng dẫn học để bổ trợ thêm những kiến thức học sinh còn yếu trong các tiết học chính hoặc hướng dẫn học sinh soạn trước các bài sắp học. Như vậy, học sinh sẽ được làm các bài Mở rộng vốn từ bổ sung vào thời điểm học các tiết Hướng dẫn học này với thời gian chuẩn của mỗi tiết học là 40 phút dành cho học sinh lớp 4.
Tiếp đó, ở phần này chúng tôi sẽ đưa ra định hướng khai thác các tiết Tập làm văn trên cơ sở học sinh đã được làm các bài tập Mở rộng vốn từ bổ sung như đã trình bày ở phần 1.2 ở chương 2. Cụ thể như sau:
Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết (Tiếng Việt 4 - Tập 1)
Ở chủ điểm này, các bài tập Mở rộng vốn từ bổ sung có thể hỗ trợ được cho các tiết Tập làm văn: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện và Luyện tập xây dựng cốt truyện. Sự hỗ trợ đó được khai thác theo hướng như sau:
a) Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập số 2 phần Luyện tập của tiết Tập làm văn Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện giáo viên cho học sinh nhận xét về tính cách các nhân vật bà cụ và nàng tiên. Học sinh dễ dàng nhận ra bà cụ là người nhân hậu còn nàng tiên là người tốt bụng và hiếu thảo. Từ những nhận xét trên, giáo viên đặt những câu hỏi gợi mở giúp học sinh nêu ra được các từ tả tính cách, ngoại hình của một người nhân hậu. Làm được điều này cả học sinh và giáo viên đều được hỗ trợ từ kết quả của các bài Mở rộng vốn từ bổ sung trước đó.	
b) Khi hướng dẫn học sinh làm bài văn trong tiết Tập làm văn Luyện tập xây dựng cốt truyện giáo viên có thể định hướng cho học sinh xây dựng cốt truyện theo hướng nói về sự nhân hậu và sự hiếu thảo. Để xây dựng được cốt truyện theo đúng định hướng trên, trong quá trình khai thác đề bài và phân tích đặc điểm ngoại hình, lời nói, suy nghĩ hành động của từng nhân vật giáo viên phải gợi mở cho học sinh để nêu bật lên tính cách của mỗi nhân vật: cô bé là người hiếu thảo, tốt bụng; bà tiên là người nhân hậu. Làm được điều này cả học sinh và giáo viên đều được hỗ trợ từ kết quả của các bài Mở rộng vốn từ bổ sung trước đó.	
Mở rộng vốn từ Trung thực - Tự trọng(Tiếng Việt 4 - Tập 1)
Ở chủ điểm này, các bài tập Mở rộng vốn từ bổ sung có thể hỗ trợ được cho các tiết Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện và Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện. Sự hỗ trợ đó được khai thác theo hướng như sau:
a) Khi hướng dẫn học sinh làm phần Luyện tập trong tiết Tập làm văn Đoạn văn trong bài văn kể chuyện giáo viên cho học sinh nhận xét về tính cách của cô bé trong truyện. Học sinh dễ dàng nhận ra cô bé là người hiếu thảo, trung thực. Từ những nhận xét trên, giáo viên đặt những câu hỏi gợi mở giúp học sinh nêu ra được các từ tả tính cách, ngoại hình của một người hiếu thảo. Làm được điều này cả học sinh và giáo viên đều được hỗ trợ từ kết quả của các bài Mở rộng vốn từ bổ sung trước đó.	
b) Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập trong tiết Tập làm văn Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện giáo viên cho học sinh nhận xét về tính cách của chàng tiều phu trong truyện. Học sinh dễ dàng nhận ra chàng tiều phu là người thật thà, trung thực. Từ những nhận xét trên, giáo viên đặt những câu hỏi gợi mở giúp học sinh nêu ra được các từ nói lên hành động, lời nói, suy nghĩ thể hiện trên nét mặt của một chàng trai thật thà, trung thực. Làm được điều này cả học sinh và giáo viên đều được hỗ trợ từ kết quả của các bài Mở rộng vốn từ bổ sung trước đó.	
Mở rộng vốn từ: Ước mơ(Tiếng Việt 4 - Tập 1)
Ở chủ điểm này, các bài tập Mở rộng vốn từ bổ sung có thể hỗ trợ được cho bài tập trong tiết Tập làm văn Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân. Sự hỗ trợ đó được thể hiện trong mẫu nêu nguyện vọng và cách triển khai các lí do để nêu nguyện vọng mà học sinh được làm trong bài tập Mở rộng vốn từ bổ sung. Như vậy, học sinh có thể nói ra một cách tự nhiên các mẫu nêu nguyện vọng như: Em mong rằng...; Nguyện vọng của em là được...; Em mơ ước...; Giá như ... trong cuộc trao đổi với người thân.
Mở rộng vốn từ: Ý chí - Nghị lực (Tiếng Việt 4 - Tập 1)
Ở chủ điểm này, các bài tập Mở rộng vốn từ bổ sung có thể hỗ trợ được cho bài tập 2, 3 trong phần Nhận xét của tiết Tập làm văn Kết bài trong bài văn kể chuyện. Khi khai thác các bài tập trong tiết này, giáo viên cho học sinh đánh giá, nhận xét Nguyễn Hiền là người như thế nào. Học sinh dễ dàng nhận ra đó là một người có ý chí, nghị lực để vượt qua mọi khó khăn trong học tập. Từ những nhận xét trên, giáo viên đặt những câu hỏi gợi mở giúp học sinh nhận biết đâu là một kết bài mở rộng và cách xây dựng một kết bài mở rộng. Làm được điều này cả học sinh và giáo viên đều được hỗ trợ từ kết quả của các bài Mở rộng vốn từ bổ sung trước đó.	
Mở rộng vốn từ: Đồ chơi - Trò chơi (Tiếng Việt 4 - Tập 1)
Ở chủ điểm này, các bài tập Mở rộng vốn từ bổ sung có thể hỗ trợ được cho các tiết Tập làm văn: Quan sát đồ vật và Luyện tập miêu tả đồ vật. Sự hỗ trợ đó được khai thác theo hướng như sau:
a) Khi hướng dẫn học sinh làm phần Luyện tập trong tiết Tập làm văn Quan sát đồ vật giáo viên cho học sinh lựa chọn đồ vật định quan sát; cách quan sát đồ vật đó. Dựa vào các bài tập Mở rộng vốn từ bổ sung, học sinh đã lựa chọn được đúng đồ vật (là một đồ chơi) theo lứa tuổi và giới tính. Cũng dựa vào những bài tập Mở rộng vốn từ bổ sung và các câu hỏi gợi mở giáo viên sẽ hướng học sinh quan sát đồ chơi mình chọn bằng các giác quan khác nhau. Khi quan sát ở mỗi giác quan, giáo viên gợi mở cho học sinh các sử dụng các từ để nêu bật được đặc điểm của đồ chơi đó. Làm được điều này cả học sinh và giáo viên đều được hỗ trợ từ kết quả của các bài Mở rộng vốn từ bổ sung trước đó.	
b) Khi hướng dẫn học sinh làm bài văn trong tiết Tập làm văn Luyện tập miêu tả đồ vật giáo viên cho học sinh dựa trên dàn ý đã xây dựng ở tiết trước để xây những đoạn văn và câu văn hợp lí. Trong bài tập này, bằng câu hỏi gợi mở giáo viên sẽ giúp học sinh diễn đạt được thật chuẩn các câu văn tả đồ chơi và cách chơi các đồ chơi đó. Làm được điều này cả học sinh và giáo viên đều được hỗ trợ từ kết quả của các bài Mở rộng vốn từ bổ sung trước đó.	
 Mở rộng vốn từ: Cái đẹp (Tiếng Việt 4 - Tập 2)
Ở chủ điểm này, các bài tập Mở rộng vốn từ bổ sung có thể hỗ trợ được cho bài tập 2 trong phần Luyện tập của tiết Tập làm văn Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối. Để khai thác bài tập này, giáo viên giúp học sinh huy động các vốn từ đã tích lũy trong quá trình làm bài tập Mở rộng vốn từ bổ sung về các bộ phận thân, gốc, lá của một loài cây em yêu thích. Sau đó giáo viên giúp học sinh đặt được các câu văn trong đó có sử dụng vốn từ vừa được huy động. Cuối cùng, giáo viên hướng dẫn học sinh liên kết các câu văn tạo thành đoạn cho hợp lí. Làm được điều này cả học sinh và giáo viên đều được hỗ trợ từ kết quả của các bài Mở rộng vốn từ bổ sung trước đó.	
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
3.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm nhằm xác minh tính khả thi và tính hiệu quả của các bài tập Mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực để hỗ trợ Tập làm văn, góp phần chứng minh giả thuyết khoa học đã nêu trong sáng kiến kinh nghiệm là đúng.
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm
Đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 4E đầu và cuối năm học 2018-2019 tại trường tiểu học Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội.	 
3.3. Nội dung thực nghiệm
Nội dung chủ yếu của thực nghiệm dạy học là tiến hành dạy học theo 2 loại giáo án khác nhau: giáo án thực nghiệm (áp dụng hệ thống bài tập trong sáng kiến kinh nghiệm) và giáo án đối chứng (dạy theo giáo án bình thường). Để xây dựng nội dung thực nghiệm kiểm tra, đánh giá cho sáng kiến kinh nghiệm, chúng tôi xây dựng và dạy thử tiết Tập làm văn "Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện" tuần 6, Tiếng Việt lớp 4.
4. Kết quả thực nghiệm
Bảng tổng hợp kết quả điểm toàn bài ở các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng:
 Phân loại
Lớp 4E
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
Đầu năm học 2018 - 2019
(58 học sinh)
24
41,4
29
50
5
8,6
Cuối năm học 2018 - 2019
(58 học sinh)
48
82,8
10
17,2
0
0
Qua số liệu trên, chúng tôi thấy tỉ lệ học sinh đạt các điểm khá giỏi (9, 10 điểm) ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Cũng dựa vào bảng tổng kết trên, chúng tôi thấy tỉ lệ học sinh bị điểm trung bình (dưới 5 điểm) ở các lớp thực nghiệm ít hơn nhiều so với các lớp đối chứng. Như vậy, các bài tập Mở rộng vốn từ theo định hướng phát triển năng lực hỗ trợ học sinh lớp 4 học tốt Tập làm văn mà chúng tôi đề cập ở trên có tác động tích cực đến việc học sinh đạt kết quả tốt trong các tiết Tập làm văn.
PHẦN KẾT LUẬN
Qua thực nghiệm sư phạm tôi thấy việc áp dụng các bài tập Mở rộng vốn từ theo định hướng phát triển năng lực và việc triển khai các kế hoạch dạy Tập làm văn đưa ra trong sáng kiến kinh nghiệm thực sự đã giúp học sinh và giáo viên học các tiết Tập làm văn hiệu quả hơn. Có 2 lí do làm nên hiệu quả này là: bài tập Mở rộng vốn từ theo định hướng phát triển năng lực hướng đến được các đối tượng học sinh; sự liên kết giữa bài tập Mở rộng vốn từ với cách khai thác các tiết Tập làm văn theo hướng phát triển năng lực mang tính hệ quả rõ ràng. Từ thực tiễn trên, chúng tôi có thể kết luận rằng việc dạy Mở rộng vốn từ lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực để hỗ trợ Tập làm văn là khả thi và hết sức cần thiết. Tuy nhiên để việc vận dụng triển khai các bài tập Mở rộng vốn từ lớp 4 hỗ trợ Tập làm văn đạt hiệu quả, chúng tôi có những ý kiến đề xuất như sau: 
1. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 chương trình hiện hành được xây dựng theo hệ thống chủ điểm, do đó từ trong các tiết Mở rộng vốn từ luôn xoay quanh những chủ điểm cho sẵn. Vì vậy, trên thực tế có nhiều các chủ điểm mà Tập làm văn không sử dụng được vốn từ do Mở rộng vốn từ cung cấp, ví dụ như chủ điểm: Người ta là hoa đất; Những người quả cảm; Khám phá thế giới; Tình yêu cuộc sống (sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 2). Hoặc kể cả trong những chủ điểm thể hiện rõ mối quan hệ giữa Mở rộng vốn từ với Tập làm văn thì các từ sách giáo khoa đưa ra có nhiều chỗ chưa hợp lí. Ví dụ ở tuần 2, chủ điểm "Thương người như thể thương thân", học sinh được học "Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết" nhưng từ cần khai thác trong "Bài văn bị điểm không" phần nhận xét của tiết Tập làm văn "Kể lại hành động của nhân vật" lại có nội dung về "trung thự - tự trọng" (Được học trong tuần 5)... 
Tôi mong rằng những phân tích trên hữu ích cho các cấp chỉ đạo và các nhà nghiên cứu giáo dục tham khảo để chuẩn bị cho việc thay sách giáo khoa giai đoạn 2015 - 2020.
2. Về phía giáo viên trực tiếp đứng lớp, các bài tập mà đề tài đưa ra mới chỉ là những gợi ý cơ bản. Người giáo viên trong thực tế giảng dạy cần sử dụng linh hoạt, sáng tạo hoặc có thể bổ sung những bài tập khác cho phù hợp với đặc điểm và trình độ nhận thức của học sinh nơi mình làm việc để giờ học đạt hiệu quả cao hơn.
XÁC NHẬN 
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2019
Người viết
Nguyễn Thị Bích Hà
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
Tiết: Tập làm văn (Lớp 4)
Tuần 6: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I. MỤC TIÊU 
Sau tiết học, học sinh có thể: 
1.Kiến thức: 
- Hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện (ND ghi nhớ).
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết được đoạn văn trong bài văn kể chuyện.
- Viết được một đoạn văn kể chuyện dựa vào tranh.
3. Thái độ: Tiết học này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực sử dụng tiếng Việt trong nói và viết. 
- Năng lực tổ chức hoạt động nhóm: phối hợp với mọi người trong nhóm để thực hiện các hoạt động nhóm. 
- Phẩm chất: chủ động thực hiện lời nói, bài viêt thể hiện sự trong sáng của tiếng Việt
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Que chỉ, phấn màu, bảng nhóm, thẻ từ.
- Máy tính, máy chiếu, loa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Thời gian
Các bước lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3p
A. Khởi động và kiểm tra bài cũ
* Mục tiêu : Hs nhớ lại những kiến thức về đoạn văn.
* Hình thức :Trò chơi Truyền điện.
? Thế nào là cốt truyện?
? Mỗi sự việc được kể và trình bày như thế nào? 
* Giáo viên nhận xét và dẫn vào bài mới.
- Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
- Mỗi sự việc được kể và trình bày thành một đoạn văn.
1’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài :
* Mục tiêu : Định hướng tiết học. 
- Để giúp các em biết viết đúng và hay đoạn văn kể chuyện, trong tiết học hôm nay, các em tiếp tục luyện tập xây dựng đoạn văn hoàn chỉnh của một câu chuyện dựa vào tranh và cốt truyện đã cho.
- Học sinh lắng nghe.
7’
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 1 :
* Mục tiêu : Hs nói được cốt truyện và xác định nội dung mỗi bức tranh ứng với nội dung mỗi đoạn văn.
* Hình thức : Thảo luận nhóm
- Nêu yêu cầu của bài.
- GV giới thiệu 6 tranh. Câu chuyện có 6 sự việc gắn với 6 tranh.
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài.
- Giúp học sinh hiểu: tiều phu.
*Câu hỏi thảo luận
- Truyện có mấy nhân vật?
- Nội dung truyện nói về điều gì?
- Nội dung cốt truyện?
=>Chốt lại nội dung cốt truyện.
- Dựa vào tranh kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu.
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh đọc nội dung bài.
*Hs thực hiện
- Học sinh nêu: có hai nhân vật: chàng tiều phu và cụ già.
- Học sinh dựa vào tranh nêu cốt truyện.
22’
7’
Bài tập 2
* Mục tiêu : vận dụng để làm các bài tập. 
* Hình thức :Làm việc cá nhân-> Thảo luận nhóm 4->Làm việc cả lớp.
a)- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
* Giáo viên nhắc học sinh: Để phát triển ý (ghi dưới mỗi bức tranh Ba lưỡi rìu) thành một đoạn văn kể chuyện, các em cần quan sát kĩ từng tranh, hình dung nhân vật trong tranh đang nói gì, làm gì, ngoại hình của nhân vật thế nào, thái độ của chàng tiều phu khi nhìn thấy chiếc rìu sắt, rìu vàng hay rìu bạc ra sao.
b) Hướng dẫn học sinh làm mẫu theo tranh. (10')
* Bức tranh 1:
? Nhân vật đang làm gì?
? Đặc điểm ngoại hình nhân vật ra sao?
? Lưỡi rìu nhân vật dùng có đặc điểm gì?
* Bức tranh 2:
? Nhân vật đang làm gì?
? Nhân vật nói gì?
? Đặc điểm ngoại hình cụ già như thế nào?
* Bức tranh 3: 
? Nhân vật làm gì?
? Nhân vật nói gì?
? Đặc điểm ngoại hình nhân vật thế nào?
* Bức tranh 4:
? Nhân vật làm gì?
? Các nhân vật nói gì?
? Đặc điểm ngoại hình của nhân vật thế nào?
* Bức tranh 5:
? Nhân vật làm gì?
? Nhân vật nói gì?
? Đặc điểm ngoại hình của nhân vật có gì đặc biệt?
* Bức tranh 6:
? Nhân vật làm gì?
? Nhân vật nói gì?
? Đặc điểm ngoại hình của nhân vật có gì cần chú ý?
- Hs thực hiện.
- Chàng tiều phu đang đốn củi. Lưỡi rìu bị văng xuống sông.
- Dáng người chất phác, thân hình vạm vỡ mình trần, da đen đúa, khuân mặt hiền lành, đầu quấn khăn.
- Bằng sắt đã cũ, bị găy cán.
- Một cụ già hiện ra, chàng trai chắp tay thưa với cụ điều gì đó.
- Cụ già hứa với chàng trai sẽ vớt chiếc rìu lên giúp. Chàng trai cám ơn cụ.
- Râu tóc bạc phơ, dáng hiền từ, khuân mặt phúc hậu.
- Cụ già vớt lên một lưỡi rìu vàng. Chàng trai không nhận là của mình.
- "Đây chiếc rìu của con đây."/ "Chiếc rìu này không phải của con."
- Mắt chăm chú quan sát chàng trai./ Nét mặt chàng trai bình thản.
- Cụ già vớt lên chiếc rìu bạc. Chàng trai vẫn không nhận.
- "Có lẽ chiếc này là của con."/ "Không phải ạ, của con không phải chiếc này."
- Cụ già tiếp tục quan sát thái độ chàng trai./ Nét mặt của chàng trai hơi thất vọng nhưng cũng bình thường.
- Cụ già vớt lên chiếc rìu sắt./ Chàng trai rất vui mừng.
- "Có phải chiếc này của con không?"/ "Vâng, đúng rồi. Rìu này mới là của con."
- Cụ già có vẻ chờ đợi./ Chàng trai vui mừng sung sướng.
- Cụ già khen chàng trai thật thà và tặng chàng cả ba lưỡi rìu.
- "Con quả là người thật thà. Ta tặng con cả ba lưỡi rìu này."/ "Con cảm ơn cụ."
- Cụ già tươi cười tặng cho chàng trai cả ba lưỡi rìu.
10'
Thi kể chuyện 
- Học sinh kể chuyện theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm thi kể từng đoạn, kể toàn truyện (liên kết các đoạn).
2’
C. Củng cố, dặn dò 
-Nhận xét tiết học và chốt (Kĩ thuật 1’): Tiết học hôm nay đã mang lại cho các con điều gì?
- Hs trình bày.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Quang Báo, Hà Thị Lan Hương. Dạy học tích hợp – Phương thức phát triển năng lực học sinh. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Nâng cao năng lực đào tạo giáo viên dạy tích hợp môn Khoa học tự nhiên.Hà Nội, 2014, tr.23-28
2. Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh (Tài liệu tập huấn năm 2014)
3. Lê Phương Nga, Phương pháp dạy học tiếng Việt II, NXB ĐHSP, 2009
4. Lê Phương Nga, Bài tập trắc nghiệm 4, 5, NXB ĐHGD, 2008
5. Nguyễn Minh Thuyết, Hỏi –đáp về dạy học Tiếng Việt 5, NXB giáo dục, 2007
6. SGK Tiếng Việt 4
7. SGV Tiếng Việt 4

File đính kèm:

  • docTieng Viet 4 Ha THTrungTu.doc.doc
Sáng Kiến Liên Quan