Sáng kiến kinh nghiệm Dạy kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh Lớp 9

Biết một ngoại ngữ là đã có trong tay thêm được một công cụ giao tiếp mới ngoài tiếng mẹ đẻ. Ngay từ khi mới bắt đầu học ngoại ngữ, chúng ta đều biết rằng “Ngoại ngữ là chìa khóa vàng mở ra kho tàng kiến thức của nhân loại”, điều đó chắc chắn sẽ đúng mãi mãi. Giờ đây tôi đã và đang sử dụng những kiến thức mình đã học được truyền thụ lại cho những học sinh của mình. Là một giáo viên dạy tiếng Anh, tôi luôn mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc dạy cho các em học sinh bậc THCS, nhất là học sinh lớp 9 cuối cấp có được một lượng kiến thức cơ bản để làm nền tảng cho các em trong quá trình học tiếng Anh ở các lớp lớn hơn sau này.

Dạy và học tốt tiếng Anh liên quan đến nhiều vấn đề, một trong những vấn đề đó chính là việc dạy kỹ năng nghe. Đây là một kỹ năng không thể thiếu đối với người học ngoại ngữ vì nó là một trong bốn kỹ năng kỹ xảo thực hành của tiếng Anh: nghe, nói, đọc, viết.

 

doc17 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 9107 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đã có chủ định, hướng sự tập trung vào phần muốn nghe, sẽ biết phải chú ý vào nội dung nào khi nghe. 
Vì vậy khi dạy nghe giáo viên cũng cần tạo ra những “chủ định” để học sinh có được sự chuẩn bị cho phần nghe sắp tới qua các hoạt động trước khi nghe như:
- Giới thiệu ngữ cảnh, tình huống
- Những câu hỏi gợi ý, đoán về nội dung sắp nghe
- Những câu hỏi tạo trí tò mò, tạo hứng thú về nội dung bài sắp nghe.
- Những câu hỏi hướng dẫn, yêu cầu đối với những nội dung cần thiết phải nghe hiểu v.v...
6.2. Ra các yêu cầu, nhiệm vụ cho bài nghe (Listening tasks) 
Các hoạt động nghe nhất thiết phải có định hướng qua các yêu cầu, nhiệm vụ do giáo viên soạn ra cho học sinh thực hiện. Các yêu cầu, nhiệm vụ này có thể là một hay nhiều trong số những dạng bài tập nghe như đã liệt kê ở mục 4.
6.3. Tiến hành nghe theo ba giai đoạn: trước khi nghe, trong khi nghe và sau khi nghe.
a/ Trước khi nghe (Pre – listening)
- Gây hứng thú (Arouse interest)
- Thiết lập ngữ cảnh (Set up the context)
- Tạo nhu cầu, lý do nghe (Create reasons for listening)
- Dạy những cấu trúc, từ mới cần thiết cho nghe hiểu (Pre-teach structures, newwords)
- Giới thiệu tóm tắt nội dung bài nghe (Introduce briefly the topic, content)
- Gợi ý, hướng sự chú ý vào những điểm chính của bài nghe (Eliciting, guiding questions)
- Cho học sinh đoán trước nội dung bài đọc (Predict the text)
- Nêu những điều muốn biết về bài đọc (Giving expectation)
Giáo viên tạo tâm thế chuẩn bị làm bài nghe cho học sinh bằng cách dẫn dắt gợi hỏi nói về chủ đề của bài nghe, yêu cầu học sinh quan sát tranh, đọc từ và đoán xem các em chuẩn bị nghe về chủ đề gì? Ai sắp nói? Nói với ai? Hội thoại diễn ra ở đâu?
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đoán sơ bộ về nội dung điều nội dung sắp nghe thông qua các tranh hay tình huống của bài nghe. Có thể có những điều học sinh nói không chính xác với những gì các em sắp nghe nhưng vấn đề đặt ra là các em có hứng thú trước khi nghe, hiểu tình huống và chủ đề sắp nghe. Giáo viên củng có thể giúp học sinh lường trước những khó khăn có thể gặp phải về phát âm, từ hay cấu trúc mới, các kiến thức nền hay kiến thức về văn hóa, đất nước học.
Cuối cùng giáo viên cần nói rõ cho học sinh biết các em sẽ được nghe bao nhiêu lần (từ 2 đến 3 lần) và hướng dẫn yêu cầu, nhiệm vụ khi nghe (trả lời câu hỏi, chọn tranh hay ghép tranh) thời gian nghe và làm bài tập (3 hay 5 phút).
b/ Trong khi nghe (While – listening )
Các hoạt động luyện tập trong khi nghe là những bài tập được thực hiện ngay trong khi học sinh đang nghe bài, có thể nghe đi nghe lại để thực hiện bài tập.
Các hình thức luyện tập ở giai đoạn này là để tìm hiểu, khai thác nội dung bài nghe. Tùy theo mục đích và nội dung cụ thể của từng bài, sẽ có những dạng câu hỏi và yêu cầu khai thác khác nhau, có thể vừa về nội dung, vừa về ngôn ngữ. Các bài tập và thủ thuật phổ biến ở giai đoạn này thường có những dạng như sau:
Find the word / sentence that says...; Check / tick the correct answer; True – false;
Complete the table; Fill in the chart; Make up charts / diagrams; Make a list of...;
Matching; Answer the questions
Giáo viên bật băng hay đọc bài nghe 2 hay 3 lần. Lần đầu giúp học sinh làm quen với bài nghe hiểu bao quát nội dung bài nghe, lần thứ hai nghe thông tin chính xác để hoàn thành bài tập, lần thứ ba nghe và kiểm tra lại bài tập đã làm
Mục tiêu chính của nghe hiểu là học sinh nghe lấy nội dung chính hay lấy thông tin chi tiết đồng thời hiểu được thái độ, quan điểm của tác giả. Do đó giáo viên cần cho học sinh nghe cả bài để các em nắm được ý chung cũng như bố cục cả bài và làm bài tập, sau đó có thể cho nghe lại từng đoạn để kiểm tra kết quả, hoặc nghe lại những chỗ khó để khẳng định đáp án. 
c/ Sau khi nghe (Post – listening)
Sau khi học sinh nghe và làm các bài tập nghe hiểu, giáo viên có thể tiếp tục cho tiến hành các bài tập đòi hỏi có sự thông hiểu tổng quát của toàn bài; liên hệ thực tế; chuyển hóa vốn kiến thức, nhận thức hoặc thông tin, dữ liệu vừa nhận được qua bài nghe, luyện tập củng cố các cấu trúc ngữ pháp chủ chốt.
Các hình thức bài tập có thể là:
Arrange the events in order; Find the sentence that summarizes the content of the tape; Give the title of the listening text; Disscussion questions; Gap filling; Guess the consequenses / results of the story..... 
Học sinh báo cáo trước lớp hay trong nhóm kết quả mình nghe được, những học sinh khác nghe và cho ý kiến nhận xét hoặc chữa bài cho bạn. Kể lại, ghi lại nội dung cơ bản của bài nghe hoặc tiến hành các hoạt động phát triển, mở rộng thêmbài nghe cũng là một dạng hoạt động giúp khắc sâu kiến thức. 
6.4. Sử dụng giáo cụ trực quan:
Trong giảng dạy nói chung và trong việc dạy ngoại ngữ nói riêng, giáo cụ trực quan vẫn thường đóng vai trò hỗ trợ rất tích cực. Với môn ngoại ngữ, trực quan được sử dụng trong mọi hoạt động của quá trình dạy học từ khâu giới thiệu ngữ liệu đến khâu thực hành, chúng làm đa dạng và phong phú thêm rất nhiều các thủ thuật và hoạt động dạy học khác nhau.
Khi tiến hành các hoạt động nghe, việc dùng tranh ảnh minh họa kèm theo sẽ có tác dụng hỗ trợ rất tốt trong việc làm rõ ngữ cảnh, gợi ý nội dung sắp nghe. Ngoài ra tranh ảnh còn là phương tiện để kiểm tra mức độ nghe hiểu của học sinh (Ví dụ: nghe và xác định tranh có liên quan; nghe và sắp xếp tranh theo trình tự v.v...).
Trong dạy nghe cho học sinh lớp 9, tôi thường giới thiệu chủ đề, tình huống, nội dung trước khi nghe sau đó dùng tranh hình minh họa hoặc vẽ các hình đơn giản lên bảng trong các bài tập nghe hiểu như: chọn tranh đúng, khớp với nội dung nghe, nghe và điền tên, câu chú thích phù hợp, hoặc có thể dùng biểu bảng, bản đồ, biểu đồ. Ngoài ra việc sử dụng các đồ vật thật, tự tạo hoặc sẵn có xung quanh cũng gây hứng thú làm cho bài học trở nên thú vị và gần với cuộc sống thật hơn. 
Bên cạnh đó, tôi còn kết hợp những trò chơi luyện nghe giúp học sinh trở nên thích thú với môn học hơn, các em có thể hiểu được ý nghĩa của những câu nói ngắn, nắm bắt được ý chính trong chuỗi thông tin, nhận biết những mẫu lời nói riêng biệt và các tập hợp trong chuỗi lời nói, phát triển trí nhớ nghe (nghe và ghi nhớ), đồng thời còn phát triển được phản ứng nghe, tạo sức bật.
Cụ thể một số trò chơi như sau: 
+ SIMON SAYS
+ WHICH OF THE PICTURES IS IT ?
+ INTRODUCTIONS
+ RIGHT – LEFT
+ GUESSING
+ I KNOW HIS TRADE
+ SOLVE LOGICAL PROBLEMS
+ INFORMATION
Ví dụ về cách tiến hành một số trò chơi thông thường:
+ Trò chơi thứ nhất: Truyền tin
Lớp có 6 dãy bàn, giáo viên làm 6 phiếu trên mỗi phiếu ghi một câu. Sau đó trao phiếu cho 1 học sinh đầu dãy. Học sinh này có nhiệm vụ nói thầm rồi nói vào tai người kế bên điều mình đọc được. Cứ thế, người này nối tiếp người kia nói vào tai nhau cho đến người cuối dãy. Người cuối dãy có nhiệm vụ nói lớn câu hay đoạn mình nghe được, và học sinh đầu dãy sẽ xác định đúng hay không.
+ Trò chơi thứ hai: Tìm bạn giao tiếp
Giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi và câu trả lời trên giấy, ghép câu trả lời với câu hỏi bằng cách cho chúng những con số: thí dụ câu hỏi 1 tương ứng với câu trả lời. Học sinh tự tìm câu trả lời bằng cách tìm ra bạn của mình tương ứng với câu trả phù hợp, cặp nào nhận ra nhau đầu tiên sẽ thắng.
+ Trò chơi thứ ba: Giúp bạn học tốt
Mỗi học sinh trong lớp sưu tầm hoặc tự đặt ra một câu (có thể có thông tin bị sai) mỗi thành viên của lớp sẽ lắng nghe bạn đọc câu của mình rồi tìm cách xác định câu đúng hay sai và sửa câu. Giáo viên nên bóc thăm học sinh có nhiệm vụ để mọi thành viên của trong lớp phải lắng nghe bạn đọc.
+ Trò chơi thứ tư: Đoán từ:
Tôi có hai đồ vật dấu trong hai chiếc túi. Tôi giơ chiếc túi thứ nhất:
Học sinh đoán: That is your stick.
Giáo viên: No. This is my UMBRELLA
Giáo viên giơ chiếc túi thứ hai
Học sinh đoán: That is your box.
Giáo viên: No. This is my MOBILEPHONE.
Trong trò chơi này sự khẳng định “Cái đó là cái gì?” là quan trọng nhất. Trọng âm rơi vào từ chỉ đồ vật ấy.
Bên cạnh đó có thể lồng ghép dạy một số bài hát Tiếng Anh cho giờ học thêm sinh động, ví dụ khi dạy bài AULD LANG SYNE (English 9 - Unit 8: Celebrations - page 68): Giáo viên hát mẫu rồi dạy cho học sinh hát theo, đã tạo được hiệu quả cao đến bất ngờ. 
6.5. Đảm bảo chất lượng mẫu nghe:
Nếu các hoạt động nghe được tiến hành qua băng cassette, đài, ti vi v.v...thì những phương tiện đó phải luôn được bảo đảm ở tình trạng ổn định tốt, đảm bảo được chất lượng tiếng, tạo điều kiện cho học sinh nghe được mẫu chuẩn, không bị méo mó vì kĩ thuật thuần túy. Cần chuẩn bị máy tốt, băng rõ, và pin dự trữ khi mất điện.
Nếu giáo viên đọc cho học sinh nghe, cần đọc với tốc độ trung bình, không chậm quá kể cả với đối tượng học sinh mới học ở giai đoạn đầu để tránh làm ảnh hưởng đến nội dung ngữ nghĩa của bài. 
7. Tiến hành các phương pháp đa chiều:
Nhiều giáo viên cho rằng dạy phần nghe hiểu (listening comprehension) là khó nhất và đa số học sinh cũng cho là học nghe khó nhất. Vậy dạy học sinh luyện nghe như thế nào cho tốt? Làm thế nào giúp học sinh có thể tiến bộ nhanh trong thời gian học ở trung học cơ sở? Hãy khuyến khích học sinh thử luyện nghe bằng một số phương pháp sau:
7.1. Luyện nghe qua các sách dùng chuyên luyện nghe có kèm băng cassette hoặc nghe tin tức qua các chương trình truyền thanh, truyền hình bằng Tiếng Anh như VTV News, Talk Viet Nam, BBC,vv.
Nghe băng và viết ra giấy những gì đã nghe, sau đó hãy so sánh với phần lời thoại ở cuối sách hoặc đáp án do giáo viên cung cấp, cách này đươc cho là hiệu quả nhất dù rằng học sinh sẽ phải mất khá nhiều thời gian cho việc luyện tập theo phương pháp này.Ta có thể so sánh và thấy được những lỗi mà ta mắc phải.
Hoặc thu một bản tin, và nghe lại rồi chép ra nhiều chừng nào hay chừng nấy không tra cứu từ điển hay tìm hiểu nghĩa vội. Đoán nghĩa trong nội dung câu, và nhớ lại âm thanh của từ, hay cụm từ đó, sau này tự nó sẽ rõ nghĩa, nếu nghe đi nghe lại nhiều lần. 
Hoặc lấy script của những bài mình từng nghe, đọc lại và nhớ lại trong tưởng tượng lời đọc mà mình từng nghe nhiều lần.Sau đó xếp bản script và nghe lại để hiểu. Lần này tự nhiên mình sẽ nghe rõ từng tiếng và hiểu. Trường hợp không hiểu một từ hay cụm từ, thì gắng lặp lại nhiều lần đúng như mình đã nghe, sau đó lật lại script để so sánh. 
7.2. Học hay nghe các bài hát Tiếng Anh, và hát theo trong khi nghe.
Chọn một số bài hát mà mình thích, tìm lyrics của nó rồi vừa nghe vừa nhìn lyrics. Sau đó học thuộc lòng và hát song song với ca sĩ, và gắng phát âm cũng như giữ tốc độ và trường độ cho đúng. Khi thích cũng có thể tự hát cho mình nghe (nếu không có giọng tốt và hát sai giọng một tí cũng không sao, vì chủ yếu là tập phát âm, tốc độ, trường độ và âm điệu tiếng Anh).Và nói cho đúng giọng (qua hát) cũng là một cách giúp mình sau này nhạy tai hơn khi nghe, vì thường thường ngôn ngữ trong các bài hát khó nghe hơn những câu nói bình thường rất nhiều. Có thể gặp khó khăn khi nghe những cụm từ được đọc nối liền nhau, luyến láy, nghe sót một vài từ quan trọng nào đó hoặc hiểu nhầm một từ nào đó dẫn đến sai lệch nội dung 
Ví dụ: “I go to the copy shop” lại nghe nhầm là “I go to the coffee shop” vì âm của từ “copy” rất giống với “coffee”.
7.3 Hướng dẫn và cung cấp cho học sinh một số địa chỉ luyện nghe tiếng Anh:
+ Xem các kênh truyền hình theo lĩnh vực âm nhạc, tin tức, điện ảnh, giải trí... của những hãng truyền thông hàng đầu thế giới: CNN, BBC, NBC, ESPN.... Học tiếng anh qua kênh Movie trailers, cartoon, chatshows, Entertainment TV...
+ Xem và nghe tin tức, những đoạn clip trên Google:  
+ Nghe nói tiếng Anh trên mạng Internet - Listen to American English:
+ Luyện nghe qua các câu chuyện cổ tích, thơ ca, viễn tưởng, các câu châm ngôn và các tác phẩm nổi tiếng (recorders): Repeatafterus.com
+ Focusenglish.com: Trang này về các cuộc hội thoại hàng ngày
+ Các liên kết về các bài Test luyện nghe và luyện thi với miêu tả rất chi tiết: 
Esl.about.com/cs/listening 
Luôn động viên học sinh rằng: nếu em cho là hiện nay mình chưa hiểu, và mình nghĩ rằng cố gắng nghe nhiều cũng vô ích, để mình học thêm đã, khi nào có nhiều từ vựng để hiểu rồi lúc đó sẽ tập nghe sau thì nghĩ như thế là hoàn toàn sai. Chính vì em chưa hiểu nên mới cần nghe nhiều hơn những người đã hiểu. Muốn biết nghe và hiểu tiếng Anh thì phải nghe tiếng Anh, nghe khi chưa hiểu gì cả! Và chính vì chưa hiểu gì nên cần phải nghe nhiều.
Chúng ta cần phải nghe một khoảng thời gian (nhanh hay chậm tùy theo mỗi người). Và vì thế, việc luyện nghe rất quan trọng: Hãy nghe bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu. Khi khả năng nghe hiểu tiếng Anh của chúng ta tiến bộ thì cách tự nhiên, chúng ta cũng sẽ thấy tự tin và tiến bộ trong khả năng nói.
8. Luôn áp dụng các thủ thuật đặt câu hỏi khi dạy kỹ năng nghe Tiếng Anh:
Trong quá trình dạy học, câu hỏi luôn luôn được sử dụng như một công cụ phổ biến và gần như không thể thiếu trong mỗi giờ học.
Đối với một giờ dạy nghe tôi thường dùng nhiều loại câu hỏi khác nhau như: Yes-No questions; Alternative questions; Wh-questions; Multiple choice; True-False
Các dạng câu hỏi được trả lời bằng cách lấy trực tiếp các câu nghe được trong bài, hoặc bằng các hàm ý có trong bài thì thường dễ hơn nhưng với các câu đòi hỏi sự suy luận, đánh giá để trả lời thì rất khó nên sự lựa chọn loại câu hỏi nào để học sinh nghe, đoán và trả lời được đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt.
Các phương pháp dạy học khác nhau lại có những quan điểm về Dạy - Học khác nhau nhưng có thể tóm tắt thành 2 quan điểm lớn:
+ Quan điểm lấy người thầy làm trọng tâm ( Teacher dominated )
+ Quan điểm lấy người học làm trọng tâm (Student centered )
Trong những năm gần đây, việc dạy và học Tiếng Anh trong trường tôi đã có những chuyển biến theo những định hướng đổi mới phương pháp dạy học, song nhiều khi bản thân tôi và các giáo viên khác vẫn còn lúng túng, chưa linh hoạt vận dụng đổi mới phương pháp, nhiều khi truyền thụ kiến thức còn một chiều, chưa thực sự phát huy được tính tích cực của học sinh. Giáo viên cần nghiên cứu làm thế nào đó để dạy cách nghe tốt cho học sinh để các em vận dụng trong thực tiễn.Và học sinh cũng có nhiệm vụ không kém phần khó khăn, đó là việc kiên trì học hỏi, để rèn luyện mình, đồng thời phải tìm cách khắc phục khó khăn, tìm ra phương pháp học phù hợp với mình nhằm đạt hiệu quả tối ưu.
Sau đây tôi xin trình bày một trong những bài giảng mà tôi đã áp dụng một số phương pháp, thủ thuật đã trình bày ở trên cùng với những điều học hỏi được cộng với kinh nghiệm bản thân, hy vọng được sự đồng tình của cấp trên, đồng nghiệp và học sinh.
The 22nd period
Unit 4: Learning a foreign language. Lesson 2: Listen
I.Objectives:
By the end of the lesson, students will be able to:
+ Listen to the dialogue within 100 - 120 words for detailed information
 + Express their own idea and persuade somebody to do something 
+ Know the difficulty when they learn E by listening to the conversation between Nga and Kate.
1. Vocabulary: improve excellent
2. Structrures: I think........, Why don’t we......?, What do you think.............?, We should......., Let’s................
 + The simple present tense
 3. Sound: the glide up and the glide down.
 4. Skills of practicing: + Speaking, listening (main skills)
 5. Method of teaching: + Question – answer drill
 + Double slot substitution drill
II. Teaching aids.
	- Teaching plan, reference books, text book, a subboard
	- Cassette, usb.	 
III. Teaching procedures:
A.Class organization:
- Greeting.
- Checking attendance:
1.Pre - listening.
- T draws the table on the board. 
- Ss copy down.
- T: Model first.
- Ss go around the class, asking friends and fill in the name in column "who".
- Lead in and say the aims of the new lesson:
-Ask ss to listen to the introduction of the lesson and ask ss to listen to the tape to find out which statement is T or F. About Nga- a studying English student in London.
-Ask ss to read the sentences given in the text to get information about Nga.
Has ss predict first.
-Give some new words:
2.While - listening.
-Play the tape three times.
-Ask ss to listen to the tape carefully to do T or F exercise in the text. If the sentences are not true, Correct them.(work in pairs).
-Ask Ss to write the answers on the BB.
- Check if necessary
3.Post- listening.
-Ask ss to work in groups to discuss the questions given by teacher.
1) What aspects of learning E do / don’t you like? Why or why not ?
 2) Are you good at listening/ speaking ? Which skills are you good at ?
 3) What can you do to improve your listening or speaking ?
-Check if necessary
-Ask Ss to retell the main content of the lesson and the way how to improve your English.
- Ask ss to tell the way to express the idea and persuade (sb) to do (sth)
8. Home work:
 - Learn vocabulary by heart.
- Prepare " Read"
I/ Warm up: Find someone who
Do you............?
Who
Do a lot of grammar exercises?
Learn to sing English songs ?
Watch E T.V programs?
Have difficulty in listening/ reading.........?
1.New words:
National bank: 
Improve: 
Excellent: 
Ss to listen to the tape carefully to do T or F exercise in the text
a. True.
b.True.
c.False. ( She works for an international bank in Hanoi.).
d.True.
e.False.( Her listening is terrible: This is her biggest problem. People talk very quickly and she can’t understand them.)
f.True.
* Discussion
* Questions:
1/ What aspect of learning English do / don't you like? Why? Why not?
2/ Which skill(s) are you good at?
3/ What can you do to improve your listening/ speaking/..............?
Do exercise in the work book.
- Prepare new lesson : Read
 IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Sau một kỳ học tiến hành áp dụng những phương pháp dạy học nêu trên, tôi đã theo dõi và tiến hành khảo sát chất lượng học sinh học kỹ năng nghe tiếng Anh ở lớp 9A trường THCS Quỳnh Lâm và đã thu được những kết quả tương đối khả quan. Con số cụ thể như sau:
Điểm các bài khảo sát
Lớp 9A
Đầu năm học 2013- 2014
Cuối học kỳ I năm học 2013- 2014
Số lượng
%
Số lượng
%
Giỏi
0
0
2
6,6
Khá
2
6,4
6
19,3
Trung bình
15
48,4
17
56,7
Yếu
14
45,2
6
19,3
TB trở lên
17/31
54,83
25/31
80,6
Như vậy, so sánh với kết quả khảo sát đầu năm thì tỷ lệ học sinh đạt điểm giỏi, khá tăng lên rõ rệt, giảm tỷ lệ học sinh yếu, và điều đáng kể hơn cả là khi sử dụng các bước dạy nghe này lớp học trở nên sinh động hơn, học sinh đã hình thành được một cách rõ ràng kỹ năng nghe, không còn sợ khi phải học nghe nữa, từ đó có hứng thú và tích cực học tập hơn, phát huy được tính năng động, tự chủ, tư duy, sáng tạo dẫn đến kết quả tiếp thu bài tốt hơn, tạo được một môi trường học tập thân thiện và hiệu quả.
C. KẾT LUẬN
Học là một công việc lâu dài vất vả, khó nhọc đối với học sinh. Do vậy, giáo viên ngoài nhiệm vụ truyền đạt kiến thức còn phải tìm cách làm cho giờ học có hiệu quả, thu hút sự tập trung của học sinh. Hướng dẫn cho các em phương pháp học tập là rất quan trọng, đặc biệt cần khuyến khích các em sử dụng tiếng Anh trong các giờ dạy trên lớp. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khía cạnh cần phải bàn tiếp để tìm được nhiều biện pháp khả thi hơn trên cơ sở lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện công tác giảng dạy tốt hơn, có hiệu quả hơn.
Trên đây là toàn bộ những điều tôi đã học hỏi, quan sát, nghiên cứu được về vấn đề “Dạy kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh lớp 9”
Những nội dung mà tôi trình bày trên đây chỉ là sự tập hợp qua kinh nghiệm của bản thân, vì khả năng có hạn, phạm vi nghiên cứu hẹp, thời gian ngắn, tư liệu ít nên đề tài của tôi không thể tránh khỏi có những thiếu sót. Song với mục đích góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy, tôi hy vọng đề tài nhỏ này có thể góp một phần nâng cao kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quí báu từ cấp trên cùng các bạn đồng nghiệp để tôi rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh đề tài này và thực hiện tốt hơn cho lần sau.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Quỳnh Lâm, ngày 15 tháng 11 năm 2013
NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Kiên Cường

File đính kèm:

  • docSANG_KIEN_KINH_NGHIEM_DAY_DAY_KY_NANG_NGHE_CHO_HOC_SINH_LOP_9.doc