Sáng kiến kinh nghiệm Dạy khoa học Lớp 4 theo phương pháp bàn tay nặn bột sao cho hiệu quả

- Phương pháp Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học nhằm tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp Bàn tay nặn bột còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh.

- Tiến trình dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột gồm các bước:

Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề

 Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh

 Bước 3: Đề xuất câu hỏi (dự đoán/giả thuyết) và phương án tìm tòi

 Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi

 Bước 5: Kết luận kiến thức

- Để áp dụng có hiệu quả phương pháp dạy học trên vào việc giảng dạy môn Khoa học ở lớp 4, trong năm học qua bản thân tôi đã đề ra những biện pháp như sau:

+ Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo cho mỗi tiết dạy có áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột.

+ Nắm vững lý thuyết về phương pháp Bàn tay nặn bột.

+ Áp dụng thường xuyên phương pháp Bàn tay nặn bột trong quá trình dạy học môn Khoa học.

+ Đặc biệt chú ý đến quá trình thực hiện phương án tìm tòi vì đây là bước dạy chiếm nhiều thời gian nhất.

+ Vận dụng phối hợp nhiều phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong tiết dạy có sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột.

+ Đổi mới chương trình sách giáo khoa.

+ Nắm bắt tâm lí học sinh.

 

doc22 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 3061 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy khoa học Lớp 4 theo phương pháp bàn tay nặn bột sao cho hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nêu câu hỏi vấn đáp,  Khác với trước đây, khi thảo luận xong, giáo viên thường cho 1 hoặc 2 nhóm học sinh đính lên bảng lớp rồi trình bày. Như vậy sẽ không có tác dụng động viên khích lệ cho các nhóm còn lại hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công sau đó được dịp thể hiện và trình bày kết quả trước tập thể lớp.
- Trò chơi học tập: Cũng tùy từng nội dung mà giáo tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức thông qua một số trò chơi học tập: Thỏ tìm nhà, Phong bì may mắn, Trò chơi ô chữ, Rung chuông vàng, Thử tài trí nhớ, Ô cửa tri thức,Đây là những trò chơi mà bản thân tôi đã áp dụng trong dạy học môn Khoa học cũng như các môn học khác, được học sinh tham gia một cách hào hứng và đạt được hiệu quả khá tốt. Có những trò chơi do bản thân tôi tự tìm tòi sáng tạo như các trò chơi: Thỏ tìm nhà, Phong bì may mắn, Thử tài trí nhớ, Ô cửa tri thức. Cũng có những trò chơi bản thân tôi đã học hỏi từ đồng nghiệp như: Trò chơi ô chữ, Rung chuông vàng. Mỗi trò chơi khi tổ chức đều được học sinh tham gia một cách hào hứng và sôi nổi.
	Lưu ý: Tổ chức thi đua giữa các nhóm hoặc các tổ với nhau cũng là một trong những hình thức tổ chức dạy học gây hứng thú hơn cho học sinh tiểu học. Tuy nhiên, theo tinh thần đổi mới hiện nay thì phương pháp dạy học này cần hạn chế sử dụng mà thay vào đó là những trò chơi học tập nêu trên nhằm giúp học sinh có thể vừa học, vừa chơi nhưng lại tiếp thu bài một cách hiệu quả.
6) Đổi mới chương trình sách giáo khoa
- Người giáo viên cần mạnh dạn đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới nội dung học tập; soạn ra những nội dung học tập phù hợp với thực tế đời sống của học sinh và những nội dung đó cần phù hợp khi áp dụng dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột.
- Thay thế những kiến thức đã lỗi thời bằng cách cập nhật những kiến thức mới nhất để truyền đạt đến học sinh và khuyến khích học sinh nên tích cực tìm hiểu thêm thông tin trên các trang thông tin đại chúng, không nên quá phụ thuộc và sách giáo khoa. Có như thế mới giúp học sinh mở rộng kiến thức, đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng của xã hội ngày nay.
* Ví dụ minh họa thể hiện qua Thiết kế bài giảng dành cho học sinh thực hành trong một tiết ngoài giờ lên lớp như sau:
Nội dung cần tìm hiểu: Phân biệt nước với rượu
I. MỤC TIÊU
 1) Kiến thức: 
- Học sinh biết cách làm thí nghiệm để phân biệt nước với rượu.
- Qua thí nghiệm, học sinh hiểu đặc điểm khác biệt giữa nước với rượu.
2) Kĩ năng:
- Tự phát hiện ra cách phân biệt nước với rượu.
- Làm thí nghiệm nhanh nhẹn, cẩn thận.
- Mạnh dạn chia sẻ ý kiến với các bạn trong nhóm.
3) Thái độ: Yêu khoa học, thích khám phá cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Một số chai chứa đầy nước và một số chai chứa đầy rượu, cân, một số xô nhỏ, đèn cồn, ống nghiệm, diêm, nhiều viên bi
- Học sinh: tìm hiểu các cách phân biệt nước với rượu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Trước khi làm việc, giáo viên giúp học sinh ôn lại các tính chất của nước và tìm hiểu một số tính chất của rượu.
Bước 1: Tình huống xuất phát và nêu vấn đề
- Giáo viên đặt vấn đề: Em hãy nêu một số cách giúp ta phân biệt chai nào chứa nước, chai nào chứa rượu.
Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS
- Yêu cầu học sinh ghi dự đoán của mình vào phiếu thảo luận nhóm, vẽ hình minh họa.
- Mời học sinh nêu ý tưởng, giáo viên ghi nhanh lên bảng lớp.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi
- Yêu cầu các nhóm hãy dựa vào các ý tưởng mà các nhóm vừa nêu để đặt câu hỏi.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ tìm cách nào để có thể xác minh dự đoán nêu ra là đúng hay sai.
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm, tìm tòi
- Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm theo nhóm 5. Phân công mỗi nhóm tiến hành làm thí nghiệm.
- Mời các nhóm trình bày kết quả.
Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
- Giáo viên yêu cầu học sinh từ đó hãy cho biết những cách nào có thề dùng để phân biệt rược và nước một cách chính xác.
- Giáo viên kết luận: Để phân biệt nước và rượu ta có thể dùng các cách: cân, nếm, ngửi, đun, đốt, thả vật nặng vào, 
* Củng cố: Cho học sinh nhắc lại các cách để phân biệt nước và rượu. 
- Học sinh lắng nghe.
- Làm việc nhóm 4, vẽ hình minh họa.
- Các nhóm trình bày bảng ghi kết quả và cử đại diện thuyết trình.
+ Các cách để phân biệt như: ngửi, cân, đun, nếm, đốt, thả vật vào 2 chai nước, 
- Học sinh đề xuất câu hỏi:
+ Dựa vào đâu để khi đun nước và rượu giúp ta phân biệt được 2 loại trên?
+ Khi ngửi, rượu và nước có mùi vị ra sao?
+ Chai rượu và chai nước chai nào?
- Học sinh suy nghĩ nêu cách làm thí nghiệm: thực hành cân, đun, nếm, đốt, ngửi,  từng chất rồi ghi lại kết quả quan sát.
- Học sinh làm việc nhóm 5: 
+ Nhóm 1: Cân để phân biệt
+ Nhóm 2: Ngửi để phân biệt
+ Nhóm 3: Đun
+ Nhóm 4: Đốt
+ Nhóm 5: Thả viên bi vào
- Các nhóm trình bày kết quả sau khi thí nghiệm.
- Đại diện vài nhóm trình bày.
- 2 học sinh phát biểu.
IV. NHẬN XÉT-DẶN DÒ: GV nhận xét quá trình làm việc. Dặn HS dựa vào các cách vừa tìm hiểu để vận dụng vào thực tế.
7) Nắm bắt tâm lí học sinh
- Đây là một vấn đề hết sức quan trọng vì người giáo viên có nắm bắt được tâm lí của các em thì mới hiểu và đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của từng học sinh. Làm được điều này, người giáo viên sẽ giúp cho học sinh hứng thú và yêu thích hơn môn Khoa học. Những lời khen ngợi, tuyên dương kịp thời đối với các em học sinh hoàn thành tốt môn học hay thái độ ân cần, trìu mến, tận tình chỉ dạy các đối tượng học sinh chưa hoàn thành sẽ góp phần động viên khích lệ tinh thần học tập của các em.
- Tôn trọng ý kiến của học sinh cũng là một biện pháp tốt nhằm khích lệ học sinh hăng hái hơn trong việc phát biểu ý kiến xây dựng bài. Đặc biệt, trong quá trình dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột, khi học sinh nêu lên những ý tưởng ban đầu của mình thì cho dù những ý tưởng đó là hợp lí hay chưa hợp lí người giáo viên cũng nên vui vẻ ghi nhận lại. Sau quá trình tìm tòi làm thí nghiệm, học sinh sẽ tự đánh giá được ý tưởng ban đầu nêu ra là đúng hay sai. Người giáo viên cần tránh tỏ thái độ thất vọng hay chê cười trước những ý tưởng sai lầm ấy của học sinh vì đó chỉ là những dự đoán ban đầu của các em. 
- Để nắm bắt tâm lí học sinh tiểu học, giáo viên cần nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi thêm nhiều tư liệu về tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học hoặc học hỏi kinh nghiệm từ những đồng nghiệp đi trước, từ lãnh đạo nhà trường,  để có thể thấu hiểu được tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của các em.
Tin rằng, khi thầy và trò đã hiểu và đồng cảm cùng nhau thì bất kì một tiết học nào dù nội dung kiến thức hay các hoạt động có quá phức tạp hay quá nhiều thì cả hai cũng đều vượt qua được và hoàn thành mục tiêu mà tiết học đã đề ra.
* Ví dụ minh họa thể hiện qua Thiết kế bài giảng sau:
KHOA HỌC
NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
(Áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột 1 phần)
I. MỤC TIÊU
 	1) Kiến thức: Học sinh nêu được một số tính chất của nước: nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; nước chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan được một số chất.
2) Kĩ năng:
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.
- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt,
3) Thái độ: Yêu khoa học, thích khám phá cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: dụng cụ làm thí nghiệm: cốc thủy tinh, nước, sữa, tấm kính, các chai lọ có hình dạng khác nhau; Phiếu quan sát cho học sinh làm thí nghiệm, 
- Học sinh: dụng cụ làm thí nghiệm: vải, bọc ni lông; một ít đường, cát, muối, tiêu xay.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 học sinh, nêu nhận xét.
3. Bài mới: Giới thiệu bài
* HĐ 1: Phát hiện màu, mùi vị của nước
 - Yêu cầu các nhóm đem cốc đựng nước và cốc đựng sữa ra và bắt đầu thực hành. Giáo viên quan sát, giúp đỡ các nhóm.
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả. Giáo viên ghi lại các ý kiến.
- Yêu cầu học sinh nói về những tính chất của nước vừa phát hiện.
- Giáo viên kết luận: Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
* HĐ 2: Phát hiện hình dạng của nước
- Hỏi học sinh: Nước có hình dạng nhất định hay không nhất định?
- Hỏi học sinh: Làm thế nào để chứng minh điều đó?
- Giáo viên chốt lại: Làm thí nghiệm với các chai lọ và các vật dụng chứa nước có hình dạng khác nhau.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm.
- Mời vài nhóm báo cáo kết quả.
- Giáo viên nêu KL: Nước không có hình dạng nhất định.
* HĐ 3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào?
- Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế, cho biết nước chảy từ vị trí nào đến vị trí nào, khi chảy xuống một mặt phẳng, nước sẽ ra sao?
- Giáo viên mời 1 học sinh lên trước lớp thí nghiệm cho cả lớp cùng quan sát. (Đặt tấm kính nằm nghiêng trên một cái khay, đổ nước chầm chậm từ phía trên tấm kính cho nước chảy xuống khay.)
- Yêu cầu học sinh nêu kết luận sau khi theo dõi.
- Giáo viên chốt lại: Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía.
* HĐ 4 : Phát hiện tính thấm hoặc không thấm của nước
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm thí nghiệm: 
+ Cho một ít vải, len, giấy khô vào cái khay, đổ nước vào và yêu cầu vài học sinh lên quan sát cho biết nước có thấm qua các vật trên hay không.
+ Cho nước vào 1 túi ni lông, hỏi: Tại sao nước không bị chảy ra ngoài?
- Cho học sinh trình bày kết quả.
- Từ đó, giáo viên mời học sinh nêu tính chất của nước qua các thí nghiệm vừa rồi.
- Giáo viên chốt lại: Nước thấm qua một số vật.
- Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết con người đã ứng dụng tính chất trên của nước vào những việc nào trong đời sống hàng ngày?
- Giáo viên chốt lại: dùng khăn lau bàn ghế, nền nhà; sản xuất vật chứa nước bằng chất liệu không thấm nước (thau nhựa, bồn i – nox, ); làm áo mưa bằng nhựa, .
* HĐ 5 : Phát hiện nước có thể hoặc không thể hòa tan một số chất (Áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột)
Bước 1: Tình huống xuất phát và nêu vấn đề
- Giáo viên hỏi HS : Nước có thể hòa tan những chất nào sau đây: tiêu xay, đường, muối, cát?
Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS
- Yêu cầu HS ghi dự đoán của mình vào Vở thực nghiệm.
- Mời HS nêu ý tưởng, giáo viên ghi nhanh lên bảng lớp.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi
- Yêu cầu cả lớp hãy dựa vào các ý tưởng mà các 
bạn vừa nêu để đặt câu hỏi với bạn.
- Yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách nào để có thể xác minh dự đoán nêu ra là đúng hay sai.
- GV chốt lại: Làm thí nghiệm, hòa tan các chất trên vào nước, khuấy đều, quan sát.
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm, tìm tòi
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm 4.
- Mời các nhóm trình bày kết quả.
Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
- Giáo viên yêu cầu HS từ đó hãy cho biết nước có thể hòa tan những chất nào? Từ đó nêu tính chất của nước được phát hiện qua thí nghiệm vừa rồi.
- Giáo viên kết luận: Nước có thể hòa tan một số chất.
4. Củng cố:
- Yêu cầu HS cho biết: Nước có những tính chất gì? 
- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước một cách tiết kiệm.
Học sinh hát tập thể.
2 học sinh trả lời câu hỏi: Vì sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?
- Làm việc theo nhóm 4 như yêu cầu trang 42 SGK.
+ Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa.
+ Làm thế nào để biết điều đó?
- Vài nhóm trình bày.
- 2 học sinh phát biểu.
- Học sinh nêu ý kiến.
- Học sinh nêu cách làm thí nghiệm.
- Tiếp tục làm việc theo nhóm 4.
- Các nhóm báo các kết quả.
- Học sinh suy nghĩ nêu ý kiến.
- Quan sát thí nghiệm để biết nước chảy như thế nào.
- Học sinh phát biểu.
- Làm việc nhóm đôi.
- Vài nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Vài học sinh nêu tính chất của nước vừa phát hiện.
- HS phát biểu, cả lớp nhận xét và bổ sung.
- HS nghe tình huống.
- Làm việc cá nhân, ghi chép kết quả vào vở thực nghiệm:
+ Nước có thể hòa tan đường và muối.
+ Nước không thể hòa tan tiêu và cát.
+ Nước có thể hòa tan tất cả các chất trên. 
- Vài cá nhân phát biểu.
- HS đề xuất câu hỏi:
+ Tại sao bạn khẳng định nước có thể hòa tan đường và muối?
+ Tại sao bạn khẳng định nước không thể hòa tan cát và tiêu?
+ Bạn có thể cho biết nước có thể hòa tan những chất nào khác hay không? 
- HS suy nghĩ nêu cách làm thí nghiệm.
- HS làm việc nhóm 4: Lần lượt cho một ít đường, muối, hạt tiêu xay, cát vào các cốc nước khuấy lên và quan sát, rút ra kết luận, ghi kết quả vào Phiếu quan sát.
- Vài nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận khác, bổ sung
- Đại diện vài nhóm trình bày.
- 2 HS nêu lại những tính chất của nước.
- Cả lớp theo dõi.
IV. NHẬN XÉT-DẶN DÒ: GV nhận xét giờ học. Dặn HS về ôn lại kiến thức và chuẩn bị cho bài học sau.
PHẦN V: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Khi áp dụng những biện pháp trên trong việc giảng dạy môn Khoa học lớp 4 theo phương pháp Bàn tay nặn bột, bản thân tôi nhận thấy:
- Trong suốt quá trình dạy học từ đầu năm cho đến cuối năm, kết quả đánh giá ở từng tháng và cuối học kì được nâng lên rõ rệt. Các em tiếp thu bài nhanh và nhớ lâu, có tinh thần học tập tốt. 
- Đặc biệt là nhiều học sinh đã trở nên yêu thích môn Khoa học, thích làm thí nghiệm, thích phát biểu ‎xây dựng bài học, thảo luận sôi nổi hơn trước và thuộc bài cũng rất nhanh, nhớ bài một cách lâu bền.
- Các tiết dạy áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột dần dần được rút ngắn về thời gian, tuy nhiên cũng có một vài tiết dạy vẫn chưa đảm bảo được thời gian nhưng so với các năm học trước thì đó là một động lực giúp tôi tiếp tục cố gắng.
- Nhiều học sinh trở nên mạnh dạn khi trình bày ý kiến, các em được phát triển kĩ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết một cách khá thành thạo.
- Hình thành được ở học sinh ham muốn khám phá và say mê khoa học. 100 % học sinh tỏ ra hào hứng khi được giới thiệu sẽ được tham gia làm một thí nghiệm nào đó và tham gia làm thí nghiệm một cách tích cực.
- Kết quả sau kiểm tra cuối Học kì I trong năm học 2015-1016 đạt chất lượng khá cao, các em đều hoàn thành môn học 100%. Cụ thể như sau:
Điểm
1
2
3
4
CHT
5
6
7
8
9
10
HT
HK I
5
1
3
4
5
10
28
(100%)
 Tính đến thời điểm hiện tại, tuy chưa đến kì Kiểm tra cuối năm học nhưng tôi tin rằng với những biện pháp nêu trên kết hợp sự nhiệt tình, tận tụy của người giáo viên thì trong đợt Kiểm tra cuối năm học này kết quả mà học sinh đạt được sẽ cao hơn so với giai đoạn Học kì I.
Đạt được kết quả trên ngoài sự phấn đấu của bản thân tôi còn có sự cố gắng của từng em học sinh trong lớp tôi phụ trách, ngoài ra còn nhờ vào sự quan tâm của quý‎ phụ huynh học sinh cùng với sự giúp đỡ của Tổ chuyên môn, Nhà trường đã xây dựng và góp ý giúp bản thân tôi hoàn thành Sáng kiến kinh nghiệm này.
PHẦN VI: KẾT LUẬN
Tóm lược các giải pháp đã thực hiện
- Phương pháp Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học nhằm tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp Bàn tay nặn bột còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh. 
- Tiến trình dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột gồm các bước:
Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề
	Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh
	Bước 3: Đề xuất câu hỏi (dự đoán/giả thuyết) và phương án tìm tòi
	Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi
	Bước 5: Kết luận kiến thức
- Để áp dụng có hiệu quả phương pháp dạy học trên vào việc giảng dạy môn Khoa học ở lớp 4, trong năm học qua bản thân tôi đã đề ra những biện pháp như sau:
+ Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo cho mỗi tiết dạy có áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột.
+ Nắm vững lý thuyết về phương pháp Bàn tay nặn bột.
+ Áp dụng thường xuyên phương pháp Bàn tay nặn bột trong quá trình dạy học môn Khoa học.
+ Đặc biệt chú ý đến quá trình thực hiện phương án tìm tòi vì đây là bước dạy chiếm nhiều thời gian nhất.
+ Vận dụng phối hợp nhiều phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong tiết dạy có sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột.
+ Đổi mới chương trình sách giáo khoa.
+ Nắm bắt tâm lí học sinh.
2. Phạm vi áp dụng
Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng trong việc dạy học Khoa học khối 4 - 5 trong toàn huyện và có thể mở rộng phạm vi toàn tỉnh.
3. Bài học kinh nghiệm. 
 	Qua việc dạy học bản thân tôi đã rút ra những kinh nghiệm như sau:
- Giáo viên phải nắm bắt toàn bộ chương trình môn Khoa học lớp 4; nắm vững các chủ đề dạy học và nội dung chuẩn kiến thức cần truyền đạt cho học sinh trong từng bài học. Có như vậy mới chọn lựa bài học dạy theo phương pháp bàn tay nặn bột sao cho phù hợp.
- Sưu tầm thêm tài liệu, hình ảnh, vật thật, băng hình,  có liên quan đến bài giảng để tiết học thêm sinh động.
- Cần giúp học sinh liên hệ thực tế, chuyển từ kiến thức cũ giúp học sinh khai thác kiến thức mới một cách khoa học, hấp dẫn.
- Người giáo viên cần gần gũi và thân thiện với học sinh; có sự linh hoạt trong cách tổ chức hướng dẫn học sinh tự học, giúp các em biết tự giác tìm tòi để khám phá và chiếm lĩnh tri thức.
- Dạy học môn Khoa học là thời điểm thuận lợi để giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, giáo dục biến đổi khí hậu và giáo dục các kĩ năng sống cần thiết khác.
- Cần sáng tạo thêm những thiết bị dạy học tự làm và những trò chơi học tập vui nhộn vì chúng có tác dụng giúp cho giáo viên khai thác bài học tốt hơn và lôi cuốn học sinh vào bài một cách tích cực.
- Kiểm tra và đánh giá là khâu then chốt trong quá trình dạy học. Đánh giá vừa mang mục đích xác định mức độ năng lực và kiến thức được hình thành ở học sinh, vừa giúp giáo viên điều chỉnh được hoạt động dạy học của mình. Cần nghiên cứu kĩ nội dung Thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm đánh giá học sinh theo đúng quy định, manh tính nhân văn, có tác dụng khuyến khích các em nỗ lực học tập và cũng giúp các em nhận ra được khuyết điểm của mình nhằm kịp thời sửa chữa, khắc phục.
Trên đây là những phương pháp của Sáng kiến kinh nghiệm: “Dạy Khoa học lớp 4 theo phương pháp Bàn tay nặn bột sao cho hiệu quả” mà trong năm học 2015 – 2016 vừa qua bản thân tôi đã nghiên cứu, vận dụng vào thực tế giảng dạy và chất lượng học tập của học sinh đã nâng lên thấy rõ. 
 Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này sẽ không tránh khỏi những mặt hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi mong đươc sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo để đề tài này được hoàn thiện và áp dụng vào thực tế đạt kết quả cao hơn. 
Thủ trưởng đơn vị xác nhận, đề nghị Người viết 
Nguyễn Thị Thùy Mỹ
BAÛNG CHAÁM ÑIEÅM ÑEÀ TAØI, SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM
(Keøm theo saùng kieán kinh nghieäm)
Teân ñeà taøi, SKKN: Dạy Khoa học lớp 4 theo phương pháp Bàn tay nặn bột sao cho hiệu quả.
Teân taùc giaû: Nguyễn Thị Thùy Mỹ
Ñôn vò: Trường Tiểu học Phước Vĩnh Đông
Tieâu chuaån
Ñieåm 
chuaån
Ñieåm 
cuûa HÑ 
cô sôû
Ñieåm
cuûa HÑ
caáp
huyeän
Ñieåm
cuûa HÑ
ngaønh 
GD
Ñieåm
cuûa HÑ
caáp
tænh
1. Ñeà taøi saùng kieán coù yeáu toá môùi vaø saùng taïo:
3
- Hoaøn toaøn môùi, ñöôïc aùp duïng laàn ñaàu tieân
3
- Coù caûi tieán so vôùi giaûi phaùp tröôùc ñaây vôùi möùc ñoä khaù
2
- Coù caûi tieán so vôùi giaûi phaùp tröôùc ñaây vôùi möùc ñoä trung bình
1.5
- Coù caûi tieán so vôùi giaûi phaùp tröôùc ñaây vôùi möùc ñoä ít
1
- Khoâng coù yeáu toá môùi hoaëc sao cheùp töø caùc giaûi phaùp ñaõ coù tröôùc ñaây
0
2. Ñeà taøi saùng kieán coù khaû naêng aùp duïng:
3
- Coù khaû naêng aùp duïng trong toaøn tænh hoaëc ngoaøi tænh
3
- Coù khaû naêng aùp duïng trong ñôn vò vaø coù theå nhaân ra ôû moät soá nôi trong tænh
2
- Coù khaû naêng aùp duïng ôû möùc ñoä ít trong ñôn vò
1
- Khoâng coù khaû naêng aùp duïng trong ñôn vò
0
3. Ñeà taøi saùng kieán coù tính hieäu quaû:
4
- Coù hieäu quaû trong phaïm vi toaøn tænh
4
- Coù hieäu quaû trong phaïm vi caáp cô sôû, ngaønh, huyeän, thaønh phoá
3
- Coù hieäu quaû trong phaïm vi caáp tröôøng, phoøng, ban, toå, khoái
2
- Khoâng coù hieäu quaû cuï theå
0
Toång coäng
10
Xaùc nhaän cuûa Hoäi ñoàng khoa hoïc cô sôû:
(Kyù teân, ñoùng daáu)
Xaùc nhaän cuûa Hoäi ñoàng khoa hoïc caáp:
(Kyù teân, ñoùng daáu)

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_khoa_hoc_lop_4_theo_phuong_phap_ba.doc
Sáng Kiến Liên Quan