Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS

Phần văn bản trong chương trình ngữ văn THCS được bố trí theo các kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, hành chính – công vụ, nghị luận. Do yêu cầu gắn với cuộc sống nên trong hệ thống các văn bản được học ở THCS có điểm mới so với sách giáo khoa trước đây là ở các khối lớp đều có khoảng 10% các văn bản nhật dụng. Các văn bản nhật dụng cập nhật, gắn kết với đời sống, đưa học sinh trở lại với những vấn đề vừa quen thuộc, vừa gần gũi hàng ngày. Nội dung các văn bản nhật dụng gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý.Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các kiểu văn bản. Với mục tiêu nhằm giảm bớt tính hàn lâm, tạo cơ hội rõ rệt hơn cho việc dạy văn học gắn kết với đời sống, nhằm giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân nên các văn bản nhật dụng không phải là những tác phẩm tiêu biểu của các tác giả tiêu biểu. Tuy vậy vẩn đề nội dung tư tưởng của nó lại rất sâu sắc và giầu ý nghĩa nhân văn.

Vậy dạy các văn bản nhật dụng như thế nào để HS yêu thích văn học để rồi hàng ngày, khi tiếp cận với cuộc sống xung quanh các em sống nhân hậu, nhân ái và có trách nhiệm cao hơn, đó là điều tôi suy nghĩ, trăn trở và đúc rút sáng kiến: Dạy học văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS.

 

doc35 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tin đại chúng, em còn có thêm những chứng cớ nào về nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn đe doạ cuộc sống trái đất.
- Em dự định sẽ làm gì để tham gia vào" Bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng" như đề nghị của nhà văn Gac-xi-a Mác - Ket?
Từ những phân tích trên đây sẽ có khái quát dạy học văn bản nhật dụng đáp ứng yêu cầu tích hợp như sau:
 Gắn kết đọc.- hiểu văn bản nhật dụng với các tri thức tương ứng của phương thức biểu đạt (tích hợp với văn, tập làm văn). Gắn kết đọc - hiểu văn bản nhật dụng với các tri thức ngoài văn bản liên quan đến chủ đề văn bản nhật dụng (tích hợp đọc văn với kiến thức liên quan). Đặc biệt gắn kết chủ đề nhật dụng gợi lên từ văn bản với phạm vi tương ứng của đời sống xã hội của cá nhân và cộng đồng hiện đại (tích hợp đọc văn với đời sống). 
2.2.3.3. Đáp ứng yêu cầu tích cực:
 Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong dạy học môn Ngữ văn , đó chính là quan điểm dạy học đổi mới. Đáp ứng quan điểm tích cực trong dạy học văn bản nhật dụng là GV lựa chọn và kết hợp các biện pháp dạy học, các cách tổ chức dạy học, các phương tiện dạy học có thể khai thác tốt nhất năng lực tự học của HS.
 Thu thập, sưu tầm các nguồn tư liệu ngoài văn bản liên quan đến nội dung văn bản là công việc dạy và học chủ động tích cực của GV và HS trong khâu chuẩn bị bài học. Nhưng xử lí nguồn thông tin đó theo cách nào để tích cực hoá dạy học văn bản nhật dụng ? Đó sẽ là lựa chọn các thông tin bên ngoài phù hợp với từng nội dung bên trong văn bản được giới thiệu trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử, cùng với lời thuyết minh ngắn gọn của HS hoặc GV để làm rõ thêm nội dung nhật dụng của văn bản được học.
 Ví dụ: Trong bài học "Ca Huế trên sông Hương"; phát qua đầu VCD một làn điệu dân ca Huế quen thuộc diễn tả lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.
Trong bài:"Ôn dịch thuốc lá", dùng máy chiếu hoặc sử dụng phần mềm powerpoint thống kê các con số nói về sự huỷ hoại của thuốc lá đến sức khoẻ con người, kết hợp trình chiếu, thuyết minh ngắn về các tranh ảnh sưu tầm được liên quan đến vấn đề này, hoặc bảng thống kê số liệu HS hút thuốc lá trong trường đã điều tra được...
 Trong dạy học văn bản nhật dụng, hình thức trò chơi dạy học được tạo nên nhằm vào việc xử lí nguồn tư liệu này sẽ đem lại hiệu quả tích cực cho bài đọc - hiểu văn bản nhật dụng. Chẳng hạn trò chơi trong bài học " Ca Huế trên sông Hương " là : Chọn một trong số trò chơi sau: Thi sưu tầm vẻ đẹp của văn hoá Huế; Thi giới thiệu về nhã nhạc cung đình Huế - di sản văn hoá thế giới ; thi hát dân ca các vùng miền...
Dạy học tích cực văn bản nhật dụng cũng sử dụng hình thức đàm thoại bằng hệ thống câu hỏi phân tích văn bản với các cấp độ câu hỏi đọc hiểu, trong đó coi trọng câu hỏi đọc vượt ra khỏi dòng để HS từ văn bản mà liên hệ với đời sống.
Ví dụ : Trong bài học :" Ca Huế trên sông Hương":
- Cách biểu diễn và thưởng thức ca Huế miền Trung có gì giống và khác so với dân ca quan họ miền Bắc?
- Từ tác động của ca Huế, em nghĩ gì về sức mạnh của dân ca nói chung đối với tâm hồn con người?
 Văn bản nhật dụng không nhằm cảm thụ văn chương thẩm mĩ, nên cần giảm thiểu đọc diễn cảm và giảm thiểu tối đa lời bình có như vậy thì sự gần gũi, cập nhật thông tin cho mọi người mới đạt hiệu quả cao.
 Sự gần gũi, thiết thực của các chủ đề nhật dụng trong bài học, mục đích giúp HS hoà nhập hơn nữa với đời sống xã hội đòi hỏi không khí giờ học văn bản nhật dụng cần thể hiện nhiều hơn tính dân chủ và hào hứng trong hoạt động dạy, nhất là hoạt động học. GV tạo cơ hội nhiều nhất cho mọi HS tham gia tìm hiểu văn bản theo cách tự sưu tầm và thuyết minh tư liệu liên quan đến chủ đề bài văn, tự bộc lộ ý kiến khi đọc - hiểu văn bản dưới hình thức cá nhân hay nhóm học tập, tổ chức các hình thức trò chơi gọn nhẹ, thiết thực minh hoạ chủ đề văn bản cho các nhóm thi đua và tự chấm điểm... là thể hiện tinh thần dân chủ trong dạy học văn bản nhật dụng.
Từ nhận thức trên, có thể khái quát yêu cầu dạy học tích cực bài học văn bản nhật dụng như sau:
Đa dạng hoá các biện pháp dạy học, các tổ chức dạy học, các phương tiện dạy học theo hướng hiện đại hoá và tương hợp với đọc - hiểu văn bản nhật dụng: Thu thập, sưu tầm, xử lí các nguồn tư liệu, minh hoạ và mở rộng kiến thức theo nội dung văn bản nhật dụng trên các kênh thông tin; coi trọng đàm thoại (cá nhân và nhóm) về văn bản bằng hệ thống câu hỏi, trong đó sử dụng nhiều hơn hình thức học theo nhóm và câu hỏi liên hệ ý nghĩa văn bản với hoạt động thực tiễn của cá nhân và cộng đồng xã hội hiện nay; giảm thiểu đọc diễn cảm và giảng bình; sáng tạo trò chơi dạy học đơn giản, tăng cường sử dụng phương tiện dạy học điện tử ( cát -sét, ti vi, Overhead, phần mềm powerpoint, Violet) để đẩy nhanh nhịp điệu dạy học và gia tăng lượng thông tin trong bài học văn bản nhật dụng; tạo không khí dân chủ, hào hứng trong giờ học văn bản nhật dụng.
3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Thực tế áp dụng sáng kiến " Dạy học văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS", tôi thấy kết quả học tập phần văn bản này của HS được nâng lên rõ rệt. Tiết học Ngữ văn thực sự sôi nổi, hấp dẫn, Hoạt động của thày và trò đều tích cực, chủ động. HS không những được tiếp cận, thâm nhập, hiểu sâu sắc hơn về nội dung những kiến thức trong các văn bản mà những vấn đề thường nhật trong cuộc sống hàng ngày như môi trường, dân số, di tích văn hoá, danh lam thắng cảnh, các tệ nạn xã hội như ma tuý, thuốc lá, lao động, trẻ em, vấn đề hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc ... đã được các em nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, công bằng. Những hình ảnh, tư liệu, kiến thức thực tế từ các tiết học văn bản nhật dụng đã đánh thức trong HS tình yêu quê hương đất nước, biết trân trọng những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, biết bảo vệ thiên nhiên, môi trường, biết trân trọng, giữ gìn những tình cảm thiêng liêng, cao đep như tình cảm gia đình bạn bè, biết bảo vệ mình bằng cách tránh xa các tệ nạn xã hội...Đặc biệt là các em có ý thức trách nhiệm hơn với cuộc sống xung quanh mình. Bên cạnh đó, kĩ năng nói, viết văn bản nhật dụng của HS đã được nâng cao.
 Sau khi Tiết 39, Văn bản: "Thông tin về ngày trái đất năm 2000" tôi cho HS viết bài thu hoạch, với câu hỏi khảo sát như sau: 
1. Cảm nghĩ của em khi học xong văn bản "Thông tin về ngày trái đất năm 2000". 
2. Viết bài văn nhật dụng tuyên truyền mọi người: Hãy bảo vệ môi trường thiên nhiên.
+ Kết quả: 
a) 30/30 đạt (100%) HS đã thể hiện cảm nghĩ yêu thích, hứng thú khi học văn bản này. Văn bản giúp các em nhận thức sâu sắc hơn tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông. 100% HS cam kết thực hiện đúng chương trình hành động: Hạn chế sử dụng bao bì ni lông, không vứt rác thải bừa bãi ở gia đình, ở trường học...
Thực tế HS ngoan hơn, ý thức bảo vệ của công, vệ sinh trường lớp tốt hơn. 100% HS không vứt rác bừa bãi ra trường lớp
 b) Qua chấm bài tự luận, tôi thấy: Đề tài mà các em quan tâm tương đối đa dạng và thiết thực nhưng tất cả đều thể hiện ý thức trách nhiệm của các em đối với vấn đề bảo vệ môi trường. Một số bài viết lập luận khá chặt chẽ, thuyết phục. Cụ thể::
- Điểm giỏi: 8/30 HS Đạt 26,6%
- Điểm khá: 15/30 HS Đạt 50%
- Điểm TB: 7/30 HS Đạt 23,4%
- Điểm yếu: Không 
- Điểm kém: Không 
Sáng kiến nhỏ này đã được triển khai và áp dụng dạy thực nghiệm đạt kết quả cao trong trường tôi và được nhiều trường trong huyện áp dụng. Điều phấn khởi nhất là trong cuộc thi "Học vui - vui học" do nhà trường tổ chức, trong phần thi năng khiếu tự chọn, các em học sinh đã tự vẽ tranh, sau đó dùng bài luận vấn đề có tính chất cập nhật ở địa phương, ở trường học như: Thuyết minh về di tích lịch sử ở địa phương, tình trạng học sinh hút thuốc lá, nói dối gia đình đi chơi điện tử, vứt giấy rác ra trường lớp... để giới thiệu, tuyên truyền, nhắc nhở các bạn học sinh trong trường.. Trong cuộc thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh THCS”, và cuộc thi: “Viết thư quốc tế UPU lần thư 44” năm 2015 vừa qua, 100% HS trường tôi đã tự tin, hăng hái tham gia viết các bài dự thi. Bài luận của các em đã được ban giám khảo đánh giá cao và thực sự có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, có 05 viết đứng tốp đầu của huyện, góp phần đáng kể vào phong trào thi đua: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong trường và trong ngành giáo dục của huyện nhà.
4. ĐIỀU KIỆN ĐỂ SÁNG KIẾN ĐƯỢC NHÂN RỘNG:
Để sáng kiến trên được nhân rộng thì trước hết mỗi giáo viên dạy môn Ngữ văn cần tâm huyết với nghề nghiệp, không coi nhẹ phần văn bản nhật dụng trong từng khối lớp. Giáo viên nên có phần giới thiệu nhỏ cho HS trước khi các em được học, tiếp cận với từng văn bản nhật dụng để hút HS say mê, yêu thích học các văn bản này, cần hướng dẫn để các em tự tìm tòi tư liệu phục vụ cho việc học văn bản, xây dựng bài giảng theo hướng tích hợp và tích cực, đồng thời ra các bài tập để HS tự trao đổi, suy luận hoặc viết các bài luận ngắn theo các chủ đề tương tự với nội dung từng bài học.
Thu hút HS yêu thích, say mê học môn ngữ văn.
Lãnh đạo các nhà trường cần quan tâm đầu tư trang thiết bị dạy học: Cụ thể có phòng học bộ môn thuận lợi cho giáo viên khi sử dụng giáo án điện tử. Thường xuyên chỉ đạo học sinh tích cực tham gia các cuộc thi.
Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các phong trào thi đua, đặc biệt quan tâm, động viên kịp thời những HS có kĩ năng nói, viết tốt các văn bản nhật dụng nói riêng và học tốt môn Ngữ văn nói chung.
 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
 Văn bản nhật dụng là phần văn bản khá mới mẻ trong chương trình SGK môn Ngữ văn THCS. Mặc dù khi đào tạo trong trường sư phạm, giáo viên chưa được trang bị lý luận dạy học về phần này. Nhưng qua sự hướng dẫn từ SGK, SGV, từ các lớp bồi dưỡng thay sách kết hợp với sáng kiến giảng dạy, đặc biệt là lòng nhiệt tình, say mê nghề nghiệp của giáo viên thì nó không những không mới lạ mà còn là phần văn bản hay, thiết thực và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Để tiết dạy học văn bản nhật dụng đạt hiệu quả cao, GV cần xác định đúng mục tiêu bài học, chuẩn bị bài học chu đáo, lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp, thu hút HS cùng chuẩn bị, cùng say mê vào học tập.
Bên cạnh việc trang bị kiến thức, vốn sống thì nhiệm vụ của môn Ngữ văn là giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Hướng HS tới chân - thiện - mĩ trong cuộc sống hiện tại và cả trong lâu dài từ những bài học văn và đó là ý tưởng của tôi và của tất cả các thầy cô dạy môn Ngữ văn. Trang bị kiến thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS từ các bài dạy học văn bản nhật dụng chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả thiết thực cho HS cả hôm nay và cả mai sau.
2. Khuyến nghị:
Sáng kiến: DẠY HỌC VĂN BẢN NHẬT DỤNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS, đã được bản thân tôi thực thi và triển khai thành chuyên đề tới các bạn đồng nghiệp dạy môn ngữ văn trong trường tôi đạt hiệu quả cao. Đồng thời sáng kiến đã được nhiều đồng nghiệp các trường nghiên cứu, vận dụng. Đề nghị tổ khoa học xã hội các trường THCS có thể tham khảo và thực thi khi dạy các văn bản nhật dụng ở từng khối, lớp.
Hy vọng rằng sự tìm tòi sáng tạo kết hợp với những ý kiến chân thành của các bạn đồng nghiệp, sáng kiến nhỏ này sẽ góp phần thực thi đổi mới phần dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS hiện nay.
 Ngày 05 tháng 3 năm 2015
PHỤ LỤC 1
VẬN DỤNG DẠY HỌC VĂN BẢN NHẬT DỤNG
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
NGỮ VĂN 8
TIẾT 39: Văn bản:
THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
A/ Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
1) Kiến thức: Thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông, tự mình hạn chế sử dụng bao bì ni lông và vận động mọi người cùng thực hiện.
2) Kĩ năng: Thấy được tính chất thuyết phục trong cách thuyết minh cũng như tính hợp lý của những kiến nghị mà văn bản đề xuất.
3) Thái độ: Từ việc sử dụng bao bì ni lông có những suy nghĩ tích cực về các việc tương tự trong vần đề xử lý rác thải sinh hoạt - một vấn đề khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường. 
 4) Năng lực: Vận dụng nội dung bài học vào thực tế để có những suy nghĩ, hành động đúng đắn, năng lực nói, viết văn bản nhật dụng đúng, hay và có sức thuyết phục..
 Chuẩn bị:
a) Kiến thức:
+ GV: - Xác định ý nghĩa nhật dụng của văn bản: Vấn đề bảo vệ môi trường.
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về vấn đề vệ sinh môi trường, về việc sử dung túi ni lông hay vứt rác bừa bãi ở một số nơi...
- Soạn giáo án điện tử trên phần mềm powerpoint, các ảnh và một số nội dung bài giảng được cài đặt vào thiết kế bài giảng.
+ HS: Sưu tầm một số tranh ảnh, tư liệu bảo vệ môi trường.
b) Phương tiện dạy học: 
Bảng đen, phấn trắng kết hợp với dùng máy chiếu đa năng.
( Hoặc có thể dùng tranh ảnh, bảng phụ).
C/ Tiến trình hoạt động:
Bước 1: Tổ chức
Bước 2: Kiểm tra: (2 phút)
? Kể tên các văn bản nhật dụng mà em đã học từ lớp 6 đến nay? VB nhật dụng có thể gồm những kiểu văn bản nào?
- HS trình bày.
- VBND có thể dùng tất cả các thể loại, các kiểu văn bản.
Bước 3: Bài mới:
- Giới thiệu bài: (2 phút)
 Từ việc kiểm tra bài cũ, GV dẫn dắt, giới thiệu vào bài: 
 I/ Giới thiệu chung: 2 phút
Môi trường thiên nhiên đang bị đe dọa bởi nguồn rác thải trong sinh hoạt. Xử lý và hạn chế nguồn rác thải công nghiệp thuộc về các cơ quan hữu trách và trách nhiệm của toàn cộng đồng. Ngày 22/4/2000, lần đầu tiên Việt Nam tham gia " Ngày trái đất" dưới sự chủ trì của bộ Khoa học công nghệ và môi trường. 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ đã nhất trí chọn một chủ đề thiết thực, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam đó là " Một ngày cả nước không dùng bao bì ni lông". Từ đó đến nay " ngày trái đất" đã được tất cả mọi người tích cực hưởng ứng với nhiều vấn đề khác nhau để bảo vệ môi trường.
Nhận xét bạn đọc?
Văn bản"Thông tin về trái đất..." có thể chia thành mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
Những sự kiện nào được thông báo.
Văn bản này chủ yếu nhằm thuyết minh sự kiện nào?
Em có nhận xét gì về cách trình bày các sự kiện đó?
 - Chiếu một số hình ảnh về túi ni lông vứt bừa bãi...
Dùng bao bì ni lông có tác hại như thế nào?
Em hãy xác định phương pháp thuyết minh của đoạn văn? 
Thực tế việc sử dụng bao bì ni lông ở địa phương em như thế nào? 
Em có suy nghĩ gì về những hành vi đó? Giải pháp? 
Việc sử lý bao bì ni lông hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới có những biện pháp nào? Nhận xét mặt hạn chế của những biện pháp ấy? 
Theo em, biện pháp nào có hiệu quả nhất? 
Văn bản nêu những kiến nghị nào?
Em có nhận xét gì về thứ tự sắp xếp hai kiến nghị đó? 
Tại sao tác giả lại đặt nhiệm vụ chung lên trước còn hành động cụ thể nêu sau? 
Em có nhận xét gì về cách sử dụng kiểu câu ở đây? 
 Tác dụng của các câu cầu khiến đó ?
Tại sao văn bản có tính thuyết phục cao?
Văn bản giúp em hiểu điều gì về thông điệp: " Một ngày không dùng bao bì ni lông"? 
Em có biết những việc làm nào, phong trào nào nhằm bảo vệ môi trường? 
 Gọi HS đọc lại văn bản. 
II. Đọc - hiểu văn bản:
II.1. Đọc: (5phút)
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp
- HS nhận xét- GV nhận xét, và đọc một đoạn.
II.2. Tìm hiểu chú thích: (2 phút)
GV hỏi một số chú thích, lưu ý các chú thích: 2,3,4,5,8.
II.3 Tìm hiểu bố cục văn bản: (3 phút)
- HS trả lời.
- Nhận xét.
- GV chiếu trên màn hình
+ 3 đoạn:
- Từ đầu đến "nâm 2000": Thông báo về ngày trái đất.
- Tiếp đến "đối với môi trường":Tác hại của việc dùng bao bì ni lông và những biện pháp hạn chế sử dụng chúng - 
- Phần còn lại: Kiến nghị về việc bảo vệ môi trường trái đất
 + GV: Đây là VBND thuyết minh một vấn đề khoa học tự nhiên.
+ Vấn đề bảo vệ môi trường - một vấn đề có tính chất thời sự hiện nay.
II.4. Phân tích: (20 phút)
1/ Thông báo về ngày trái đất.
- Gọi HS đọc phần mở bài
- Ngày 22/4 hàng năm được gọi là ngày trái đất - mang chủ đề bảo vệ môi trường..
- Có 141 nước tham dự.
- Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia với chủ đề không sử dụng bao bì ni lông.
+ MỘT NGÀY KHÔNG DÙNG BAO BÌ NI LÔNG.
+ Thuyết minh bằng các số liệu cụ thể . Đi từ thông báo khái quát đến thông báo cụ thể. Lời thông báo trực tiếp nên ngắn gọn dễ hiểu, dễ nhớ: Thế giới rất quan tâm đến vấn đề môi trường, Việt Nam cùng hành động.
2/ Tác hại của việc dùng bao bì ni lông và những biện pháp hạn chế sử dụng chúng.
+ Tác hại:
- Ô nhiễm môi trường là do tính không phân hủy của nhựa pla-xtic.
- Từ tính chất hóa học này tạo ra hàng loạt tác hại khác.
- Lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật.
- Tắc cổng, tắc đường dẫn nước thải, tăng khả năng úng ngập.
- Muỗi phát sinh lây truyền dịch bệnh.
- Sinh vật nuốt phải sẽ chết.
- Làm ô nhiễm thực phẩm, gây ung thư.
- Khí độc thải ra ( Khí đốt) gây ngộ độc, ngất, khó thở...
+ Bằng phương pháp liệt kê kết hợp với phân tích. Cách thuyết minh vừa mang tính khoa học, vừa mang tính thực tiễn, giúp người đọc dễ hiểu, dễ nhớ.
+ GV Liên hệ: Hàng năm trên thế giới có khoảng một trăm nghìn con thú chết do nuốt phải túi ni lông. Tại vườn thú quốc gia Cô Bê ( Ấn Độ) có chín mươi con hươu đã chết do ăn phải những đồ hộp đựng thức ăn thừa của khách vứt ra. Ở Việt Nam ngày hai mươi ba tháng chạp hàng năm - tục thả cá chép đã khiến một lượng túi ni lông tương đối lớn thả xuống sông, hồ, gây ô nhiềm môi trường...
+ HS tự liên hệ.
- Còn vứt bừa bãi túi ni lông xuống sông ngòi, trên đường.
- Vỏ túi đựng thuốc sâu, phân bón còn vứt bừa trên bờ ruộng...
- Một số HS ăn quà vứt túi ni lông qua cửa sổ.
 + Bất bình vì làm ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh, làm hủy hoại một số động, thực vật...
+ Giải pháp: Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người, thành lập ban vệ sinh môi trường ở từng thôn xóm, không sử dụng bao bì ni lông...
+ Biện pháp:
- Chôn lấp - Gặp các tác hại...
- Đốt - Gây ra chất Đi -ô -xin rất độc, có hại cho sức khỏe con người.
- Tái chế: Cũng gặp rất nhiều khó khăn nan giải..
+ Biện phấp tốt nhất là hạn chế sử dụng bao bì ni lông.
- Sử dụng túi ni lông tự phân hủy...
3/ Kiến nghị về việc bảo vệ môi trường trái đất.
+ Có hai kiến nghị:
- Nhiệm vụ to lớn của chúng ta là bảo vệ trái đất khỏi nguy cơ ô nhiễm.
- Hành động cụ thể: Một ngày không dùng bao bì ni lông.
+ Thứ tự: Nhiệm vụ chung nêu trước, hành động cụ thể nêu sau.
+ Nhiệm vụ chung nêu trước nhằm nhấn mạnh bảo vệ môi trường trái đất là nhiệm vụ to lớn, lâu dài.
Hạn chế dùng bao bì ni lông là nhiệm vụ trước mắt.
- Tác giả sử dụng một loạt câu cầu khiến.
Các câu cầu khiến ở cuối văn bản là lời khuyên bảo, yêu cầu đề nghị mọi người hạn chế dùng bao bì ni lông nhằm góp phần giữ gìn sự trong sạch của môi trường trái đất.
GV giúp HS liên hệ việc vứt rác bừa bãi ở trường lớp, túi ni lông vứt ở ngoài đồng, trên sông ngòi, dòng nước gây tác hại to lớn tới môi trường sinh thái, hủy hoại sức khỏe của con người.
II.5. Tổng kết: (3 phút)
Phương pháp thuyết minh bằng các số liệu cụ thể đầy sức thuyết phục. Lời kêu gọi ngắn gọn: "MỘT NGÀY KHÔNG DÙNG BAO BÌ NI LÔNG" được truyền đạt bằng một hình thức rất trang trọng:" Thông tin về ngày trái đất năm 2000", giúp người đọc thấy việc cần làm ngay để cải thiện môi trường sống, để bảo vệ trái đất - ngôi nhà chung của chúng ta.
III. Luyện tập: (2 phút)
Tùy HS, Gợi ý: Phong trào trồng cây mùa xuân, phong trào Xanh - Sạch - Đẹp, Cuộc vận động tiết kiệm năng lượng... 
Bước 4: Củng cố: (2 phút)
- HS nghe đọc và thẩm thấu văn bản sâu sắc hơn.
Bước 5: Hướng dẫn: (2 phút)
Viết bài văn nhật dụng tuyên truyền mọi người: Hãy bảo vệ môi trường thiên nhiên.
MỤC LỤC
Thông tin chung về sáng kiến . Trang 1
Tóm tắt sáng kiến .. Trang 2
Phần I: Đặt vấn đề............................. Trang 5
Phần II: Nội dung........................ Trang 8
Nhận diện văn bản nhật dụng............................. Trang 8
Hệ thống văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS. Trang 9
Các biện pháp, giải pháp thực hiện..................................................... Trang 10
Kết quả đạt được................................................................ Trang 23
Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng .................... Trang 25
Kết luận và khuyến nghị................................................ Trang 26
Phụ lục 1: Vận dụng dạy học văn bản nhật dụng........ ...... Trang 27 
Mục lục.............................................. Trang 35

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_van_ban_nhat_dung_trong_chuong.doc
Sáng Kiến Liên Quan