Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tương tác môn Ngữ văn Trung học Phổ thông

Phương pháp giao tiếp

Hoạt động giao tiếp là hoạt động đặc trưng của con người, có quan hệ trực tiếp đến việc

hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ nói chung, năng lực từ ngữ nói riêng. Trong

cuộc sống thường ngày, ai cũng có nhu cầu giao tiếp với nhau. Người ta có thể giao

tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện, song ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất.11

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là trực quan sinh động của hoạt động dạy và học

ngôn ngữ. Rèn luyện năng lực ngôn ngữ cá nhân lấy đó làm phương tiện, làm môi trường

rèn luyện của mình.

Đưa vào quá trình dạy học, các thao tác của hoạt động giao tiếp đã được Lê A trình

bày như sau:

- GV tạo tình huống giao tiếp và định hướng giao tiếp.

- HS xác định hướng giao tiếp, trả lời các câu hỏi: Nói với ai? Về cái gì? Trong hoàn cảnh

nào?

- GV và HS nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm

pdf79 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 995 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tương tác môn Ngữ văn Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a có: 
+ Giàu tình yêu thương với gia đình, quê hương, lòng trung thành với cách mạng: tình 
huống hai mẹ con Mai bị địch tra tấn, anh bị đốt mười đầu ngón tay, sau này làm du kích 
được nghỉ phép 1 đêm là xin được về thăm buôn làng 
51 
+ Dũng cảm, kiên cường, mưu trí: từ bé đã chẳng sợ địch, băng rừng, vượt suối để nuôi 
quân và đi liên lạc, lúc bị địch bắt thì nuốt thư, xé rừng mà đi, chọn những nơi nước dữ lội 
qua 
+ Lập được chiến công: cùng dân làng đánh giặc 
Tnú có những lợi thế của thời đại: không phải sống trong kiếp nô lệ như A Phủ, lớn lên khi 
phong trào cách mạng đã đủ lông, đủ cánh, được anh Quyết rèn luyện, dạy bảo từ bé => vì 
thế cũng thể hiện những phẩm chất mới mẻ của người anh hùng trong thời kì KC chống 
Mỹ. 
(GV dặn dò cho bài học kế tiếp theo PPCT) 
* THIẾT BỊ DẠY HỌC & TÀI LIỆU BỔ TRỢ 
 1. Thiết bị dạy học: Máy tính 
 2. Tài liệu bổ trợ: Sách tham khảo 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1a: Phẩm chất Tnú 
Nhóm/Tên học sinh:. 
Lớp:... Trường: 
Bài học: Chủ đề truyện ngắn Việt Nam thời chống Mỹ- vòng 1 
Thứ tự mảnh 
ghép 
Các phẩm chất tiêu biểu Nội dung thể hiện 
1 
2 
3 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1b: Phẩm chất Tnú 
Nhóm/Tên học sinh:. 
52 
Lớp:... Trường: 
Bài học: Chủ đề truyện ngắn Việt Nam thời chống Mỹ- vòng 2 
Thứ tự mảnh ghép Câu hỏi Trả lời 
1 ? Vì sao Tnú dũng cảm như vậy mà 
không cứu được vợ con? 
? Nguyên nhân chiến thắng? 
2 ? So sánh con đường đi đến với cách 
mạng của A Phủ và Tnú. 
? Chân lí lịch sử ? 
3 ? Mối quan hệ khăng khít bổ sung 
nhau giữa rừng xà nu và Tnú. 
? Nội dung ý nghĩa chi tiết bàn tay 
Tnú 
4 ? Tnú có là nhân vật sử thi ? 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Chất sử thi qua nhân vật Tnú và Việt trong 2 truyện ngắn “Rừng 
xà nu”- Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình” -Nguyễn Thi 
Nhóm/Tên học sinh:. 
Lớp:... Trường: 
Bài học: Chủ đề truyện ngắn Việt Nam thời chống Mỹ 
Khái niệm 
Nhân vật Tnú 
Nhân vật Việt 
53 
Điểm tương đồng 
Điểm khác biệt 
Lý giải 
4. Sản phẩm HS sau tiết học 
*Sản phẩm phần hình thành kiến thức 
Vận dụng kĩ thuật mảnh ghép ở lớp 12T1 
Vòng 1 
54 
55 
56 
Sản phẩm vòng 2: 
Vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn ở lớp 12B2 
57 
*Sản phẩm phần luyện tập 
58 
59 
*Sản phẩm phần vận dụng, mở rộng 
60 
61 
5. Khảo sát qua bài làm HS 
ĐỀ KIỂM TRA 
Thời gian làm bài: 15 phút 
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 
Trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, nhân vật Tnú được miêu tả: 
 - Khi xông ra cứu vợ con: “Một tiếng hét dữ dội. Tnú đã nhảy xổ vào giữa bọn lính. Anh 
không biết đã làm gì. Chỉ thấy thằng giặc to béo nằm ngửa ra giữa sân, thằng Dục tháo 
chạy vào nhà ưng. Tiếng lên đạn lách cách quanh anh. Rồi Mai ôm đứa con chui vào ngực 
anh. Hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai”. 
 (Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 2, trang 46) 
 - Khi bị kẻ thù tra tấn, Tnú không thèm kêu vang, nhưng khi nghe tiếng chân của đồng 
bào quanh nhà ưng : “Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng tiếng thét của anh 
bỗng vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn. Tiếng “ Giết !”. Tiếng chân người đạp 
trên sàn nhà ưng ào ào. Tiếng bọn lính kêu thất thanh. Tiếng cụ Mết ồ ồ : “Chém ! Chém 
hết!”. Cụ Mết đúng rồi, cụ Mết đã đứng đấy, lưỡi mác dài trong tay. Thằng Dục nằm dưới 
lưỡi mác của cụ Mết. Và thanh niên, tất cả thanh niên trong làng, mỗi người một cây rựa 
sáng loáng, những cây rựa mài bằng đá Tnú mang từ đỉnh núi Ngọc Linh về ” 
 (Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 2, trang 47) 
Câu 1: Nội dung chính của 2 đoạn văn trên. 
Câu 2: Chỉ ra điểm thống nhất trong tính cách Tnú qua hai đoạn văn . 
Câu 3: Tại sao ở đoạn 2, Tnú không thèm kêu van? 
Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 15 dòng cảm nhận về TÌNH YÊU THƯƠNG VỢ CON của 
Tnú qua đoạn 1. 
62 
IV. Hiệu quả của sáng kiến 
1. Những điểm khác biệt trước và sau khi áp dụng sáng kiến: 
a. Trước khi áp dụng sáng kiến: 
 Trong đợt tổng hợp kết quả học tập kiểm tra chất lượng đầu năm năm học 2018-2019, 
kết quả học sinh đạt được trước khi áp dụng tích cực các phương pháp dạy học tương tác, 
qua bài kiểm tra 15’ theo năng lực, được thể hiện cụ thể như sau: 
Lớp Số 
lượn
g HS 
Giỏi Khá Trung bình Yếu 
SL TL SL TL SL TL SL TL 
10V 35 5 14,3% 23 65,7% 7 20% 0 0 
12T1 34 17 50 15 44,1 2 5,9 0 0 
12B2 40 13 32,5 20 50 7 17,5 0 0 
TC 109 35 32,1 58 53,2 16 14,7 0 0 
b. Sau khi áp dụng sáng kiến 
 Trong đợt tổng hợp kết quả học tập đầu học kỳ II năm học 2018-2019, kết quả học sinh 
đạt được qua bài kiểm tra 15’ theo năng lực, được thể hiện cụ thể như sau: 
Lớp Số lượng 
HS 
Giỏi Khá Trung bình Yếu 
SL TL SL TL SL TL SL TL 
10V 35 5 14,3% 23 65,7% 7 20% 0 0 
12T1 34 20 58,8 13 38,2 1 3 0 0 
12B2 40 19 47,5 16 40 5 12,5 0 0 
TC 109 44 40,4 52 47,7 13 11,9 0 0 
63 
MINH HOẠ BẰNG BIỂU ĐỒ 
2. Lợi ích thu được khi sáng kiến áp dụng 
 Qua xử lý số liệu bằng phần mềm Excell, bảng số liệu thống kê như trên cho ta nhận 
thấy áp dụng các hình thức dạy học tích cực giúp ích rất nhiều cho học sinh trong hoạt động 
tương tác để đọc hiểu các loại văn bản, nhất là các học sinh không chọn môn thi xét tuyển 
đại học là môn Văn. 
 Các em được rèn luyện kĩ năng tương tác tốt, các em không những dễ dàng có được 
điểm số khá, không phải mất thời gian học thuộc lòng nhiều mà còn giúp các em mạnh dạn 
hơn trong giao tiếp. Giao tiếp tốt, tự tin là cánh cửa mở đến con đường của thành công 
trong thực tế cuộc sống. Như vậy, cách dạy học tương tác sẽ dần cải thiện được tình trạng 
0
10
20
30
40
50
60
G K TB Y
Trước
Sau
64 
ngán ngại khi học môn văn, sẽ thay đổi tâm lý của các em khi cho rằng môn văn học thuộc 
lòng máy móc, không thực tế, 
 Đọc hiểu tốt các loại văn bản trong học văn không những đem đến cho các em niềm 
yêu thích bộ môn, nó còn giúp hoàn thiện hơn cho các em tình cảm nhân cách, bồi dưỡng 
tâm hồn, góp phần đáp ứng hiệu quả mục tiêu giáo dục của chúng ta. 
 Con người hiện đại bên cạnh thỏa mãn các yêu cầu về kiến thức, cũng cần thỏa mãn các 
yêu cầu về kĩ năng sống . Một vài trong số đó là kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng làm việc 
độc lập sáng tạo, Học theo phương pháp và hình thức học tập mới sẽ giúp ích rất nhiều 
cho học sinh, đáp ứng yêu cầu giáo dục của thời đại mới. 
VI. Mức độ ảnh hưởng: 
- Sáng kiến kinh nghiệm góp phần làm phong phú hóa lí luận dạy học văn: luyện tập kĩ 
năng giao tiếp cho học sinh ở các khối lớp trung học phổ thông và trung học cơ sở. 
- Về thực tiễn, sáng kiến kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn và 
bồi dưỡng kĩ năng sống cho học sinh. Sáng kiến kinh nghiệm có thể làm tài liệu tham khảo 
cho đồng nghiệp và HS khi dạy học Ngữ văn, những cách áp dụng kĩ thuật dạy được đề 
xuất có thể vận dụng rộng rãi bởi tính tiện dụng và tiết kiệm. 
- Điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp : không giới hạn trong các tiết dạy học văn. 
VII- Kết luận 
I. Những bài học kinh nghiệm 
1. Với bản thân 
 Với việc đề xuất một số biện pháp tổ chức quá trình dạy học, bản thân chúng tôi cảm 
thấy tâm đắc vì đã đưa ra các giải pháp chủ yếu gắn các kĩ thuật dạy học với việc vận dụng 
kết hợp các phương pháp. Mục đích hướng tới là nhằm phát huy tính tích cực của các hình 
thức dạy học như dạy học nhóm, dạy học qua hệ thống bài tập kết hợp các phương tiện dạy 
học giúp học sinh thuận lợi hơn trong giải quyết các vấn đề. 
65 
 Nhờ đó mà nâng cao chất lượng học văn cho học sinh, đồng thời tạo hứng thú cho bản 
thân trong hành trình sáng tạo đổi mới phương pháp dạy học. 
2. Với đồng nghiệp có thể rút ra những kết luận 
- Việc dạy học vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại không khó khăn và 
rườm rà trong khâu chuẩn bị, chỉ cần phấn, bảng, tập học, sách giáo khoa, các dụng cụ học 
tập thiết yếu và một số thiết bị công nghệ nếu có, thì giáo viên đã có thể chuẩn bị được tiết 
dạy phát huy năng lực học sinh. 
- Học sinh học tập thực sự, không cầu kì, màu mè, hình thức mà vẫn học tập hứng thú, có 
đam mê, nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản, góp phần cải thiện văn hóa đọc của học sinh. 
- Qua hoạt động giao tiếp trong học tập, học sinh được rèn luyện nhiều trong diễn đạt, dùng 
từ, đặt câu, bày tỏ cảm xúc trong viết đoạn. 
- Với cách học tương tác, học sinh mạnh dạn hơn trong tìm tòi tri thức, khẳng định mình, 
độc lập sáng tạo. Từ đó học sinh có những suy nghĩ đột phá trong bài làm viết đoạn hay 
viết bài, biết liên hệ thực tiễn, gắn văn học với hiện thực đời sống. 
3. Những kiến nghị, đề xuất 
 Trong một xã hội hiện đại, khi khối lượng tri thức của nhân loại đã và đang tăng lên vùn 
vụt, nhà trường cần phải nhìn lại cách dạy học, không thể mãi lựa chọn cách dạy nhằm 
cung cấp số lượng các sự kiện và tri thức. Trong bối cảnh xã hội ấy, nhiệm vụ của môn 
Ngữ văn là phải giáo dục cho học sinh nhân cách, lòng yêu mến và ý thức giữ gìn sự trong 
sáng của tiếng Việt, giúp học sinh lĩnh hội lời nói của người khác, sản sinh ra các lời nói 
đúng và hay, biết cách thức tiếp nhận và tạo lập các giá trị văn hóa ở nhiều lĩnh vực thể 
hiện khác nhau. Muốn hình thành kiến thức và các kỹ năng ngôn ngữ, học sinh phải trực 
tiếp tham gia vào hoạt động giao tiếp thường xuyên qua cách dạy học tương tác. Giáo viên 
cần linh hoạt hơn trong vận dụng các kĩ thuật dạy học. Việc đơn giản hóa các kĩ thuật 
dạy học sẽ khiến cho quá trình dạy học thực tế hơn mà vẫn đảm bảo yêu cầu phát huy năng 
lực học sinh. 
66 
 Những đề xuất mà chúng tôi đưa ra khi dạy học tương tác cho học sinh cần phải 
được tiếp tục kiểm chứng trong thực tế dạy học. Tuy vẫn còn nhiều hạn chế nhưng chúng 
tôi mong rằng đây sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích góp phần tạo được những chuyển 
biến tích cực trong việc dạy học Ngữ văn. 
 Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý đồng nghiệp. Xin chân 
thành cảm ơn. 
 Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. 
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến 
 NGUYỄN HOÀNG HỒNG CHÂU 
67 
NỘI DUNG MINH CHỨNG CHO BÀI HỌC “LIÊN TƯỞNG, TƯỞNG TƯỢNG”: 
 GIÁO ÁN: 
LIÊN TƯỞNG, TƯỞNG TƯỢNG 
A.Mức độ cần đạt 
1. Kiến thức 
- Hiểu nội dung, vai trò và ý nghĩa của liên tưởng, tưởng tượng trong làm văn. 
2. Kĩ năng 
- Bước đầu có ý thức rèn luyện kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng trong quá trình làm văn. 
3. Thái độ 
Thêm yêu quí các áng văn được học và đọc, học hỏi được những cái hay trong diễn đạt. 
4. Định hướng phát hiện năng lực HS : 
- Năng lực hợp tác : Trao đổi, thảo luận cùng bàn bạc lắng nghe ý kiến , hoàn thiện ý kiến 
cá nhân. 
- Năng lực sáng tạo : HS trình bày những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về văn học. 
- Năng lực thẩm mĩ : những giá trị thẩm mỹ văn học 
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
- Giáo viên : Tìm các bài tập bên ngoài 
- Học sinh : Ôn lại các bài học về văn bản 
C. Phương pháp, phương tiện dạy học chuyên đề 
- Phương pháp : Giáo viên thuyết trình, đặt câu hỏi, tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 
- Phương tiện : SGK Ngữ văn 10 nâng cao, tài liệu chuyên đề tự soạn. 
D. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 
Hoạt động 1: Khởi động: (5p): Nhanh trí 
68 
 Chọn học sinh 4 đội, mỗi đội 2 bạn, nhìn slide sau trả lời nhanh câu hỏi lên bảng. Đội 
nào nhanh và chính xác thì được thưởng 
➔ Nội dung trả lời: 
- Tranh 1: người câu cá, việc câu cá → Một mai, một cuốc, một cần câu (Nhàn- Nguyễn 
Bỉnh Khiêm. 
- Tranh 2: Người dân ở chợ, cảnh mua bán sầm uất → Lao xao chợ cá làng ngư phủ (Cảnh 
ngày hè- Nguyễn Trãi) 
T
G 
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt 
5p 
Hoạt động 2:Hình thành kiến 
thức 
 *Tìm hiểu nội dung liên tưởng, 
tưởng tượng 
 GV nêu vấn đề: 
Tìm hiểu khái niệm, sự thể hiện, 
các cách liên tưởng, cho ví dụ về 
liên tưởng. 
I. Cơ sở lý thuyết 
 1. Liên tưởng: 
 a) Liên tưởng là hoạt động tâm lí của con người từ 
việc này mà nghĩ đến việc kia, từ người này mà liên hệ 
tới người nọ. Cơ sở của liên tưởng là trong thực tế các 
sự vật, hiện tượng tồn tại không tách rời mà có quan 
hệ với nhau. 
 b) Liên tưởng trong đời sống và liên tưởng trong 
sáng tác văn học, trong làm văn có sự khác nhau. 
69 
- Tìm hiểu khái niệm, phân loại các 
cách tưởng tượng, cho ví dụ về 
tưởng tượng. 
→Yêu cầu học sinh trao đổi cặp 
đôi trong thời gian 2 phút, trình bày 
căn cứ trên sách giáo khoa và trải 
nghiệm đời sống và văn học. 
GV: Chốt ý, lấy thêm ví dụ về liên 
tưởng, tưởng tượng. 
VD: 
-Những hình ảnh còn lưu đến nay 
về mũi tên đồng, thành Cổ Loa, 
và câu chuyện trong truyền thuyết 
An Dương Vương, Mị Châu, 
Trọng Thủy. 
 - Trong đời sống: liên tưởng tự phát, tản mạn, không 
nhất thiết phải có mục đích, ý nghĩa. 
 - Trong làm văn, sáng tác văn học: liên tưởng có mục 
đích nhằm làm nổi bật điều muốn nói, tạo ra một ý 
nghĩa nào đó. 
 VD: Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã liên tưởng 
lịch sử đau thương mà anh dũng, sức sống bền bỉ bất 
diệt của dân làng Xô Man với rừng xà nu, từ đó xây 
dựng nên một hình tượng văn học có giá trị (Rừng xà 
nu). 
 c) Có nhiều cách liên tưởng: 
 + Liên tưởng tương cận (gần nhau). VD: Từ “đôi 
dép” liên tưởng tới người đi dép, từ “bảng đen”, “phấn 
trắng” liên tưởng tới thầy giáo 
 + Liên tưởng tương đồng (giống nhau). VD: Từ Bác 
Hồ liên tưởng tới mặt trời (Bài thơ "Viếng lăng Bác" 
của Viễn Phương), từ “công cha”, “nghĩa mẹ” liên 
tưởng núi cao, sông dài (Ca dao). 
 + Liên tưởng đối sánh trái ngược. VD: Từ "áo rách" 
liên tưởng tới "áo gấm xông hương" (Ca dao) từ "dại" 
liên tưởng tới "khôn" (Thú nhàn - Nguyễn Bỉnh 
Khiêm). 
 + Liên tưởng nhân quả (Nguyên nhân - hệ quả) 
Ví dụ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" (Tục ngữ) 
 2. Tưởng tượng: 
70 
5p 
→ Làm rõ 2 vấn đề: : 
-Những liên tưởng, tưởng tượng 
của tác giả dân gian được đưa vào 
câu chuyện. 
-Những liên tưởng, tưởng tượng 
này là có mục đích (Chứ không 
bâng quơ, thiếu định hướng, phân 
biệt với những cách liên tưởng tự 
do trong cuộc sống) 
→ Vấn đáp Ý nghĩa của liên tưởng, 
tưởng tượng 
*Tìm hiểu liên tưởng tưởng 
tượng của nhà văn qua bài tập 
sách giáo khoa 
HS: Đọc bài văn "giếng nước" 
Ví dụ: Trong thần thoại Hi Lạp, A-pô-lông (thần mặt 
trời) cưỡi xe lửa; thần núi Việt Nam (Sơn tinh)giống 
như một ông già tóc trắng thỉnh thoảng xuất hiện trên 
đỉnh Tản Viên 
 a) Tưởng tượng là hoạt động tâm lí của con người 
nhằm tái tạo, biến đổi các biểu tượng (hình ảnh) trong 
trí nhớ và sáng tạo ra hình tượng mới. 
 b) Tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo: 
 + Tưởng tượng tái tạo: Dựa vào một số thông tin 
tranh ảnh mà tạo ra hình tượng hoàn chỉnh về sự vật, 
con người. 
 + Tưởng tượng sáng tạo: kết hợp các hình ảnh đã biết 
tạo ra hình ảnh mới chưa từng có. Đây là nền tảng của 
sáng tạo nghệ thuật. 
3- Ý nghĩa của liên tưởng, tưởng tượng 
 + Chắp cánh cho tư duy con người thoát khỏi sự lệ 
thuộc vào các sự vật, việc trước mắt. 
 + Mở rộng tầm nhìn, khám phá những bí ẩn của thế 
giới và con người. 
 + Sáng tạo những sản phẩm mới, những hình tượng 
nghệ thuật độc đáo, giàu ý nghĩa. 
II. Tìm hiểu liên tưởng, tưởng tượng của nhà văn. 
 1. Bài “Giếng nước" của Vưu Kim (dịch trong "Tản 
văn đẹp"). 
71 
10
p 
GV: Nêu câu hỏi cho học sinh tìm 
hiểu (Liên tưởng giếng nước với 
điều gì? Liên tưởng loại gì? Liên 
tưởng có thích hợp thoả đáng 
không? Nó giúp tác giả triển khai 
suy nghĩ của mình như thế nào?) 
HS: Thảo luận ngắn 3’, trả lời từng 
câu hỏi. 
HS: Đọc bài "Giã từ tuổi nhỏ". 
GV: Nêu câu hỏi cho học sinh tìm 
hiểu (Xuân Diệu tưởng tượng ra 
điều gì? tưởng tượng sáng tạo ở 
chỗ nào? có nói được tư tưởng sâu 
sắc và thú vị của tác giả không?). 
HS: Thảo luận, trả lời từng câu hỏi 
Hoạt động 3: Luyện tập 
-Học sinh trình bày sản phẩm tranh 
vẽ những tác phẩm đã học và 
thuyết minh về nội dung bức tranh 
theo sự liên tưởng của mình. 
 + Tác giả liên tưởng giếng nước với những con 
người sâu sắc. Đây là loại liên tưởng tương đồng. 
 + Liên tưởng của tác giả rất thích hợp và thoả đáng: 
giếng nước sâu, trong, mát, vị ngọt ngào cũng như 
những người sâu sắc, có trí tuệ mà không "phô ra cho 
thiên hạ xem". 
 + Liên tưởng giúp tác giả triển khai suy nghĩ của 
mình được thấu đáo, toàn diện về con người từ đó đem 
đến cho người đọc sự lí thú. 
 2. Bài Giã từ tuổi nhỏ của Xuân Diệu 
 + Xuân Diệu đã tưởng tượng ra nhân vật "em tuổi 
nhỏ" - một đoạn đời tuổi thơ rất đẹp của mình về gặp 
mình trong hiện tại rồi giã từ. 
 + Đây là tưởng tượng hết sức sáng tạo: gặp lại "em 
nhỏ của tôi”, "nằm giữa tuổi thơ" đánh thức em dậy để 
"giã từ", "em biến mất" để lại bâng khuâng, nuối tiếc. 
 + Tưởng tượng đã nói được tư tưởng của tác giả một 
cách thú vị: “tuổi nhỏ" là đẹp nhất - hãy trân trọng tuổi 
nhỏ và sống đẹp, sống có ý nghĩa. 
III. Luyện tập: 
• Thể hiện cảm nhận tác phẩm bằng tranh 
72 
7p 
-Học sinh làm việc nhóm 4 trong 
thời gian 5p, dùng kỹ thuật khăn trải 
bàn để cảm nhận 2 câu cuối bài 
“Độc Tiểu Thanh kí”- Nguyễn Du. 
Hoạt động 4: Vận dụng 
-Cho học sinh hoạt động nhóm: 
Gv nêu yêu cầu và phát phiếu học 
tập: 
• Cảm nhận ý nghĩa hình ảnh giếng 
giữa đàng trong bài ca dao “Thân 
em như giếng giữa đàng” Từ đó 
liên hệ hình ảnh tấm lụa đào trong 
câu ca dao “Thân em như tấm lụa 
đào” để nhận xét về ý thức của 
người bình dân khi cảm nghĩ về 
mình. 
• Thời gian: 3 ph 
• Cử 1 bạn thuyết trình và 1 bạn ghi 
bảng 
→Dự kiến nội dung chốt ý: 
• Vận dụng liên tưởng, tưởng tượng thực hành 
phiếu học tập sau để trình bày nội dung đọc 
hiểu 2 câu thơ trong bài “Độc Tiểu Thanh kí”- 
Nguyễn Du: 
Nội dung 
thống nhất 
Phần ghi chú bên lề 
 Phần ghi chú bên lề 
P
h
ần
 g
h
i ch
ú
 b
ên
 lề
P
h
ần
 g
h
i ch
ú
 b
ên
 lề
73 
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng (10p) 
 Viết đoạn văn: “Không có vinh quang nào mà không trải qua gian khổ, đắng cay” 
Dặn dò, hướng dẫn tự học (3p): 
GV: Chọn 2 trong 4 đề yêu cầu học sinh hoàn thiện thêm dựa trên kiến thức đã học để trình 
bày phần đã chuẩn bị. 
HS: Chuẩn bị dàn ý và trình bày các ý kiến bổ sung cho nhau để tăng thêm tính phong phú 
của liên tưởng, tưởng tượng. 
GV: Điều khiển phát triển thảo luận và đưa ra nhận xét thích hợp. 
- Yêu cầu học sinh về nhà làm các đề b và d. 
Dự kiến kết quả: 
1. Đề a: Liên tưởng từ chiếc nón lá Việt Nam 
 + Người che nắng, che mưa (người phụ nữ) 
 + Người che mặt làm duyên (các thiếu nữ). 
 + Các điệu múa trong các lễ hội. 
 + Con người Việt Nam giản dị, duyên dáng 
 2. Đề c: Tưởng tượng nếu thời gian dừng lại hoặc quay ngược trở lại thời xưa. 
 + Trái đất không quay nữa. 
74 
 + Không có mặt trời, mặt trăng, không có gió mưa, có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông, 
 + Nồi cơm đang nấu không chín, cây không ra hoa, sự sống ngưng đọng. 
 + Con người không được thêm tuổi, không lên lớp, không trưởng thành, không già đi 
 + Nếu thời gian quay ngược trở lại: con người trở lại thời nguyên thuỷ, em còn trong 
bụng mẹ (hoặc đi học lớp 1, mẫu giáo). 
• Chuẩn bị bài mới: “Lập kế hoạch cá nhân” 
• Chuẩn bị: Chọn một tiêu chí để lên kế hoạch: 
- Để đạt giải học sinh giỏi Olympic 30-4 
- Để dành được học bổng du học 
- Để trở thành một nhà thuyết trình giỏi 
• Một số sản phẩm HS sau tiết học 
- Sản phẩm phần luyện tập 
75 
76 
- Sản phẩm phần tìm tòi, mở rộng 
77 
78 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lê A (2007), PP dạy học tiếng Việt, NXB Giáo dục. 
2. Benmieyer, Nguyễn Văn Cường, (2014) Lý luận dạy học hiện đại, NXB ĐHSP Hà Nội 
3. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1999), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học 
sư phạm (Dùng cho các trường đại học sư phạm và cao đẳng sư phạm), NXB Đại học quốc 
gia Hà Nội. 
4. Phạm Quang Tiệp (2013), “ Dạy học dựa vào tương tác trong đào tạo giáo viên tiểu học 
trình độ đại học”, Bộ GD &ĐT, Viện khoa học giáo dục Việt nam. 
5. Đỗ Ngọc Thống (2011), Chương trình Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam, 
NXB Giáo dục. 
6. Jean - Marc Denommé và Madelein Roy (1998 )“Tiến tới một phương pháp sư phạm tương 
tác” 
7. 
hoc.html 
8. 
nang-luc-va-pham-chat-nguoi-hoc 
79 
MỤC LỤC 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_tuong_tac_mon_ngu_van_trung_ho.pdf
Sáng Kiến Liên Quan