Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân theo hướng phát triển năng lực

Mục đích của một giờ đọc văn không nhằm truyền thụ một chiều cho học

sinh những cảm nhận của giáo viên về văn bản được học, mà hướng đến việc cung

cấp cho học sinh cách đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề nội dung và

nghệ thuật của văn bản, từ đó hình thành cho học sinh năng lực tự đọc một cách

tích cực, chủ động, có sắc thái cá nhân. Thế nhưng, việc dạy học hiện nay vẫn tồn

tại một thực trạng như sau:

Về phía người dạy, việc đổi mới phương pháp dạy học chưa đồng bộ, nhiều

giáo viên chưa tích cực trong việc đổi mới phương pháp. Đa số giáo viên đã có ý

thức đổi mới phương pháp dạy học nhưng việc thực hiện chưa thường xuyên, còn

mang tính chất hình thức, đối phó. Lí do của thực trạng này là thời gian và công

sức cho việc chuẩn bị một giờ dạy học theo phương pháp mới là quá nhiều, vả lại

cần phải có sự phối hợp tích cực của người học thì giờ dạy theo phương pháp mới

mới thành công. Nhiều giáo viên hiện nay vẫn còn dùng phương pháp dạy học theo

một chiều: thầy giảng, trò lắng nghe, ghi nhớ và biết nhắc lại đúng những điều thầy

giảng là đủ. Nhiều giáo viên chưa chú trọng đến việc tiếp thu, vận dụng kiến thức

của học sinh cũng như việc chỉ ra cho người học một con đường tích cực, chủ động

để thu nhận kiến thức. Do đó, có những giờ dạy được giáo viên tiến hành như một

giờ diễn thuyết, thậm chí có những giáo viên còn đọc chậm cho học sinh chép lại

những gì có sẵn ở giáo án. Vì vậy, giờ học tác phẩm văn chương chưa thu hút được

sự chú ý và cộng tác của người học, thậm chí gây ra tâm lí chán học cho một bộ

phận học sinh.

Về phía học sinh, đa phần học sinh học tập môn Ngữ văn rất thụ động. Các

em không quan tâm đến các hoạt động để tự tìm đến tri thức mà quen nghe, quen

chép, ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì mà giáo viên10

đã giảng. Điều này đã làm triệt tiêu óc sáng tạo, suy nghĩ của chính mình, biến

mình thành người quen suy nghĩ, diễn đạt bằng ý vay mượn, lời sẵn có, thành

người nô lệ của sách vở. Vì chưa có hào hứng, chưa quen bộc lộ những suy nghĩ,

tình cảm của cá nhân trước tập thể cho nên khi phải nói và viết, học sinh cảm thấy

rất khó khăn. Có một thực tế hiện nay là rất ít học sinh biết rung động trước những

tác phẩm văn chương hay. Do vậy, khi làm bài học sinh còn suy luận chủ quan,

liên hệ thực tế còn khiên cưỡng.

pdf53 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân theo hướng phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 một khao 
khát sống mãnh liệt. 
- Từ khi chấp nhận lấy Tràng: 
+Trên đường theo Tràng về nhà: “Người 
đàn bà đi sau hắn chừng ba bốn bước. Thị 
cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái 
nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất 
đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn.” 
-> Trang phục không phải của cô dâu, 
cũng không phải đám đón dâu nhưng lại 
36 
GV: Có thể nói, người vợ nhặt 
được miêu tả ít, song đó lại là nhân 
vật không thể thiếu trong tác phẩm. 
Thiếu thị, Tràng vẫn chỉ là Tràng 
của ngày xưa; bà cụ Tứ vẫn lặng 
thầm trong đau khổ, cùng cực. 
Chính thị đã thổi một luồng sinh 
khí, một luồng gió mới vào cuộc 
sống tối tăm, nghèo khổ của Tràng, 
làm ngời sáng lên niềm tin vào 
cuộc sống. 
Người vợ nhặt là một sáng tạo của 
Kim Lân. Thông qua nhân vật này, 
nhà văn đã thể hiện một ý nghĩa 
nhân văn cao đẹp: Con người Việt 
Nam dù sống trong hoàn cảnh khốn 
cùng nào cũng sẽ luôn hướng về 
tương lai với niềm tin vào sự sống. 
là hình ảnh của một cô dâu mới biết xấu 
hổ và rất phép tắc. 
 + Khi về đến nhà: “Thị đảo mắt nhìn 
xung quanh, cái ngực gầy lép nhô hẳn lên, 
nén một tiếng thở dài.” “ ngồi mớm 
xuống mép giường.” 
-> Rất ý tứ. Giấu nỗi thất vọng một cách 
kín đáo vào lòng. 
+ Khi gặp gỡ mẹ chồng: 
. “U đã về ạ”-> Chào rất lễ phép. 
. Đứng vân vê tà áo, bà cụ Tứ bảo ngồi 
xuống cho đỡ mởi chân nhưng thị chỉ khẽ 
nhúc nhích vẫn đứng nguyên chỗ cũ. -> 
Từ tốn 
=> Thị có một vẻ đẹp nữ tính. 
* Sáng hôm sau: 
- Dậy sớm cùng với mẹ chồng dọn dẹp 
nhà cửa gọn gàn, sạch sẽ - “Mấy chiếc 
quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm 
mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra 
sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô 
cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm 
ắp. Đống rác mùn tung hoành ngay lối đi 
đã hót sạch.” 
->Biết lo toan, vun vén cho gia đình. “rõ 
ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực”. 
- Trong bữa ăn đầu tiên ở nhà chồng: 
“Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên 
mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm 
nhiên và vào miệng.” 
-> Coi như không có chuyện gì xảy ra, cố 
giữ thái độ ,nét mặt như vẫn đang ăn bình 
thường khiến người đọc cảm phục. 
- Khi nghe tiếng trống thúc thuế, thị đã kể 
“- Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang 
người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. 
Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, 
37 
Hãy khái quát lại về vẻ đẹp tâm 
hồn của nhân vật người vợ nhặt? 
GV kết thúc tiết 2 và định hướng 
cho tiết 3. 
Tiết 3. 
GV chuyển ý. 
GV sử dụng PP dạy học hợp tác; 
sử dụng kỹ thuật hoạt động theo 
nhóm nhỏ- theo bàn, trình bày 
một phút để hướng dẫn HS cảm 
nhận được: Vẻ đẹp tâm hồn của 
nhân vật bà cụ Tứ 
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ học 
tâp: Thảo luận theo bàn: 
Tìm những chi tiết tiêu biểu biểu 
hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhân bà cụ 
Tứ? Cảm nhận để rút ra vẻ đẹp 
trong tâm hồn của nhân vật? 
- HS vận dụng kĩ năng đọc hiểu chi 
tiết truyện, nêu những cảm nhận 
của mình về nhân vật . 
- Bước 2: HS báo cáo sản phẩm: 
HS đại diện các nhóm báo cáo kết 
quả thảo luận. 
- Bước 3: HS các nhóm nhận xét. 
Bổ sung cho nhau. 
- Bước 4: GV đánh giá, nhận xét 
và chốt lại kiến thức. 
chia cho người đói nữa đấy” 
-> Gieo một niềm tin, niếm hi vọng về sự 
đổi đời, về tương lai no ấm cho mẹ chồng 
và chồng. 
=> Từ khi chấp nhận lấy Tràng, những vẻ 
đẹp trong tâm hồn thị đã dần dần hồi sinh 
và thực sự tỏa sáng. 
* Tiểu kết: Vẻ đẹp tâm hồn của người vợ 
nhặt là khao khát sống và khao khát về 
một mái ấm gia đình mãnh liệt. 
c. Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật bà cụ 
Tứ 
* Chiều hôm trước: 
- Khi thấy những biểu hiện khác lạ của 
Tràng và một người đàn bà ở trong nhà, 
lại đứng ở đầu giường con mình, lại còn 
chào mình bằng u-> Bà vô cùng ngạc 
nhiên. 
- Khi nghe Tràng giới thiệu về nàng dâu 
mới, bà: 
. “Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu 
rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn 
hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán 
vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. 
Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho 
con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, 
những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau 
này. Còn mình thì...” 
-> Bà buồn tủi cho gia cảnh của mình. 
. “Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ 
xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng 
chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được 
cơn đói khát này không?” 
-> Bà lo lắng. 
. “Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có 
gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta 
mới lấy đến con mình. Mà con mình mới 
38 
GV mở rộng: Chính Kim Lân đã 
nhấn mạnh: “Người ta viết về cái 
đói, cái khát thì nó bi thảm, đau 
thương và tối tăm, nhưng tôi muốn 
viết trong cái đói, cái khát ấy, con 
người ta hướng về sự sống, khao 
khát về sự sống. Chính sự khao 
khát ấy đưa đến một sự thật là, có 
cùng khổ người ta mới thành 
thương yêu, đùm bọc được nhau, 
chứ cùng sướng thì chưa chắc đã có 
sự thương yêu”. “Đồng thời họ bắt 
đầu một niềm tin mới, một niềm 
hạnh phúc mới, dù rất mong 
manh.” 
GV: Qua nhân vật bà cụ Tứ, nhà 
văn muốn gửi tới bạn đọc thông 
điệp: Dù cuộc sống thế nào cũng 
phải giữ lấy niềm tin và hi vọng. 
Bà cụ Tứ chính là hình ảnh đẹp đẽ 
nhất, đại diện tiêu biểu cho hàng 
triệu bà mẹ Việt Nam. 
có vợ được...” 
-> Bà cũng mừng cho con. 
=> Nhiều cảm xúc. Nhưng tất cả là những 
biểu hiện của một tấm lòng yêu thương 
con. 
- Cách hành xử: 
+ “- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên 
phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng...” 
-> Bà đã mở rộng vòng tay đón nhận con 
dâu. Bà nói” Mừng lòng” là đồng ý một 
cách thật tâm. Bà còn nói phải duyên phải 
kiếp để khẳng định đây là mối lương 
duyên do trời định. Khiến thị cũng nhẹ 
lòng. 
+ “- Nhà ta nghèo con ạ. Vợ chồng chúng 
mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may 
mà ông giời cho khá... Biết thế nào hở 
con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra 
thì rồi con cái chúng mày về sau.” 
-> Bà dặn dò các con, hướng các con đến 
một tương lai tươi sáng bằn niềm tin của 
một người mẹ nông dân nghèo. 
+ “Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài”. “Bà 
lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ 
đến ông lão, nghĩ đến đưa con gái út. Bà 
lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng 
dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy 
nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố 
mẹ trước kia không?...” 
-> Bà giấu nỗi buồn vào lòng để truyền 
niềm tin cho con. 
=> Cách hành xử thể hiện tấm lòng nhân 
hậu bao la. 
*Sáng hôm sau: 
- Bà dậy sớm và nói toàn chuyện vui, bà 
nhắc đến việc Tràng nên chuẩn bị nuôi 
gà. 
39 
Hãy khái quát lại về vẻ đẹp tâm 
hồn của nhân vật bà cụ Tứ? 
Cảm nhận của em về chi tiết kết 
thúc truyện? Em thử so sánh với 
kết thúc truyện Chí Phèo của Nam 
Cao? 
(Mỗi HS huy động kiến thức đã biết 
để nêu cảm nhận ,so sánh của 
mình.) 
Nếu được tưởng tượng một kết thúc 
khác cho truyện, em sẽ định kể với 
ý tưởng như thế nào? Hày trình bày 
ngắn gọn ? 
(Từ tình huống gợi mở trí tưởng 
tượng, HS có thể nêu ra được 
những ý tưởng sáng tạo, hoặc gửi 
gắm được những ước vọng, mong 
muốn nhân văn của mình) 
 GV hướng dẫn học sinh tổng kết 
bài học. 
- GV sử dụng phương pháp nêu 
và giải quyết vấn đề, kĩ thuật 
trình bày một phút để HS tổng 
kết nội dung và nghệ thuật của 
tác phẩm. 
-> Để gieo niềm tin cho con về cuộc 
sống. Bà đã đón nhận hạnh phúc của các 
con để tự sưởi ấm lòng mình . 
- Bà gọi cháo cám là chè khoán 
-> Để kéo dài niềm vui cho gia đình. 
-Khi nghe tiếng trống thúc thuế, “- Bà lão 
ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám 
để con dâu nhìn thấy bà khóc.” 
-> Bà giấu nỗi lo vào lòng mình để các 
con được vui. 
=> Cái đói không làm mất đi niềm tin của 
bà vào tương lai. 
* Tiểu kết: Bà cụ Tứ là một người mẹ yêu 
thương con vô bờ bến và có tấm lòng 
nhận hậu bao la. 
- Chi tiết kết thúc truyện: 
+ Là một hiện thực tuy chưa rõ nhưng 
cũng là niềm mơ ước của những người 
như Tràng. 
+ Hình ảnh ấy là dự cảm về sự đổi đời 
của người lao động nghèo đã đến giữa 
ngày đói khát hay chính nhà văn đã khơi 
dậy niềm hy vọng về một tương lai tươi 
sáng cho họ. 
+ Đây là một kết thúc khác với cách kết 
thúc của truyện Chí Phèo. 
III.Tổng kết 
1.Về nội dung: Truyện vừa có giá trị hiện 
thực vừa giá trị nhân đạo sâu sắc: 
- Giá trị hiện thực: Truyện phản ánh chân 
thực nạn đói năm 1945. 
40 
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ học 
tâp: 
Sau khi tìm hiểu tác phẩm , một số 
bạn đã đưa ra các nhận xét, cảm 
nhận chung như sau: 
- Truyện viết về một tình cảnh thê 
thảm của người nông dân nước ta 
trong nạn đói khủng khiếp năm 
1945 để ca ngợi phẩm chất tốt đẹp 
và sức sống kì diệu của họ - ngay 
trên bờ vực cái chết họ vẫn hướng 
về sự sống, khao khát mái ấm gia 
đình và thương yêu dùm bọc nhau. 
- Trong truyện Vợ nhặt, Kim Lân 
muốn bộc lộ một quan điểm nhân 
đạo sâu sắc của mình. 
-Truyện khơi dậy được tình yêu 
thương con người, lòng nhân ái, 
gây xúc động mạnh mẽ cho người 
đọc. 
- Nhà văn đã tạo dựng được một 
tình huống truyện độc đáo cùng với 
cách kể hấp dẫn. 
-Nhà văn đã đi sâu miêu tả tâm lí 
nhân vật tinh tế. 
Em hãy chọn, ghi lại những ý em 
cho là hợp lí, hoặc nêu đánh giá của 
riêng em về ý nghĩa, giá trị nghệ 
thuật của tác phẩm? 
(Từ tình huống gợi mở, GV gọi hai 
HS sử dụng kĩ thuật trình bày một 
phút để tổng kết bài học ) 
- Bước 2: HS báo cáo sản phẩm: 
- Bước 3: HS khác lắng nghe và 
chốt lại kiến thức. 
- Bước 4: GV đánh giá, nhận xét 
và khẳng định lại kiến thức. 
- Giá trị nhân đạo: 
+ Lên án thực dân và phát xít đã đẩy 
người lao động Việt Nam vào cảnh khốn 
cùng. 
+ Tác giả cảm thông, xót xa cho cảnh ngộ 
bi đát của con người trong nạn đói. 
+ Phát hiện, ca ngợi những phẩm chất tốt 
đẹp của người lao động trong nạn đói. 
+ Nhà văn đã nhìn thấy khả năng thay đổi 
cuộc đời, khả năng làm cách mạng của 
người lao động nghèo. Đó chính là giá trị 
nhân đạo mới của tác phẩm. 
2. Về nghệ thuật: 
- Nhà văn đã tạo dựng được một tình 
huống truyện độc đáo cùng với cách kể 
hấp dẫn. 
-Nhà văn đã đi sâu miêu tả tâm lí nhân 
vật tinh tế. 
- Nghệ thuật dựng cảnh tài tình. 
- Kết cấu truyện độc đáo. 
41 
HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP. HS làm việc cá nhân tại lớp. 
Mục tiêu: HS tiếp tục tìm hiểu về truyện 
Phương tiện: Máy chiếu. 
Phương pháp, kỹ thuật: Giáo viên sử dụng phương pháp gợi mở, kỹ thuật trình 
bày một phút yêu cầu học sinh trả lời nhanh 
Tổ chức thực hiện Dự kiến sản phẩm 
Giáo viên gợi mở: Vợ nhặt là một tác 
phẩm có nhiều ý nghĩa, gợi nhiều liên 
tưởng, cảm xúc cho người đọc. Ở tác 
phẩm này chắc chắn sẽ còn ẩn chứa 
rất nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật 
viết văn, nhiều thông điệp sâu sắc của 
nhà văn. Để tìm hiểu tiếp, em hãy đọc 
kĩ lại tác phẩm và tiếp tục tự đặt ra 
những câu hỏi về ý nghĩa truyện, cách 
tìm hiểu truyện; về những chi tiết, 
hình ảnh mà em cảm thấy ấn tượng , 
thấy chưa hiểu để hỏi thầy cô và các 
bạn hoặc để tự mình đi tìm câu trả 
lời. 
Học sinh : Vì sao nhà văn lại đặt tên 
cho tác phẩm của mình là Vợ nhặt? 
Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện 
trong ý nghĩ của Tràng ở cuối truyện có 
ý nghĩa gì? Vì sao nhà văn lại mở đầu 
truyện bằng một buổi chiều và kết thúc 
vào một buổi sáng?.... 
HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG. HS về nhà làm theo nhóm. 
Mục tiêu: Rèn kĩ năng làm việc nhóm. 
Phương tiện: Máy chiếu. 
Phương pháp, kỹ thuật: Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học hợp tác, đóng 
vai để các nhóm tập làm diễn viên về nội dung sau: 
Tổ chức thực hiện Dự kiến sản phẩm 
Tập làm diễn viên: Đóng vai Tràng, 
người vợ nhặt và bà cụ Tứ để dựng lại 
cảnh gia đình Tràng trong buổi sáng 
hôm sau. 
 Bài tập này sẽ được chọn để tham gia 
hoạt động ngoại khóa, Câu lạc bộ văn 
học. 
HS tái hiện lại được cảnh gia đình 
Tràng gồm có các nhân vật Tràng, bà 
cụ Tứ và người vợ nhặt với các chi tiết 
cơ bản trong truyện. 
42 
 HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG. HS về nhà làm việc 
cá nhân. 
Mục tiêu: Rèn kĩ năng tự học, mở rộng, nâng cao kiến thức bài học. 
Phương tiện: Máy chiếu. 
Phương pháp, kỹ thuật: Trình bày một phút, kĩ thuật phòng tranh 
Tổ chức thực hiện Dự kiến sản phẩm 
- Giáo viên nêu nhiệm vụ cho HS lựa 
chọn để thực hiện: Chọn một trong ba 
nhiệm vụ sau: 
Nhiệm vụ 1: Tập làm nhà văn: Viết tiếp 
truyện Vợ nhặt theo ý tưởng của em. 
Nhiệm vụ 2: Tập làm họa sĩ: Vẽ một 
bức tranh về truyện Vợ nhặt theo ý 
tưởng của em. 
Nhiệm vụ 3: Tập làm nhà nghiên cứu, 
phê bình văn học:Tìm đọc các tác phẩm, 
các bài viết về cuộc đời, sự nghiệp của 
nhà văn Kim Lân rồi ghi chép tóm tắt lại 
những tư liệu hay vào sổ ghi chép văn 
học. 
 Phần này GV sẽ cho học sinh trình 
bày vào đầu tiết học sau. 
Nhiệm vụ 1: Viết được một kết thúc có 
ý nghĩa nhân văn. 
Nhiệm vụ 2: Vẽ được một bức tranh 
phản ánh đúng một khía cạnh của tác 
phẩm. 
Các bức tranh sẽ được treo xung 
quanh lớp học . 
Nhiệm vụ 3: Ghi chép được những kiến 
thức cơ bản của tài liệu. 
IV. GV dặn dò, hướng dẫn HS về nhà: 
+ Tóm tắt truyện. 
+ Nắm nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 
+ Đọc sách tham khảo. 
 + Chuẩn bị bài mới. 
43 
Phần 3: KẾT LUẬN 
 I. KẾT LUẬN CHUNG 
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định: “Đổi mới căn 
bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân 
chủ hoá và hội nhập quốc tế”, và “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn 
nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo 
dục quốc dân”. Đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT không chỉ là đòi hỏi tất yếu 
của thời đại, mà còn là nhu cầu tự thân của nền giáo dục Việt Nam. Đổi mới sẽ 
nhằm tạo “chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào 
tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu 
học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát 
huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân”. Một trong những giải 
pháp được tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, 
đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Quan 
niệm đó chi phối toàn bộ các yếu tố của quá trình giáo dục, từ nội dung, phương 
pháp đến đánh giá kết quả học tập. 
Trong những năm gần đây, việc dạy học môn Ngữ văn đã có nhiều chuyển 
biến tích cực, giáo viên bộ môn Ngữ văn đã thực hiện nhiều công việc trong đổi 
mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành công 
bước đầu. Tuy nhiên, trong thực tiễn giảng dạy của bản thân và qua dự giờ đồng 
nghiệp, chúng tôi nhận thấy nhiều vấn đề, nhiều câu hỏi đặt ra mà nhiều giáo viên 
vẫn còn lúng túng, vướng mắc trong trả lời, thực hiện để có thể thực hiện tốt việc 
giảng dạy theo hướng phát triển năng lực học sinh. Xuất phát từ yêu cầu và thực 
tiễn, chúng tôi mạnh dạn đề xuất phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển 
năng lực cho học sinh qua một tác phẩm cụ thể - Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Hy 
vọng rằng, với những trăn trở của bản thân và qua đúc rút từ thực tiễn giang dạy, 
sáng kiến kinh nghiệm này sẽ góp phần nhỏ để đổi mới phương pháp dạy học trong 
trường phổ thông hiện nay. 
II. KẾT QUẢ TRONG VIỆC ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
- Năm học 2020 -2021, tôi dạy ở bốn lớp 12 là 12A3, 12A4, 12A6,12A12. 
+ Đối với hai lớp12A3, 12A4, khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, sau 
tiết dạy, tôi vẫn cảm nhận thấy khoảng 1/4 học sinh là chưa tích cực học, không 
khí lớp học vẫn còn trầm. Do đó đến khi ôn thi tốt nghiệp giáo viên còn phải gợi 
khá nhiều. Kết quả là: 
44 
Lớp 
Sĩ 
số 
Số HS tham 
gia tích cực 
trong giờ 
học 
Số HS có 
ấn tượng 
sâu đậm 
về tác 
phẩm 
KSCL 
Giỏi Khá 
Trung 
bình 
Yếu 
SL % SL % SL % SL % SL % SL % 
12A3 39 21 53 19 48 3 7 7 17 18 46 11 30 
12A4 41 25 60 21 51 5 12 14 34 18 43 4 11 
 + Đối với hai lớp12A6, 12A12, sau khi soạn bài theo hướng sáng kiến kinh 
nghiệm đã trình bày, tôi đã áp dụng dạy. Đây là hai lớp có chất lượng học tập vào 
loại trung bình khá của trường. Nhưng sau tiết dạy, tôi nhận thấy học sinh học rất 
say sưa và tích cực. HS được hình dung những trải nghiệm của bản thân trong các 
tình huống thú vị, giàu tính nhân văn. Do đó mà số lượt HS tham gia phát biểu 
nhiều hơn hẳn. Nhiều ý kiến phát biểu đã thể hiện sự tìm tòi, suy nghĩ thực sự. Đến 
cuối học kì, ôn thi tốt nghiệp THPT các em vẫn còn ấn tượng sâu đậm về tác 
phẩm.Và trên hết là vấn đề phát triển năng lực và phẩm chất được lồng vào bài học 
một cách tự nhiên, hoàn toàn không một chút gượng ép. Kết quả thu được là: 
- Đề tài cũng đã được đồng nghiệp áp dụng tại các trường bạn và kết quả thu 
được như sau: 
Trường 
GV áp dụng 
Lớp 
áp 
dụng 
Kết quả khảo sát 
Số HS 
tham gia 
tích cực 
trong giờ 
học 
Số HS có 
ấn tượng 
sâu đậm 
về tác 
phẩm 
KSCL 
Giỏi 
Khá 
Trung 
bình 
Yếu 
THPT 
Nguyễn 
Xuân Ôn 
Phan Thị 
Vân Thanh 
12A6 
100% 
86% 
30
% 
45% 
25% 
0% 
THPT 
Diễn 
Châu 4 
Dương Mạc 
Linh 
12A4 
100% 
84% 
25
% 
47% 
28% 
0% 
Lớp 
Sĩ 
số 
Số HS 
tham gia 
tích cực 
trong giờ 
học 
Số HS có 
ấn tượng 
sâu đậm về 
tác phẩm 
KSCL 
Giỏi Khá 
Trung 
bình 
Yếu 
SL % SL % SL % SL % SL % SL % 
12A6 39 39 100 34 87 8 20 25 64 6 16 0 0 
12A12 41 41 100 39 95 15 36 24 58 2 4 0 
0 
45 
III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 
 Từ kết quả giảng dạy, tôi xin có một số đề xuất sau đây khi dạy truyện ngắn 
nói chung và truyện Vợ nhặt nói riêng: 
 * Đối với giáo viên: 
 - Đọc, nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, chuẩn kiến thức - kĩ năng và các tài liệu 
liên quan để nắm vững mục tiêu cần đạt, nắm vững nội dung và nghệ thuật cơ bản 
của truyện. 
 - Tìm ra nội dung tư tưởng chính của tác phẩm. 
 - Sưu tầm tranh ảnh. 
 - Nắm được vấn đề phát triển năng lực và phẩm chất được đề cập đến trong 
văn bản. 
 - Tìm phương án giảng dạy phù hợp với văn bản nhưng phải đảm bảo các 
nguyên tắc: 
 + Áp dụng linh hoạt phương pháp, kĩ thuật và hình thức dạy học mới phù hợp 
với từng bài dạy. 
 + Khai thác đúng đặc trưng môn Ngữ văn, đúng đặc trưng thể loại. 
 + Chỉ ra và giúp học sinh hiểu, vận dụng được kiến thức để phát triển năng 
lực và phẩm chất. 
 * Đối với HS: 
 - Phải đọc kĩ văn bản và những chú thích trước khi đến lớp. 
 - Phải tự mình trả lời hướng dẫn học bài cẩn thận. 
 - Tự hình thành các năng lực và phẩm chất qua các giờ học. 
 Trong khuôn khổ và giới hạn nhỏ hẹp như trên, chắc chắn sáng kiến còn có 
những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được sự chia sẻ và góp ý chân thành của 
quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để tôi tiếp tục nâng cao hiệu quả giảng dạy và 
hoàn thiện đề tài này. 
 Nghệ An, ngày 20 tháng 03 năm 2021 
46 
 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 12, (tập 2 - NXB GD). 
2. Sách giáo viên Ngữ văn 12 tập 2, Nxb GD, H. 2008. 
3. Kĩ năng đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 12, NXB GD. 
4. Chuyên đề dạy-học Ngữ văn 12, Vợ nhặt (Kim Lân), NXB GD Việt Nam, 
năm 2009. 
5. Đổi mới phương pháp dạy học và những bài dạy minh họa, Ngữ văn 12, 
NXB Đại học sư phạm. 
6. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng,môn Ngữ văn, lớp 12, NXB Đại học 
sư phạm. 
7. Thiết kế bài dạy Ngữ văn THPT, NXB GD 
8. Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, NXB Đại học QGHN 
9. Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, NXB GD Việt Nam. 
10. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển 
năng lực học sinh, năm 2014. 
11. 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, H. 1999. 
12. Sách giáo viên Ngữ văn 12 tập 2, Nxb GD, H. 2008. 
 13. Từ điển tiếng Việt, Nxb, Đà Nẵng. 1998. 
47 
PHỤ LỤC 
CÁC BỨC TRANH, ẢNH MINH HỌA CHO BÀI DẠY 
Ảnh 1: Cảnh những người đói phải sống vật vờ,vất vưởng ở ngoài đường 
48 
49 
Ảnh 2: Cảnh người chết nằm la liệt ở ngoài đường không có người chôn cất. 
50 
Ảnh 3: Người chết phải chôn chung trong những hố chôn tập thể. 
51 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 
TT Từ viết tắt Từ đầy đủ 
1 HS Học sinh 
2 GV Giáo viên 
3 GDPT Giáo dục phổ thông 
4 NL Năng lực 
5 SL Số lượng 
6 KSCL Khảo sát chất lượng 
7 PPDH Phương pháp dạy học 
8 SGK Sách giáo khoa 
9 PP/KTDH Phương pháp/kỹ thuật dạy học 
52 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_truyen_ngan_vo_nhat_cua_nha_va.pdf
Sáng Kiến Liên Quan