Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp Hóa học và môi trường trong chương trình THPT tại trung tâm giáo dục từ xa tỉnh

Trong những giờ học Hóa học ở trường phổ thông, các bài giảng liên quan tới vấn đề môi trường đã được tôi biên soạn và giảng dạy như sau:

- Trong công tác chuẩn bị bài giảng: chưa có biện pháp lôi cuốn học viên vào quá trình tự tìm hiểu kiến thức và xây dựng hệ thống tư liệu phục vụ cho bài học; tôi thường tự tìm tư liệu, hình ảnh phục vụ bài giảng nên đôi khi tư liệu chưa được phong phú.

- Khi soạn bài: các bài học có liên quan đến vấn đề môi trường tôi có liên hệ vào bài học nhưng còn ít nội dung, hầu như chưa đầu tư bổ sung nhiều tư liệu, hình ảnh, video cho bài học.

- Khi giảng dạy: tôi thường liên hệ kiến thức về bảo vệ môi trường nhưng nhiều giờ học chưa đầu tư nhiều hình ảnh, tư liệu tham khảo và chưa cập nhật các thông tin thời sự mới về môi trường; nhiều giờ dạy còn chưa huy động tối đa các thiết bị hỗ trợ dạy học như: máy tính, máy chiếu, bảng biểu

*Ưu điểm của giải pháp cũ:

- Giáo viên và học viên tốn ít thời gian đầu tư cho bài học, không phải chuẩn bị nhiều tư liệu, thiết bị phục vụ cho việc dạy và học.

- Trung tâm tốn kém ít việc đầu tư phòng học chuyên biệt: máy vi tính, máy chiếu, loa, miccro

* Nhược điểm của giải pháp cũ cần khắc phục:

- Các giờ học còn khô khan, học viên ít hứng thú với những kiến thức mà giáo viên mở rộng liên hệ.

- Nhiều học viên còn thụ động trong việc tiếp thu các kiến thức giáo viên đã liên hệ trong bài giảng và không có sự liên kết kiến thức môn Hoá học với các kiến thức về môi trường.

- Giáo viên và học viên kém tích cực trong việc đầu tư thời gian tìm tư liệu, hình ảnh, video, phim tài liệu về các vấn đề nóng hổi liên quan đến bảo vệ môi trường, do đó nhiều học viên thờ ơ, vô cảm với các vấn đề cấp bách về ô nhiễm môi trường: hiệu ứng nhà kính, mưa axit,

 

doc40 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp Hóa học và môi trường trong chương trình THPT tại trung tâm giáo dục từ xa tỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ.
- Chất hữu cơ là thành phần của môi trường tự nhiên.
Sơ lược về phân tích nguyên tố
- Các phương pháp phân tích để xác định nguyên tố trong hợp chất hữu cơ trong môi trường tự nhiên
Chương 5: Hiđrocacbon no
Bài 25: Ankan
Tính chất vật lí
Điều chế
- Thành phần tính chất của metan và dãy đồng đẳng của metan và sự biến đổi chúng.
- Khí metan là thành phần chính của khí thiên nhiên, khí mỏ dầu và một trong thành phần của dầu mỏ.
Chương 6 Hidrocacbon không no
Bài 29: Anken
Bài 30: Ankađien
Bài 32: Ankin
Tính chất hoá học
Điều chế
- Thành phần cấu tạo, tính chất một loại hợp chất hữu cơ có trong thành phần của một số nhiêu liêu, chất đốt
- Là nguyên liệu quan trọng của tổng hợp hữu cơ là etilen, axetilen và đồng đẳng.
- Trong đời sống nếu lạm dụng sử dụng đất đèn để dấm trái cây gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.
- Sự biến đổi các chất, thành phần các vật liệu như PE, PVC, cao su,
Bài 34: Thực hành: điều chế và tính chất của etilen, axetilen
Thí nghiệm1. Điều chế và thử tính chất của etilen.
Thí nghiệm 2. Điều chế và thử tính chất của axetilen
- Củng cố tính chất và sự biến đổi các chất trong môi trường
Chương 7: Hiđrocacbon thơm và nguồn hiđrocacbon thiên nhiên
Bài 35: Benzen và đồng đẳng. Một số hidrocacbon thơm khác
Bài 37: Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên - đọc thêm
Tính chất hoá học
Khí thiên nhiên và dầu mỏ
- Thành phần cấu tạo, tính chất của benzen và đồng đẳng của benzen được tạo ra bằng phương pháp hoá học.
- Benzen có độc tính, có thể gây ung thư.
- Sự biến đổi của benzen thành các chất khác.
- Thành phần hoá học của nguồn hiđrocacbon trong thiên nhiên: Dầu mỏ, khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, than mỏ.
- Khai thác chế biến dầu mỏ, khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, than mỏ và chống ô nhiễm môi trường.
Chương 8: Dẫn xuất halogen – ancol – phenol
Bài 40: Ancol
Bài 41: Phenol
Điều chế
- Sự biến đổi từ các chất trong môi trường tự nhiên và các chất nhân tạo.
- Cấu tạo phân tử, tính chất của loại chất và sự biến đổi của chúng
- Nguồn và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
2. Thí dụ về giáo án dạy học tích hợp hóa học và MT trong chương trình THPT tại TTGDTX
Tiết 32 - BÀI 17: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ (tiết 2)
(lớp 10 chương trình cơ bản)
A. Mục tiêu 	
1. Kiến thức
- Học viên hiểu được để lập PTHH của phản ứng oxi hóa - khử phải xác định được sản phẩm của phản ứng và cân bằng phương trình hóa học của phản ứng đó.
- Học viên xác định được sản phẩm của phản ứng oxi hóa – khử, chất khử và chất oxi hóa, viết được quá trình khử và quá trình oxi hóa.
- Học viên nêu được ý nghĩa cơ bản của phản ứng oxi hóa - khử: cung cấp năng lượng cho cuộc sống của con người và là cơ sở của các quá trình sản xuất hóa học.
2. Kĩ năng 
- Cân bằng thành thạo các phản ứng oxi hóa - khử theo phương pháp thăng bằng electron theo 4 bước.
- Dự đoán sản phẩm của phản ứng hóa học, lập được PTHH của phản ứng oxi hóa - khử.
- Làm việc hợp tác nhóm
3. Thái độ 
- Nêu được tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa – khử, cũng như hiểu được một số ảnh hưởng của phản ứng oxi hóa – khử với môi trường: hiện tượng mưa axit, hiệu ứng nhà kính
- Học viên rút ra hành động thiết thực của bản thân để góp phần bảo vệ môi trường: tiết kiệm điện, bảo vệ và chăm sóc cây xanh, sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, tuyên truyền đến mọi người không đốt rác thải, không đốt rơm, rạ sau thu hoạch một cách bừa bãi
B. Chuẩn bị: 
 * GV: Giáo án điện tử, SGKHH 10 cơ bản, phiếu học tập khổ lớn, bút dạ để hoạt động nhóm
 * Hóa chất: Cu, dung dịch HNO3 đặc, dung dịch Ca(OH)2
 * Dụng cụ: ống nghiệm có nhánh, giá sắt.
 * HS: SGK, sản phẩm báo cáo tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính và hiện tượng mưa axit.
C. Phương pháp
- Đàm thoại nêu vấn đề.
- Nêu vấn đề
- Kĩ thuật dạy học hợp tác theo nhóm.
- Dạy học dự án
- Phương pháp trực quan
D. Tiến trình dạy học 	
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
 Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các phản ứng hóa học sau đây? Cho biết, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử?
(1) C + O2 (dư) CO2 
(2) 2 C + O2 (thiếu) 2 CO 
(3) 6CO2+6H2O C6H12O6+6O2
(4) SO2 + Ca(OH)2 ® CaSO3 + H2O 
3. Bài mới
Vào bài (2 phút): Tiết trước, chúng ta đã xác định được chất oxi hóa, chất khử, viết được quá trình oxi hóa, quá trình khử và biết cách cân bằng PTHH của phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron khi biết đầy đủ sản phẩm của phản ứng. Hôm nay, cô cùng các em sẽ tìm hiểu tiếp cách lập PTHH của phản ứng oxi hóa – khử, nghĩa là xác định được sản phẩm của phản ứng và sau đó cân bằng phương trình. Đồng thời tìm hiểu ý nghĩa và ảnh hưởng của phản ứng oxi hóa khử đối với đời sống cũng như môi trường.
Tiết 32 - Bài 17: Phản ứng oxi hóa - khử (tiết 2)
Nội dung
Hoạt động của giáo viên và học viên
I. Định nghĩa
II. Lập PTHH của phản ứng oxi hóa – khử
1. Cân bằng PTHH của phản ứng oxi hóa – khử.
2. Lập PTHH của phản ứng oxi hóa – khử.
a. Thí nghiệm Cu + dung dịch HNO3 đặc.
- PTHH: 
Bước 1: 
Chất khử: Cu
Chất oxi hóa và môi trường: HNO3
Bước 2: (quá trình oxi hóa)
 (quá trình khử)
Bước 3: 
Bước 4: 
b. Luyên tập
* Tìm hiểu quá trình đốt cháy xăng pha chì của động cơ ô tô
1. Hoàn thành sản phẩm các phản ứng:
 (1) C8H18 + O2 CO2+ H2O
 (2) C7H16 + O2 CO2+ H2O
 (3) C8H20Pb +O2 CO2+ H2O + PbO
 (4) N2 + O2 NO
 (5) NO + O2 ¾® NO2
2. Cân bằng phương trình (1) theo phương pháp thăng bằng electron
Bước 1: 
 Chất khử: C8H18
 chất oxi hóa: O2
Bước 2: (quá trình oxi hóa)
 (quá trình khử)
Bước 3: 
Bước 4: 
3. Vai trò của quá trình trên đối với đời sống: 
- Cung cấp năng lượng để động cơ ô tô hoạt động
Ảnh hưởng tới môi trường:
- Các chất thải: CO2, PbO, NO, NO2 gây ô nhiễm môi trường
Tìm hiểu quá trình sản xuất axit sufuric từ quặng pirit hoặc lưu huỳnh.
1. Hoàn thành sản phẩm các phản ứng:
 (1) FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2
 (2) S + O2 SO2
(3) SO2 + O2 SO3
(4) SO3 + H2O ¾®H2SO4
2. Cân bằng phương trình (3) theo phương pháp thăng bằng electron
Bước 1: 
 Chất khử: SO2
 chất oxi hóa: O2
Bước 2: (quá trình oxi hóa)
 (quá trình khử)
Bước 3: 
Bước 4: 
3. Ảnh hưởng của các phản ứng hóa học trên tới hoạt động của con người và môi trường:
- Là cơ sở của quá trình sản xuất công nghiệp
- Các chất thải: CO2 , SO2 gây ô nhiễm môi trường
Hoạt động 1: Lập PTHH của phản ứng oxi hóa – khử (xác định sản phẩm phản ứng và cân bằng PTHH của phản ứng oxi hóa – khử theo 4 bước)
Ví dụ: giáo viên tiến hành thí nghiệm Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc (8 phút)
Giáo viên: yêu cầu học viên quan sát màu sắc của dung dịch thu được sau phản ứng, quan sát màu sắc của khí. Dựa vào bảng gợi ý về màu sắc, hãy dự đoán các sản phẩm tạo thành.
- Học viên quan sát thí nghiệm và trả lời:
 + dung dịch sau phản ứng có màu xanh => có Cu(NO3)2
 + khí tạo thành có màu nâu đỏ là NO2
 + PTHH: Cu + HNO3 (đặc) → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O
- Giáo viên: lưu ý học viên về việc sử dụng ống nghiệm có nhánh và gắn đầu nhánh của ống nghiệm vào dung dịch kiềm, để tránh trường hợp sản phẩm tạo thành có khí độc thoát ra môi trường.
- Giáo viên yêu cầu 1 học viên lên bảng cân bằng PTHH trên theo phương pháp thăng bằng electron. Các học viên còn lại hoàn thành vào vở ghi.
b. Luyên tập thông qua hoạt động nhóm (12 phút)
- Theo vị trí lớp học, giáo viên chia lớp thành 4 nhóm với nhiệm vụ như sau:
- Nhóm 1,3: tìm hiểu về quá trình đốt xăng pha chì trong động cơ đốt trong.
- Nhóm 2,4: tìm hiểu về quá trình sản xuất axit sunfuric từ quặng sắt pirit hoặc lưu huỳnh
Học viên: thảo luận về 3 nhiệm vụ trong phiếu học tập.
Thời gian: 3 phút.
Hết thời gian thảo luận, giáo viên: yêu cầu đại diện nhóm 1,2 lên trình bày, nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung.
Giáo viên: chữa kết quả và chốt kiến thức theo từng nội dung:
 - Giáo viên lưu ý 
 + để số electron trao đổi không bị lẻ, thì nhân thêm chỉ số của C là 8 trong C8H18. 
 + Học viên đã thực hiện cân bằng đủ 4 bước theo phương pháp bảo toàn electron hay chưa.
 + Học viên gọi tên các quá trình oxi hóa, quá trình khử đúng chưa?
 + Ngoài phản ứng vừa cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron trên, còn phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử nữa?
III. Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa – khử trong thực tiễn
- Cung cấp năng lượng chính cho con người sử dụng
- Là cơ sở của các quá trình sản xuất hóa học
Hoạt động 2 ( 3 phút): Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa – khử.
- Giáo viên: dựa vào nội dung phiếu học tập kết hợp nghiên cứu sách giáo khoa, em hãy cho biết ý nghĩa của phản ứng oxi hóa – khử trong thực tiễn?
- Học viên trả lời: Phản ứng oxi hóa - khử cung cấp năng lượng chính cho con người sử dụng và là cơ sở của các quá trình sản xuất hóa học
- Giáo viên: Dựa vào nội dung của 2 phiếu học tập và kết hợp kiến thức sách giáo khoa, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học viên:
(1) Sản phẩm thu được của quá trình đốt cháy nhiên liệu, nếu oxi hóa không hoàn toàn có cả CO là một khí rất độc có thể gây tử vong. Từ đó lưu ý học viên không sử dụng bếp than để đun nấu, sưởi ấm hoặc chạy máy nổ trong phòng kín.
(2) Sản phẩm của đốt xăng pha chì thu được hợp chất của chì rất độc. Từ đó lưu ý xăng pha chì đã được thay thế bằng các loại xăng khác an toàn hơn.
(3) Trong quá trình đốt cháy xăng dầu trong động cơ và các quá trình sản xuất công nghiệp còn thu được SO2 và các oxit của nitơ NOx gây hiện tượng mưa axit.
(4) Sản phẩm thu được của quá trình đốt cháy nhiên liệu có CO2 là một khí gây hiệu ứng nhà kính.
Báo cáo sản phẩm dự án: Tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính và hiện tượng mưa axit
Nhiệm vụ của nhóm tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính gồm các nội dung:
Nêu nguyên lí hoạt động của hiệu ứng nhà kính 
Cho biết nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính 
Nêu ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính 
Các giải pháp hạn chế việc gia tăng hiệu ứng nhà kính?
Nhiệm vụ của nhóm tìm hiểu về hiện tượng mưa axit gồm các nội dung:
Thế nào là mưa axit?
Cho biết nguyên nhân chính gây mưa axit? 
Nêu hậu quả của mưa axit 
Đề xuất các giải pháp hạn chế mưa axit 
Hoạt động 3 (8 phút): Báo cáo sản phẩm dự án: Tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính và hiện tượng mưa axit
- Giáo viên: yêu cầu các nhóm trình bày nội dung sản phẩm dự án của nhóm mình, các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
- Giáo viên đánh giá sản phẩm của dự án dựa vào 3 tiêu chí:
 + Nội dung
 + Hình thức
 + Tính sáng tạo
Hướng dẫn học bài ở nhà
- Cân bằng PTHH (2), (3), (4) trong phiếu học tập 1; PTHH (1),(2) trong phiếu học tập 2 theo phương pháp thăng bằng electron 
- Làm bài tập 8 sách giáo khoa trang 83
- Tìm hiểu cách phân loại phản ứng trong hóa vô cơ 
- Bài 8 sgk/83
- Tìm hiểu và giải thích tại sao những đồ vật làm bằng sắt, thép hay bị han gỉ khi để lâu ngày trong không khí ẩm?
- Tại sao những quyển sách, tờ báo để lâu ngày hay bị ố vàng?
Hoạt động 4 (1 phút)
Giáo viên hướng dẫn học viên BTVN: 
- Hoàn thành lập PTHH còn lại ở 2 phiếu học tập
- Bài 8 sgk/83
- Tìm hiểu và giải thích tại sao những đồ vật làm bằng sắt, thép hay bị han gỉ khi để lâu ngày trong không khí ẩm?
- Tại sao những quyển sách, tờ báo để lâu ngày hay bị ố vàng?
Tiến trình hướng dẫn học viên thực hiện dự án:
Tìm hiểu hiệu ứng nhà kính
Thời gian
Nội dung
Ngày 21/11/2017
I. Xây dựng ý tưởng dự án 
1. Ý tưởng dự án:
 Thế giới sẽ phải đương đầu với tình trạng nóng lên thậm chí còn thảm khốc hơn dự kiến và nếu không thay đổi xu hướng gia tăng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, thì nhiệt độ Trái Đất có nguy cơ tăng thêm 50C trong một thế kỷ tới so với mức trung bình thời kỳ tiền đại công nghiệp. Đó là cảnh báo của ông Nicholas Stern, cựu chuyên gia kinh tế cấp cao của Ngân hàng Thế giới (WB).
 Với vai trò là một nhà nghiên cứu về môi trường, em hãy tìm hiểu hiệu ứng nhà kính (cơ chế hoạt động, nguyên nhân, ảnh hưởng đến môi trường), từ đó đề xuất những biện pháp nhằm giảm thiểu sự gia tăng hiệu ứng nhà kính hiện nay.
2. Mục tiêu của dự án
a. Kiến thức: học viên nêu được:
 - Nguyên lí hoạt động của hiệu ứng nhà kính 
 - Nguyên nhân chính dẫn đến việc gia tăng hiện tượng hiệu ứng nhà kính 
 - Hậu quả của việc gia tăng hiệu ứng nhà kính 
 - Các giải pháp hạn chế việc gia tăng hiệu ứng nhà kính
b. Kĩ năng
 - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin
c. Thái độ:
 - Học viên được tìm hiểu một hiện tượng của tự nhiên từ đó khơi gợi niềm yêu thích khoa học
 - Học viên rút ra được hành động thiết thực của bản thân nhằm góp phần hạn chế việc gia tăng hiệu ứng nhà kính
3. Lập kế hoạch để triển khai dự án
- Xây dựng nguồn tài nguyên tham khảo.
 + Từ khóa để tìm kiếm thông tin:
 + Hiệu ứng nhà kính.
 + Các trang website:
 + Giaoduc.net.vn
 + Thuvienkhoahoc.com
 + www.nasa.gov
- Lập kế hoạch đánh giá: giáo viên đánh giá sau khi học viên trình bày sản phẩm
- Tiêu chí đánh giá:
Nội dung đánh giá
Các yêu cầu
Điểm
1
2
3
4
Nội dung
- Nguyên lí hoạt động của hiệu ứng nhà kính 
- Nguyên nhân chính dẫn đến việc gia tăng hiện tượng hiệu ứng nhà kính 
- Hậu quả của việc gia tăng hiệu ứng nhà kính 
- Các giải pháp hạn chế việc gia tăng hiệu ứng nhà kính
Hình thức
- Kênh chữ rõ ràng, văn phong lưu loát (nếu là bài thuyết trình bằng power point)
- Màu sắc hài hòa, hình vẽ sắc nét (nếu là tranh vẽ)
Sáng tạo
Chung
Tổng điểm.
II. Lập kế hoạch thực hiện dự án:
1. Nhiệm vụ 
* Nội dung
 - Tìm hiểu nguyên lí hoạt động của hiệu ứng nhà kính 
 - Tìm hiểu nguyên nhân chính dẫn đến việc gia tăng hiện tượng hiệu ứng nhà kính 
 - Xác định những hậu quả của việc gia tăng hiệu ứng nhà kính
 - Đề xuất các giải pháp để hạn chế việc gia tăng hiệu ứng nhà kính
* Nhóm 1,3
* Hình thức thể hiện sản phẩm:
 - bài trình bày trên power point 
 - tranh vẽ
* Nêu thời gian hoàn thành sản phẩm và báo cáo của dự án: ngày 08/12/2017
2. Giới thiệu các nguồn tài nguyên học viên có thể tham khảo
3. Nêu các tiêu chí để đánh giá sản phẩm: Giáo viên sẽ trực tiếp đánh giá 
Từ ngày 22/11 đến 01/12/2017
III. Học viên thực hiện dự án
- Giáo viên thường xuyên theo dõi tiến độ công việc của nhóm và điều chỉnh nếu cần 
- Học viên hoạt động cá nhân, nhóm theo kế hoạch và báo cáo định kì với giáo viên kết quả từng giai đoạn.
 + Nộp bản phân công nhiệm vụ ( tiết 1 ngày 01/12/2017)
 + Nộp biên bản thảo luận
Ngày 08/12/2017
IV. Trình bày và đánh giá sản phẩm
Tiến trình hướng dẫn học viên thực hiện dự án:
Tìm hiểu hiện tượng mưa axit
Thời gian
Nội dung
Ngày 21/11/2017
I. Xây dựng ý tưởng dự án 
1. Ý tưởng dự án:
 Hiện tượng mưa axit được tạo thành từ các phản ứng oxi hóa – khử :
 2SO2 + O2 + 2H2O →2H2SO4
 2NO + O2 →2NO2
 4NO2 + O2 + 2H2O →4HNO3
 Hiện nay, bên cạnh lợi ích nhỏ của mưa axit thì mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh của cuộc sống con người: ảnh hưởng đến sự sống của sinh vật trên trái đất, ảnh hưởng đến các công trình xây dựng 
 Với vai trò là một nhà nghiên cứu về môi trường, em hãy tìm hiểu hiện tượng mưa axit (khái niệm, nguyên nhân, ảnh hưởng đến môi trường) từ đó đề xuất những biện pháp nhằm giảm thiểu sự gia tăng hiện tượng mưa axit hiện nay.
2. Mục tiêu của dự án
a. Kiến thức: học viên nêu được:
- Thế nào là mưa axit 
- Nguyên nhân chính gây mưa axit 
- Hậu quả của mưa axit 
 - Các giải pháp hạn chế mưa axit 
b. Kĩ năng
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin 
c. Thái độ:
 - Học viên được tìm hiểu một hiện tượng của tự nhiên từ đó khơi gợi niềm yêu thích khoa học
 - Học viên rút ra được hành động thiết thực của bản thân góp phần bảo vệ môi trường
3. Lập kế hoạch để triển khai dự án
- Xây dựng nguồn tài nguyên tham khảo.
 + Có thể sử dụng các từ khóa sau để tìm kiếm thông tin:
 + Mưa axit
 + Các trang website:
 + Thuvienkhoahoc.com
 + www.nasa.gov
- Lập kế hoạch đánh giá: giáo viên đánh giá sau khi học viên trình bày sản phẩm
- Tiêu chí đánh giá:
Nội dung đánh giá
Các yêu cầu
Điểm
1
2
3
4
Nội dung
- Thế nào là mưa axit 
- Nguyên nhân chính gây mưa axit 
- Hậu quả của mưa axit 
 - Các giải pháp hạn chế mưa axit 
Hình thức
- Kênh chữ rõ ràng, văn phong lưu loát (nếu là bài thuyết trình bằng power point)
- Màu sắc hài hòa, hình vẽ sắc nét (nếu là tranh vẽ)
Sáng tạo
Chung
Tổng điểm.
II. Lập kế hoạch thực hiện dự án:
1. Nhiệm vụ 
* Nội dung
- Tìm hiểu thế nào là mưa axit 
- Tìm hiểu nguyên nhân chính gây mưa axit 
- Xác định những hậu quả của mưa axit 
 - Đề xuất các giải pháp hạn chế mưa axit 
* Nhóm 2,4
* Hình thức thể hiện sản phẩm:
 - bài trình bày trên power point 
 - tranh vẽ
* Nêu thời gian hoàn thành sản phẩm và báo cáo của dự án: ngày 08/12/2018
2. Giới thiệu các nguồn tài nguyên học viên có thể tham khảo
3. Nêu các tiêu chí để đánh giá sản phẩm: Giáo viên sẽ trực tiếp đánh giá 
Từ ngày 22/11 đến 01/12/2017
III. Học viên thực hiện dự án
- Giáo viên thường xuyên theo dõi tiến độ công việc của nhóm và điều chỉnh nếu cần 
- Học viên hoạt động cá nhân, nhóm theo kế hoạch và báo cáo định kì với giáo viên kết quả từng giai đoạn.
 + Nộp bản phân công nhiệm vụ ( tiết 1 ngày 01/12/2017)
 + Nộp biên bản thảo luận
Ngày 08/12/2017
IV. Trình bày và đánh giá sản phẩm
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Tìm hiểu về sự đốt cháy xăng pha chì trong động cơ đốt trong
 Cho biết xăng có thành phần chính là: C8H18 (iso-octan) và C7H16 (heptan) được trộn thêm một phần nhỏ (CH3CH2)4Pb  (tetra etyl chì). Khi động cơ hoạt động, xăng được đốt cháy bằng không khí (O2 , N2) trong buồng đốt của động cơ dưới tác dụng của tia lửa điện, sản phẩm thu được gồm CO2 , H2O, PbO, NO2 bằng một số phản ứng sau:
 (1) C8H18 + O2 CO2 + H2O (số ôxi hóa của C trong C8H18 là -18/8 và để tránh hệ số là phân số ta nhân hệ số 8)
 (2) C7H16 + O2 ............+................
 (3) C8H20Pb +O2 +............+
 (4) N2 + O2 (oxit của nitơ có số oxi hóa +2)
 (5) NO + O2 ¾® . (oxit của nitơ có số oxi hóa +4) 
1. Hoàn thành sản phẩm các phản ứng 
2.Cân bằng phương trình (1) theo phương pháp thăng bằng electron.
3. Cho biết vai trò của quá trình trên đối với đời sống và ảnh hưởng tới môi trường. 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Tìm hiểu về quá trình sản xuất axit H2SO4 từ quặng pirit hoặc từ lưu huỳnh
Cho biết quặng pirit có thành phần chính là FeS2
Để sản xuất H2SO4 từ quặng pirit hoặc từ lưu huỳnh có các quá trình sau :
+ H2O
+O2, xt
+O2, t0
+O2, t0
(4)
(3)
(1)
FeS2 SO2 SO3 H2SO4
(2)
S 
1. Hoàn thành sản phẩm của các phản ứng sau
2. Cân bằng phương trình (3) theo phương pháp thăng bằng electron
3. Cho biết vai trò của quá trình trên đối với đời sống và ảnh hưởng tới môi trường
(1) FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2
(2) S + O2 .
(3) SO2 + O2 
(4) SO3 + H2O ..
Phần đáp án 
Phiếu học tập số 1:
* Tìm hiểu quá trình đốt cháy xăng pha chì của động cơ ô tô
1. Hoàn thành sản phẩm các phản ứng:
 (1) C8H18 + O2 CO2+ H2O	 
(2) C7H16 + O2 CO2+ H2O
 (3) C8H20Pb +O2 CO2+ H2O + PbO	 
(4) N2 + O2 NO
 (5) NO + O2 ¾® NO2
2. Cân bằng phương trình (1) theo phương pháp thăng bằng electron
Bước 1: 
 Chất khử: C8H18
 chất oxi hóa: O2
Bước 2: (quá trình oxi hóa)
 (quá trình khử)
Bước 3: 
Bước 4: 
3. Vai trò của quá trình trên đối với đời sống: Cung cấp năng lượng để động cơ ô tô hoạt động
Ảnh hưởng tới môi trường: Các chất thải: CO2 , PbO, NO, NO2 gây ô nhiễm môi trường
Phiếu học tập số 2:
Tìm hiểu quá trình sản xuất axit sufuric từ quặng pirit hoặc lưu huỳnh.
1. Hoàn thành sản phẩm các phản ứng:
 (1) FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2	 (2) S + O2 SO2
(3) SO2 + O2 SO3	(4) SO3 + H2O ¾®H2SO4
2. Cân bằng phương trình (3) theo phương pháp thăng bằng electron
Bước 1: 
 Chất khử: SO2
 chất oxi hóa: O2
Bước 2: (quá trình oxi hóa)
 (quá trình khử)
Bước 3: 
Bước 4: 
3. Ảnh hưởng của các phản ứng hóa học trên tới hoạt động của con người và môi trường:
- Là cơ sở của quá trình sản xuất công nghiệp
- Tạo ra khí: CO2 , SO2 gây ô nhiễm môi trường
Phần bài làm Phiếu học tập của học viên
Một số sản phẩm của Học viên trong phần tìm hiểu về môi trường
Tranh vẽ về hiện tượng mưa axit
Tranh vẽ về hiện tượng Hiệu ứng nhà kính
Bài thuyết trình về hiện tượng mưa axit của học viên
Bài thuyết minh về hiện tượng hiệu ứng nhà kính của Học viên

File đính kèm:

  • docSK 2018 - NHUNG 16.5.doc
  • docBia 2018 NHUNG.doc
  • pptxsản phẩm của Học sinh- tìm hiểu về hiện tượng hiệu ứng nhà kính.pptx
  • pptxsản phẩm của học sinh-tìm hiểu về mưa axit.pptx
Sáng Kiến Liên Quan