Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp di sản địa phương và các học vào giảng dạy lịch sử địa phương lớp 7 chủ đề: Lịch sử quê hương Ninh Bình thời Đinh tiền Lê (968-1009)

Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học trong môn lịch sử nới riêng thì việc đổi mới trong dạy học tích hợp đối với tiết dạy lịch sử địa phương đang được nhiều giáo viên quan tâm.

 Thực tế hiện nay giáo viên giảng dạy tiết học lịch sử địa phương chưa đạt hiệu quả cao, chủ yếu vẫn là trên lý thuyết, học sinh chưa được tiếp cận trực tiếp với các di sản địa phương, nên hiểu và nắm bài chưa chắc chắn, còn mơ hồ, học sinh chưa thực sự hào hứng và lôi cuốn với bài học lịch sử địa phương.

 Bên cạnh đó bản thân người dạy còn lúng túng chưa tích hợp được di sản địa phương và các môn học khác vào tiết dạy này.

 Trong khi đó di sản văn hoá địa phương là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Di sản văn hóa địa phương được sử dụng trong quá trình giáo dục là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học, giáo dục.

 Những năm gần đây việc khai thác các di sản vắn hóa ở địa phương được xem như là nguồn tri thức, là phương tiện dạy học và ngành giáo dục đang quan tâm chú trọng. Sử dụng di sản trong dạy học giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Di sản địa phương là nguồn nhận thức, một phương tiện trực quan quý giá trong dạy học lịch sử.

 Hơn nữa việc tích hợp các môn học khác vào dạy tiết lịch sử địa phương như văn học, địa lý, âm nhạc, mĩ thuật sẽ giúp cho bài học sinh động, ấn tượng, học sinh có cái nhìn khái quát tổng hợp, hiểu bài một cách sâu sắc toàn diện, có hứng thú hấp dẫn.

 Như vậy có thể nói việc tích hợp di sản văn hoá địa phương và các môn học như ngữ văn, địa lý, âm nhạc, mĩ thuật . trong tiết dạy lịch sử địa phương có nhiều ý nghĩa quan trọng đạt được mục tiêu giáo dục: Kiến thức, kỹ năng, thái độ

 

doc45 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 3056 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp di sản địa phương và các học vào giảng dạy lịch sử địa phương lớp 7 chủ đề: Lịch sử quê hương Ninh Bình thời Đinh tiền Lê (968-1009)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến thức và khắc sâu kiến thức, đồng thời phát triển nhiều phẩm chất và năng lực như: tính chủ động, tự tin, khả năng suy nghĩ độc lập, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống, giải quyết vấn đề thực tiễn.
3. KẾT LUẬN
a. Ý nghĩa quan trọng nhất của đề tài:
Dạy học theo chủ đề tích hợp di sản văn hóa địa phương và các môn học là sự vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnh vực, các môn học có liên quan để nhằm tăng hiệu quả dạy học lịch sử và làm sáng tỏ những kiến thức mà học sinh được học trong mỗi bộ môn. Việc dạy học này làm cho các em nhận thức sự phát triển của xã hội một cách liên tục, thống nhất, mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính toàn diện của lịch sử. Điều này khắc phục được tính tản mạn trong kiến thức của học sinh..
Qua việc áp dụng phương pháp dạy học tích hợp di sản văn hóa địa phương và các môn học chúng tôi nhận thấy học sinh đã phát huy được tính tích cực, chủ động, hiểu bài và hứng thú hơn với bộ môn lịch sử. Nếu các giờ dạy học môn lịch sử địa phương đều áp dụng được phương pháp như trên, tôi tin rằng giờ học lịch sử sẽ không còn khô khan và sẽ tạo được niềm yêu thích bộ môn đối với học trò.
Dạy học liên môn là một nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và trong dạy học Lịch Sử nói riêng. Tuy nhiên để thực hiện tốt và có hiệu quả đòi hỏi sự nỗ lực ở cả thấy và trò. Và việc thực hiện nó không phải bài nào, không phải phần nào cũng thực hiện được.
Tuy nhiên theo ý kiến chủ quan của chúng tôi, để khắc phục tình trạng dạy- học Sử địa phương như hiện nay, không chỉ đổi mới phương pháp mà phải thay đổi cả cách suy nghĩ của mọi người, của xã hội về vị trí của môn Sử trong việc đào tạo con người. Hơn nữa, để cải thiện chất lượng dạy và học môn Sử hiện nay không phải chỉ có giáo viên cố gắng mà học sinh cũng phải ý thức hơn trong việc học tập. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy - học môn Sử cũng như chất lượng giáo dục cần có sự quan tâm của tất cả mọi người, của cả xã hội.
b. Những khuyến nghị: 
Để tiến tới việc dạy tích hợp di sản văn hóa địa phương và các môn học trong nhà trường, cần:
- Trước hết cần đào tạo bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia về tích hợp môn học để dần tiến tới thực hiện tích hợp môn học theo hướng chung của nhiều nước.
- Thiết kế lại nội dung chương trình - sách giáo khoa địa phương các môn học theo hướng tích hợp.
- Bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên để đáp ứng được yêu cầu học tập tích hợp.
- Thiết kế lại chương trình đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm từ mục tiêu đến nội dung, phương pháp để chuẩn bị năng lực cho đội ngũ giáo viên khi thực hiện chương trình tích hợp.
- Tăng cường cơ sở vất chất, thiết bị dạy học theo hướng tích hợp di sản văn hóa địa phương và các môn học.
- Tiếp tục khai thác nghiên cứu thử nghiệm nội dung tích hợp theo các phương án khác nhau để có thể triển khai quan điểm tiếp cận tích hợp Việt Nam.
	Trên đây là những đề xuất của chúng tôi trong việc tích hợp di sản văn hóa địa phương và các môn học vào giảng dạy bộ môn Lịch sử trong các nhà trường THCS. Đồng thời mạnh dạn đưa ra một số nội dung giảng dạy ở một số bài trong chương trình lịch sử lớp 7 cấp THCS, đã được áp dụng có hiệu quả ở trường THCS trong năm học vừa qua. Chúng tôi hy vọng rằng : Những vấn đề chúng tôi đưa ra trong sáng kiến này sẽ phần nào góp phần giúp các đồng chi cùng nhóm chuyên môn có sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại phù hợp với xu thế mới dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực học sinh. Phần nào giúp học sinh nâng cao chất lượng học tập bộ môn, củng cố kiến thức các môn học khác đồng thời tiến tới yêu thích say mê môn học mà một thời các em cho là môn phụ, ngại học, khó học. 
Cuối cùng chúng tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên và học sinh trường THCS Ninh Giang đã giúp chúng tôi hoàn thành đề tài này! 
 Hoa Lư , ngày 20 tháng 3 năm 2016.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
 Người viết SKKN 
 Nguyễn Thị Hồng Phương
 Thẩm Chiến Công
 Đinh Thị Xuân
Ngày soạn: 25/11/2015 Ký duyệt của BGH:..................................
Ngày dạy: 12/12/2015
Tiết 31: Chủ đề: LỊCH SỬ QUÊ HƯƠNG NINH BÌNH
THỜI ĐINH- TIỀN LÊ (968-1009)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: 
Giúp học sinh: 
- Hiểu được những nét khái quát nhất về lịch sử Ninh Bình thời Đinh- Tiền Lê (968-1009)
+ Sự thay đổi, tên gọi, địa giới hành chính 
+ Tình hình chính trị, kinh tế địa phương 
+Những dấu ấn về văn hoá còn lưu lại đến ngày nay
- Thông qua tiết học giúp các em tìm hiểu về vị trí địa lý của Ninh Bình giá trị kinh tế của di tích lịch sử: khu đền thờ vua Đinh, vua Lê là một trong những di sản văn hoá của dân tộc.
- Tích hợp kiến thức môn Giáo dục công dân, Địa lí , Mỹ thuật,Tiếng Anh để tìm hiểu về Ninh Bình thời Đinh Tiền Lê.
- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích
- Trau dồi kĩ năng tự nhận xét đánh giá, trình bày một vấn đề lịch sử.
- Rèn kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tư duy...
3. Thái độ: 
- Giáo dục niềm tự hào về những truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc và tình cảm cộng động
- Học sinh có ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa của quê hương;
- Có hành động thiết thực bảo vệ di sản văn hóa : Khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư như tìm hiểu, giới thiệu cho mọi người thấy được giá trị to lớn của di sản văn hoá, ngăn ngừa những hành động cố tình xâm phạm đến di sản văn hóa;
- Giáo dục ý thức tự giác bảo vệ môi trường khi đến thăm quan, tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia bảo vệ di sản văn hóa Khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư;
 	- Giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết toàn dân vì đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch để xây dựng và phát triển kinh tế văn hóa
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực hợp tác;
- Năng lực tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo;
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ;
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
	 5. Thời lượng dự kiến: 
Một buổi thực tế tham quan trải nghiệm tại di sản văn hóa địa phương, một tiết học trên lớp.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên 
- Soạn giáo án.
- Máy chiếu, máy vi tính, máy ảnh.
- Giấy khổ to.
- Tài liệu, sách báo
- Kế hoạch tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế thu thập thông tin (1 buổi)
2. Học sinh 
- Tìm hiểu trước về lịch sử quê hương Ninh Bình thời Đinh- Tiền Lê qua sách Lịch sử địa phương, sách báo, tài liệu khác
- Các phương tiện để thu thập, xử lý thông tin, giấy bút...
III. Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá:
* Phương pháp Dạy học dự án
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
- Thuyết trình, vấn đáp
* Kiểm tra đánh giá
- Sản phẩm của các nhóm
- Quá trình học, vận dụng thực tế 
IV. Các hoạt động học tập
 Hoạt động 1. Xây dựng chủ đề 
- Phương pháp sử dụng
+ Nêu vấn đề
+ Động não
Giáo viên tổ chức cho học sinh xây dựng chủ đề học tập phần lịch sử địa phương.
 (Thực hiện trong phần hướng dẫn về nhà của bài hôm trước).
- Thống nhất lựa chọn tên chủ đề: Tìm hiểu lịch sử quê hương Ninh Bình thời Đinh - Tiền Lê
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh nội dung thực hiện dự án:
- Chia nhóm học tập.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm thảo luận viết thu hoạch sau khi đi thực tế, trình bày trên lớp.
- Câu hỏi dự kiến:
Câu 1: Bằng những kiến thức lịch sử và sự hiểu biết của bản thân em hãy giới thiệu về vùng đất Ninh Bình thời Đinh - Tiền Lê. Vì sao Đinh Bộ Lĩnh chọn nơi đây làm đất đóng đô? Kể tên một số nhân vật lịch sử thời Đinh Tiền Lê có những đóng góp lớn cho sự phát triển của dân tộc?
Câu 2 Nêu những nét nổi bật về kinh tế, văn hóa nghệ thuật ở Ninh Bình thời Đinh - Tiền Lê? Theo em những thành tựu nào được giữ gìn và phát triển đến ngày nay?
Câu 3. Qua trải nghiệm thực tế, em hãy miêu tả lại khu di tích lịch sử đền vua Đinh vua Lê.
Câu 4: Khi được đến thăm khu di tích lịch sử văn hóa đền Đinh- Lê em có cảm nghĩ gì? Theo em chúng ta cần phải làm gì để góp phần bảo vệ di sản văn hóa này? 
 Hoạt động 2: Trải nghiệm thực tế
- Phương pháp sử dụng:
+ Động não
Kích thích quá trình tìm tòi nghiên cứu phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình tham gia hoạt động.
+ Thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân.
- Cách thức tiến hành.
Giáo viên tổ chức học sinh đi thực tế tại khu di tích lịch sử đền vua Đinh vua Lê
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động theo sự tổ chức của quản lí, hướng dẫn viên khu di tích.
+ Giáo viên tổ chức học sinh tự trải nghiệm tại khu di tích.
- Học sinh: Ghi chép, quay phim chụp ảnh lấy tư liệu học tập.
- Phỏng vấn hướng dẫn viên du lịch tìm hiểu những thông tin phục vụ cho bài học.
- Học sinh: Tập sáng tác thơ, thuyết minh, vẽ tranh, tổ chức trò chơi dân gian.....
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm, viết báo cáo
(Hoạt động sau buổi trải nghiệm thực tế)
 Giáo viên:
- Hướng dẫn học sinh lựa chọn đề tài cần nghiên cứu cho dự án thông qua một số câu hỏi đinh hướng trước khi đi thực tế.
- Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và lựa chọn đề tài nghiên cứu cho dự án của nhóm mình (Một trong những nội dung giáo viên đã định hướng) 
- Giáo viên tiếp hướng dẫn học sinh các bước cơ bản khi thực hiện dự án.
+ Thường xuyên kiểm tra tiến trình thực hiện dự án của học sinh và trợ giúp các em khi cần thiết.
+ Hướng dẫn học sinh các kĩ năng Word, Powerpoint.
+ Cung cấp các tài liệu tham khảo, các địa chỉ trang web tin cậy để các em chủ động tìm kiếm thông tin.
+ Công bố các tiêu chí đánh giá sản phẩm, đánh giá nhóm và đánh giá từng các nhân.
Học sinh: 
- Làm việc theo nhóm, thảo luận và lựa chọn đề tài nghiên cứu cho dự án của nhóm mình;
- Lập kế hoạch làm việc;
- Tìm kiếm thu thập tài liệu (Thông qua đi thực tế tìm hiểu khu di tích lịch sử: Đền vua Đinh, vua Lê, qua nghiên cứu tài liệu, sách báo, từ nguồn Internet, thư viện)
- Phân tích xử lý thông tin.
- Các nhóm: Viết báo cáo giới thiệu sản phẩm trước lớp
Hoạt động 4: Giới thiệu sản phẩm trước lớp (1 tiết trên lớp)
* Kiến thức
- Học sinh nắm được những nét chính tình hình Ninh Bình thời Đinh Tiền Lê
- Kiến thức địa lí: Học sinh hiểu được vị trí địa lí Ninh Bình thời Đinh- Tiền Lê, Ninh Bình thời nay
- Kiến thức Ngữ Văn: Học sinh hiểu được kiến thức các thể loại văn học: Văn miêu tả, thuyết minh, tập làm thơ. Hiểu được các tác phẩm văn học địa phương về thời Đinh Tiền Lê (Tác phẩm: Mả táng hàm rồng - Ngữ Văn địa phương 6). 
- Kiến thức công dân: Học sinh hiểu thêm về các di sản của địa phương, những biểu hiện cụ thể trong việc bảo vệ di sản, bảo vệ môi trường.
- Kiến thức Mĩ thuật: HS hiểu thêm về nghệ thuật trang trí thời Đinh - Tiền Lê qua các sản phẩm thủ công.
* Phương pháp sử dụng
- Nêu vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
- Vấn đáp, thuyết trình.
* Cách thức tiến hành:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Giáo viên chiếu, giới thiệu chủ đề 
 - Yêu cầu các nhóm chuẩn bị nội dung báo cáo
Chiếu nội dung câu hỏi thảo luận các nhóm:
Nhóm 1: Bằng những kiến thức lịch sử và sự hiểu biết của bản thân em hãy giới thiệu về vùng đất Ninh Bình thời Đinh- Tiền Lê. Vì sao Đinh Bộ Lĩnh chọn nơi đây làm đất đóng đô?Kể tên một số nhân vật lịch sử thời Đinh Tiền Lê có những đóng góp lớn cho sự phát triển của dân tộc?
Nhóm 2: Nêu những nét nổi bật về kinh tế, văn hóa nghệ thuật ở Ninh Bình thời Đinh - Tiền Lê? Theo em những thành tựu nào được giữ gìn và phát triển đến ngày nay?
Nhóm 3: Qua trải nghiệm thực tế, em hãy miêu tả lại khu di tích lịch đền vua Đinh vua Lê.
Nhóm 4: Khi được đến thăm khu di tích lịch sử văn hóa đền Đinh- Lê em có cảm nghĩ gì? Theo em chúng ta cần phải làm gì để góp phần bảo vệ di sản văn hóa này? 
Đại diện các nhóm trình bày nội dung thảo luận. 
Nhóm 1: Em hãy giới thiệu vùng đất Ninh Bình thời Đinh- Tiền Lê. Vì sao Đinh Bộ Lĩnh chọn nơi đây làm đất đóng đô?Kể tên một số nhân vật lịch sử có những đóng góp lớn cho sự phát triển của dân tộc?
Học sinh: vận dụng kiến thức địa lý giới thiệu về địa giới hành chính Ninh Bình thời Đinh Tiền Lê.
HS chiếu: Bản đồ vị trí địa lý Ninh Bình giới thiệu
Học sinh chiếu, giới thiệu một số nhân vật lịch sử: Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Thái hậu Dương Vân Nga có những đóng góp lớn cho sự phát triển của dân tộc
+ Tích hợp ngữ văn Địa phương lớp 6 (tác phẩm “Mả Táng hàm Rồng” giới thiệu về Đinh Bộ Lĩnh)
- Học sinh Chiếu giới thiệu hình ảnh: tượng thờ Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Thái hậu Dương Vân Nga tại di tích Đền vua Đinh- vua Lê
Các nhóm nhận xét
Giáo viên, các nhóm phát vấn
Câu hỏi dự kiến
Em có nhận xét gì về vùng đất Ninh Bình thời Đinh Tiền Lê.
(Vị trí chiến lược quan trọng).
Em có suy nghĩ gì về việc thái hậu Dương Văn Nga trao áo long bào cho Lê Hoàn?
(Biết hi sinh quyền lợi của dòng họ, bảo vệ lợi ích của dân tộc là việc làm đáng ca ngợi, khâm phục)
Theo em thế kỉ X, Ninh Bình có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của dân tộc?
(Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của dân tộc, đóng góp to lớn cho sự phát triển to lớn của lịch sử dân tộc)
GV chốt nội dung chính
Nhóm 2: Nêu những nét nổi bật về kinh tế, văn hóa nghệ thuật ở Ninh Bình thời Đinh - Tiền Lê? Theo em những thành tựu nào được giữ gìn và phát triển đến ngày nay?.
Đại diện nhóm 2 báo cáo thu hoạch
Học sinh chiếu, giới thiệu
 - Gạch ngói thời Đinh Tiền Lê: Nghệ thuật trạm khắc độc đáo tinh tế, thể hiện sự hòa hợp giữa thiên nhiên với cuộc sống con người.
- Các nghề thủ công, giá trị văn hóa được lưu truyền đến ngày nay
 Các nhóm nhận xét, giáo viên học sinh phát vấn.
Em có nhận xét gì về kinh tế thời Đinh Tiền Lê? Việc nhân dân ta gìn giữ phát triển các nghề thủ công đến ngày nay nói lên điều gì?
Học sinh: Tích hợp kiến thức môn giáo dục công dân 7 (bài bảo vệ di sản văn hóa để giải thích)
(Kinh tế nông nghiệp phát triển, với các nghề thủ công truyền thống được gìn giữ, lưu truyền đến ngày nay, chứng tỏ nhân dân ta có ý thức giữ gìn, phát huy các di sản văn hóa của địa phương và dân tộc.)
Giáo viên phát vấn:
 Điểm mới trong sự phát triển kinh tế Ninh Bình hiện nay so với thời Đinh Tiền Lê là gì?
Học sinh: (Chú trọng phát triển thêm ngành dịch vụ du lịch)
Tại sao nói: Nét nổi bật của văn hoá thế kỉ X nói chung, thời Đinh Tiền Lê nói riêng là tính dân gian, dân tộc đậm nét?
(Thể hiện qua ngôn ngữ, văn học, sinh hoạt văn hoá)
Giáo viên chốt nội dung 2,3.
Nhóm 3: Qua trải nghiệm thực tế, em hãy miêu tả lại khu di tích lịch đền vua Đinh vua Lê.
- Học sinh tích hợp kiến thức ngữ văn, sử dụng thể loại văn miêu tả, thuyết minh để giới thiệu về khu di tích lịch sử.
- Học sinh chiếu, giới thiệu về một số hình ảnh tiêu biểu của khu di tích.
Nhóm 4: Khi được đến thăm khu di tích lịch sử văn hóa đền Đinh - Lê em có cảm nghĩ gì? Theo em chúng ta cần phải làm gì để góp phần bảo vệ di sản văn hóa của quê hương?
Đại diện nhóm báo cáo: 
Học sinh: Tích hợp kiến thức môn Giáo dục công dân, bài “Bảo vệ di sản văn hóa" lớp 7 liên hệ giải thích.
Dự kiến:
- Học sinh nêu được cảm nghĩ: Khi được đến thăm khu di tích lịch sử văn hóa đền Đinh- Lê đây là niềm tự hào của người dân Ninh Bình, là một di sản quý báu của địa phương, dân tộc.
Để bảo vệ di sản chúng ta luôn có ý thức giữ vệ sinh môi trường, không làm tổn hại đến hiện vật, tìm hiểu, giữ gìn phát huy các di sản như nghề truyền thống, học tập để gìn giữ các loại hình dân ca của địa phương, giới thiệu cho mọi người hiểu thêm về khu di sản, có ý thức bảo vệ các di sản (chiếu ảnh minh họa).
Các nhóm nhận xét, đánh giá
Gioas viên đánh giá, nhận xét
TÌM HIỂU LỊCH SỬ QUÊ HƯƠNG NINH BÌNH THỜI ĐINH- TIỀN LÊ
1. Tình hình chung thời Đinh Tiền Lê
 - Thời Đinh Tiền Lê, Ninh Bình thuộc Châu Đại Hoàng gồm phần lớn đất Ninh Bình ngày nay( ngoại trừ phần đất phía Nam vùng đất Yên Khánh - Kim Sơn).
- Đường bờ biển kéo dài từ cửa biển Phúc Thành, vùng đất thành phố Ninh Bình ngày nay đến cửa biển Thần Phù( thuộc Yên Lâm - Yên Mô). Đây là vùng đất có vị trí địa lý quan trọng, từ Bắc vào Nam từ đương bộ lẫn đường thủy đều qua vùng đất Ninh Bình.
- Đinh Bộ Lĩnh chọn nơi đây làm đất đóng đô vì: 
Ninh Bình là quê hương của ông, có vị trí hiểm yếu thuận lợi cho việc phòng thủ khi Nước Đại Cồ Việt mới hình thành.
* Một số nhân vật lịch sử : Đinh Bộ Lĩnh; Dương Văn Nga; Lê Đại Hành
- Thời Đinh Tiền Lê, Ninh Bình có vị trí chiến lược quan trọng.
- Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh xây dựng kinh đô Hoa Lư ở Ninh Bình.
- Thế kỉ X, đây là trung tâm kinh tế chính trị văn hóa của cả nước.
* Sự phát triển kinh tế.
- Nông nghiệp: giữ vai trò chính, được nhà nước quan tâm phát triển.
- Trồng dâu nuôi tằm được duy trì phát triển.
- Nghề gốm, gạch ngói phát triển.
- Chạm khắc đá đạt trình độ cao.
- Nhiều chợ làng quê hình thành, buôn bán với nước ngoài xuất hiện.
* Về văn hoá nghệ thuật
- Mang tính dân gian, dân tộc đậm nét.
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ dân tộc.
- Văn học chữ viết còn hạn chế, văn chương truyền miệng chủ yếu.
 - Sinh hoạt văn hóa dân gian phổ biến: ca hát nhảy múa đua thuyền đánh đu 
(cung nữ học hát chèo, đua thuyền xuất hiện trong cung đình.)
* Liên hệ ngày nay
 - Kinh tế ninh Bình ngày càng phát triển, thực hiện công nghiệp hóa trong nông nghiệp, nhiều nghề thủ công truyền thống giữ gìn phát huy (gốm Gia Thủy, đá Ninh Vân, thêu ren Ninh Hải), một số chợ làng quê được duy trì phát triển (chợ Rền). 
*Những thành tựu văn hóa được lưu truyền đến ngày nay:
- Hát chèo: Từ thời ĐInh Tiền Lê bà Phạm Thị Chân được coi là tổ nghề hát chèo, được mời vào kinh đô để dạy hát cho cung nữ. Ngày nay hát chèo là một trong những loại hình sân khấu phổ biến ở Ninh Bình nói riêng, đồng bằng Bắc Bộ nói chung
- Hàng năm qua các lễ hội: Hội Trường Yên nhiều trò chơi dân gian được gìn giữ, phát huy (đua thuyền, đánh đu, đấu vật)
2. Tình hình kinh tế Ninh Bình
- Kinh tế nông nghiệp phát triển 
- Thủ công nghiệp đạt nhiều thành tựu, được gìn giữ, lưu truyền đến ngày nay
3. Đời sống văn hoá giáo dục
- Văn hoá mang tính dân gian, dân tộc đậm nét.
 4. Củng cố
Đây là hoạt động học sinh vận dụng những kiến thức đã được tìm hiểu để làm bài tập, củng cố kiến thức. 
- Giáo viên tổ chức học sinh:
+ Chia làm 4 nhóm thảo luận từ 5-7 phút, xây dựng bản đồ tư duy nội dung đã học.
+ Phát phiếu đánh giá kết quả hoạt động học cho các nhóm, yêu cầu học sinh đánh giá cho điểm thành viên trong nhóm xây dựng bản đồ tư duy nội dung đã học;
- Yêu cầu các nhóm nhận xét chéo, giáo viên kết luận đánh giá thống nhất, cho điểm hoạt động của các nhóm.
- Yêu cầu một học sinh khái quát lại bài học bằng sơ đồ tư duy
- Học sinh thảo luận nhóm để khái quát những vấn đề cơ bản của bài học bằng sơ đồ tư duy.
- Nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận.
- Trình bày khái quát nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
 5. Hướng dẫn về nhà
- Học sinh làm bài thu hoạch cá nhân : Qua kiến thức lịch sử, và các môn học tích hợp em hãy giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước về lịch sử, di sản văn hóa của quê hương.
 Học sinh có tích hợp các môn Ngữ văn, Tiếng Anh, Mỹ Thuật để làm bài thu hoạch (bài thuyết minh bằng Tiếng Việt, Tiếng Anh, sáng tác bài thơ, bức tranh) chủ đề về lịch sử, di sản văn hóa của quê hương.
- Học sinh học bài, tìm hiểu thêm về một số nhân vật (Thái hậu Dương Vân Nga, Đinh Điền, Nguyễn Bặc.)
Xem lại các bài đã học trong chương II, III chuẩn bị cho giờ ôn tập.
IV. Rút kinh nghiệm
...........
MỤC LỤC :
STT
Tên mục 
A
Phần đặt vấn đề 
1
Lý do chọn đề tài 
2
Lịch sử đề tài 
B
Nội dung 
1
Cơ sở lý luận 
2
Cơ sở thực tiễn 
3
Giải pháp cũ thường làm 
4
Giải pháp mới
5
Hiệu quả đạt được 
C
Kết luận 
D
Kiến nghị 
Tài liệu tham khảo
 Nguyễn Văn Thanh. Lịch sử Ninh Bình. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 
2. Vũ Thị Hồng Nga. Tài liệu "Giáo dục địa phương môn lịch sử lớp 6, 7. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 
3. Phạm Thị Ánh Nguyệt. Tài liệu Giáo dục địa phương Ninh Bình môn Ngữ Văn. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 
4. Bộ giáo dục đào tạo. Tài liệu tập huấn Đổi mới sinh hoạt chuyên môn. Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
5. Bộ Giáo dục đào tạo. Tài liệu tập huấn " Dạy học tích hợp ở trường THCS, THPT". Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
6. Vũ Hồng Nga. Lịch sử THCS, Tài liệu giáo dục địa phương Ninh Bình dành cho giáo viên. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

File đính kèm:

  • doc8. HL Dia LS Dạy học tích hợp di sản địa phương và các học vào giảng dạy lịch sử địa phương lớp 7 ch.doc
Sáng Kiến Liên Quan