Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh bài vợ chồng A Phủ (tiết 1) của nhà văn Tô Hoài
Cơ sở lí luận
1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực
a. Khái niệm năng lực
- Theo Từ điển Tiếng Việt (2012), “Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí. để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định”
- Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, “năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,. thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”
- Theo Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh – Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014, “năng lực là sự kết nối một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt dộng trong bối cảnh nhất định. Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của người lao động, kiến thức và kĩ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loạt công việc nào đó”.
Từ những nghĩa trên, ta có thể hiểu năng lực được hiểu là quá trình tích lũy kiến thức và vận dụng những kiến thức để giải quyết một vấn đề hay tình huống mà cuộc sống đặt ra.
b. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất, nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.
GV & HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT Gọi học sinh đọc phần Tiểu dẫn SGK. Tóm tắt những nét chính về tác giả trong phần tiểu dẫn? Hãy giới thiệu những nét chính về tác phẩm và đoạn trích? Gọi học sinh tóm tắt văn bản. Mị xuất hiện ngay ở những dòng đầu tiên của truyệnn ngắn. Em cảm nhận được điều gì về nhân vật trong đoạn văn mở đầu tác phẩm? I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả: - Tên thật là Nguyễn Sen, 1920 tỉnh Hà Đông nay là Hà Nội. - Tô Hoài là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong VHVN hiện đại. - Tô Hoài có quan niệm nghệ thuật “vị nhân sinh” độc đáo và có phần quyết liệt : “Viết văn là một quá trình đào tạo để nói lên sự thật. Đã là một sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”. - Tô Hoài là nhà văn có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về con người và phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Văn Tô Hoài luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động trên cơ sở vốn sống, vốn từ vựng giàu có. 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ: - “Vợ chồng A Phủ” (1952) in trong tập “Truyện Tây Bắc”- tác phẩm được giải nhất, giải thưởng Hội VHVN 1954-1955. - “Vợ chồng A Phủ” gồm có hai phần: + Phần đầu: cuộc đời của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài. + Phần sau: Mị và A Phủ ở Phiềng Sa. - Đoạn trích được học trong SGK là phần mở đầu của truyện ngắn b. Tóm tắt văn bản: - Yêu cầu: đọc trước văn bản ở nhà và tóm tắt những nội dung chính của đoạn trích. - Gọi 1 số học sinh tóm tắt tác phẩm. - Đọc 1số đoạn quan trọng trong quá trình tìm hiểu văn bản. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 1. Nhân vật Mị: a. Sự xuất hiện của nhân vật: - Hình ảnh: Một cô con gái ngồi quay sợi bên tảng đá, trước cửa, cạnh tàu ngựa lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. - Một cô gái âm thầm, lẻ loi, sống như gắn vào những vật vô tri, vô giác. - Một cô con dâu nhà thống lí quyền thế, giàu sang nhưng lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Trước khi trở thành con dâu gạt nợ Mị được giới thiệu là người như thế nào? Tìm những chi tiết miêu tả cuộc sống của Mị ở nhà thống lí Pá Tra? Qua những chi tiết này nhà văn muốn nói lên điều gì? Cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài được tác giả miêu tả như thế nào? Phân tích những biểu hiện chứng tỏ sức sống đã trỗi dậy trong lòng Mị? Ý định đi chơi của Mị có thực hiện được không? tại sao? Chi tiết Mị bị trói nói rõ hơn điều gì? Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ? Hành động của Mị gợi lên cho em những suy nghĩ gì? => Cách giới thiệu nhân vật đầy ấn tượng tạo sự chú cho người đọc. Hình ảnh Mị hoàn toàn tương phản với gia đình mà Mị đang ở =>báo hiệu một cuộc đời không bằng phẳng, một số phận nhiều ấm ức. b. Bi kịch thân phận làm dâu gạt nợ: * Mị trước khi về làm dâu gạt nợ nhà Thông Lí: - Là cô gái trẻ đẹp và có tài thổi sáo; “Trai đến nhẵn cả vách đầu buồng Mị”, Mị thổi sáo giỏi, Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị. - Một cô gái chăm làm, sẵn sàng lao động, không quản ngại khó khăn: “biết cuốc nương làm ngô” và sẵn sàng “làm nương ngô giả nợ thay cho bố”. - Một cô gái yêu đời, yêu cuộc sống, yêu tự do, không ham giàu sang, phú quý “bố đừng bán con cho nhà giàu”. - Một người con hiếu thảo: Mị săn sàng lao động vất vả để trả món nợ truyền kiếp cho cha mẹ. =>Mị là một hình tượng đẹp về người thiếu nữ Tây Bắc. * Khi về làm dâu nhà Thống Lí: - Nguyên nhân: Vì món nợ truyền kiếp bố mẹ vay gia đình nhà thống lí Pá Tra nên Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ. -> Bề ngoài là con dâu (Mị là vợ A Sử) nhưng bên trong Mị chỉ là một thứ gán nợ, con nợ nên số phận đã trói buộc Mị đến lúc tàn đời. - Lúc đầu: Mị phản kháng quyết liệt: + “Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc: + Mị tính chuyện ăn lá ngón đê tìm sự giải thoát. + Vì long hiếu thảo nên phải nén nỗi đau riêng, qay trở lại nhà thống lí. - Những ngày làm dâu: “Đời con dâu gạt nợ” của Mị ở nhà thống lí là một quãng đời thê thảm, tủi cực, sống mà như chết: + Bị vắt kiệt sức lao động: biến thành một thứ công cụ lao động, một kẻ nô lệ, làm việc quần quật quanh năm, suốt tháng không lúc nào ngơi nghỉ. Mị thấy mình còn thua con trâu con ngựa trong nhà này. “ Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa màu thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi” “Con ngựa con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày”. + Mị dường như đã bị tê liệt cả long yêu đời, ham sống lẫn tinh thần phản kháng: ở lâu trong cái khổ “nên quen khổ rồi”, “bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa” + Mị âm thầm như một cái bóng: “Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. + Mị như một tù nhân của chốn địa ngục trần gian, đã mất tri giác về cuộc sống Bị giam cầm trong căn phòng “ kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng” => Nhà văn không chỉ gián tiếp tố cáo sự áp bức bóc lột của bọn địa chủ phong kiến miền núi mà còn nói lên một sự thật đau xót: Dưới ách thống trị của cường quyền bạo lực và thần quyền hủ tục người dân lao động miền núi TB bị chà đạp một cách tàn nhẫn về tinh thần đến mức tê liệt cảm giác về sự sống, mất dần ý niệm về cuộc đời. c. Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị: * Trong đêm tết mùa xuân: - Mùa xuân ở Hồng Ngài được tác giả miêu tả rất đẹp, rất quyến rũ. Cùng với vẻ đẹp thiên nhiên là không khí tưng bừng của ngày hội với tiếng khèn, tiếng sáo dìu dặt, thiết tha đã đánh thức tâm hồn của Mị. -> Mùa xuân mang vẻ đẹp đặc trưng của núi rừng Tây Bắc đánh thức khát vọng tình yêu hạnh phúc trong long người. - Diễn biến tâm lí, hành động của Mị: + Mị “lén lấy hũ rượu” “cứ uống ực từng bát” =>cách uống rượu không bình thường mà như đang uống hận, nuốt hận trong lòng mình. + Trong trạng thai vừa say vừa tỉnh lòng Mị sống về ngày trước, bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm ngọt ngào của đời thiếu nữ. Mị thấy lòng mình phơi phới trở lại, Mị tự nhân thức về mình “Mị còn trẻ lắm”. + Mị ý thức được cảnh ngộ éo le của mình “A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau”. ý nghĩ về cái chết lại xuất hiện. Đó là khát vọng mãnh liệt muốn thoát khỏi cuộc sống mòn mỏi, phũ phàng. + Tiếng gọi bạn yêu lơ lửng ngoài đường thôi thúc Mị khiến Mị như quên cảnh ngộ của mình và Mị hành động như quên cảnh ngộ của mình và Mị hành động như người tự do: Mị xắn mỡ bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng, Mị vấn lại tóc, lấy chiếc váy hoa và chuẩn bị đi chơi. à hành động bứt phá cho thấy khát vọng tự do khát vọng hạnh phúc mãnh liệt. - Trong lúc lòng yêu đời đang trỗi dậy mãnh liệt cũng là khi Mị bị vùi dập phũ phàng. A Sử biết ý định của Mị, hắn trói Mị vào cột nhà và ra đi. + Càng bị đè nén, áp bức sức sống trong lòng Mị càng mãnh liệt trào dâng. Trong bóng tối Mị vẫn đứng lặng Mị không biết mình đang bị trói, Mị vẫn Nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi. tâm hồn Mị sống trong không khí của ngày hội. * Sức phản kháng táo bạo trong đêm cởi trói cho A Phủ: - Ban đầu, trước cảnh tượng A Phủ bị trói, Mị hoàn toàn dửng dưng, cô “thản nhiên ngồi thổi lửa hơ tay như mọi khi”. - Từ khi nhìn thấy dòng nước mắt chảy xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ, Mị xúc động, thương và đồng cảm với A Phủ. - Thương mình, thương người, Mị càng nhận rõ tội ác của cha con thống lí: “Chúng nó thật độc ác”. - Mị quyết định cởi trói cho A Phủ rồi cùng A Phủ bỏ trốn khỏi Hồng Ngài=> Cuối cùng, sức mạnh của tình thương người cùng với niềm khát khao tự do trỗi dậy đã khiến Mị vượt qua nỗi sợ hãi để quyết định hành động táo bạo. => Đây là hệ quả tất yếu sau những gì diễn ra ở Mị. Từ đêm tình mùa xuân đến đêm cứu A Phủ là một hành trình tìm lại chính mình và tự giải thoát khỏi những “gông xiềng” của cả cường quyền và thần quyền lạc hậu. 4. Củng cố: - Khắc sâu kiến thức bài học: Về tác giả Tô Hoài, tác phẩm VCAP; - Bi kịch cuộc đời và sức phản kháng mạnh mẽ của nhân vật Mị. 5. Hướng dẫn về nhà: - Nắm nội dung bài học. - Chuẩn bị bài mới. V. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY .. V. Kết quả sau áp dụng * Sự khác biệt giữa phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh Phương pháp dạy học truyền thống Phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh - Giáo viên cung cấp kiến thức cho học sinh một cách thụ động, chủ yếu qua phương pháp thuyết trình. - Học sinh chỉ cần soạn bài theo hệ thống câu hỏi Hướng dẫn học trong sách giáo khoa. - Giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp phát vấn, diễn giảng và thuyết trình - Học sinh tiếp thu kiến thức thụ động. - Giờ học tẻ nhạt, nhàm chán, khiến học sinh mệt mỏi. - Giáo viên không mất nhiều thời gian soạn giáo án. - Giờ học dễ thất bại - Học sinh tự chiểm lĩnh kiến thức trên cơ sở những điều giáo viên gợi mở. - Học sinh phải đọc kĩ tác phẩm, đọc thêm tài liệu tham khảo về tác giả Tô Hoài và các sáng tác khác của nhà văn để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. - Giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp để học sinh tiếp thu kiến thức nhanh nhất, nhiều nhất. - Học sinh phát huy được khả năng của bản thân. - Giờ học sôi nổi, tích cực, học sinh được thỏa sức sáng tạo. - Giáo viên mất nhiều thời gian cho việc soạn giáo án. - Giờ học thành công. Sau khi áp dụng phương pháp dạy học truyền thống ở lớp 12C và phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở lớp 12 E. Giáo viên cho cùng một đề kiểm tra. Đề kiểm tra 15 phút Cảm nhận cuả em về nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà Văn Tô Hoài? Kết quả thu được như sau: Lớp Sĩ số Điểm Giỏi Điểm khá Điểm Trung bình Điểm dưới trung bình 12C 25 1 = 4% 8 = 32% 10 = 40% 6 = 24% 12E 28 4 = 14% 12 = 43% 10 = 36% 2 = 7% Kết quả trên cho thấy cùng một giáo viên, cùng đối tượng học sinh (lớp 12C và 12E là hai lớp ban khoa học xã hội, lực học tương đương nhau) nhưng khi áp dụng phương pháp khác nhau sẽ cho ra những kết quả khác nhau. Rõ ràng việc đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với sự phát triển chung của xã hội là rất quan trọng và việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học trong nhà trường phổ thông là thực sự cần thiết. Bởi mục đích cuối cùng của việc dạy học không chỉ là trao truyền tri thức mà là sau tiết học các em không chỉ nắm vững kiến thức mà còn biết vận dụng kiến thức đã học để xử lý những tình huống liên quan trong thực tế đời sống. Từ sự khác biệt của phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh cũng như kết quả thu được ở hai lớp mà cá nhân tôi trực tiếp giảng dạy. Tôi nhận thấy rằng, phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh thực sự hiệu quả, khả năng nhận thức, tư duy của học sinh được phát huy. Các em được thể hiện chính kiến riêng của mình về tác phẩm, về nhân vật. Giờ học thực sự hào hứng sôi nổi. Song khó khăn khi áp dụng phương pháp dạy học này không phải nằm ở phía học sinh mà ở chính người giáo viên bởi đa số những thầy cô có thâm niên tuổi nghề càng nhiều thì càng ngại thay đổi. Một số giáo viên trẻ thì chưa chiến thắng được sức ì của bản thân. Bởi thực tế soạn một tiết học theo phương pháp truyền thống không mất nhiều thời gian nhưng soạn một tiết học theo hướng phát triển năng lực mất gấp ba đến năm lần phương pháp truyền thống (Tùy thuộc vào trình độ công nghệ thông tin và năng lực chuyên môn của giáo viên). Thiết nghĩ đổi mới phương pháp dạy học trong thời đại công nghệ số là tất yếu, song đừng nên hô khẩu hiệu hay bắt giáo viên phải thế này, thế kia. Mà trước hết hãy tìm cách thay đổi tư duy của mỗi giáo viên. Nếu người giáo viên đứng lớp không ngại khó, ngại khổ, trách nhiệm với bản thân, với học trò, với nghề nghiệp. Người thầy đó nhất định sẽ thành công. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Từ thực tế giảng dạy của bản thân và qua trao đổi với bạn bè đồng nghiệp, qua hoạt động dự giờ thăm lớp tôi nhận thấy rằng việc đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay là thực sự cần thiết. Trên thực tế có rất nhiều phương pháp dạy học mới đang hình thành và phát huy tác dụng như: phương pháp giải quyết vấn đề; phương pháp hướng dẫn học tập thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo; phương pháp dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn; phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh... Lựa chọn phương pháp nào không phải là quyền năng của giáo viên mà người giáo viên phải căn cứ vào đối tượng học sinh của mình, năng lực của bản thân để lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp nhất và đạt hiệu quả cao nhất. Trong thời đại công nghệ số, học sinh có điều kiện tiếp cận tri thức qua nhiều kênh thông tin đa dạng khác nhau cho nên nhiệm vụ của người giáo viên không phải là chỉ chăm chú vào việc cung cấp tri thức cho học sinh mà phải định hướng , khơi giợi, dẫn dắt để học sinh tự khám phá, tự chiếm lĩnh tri thức. Đó cũng chính là yêu cầu mới của hoạt động giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức rõ điều đó và qua việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy, tôi thấy học sinh đã có sự tiến bộ rất nhiều trong giờ học, chủ động lĩnh hội kiến thức của mình theo hướng tích cực, có hứng thú say mê trong học tập, hiểu bài ngay trên lớp và đặc biệt với những câu hỏi gợi tìm, mở rộng các em được thỏa sức sáng tạo. Vì vậy tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào bộ môn Ngữ văn tại trường phổ thông mà tôi đang dạy. Trên đây là một vài kinh nghiệm của cá nhân tôi xin được chia sẻ để bạn bè đồng nghiệp có thể tham khảo, áp dụng vào việc giảng dạy tiết 1 bài Vợ chồng A Phủ trong chương trình Ngữ văn 12 của Trường THPT để giờ học đạt được kết quả cao hơn. Là quan điểm và cách nhìn nhận, đánh giá của cá nhân nên trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp và bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có) - Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Về phía nhà trường: + Bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của ngành Giáo dục + Phân công chuyên môn hợp lý + Coi trọng việc giám sát, kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy và học + Có cơ chế khen thưởng, kỉ luật phù hợp. - Về phía giáo viên: + Nhận thức rõ vai trò của người giáo viên trong sự nghiệp giáo dục + Có ý thức học tập để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn. + Có tình yêu nghề, yêu trò. - Về phía học sinh + Có ý thức, thái độ học tập đúng đắn, tích cực + Luôn chủ động, sáng tạo trong việc tiếp thu, chiếm lĩnh tri thức. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: - Qua việc áp dụng đề tài vào giảng dạy, tôi thấy học sinh đã có sự tiến bộ rất nhiều trong giờ học, chủ động lĩnh hội kiến thức của mình theo hướng tích cực, có hứng thú say mê trong học tập, hiểu bài ngay trên lớp và đặc biệt với những câu hỏi gợi tìm, mở rộng các em được thỏa sức sáng tạo. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Áp dụng phương pháp dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh bài Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài cá nhân tôi thấy: - Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. - Đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học - Thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất, nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn. - Nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức. 10.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: - Học sinh hình thành được những năng lực cần thiết sau khi học xong tác phẩm Vợ chồng A Phủ. - Biết nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra cái mới theo sự hiểu biết của mình, tìm phương pháp giải quyết vấn đề và đưa ra những phương án giải quyết khác nhau những vấn đề trong thực tiễn. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Đỗ Thị Minh Thúy Trường PT DTNT Cấp 2-3 Vĩnh Phúc Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài “Vợ chồng A Phủ” (Tiết 1)của tác giả Tô Hoài Vĩnh Yên, ngày.....tháng 03 năm 2020 Hiệu trưởng (Ký tên, đóng dấu) Vĩnh Yên, ngày 09 tháng 03 năm 2020 Tác giả sáng kiến (Ký, ghi rõ họ tên) Đỗ Thị Minh Thúy D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các mô hình dạy học nhằm PTNLHS của Nguyễn Thị Hồng Nam, Dương Thị Hồng Hiếu. 2. Chuyên đề: Dạy học văn bản “ Vợ chồng A Phủ’’ của Tô Hoài bằng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy các kỹ năng, năng lực cho học sinh của Trần Thị Thức. 3. Dạy học ngữ văn theo hướng phát triển năng lực và yêu cầu “đổi mới căn bản, toàn diện” giáo dục phổ thông của Nguyễn Thành Thi. 4. Dạy học PTNL môn ngữ văn trung học phổ thông của Đỗ Ngọc Thống, Bùi Minh Đức, Đỗ Thu Hà, Phạm Thị Thu Hiền, Lê Thị Minh Nguyệt. 5. Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, 2008. 6. Nghị quyết số 29/NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI). 7. Phác thảo chương trình Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực của Bùi Mạnh Hùng; 8. Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh – Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014 9. Từ điển Tiếng Việt (2012). MỘT SỐ HÌNH ẢNH SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH 1. Bài tập thảo luận nhóm 2. Phiếu học tập Phiếu học tập số 1 Câu 1: Khung cảnh ăn Tết của người Mèo đã được Tô Hoài tái hiện như thế nào? Nó tác động ấn tượng đến tâm hồn Mị ra sao? ............................................................... Câu 2: Nêu suy nghĩ của em về câu văn: “ Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi ” ? .............................................................................................................................................................................................. Phiếu học tập số 2 Câu 1: Sau khi uống rượu và nghe tiếng sáo, Mị đã có những hành động gì? ....................................................................... Câu 2: Nhận xét nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật Mị của nhà văn Tô Hoài? ................... Phiếu học tập số 3 Câu 1: Giữa lúc Mị đang dâng tràn sức sống mới thì A Sử về và hắn đã có hành động gì với Mị? .............................................................................................................................................................................................. Câu 2: Phân tích diễn biến tâm lí của Mị trước những lời nói và hành động của A Sử .................................................................................................................................................................. Phiếu học tập số 4 Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Tô Hoài trong đoạn này? So sánh với cách miêu tả tâm lí nhân vật Mị của Tô Hoài ở đoạn trước đó? ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 3. Bài tập mở rộng sáng tạo 4. Bài kiểm tra của học sinh
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_theo_dinh_huong_tiep_can_nang.docx