Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo định hướng hình thành phát triển năng lực học sinh trong dạy học chứng minh tam giác đồng dạng

- Toán học còn là môn khoa học cơ bản cho các môn khoa học. Kiến thức toán học được ứng dụng, phục vụ cho việc học các môn học khác như:Vật lý, Hóa học, Sinh học, .Vì học toán về cơ bản là hoạt động giải toán. Giải toán liên quan đến việc lựa chọn và áp dụng chính xác các kiến thức, kỹ năng cơ bản, khám phá về các con số, xây dựng mô hình, giải thích các số liệu, trao đổi các ý tưởng liên quan Giải toán đòi hỏi phải có tính sáng tạo, hệ thống. Học toán và giải toán giúp học sinh tự tin hơn, kiên nhẫn, bến bỉ, biết làm việc có phương pháp và khoa học .

 - Dạy học toán theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và mô hình dạy học hiện đại, nó là một trong nhiều chiến lược dạy học cụ thể hoá của mô hình dạy-tự học và quan điểm “lấy người học làm trung tâm”. Giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ tri thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn. Ở đây ta tiếp cận năng lực theo hướng năng lực hành động, tức là có cấu trúc, có mô tả được, đo đếm được, do đó hình thành và phát triển một số năng lực tính toán, sử dụng ngôn ngữ toán học, mô hình hóa, sử dụng các cộng cụ toán học để đo, vẽ, tính.

 - Hình thành và rèn luyện năng lực người học bộ môn toán là một tất yếu của người dạy bộ môn toán. Trong quá trình giảng dạy chúng tôi thấy cần thiết phát huy năng lực người học toán nói chung bộ môn toán hình nói riêng để giúp học sinh nắm bắt và làm chủ được các phương pháp giải toán đa dạng. Điều này giúp các em học sinh tích cực hơn trong quá trình hoc tập và gợi động cơ yêu thích môn học và đáp ứng được các mức độ yêu cầu khác nhau với mỗi một đơn vị kiến thức hình học của trường THCS

 - Khái niệm năng lực:Từ điển Tiếng Việt giải nghĩa “Năng lực: 1-Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó.

 

doc33 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 909 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo định hướng hình thành phát triển năng lực học sinh trong dạy học chứng minh tam giác đồng dạng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghĩa D đồng dạng)
* T/c 1 (SGK – 70)
* T/c 2 (SGK – 70)
* T/c 3 (SGK – 70)
- Học sinh tự chuẩn bị bài tìm hiểu kiến thức của bài theo nhóm phát triển năng lực hợp tác, tìm tòi tự nghiên cứu.
- Học sinh tự rút ra khái niệm thông qua hoạt động trải nghiệm hình thành và phát triển năng lực khái quát hóa, tổng hợp... 
- Hình thành và phát triển năng lực nhận biết, suy nghĩa sáng tạo.
- Hình thành và phát triển năng lực làm việc hợp tác theo nhóm suy nghĩ sáng tạo để cùng nhau giải quyết vấn đề và năng lực tự quản lý. 
-Phát triển năng lực ngôn ngữ thuyết trình, quan sát, lắng nghe, phản biện, bình luận và bổ xung ý kiến. 
- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
Gv có thể hướng dẫn học sinh bằng hệ thống câu hỏi như sau:
 ? Em hãy phát biểu hệ quả của định lý Talét?
 ? Vẽ hình và ghi GT.
- GV: ba cạnh của D AMN tương ứng tỉ lệ với ba cạnh của D ABC
GV: Em có nhận xét gì thêm về quan hệ của D ANM và D ABC.
- GV: Tại sao em lại khẳng định được điều đó?
- GV: Phát biểu định lý và cho vài HS lần lượt nhắc lại.
- GV: Theo định lý trên
 Nếu muốn D AMN ~ D ABC theo tỉ số k = ta xác định điểm M, N như thế nào?
- GV: Nếu k = thì em làm ntn ?
- GV đưa chú ý tr 71 SGK lên bảng.
2. Định lý
GT : DABC, MN // BC, 
 MAB, NAC
KL : ~ 
Chứng minh
Có MN // BC 
 ( Đồng vị )
chung 
 (HQ đl Talét)
~ 
* Đlý (SGK – 71)
* Chú ý (SGK – 71)
- Phát triển năng lực suy nghĩ sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề, khai thác kiến thức cũ liện hệ dẫn dắt đến kiến thức mới.
- Hình thành và phát triển năng lực khái quát tổng hợp.
+) Hoạt động thực hành:
 Phương pháp
Nội dung
Hình thành phát triển năng lực học sinh
- Học sinh hoạt động nhóm đôi và chấm chéo nhóm
- Đại diện nhóm lên trình bày
- Đại diện các nhóm khác nhận xét bổ xung. 
Bµi tËp : 
1.Bµi 24 SGK: 
A’B’C’ A”B”C” theo tØ sè k1 = 
A”B”C” ABC theo tØ sè 
k2 = 
A’B’C’ ABC theo tØ sè 
k = = = k1. k2
- Phát triển năng lực hợp tác, tìm tòi tự nghiên cứu.
-Phát triển năng lực ngôn ngữ thuyết trình, quan sát, lắng nghe, phản biện, bình luận và bổ xung ý kiến. 
+) Hoạt động ứng dụng 
 Phương pháp
Nội dung
Hình thành phát triển năng lực học sinh
- Học sinh làm vào phiếu bài tập
- Học sinh đại diện trình bày
- Học sinh khác nhận xét bổ xung. 
- GV nhận xét chốt kiến thức .
2 Bµi tËp1 :
Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào đúng, mệnh đề nào sai? Vì sao?
a) Hai tam giác đồng dạng với nhau thì bằng nhau.
b) MNP QRP theo tỉ số k thì QRP MNP theo tỉ số 1/k
c)Cho HIK DEF theo tỉ số k thì k= 
- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức đã học để tìm tòi tự nghiên cứu.
-Phát triển năng lực ngôn ngữ thuyết trình, quan sát, lắng nghe, phản biện, bình luận và bổ xung ý kiến. 
+) Hoạt động bổ sung 
 Phương pháp
Nội dung
- Phân công nhiệm vụ về nhà 
- Nắm chắc định nghiã,tính chất và định lý về tam giác đồng dạng .
-Làm bài tập: Bài 23, bài 25,bài 26 –TR72 .SGK
-Tổ 1,3 dựng tam giác bằng 1/3 tam giác ban đầu
- Tổ 2,4 dưng tam giác bằng 2 lần tam giác ban đầu.
Bài tập phát triển tư duy
	Cho h×nh thang ABCD (AB // CD). Gäi M lµ trung ®iÓm cña CD, E lµ giao ®iÓm cña MA vµ BD; F lµ giao ®iÓm cña MB vµ AC.
Chøng minh r»ng EF / / AB
 A B	ABCD (AB // CD)
	DM = MC 
	 E F	gt	MA Ç DB = 
	MB Ç AC	= 
	KL	EF // AB
 D M C
§Þnh h­íng gi¶i:
- Sö dông tr­êng hîp ®ång d¹ng cña tam gi¸c
- §Þnh nghÜa hai tam gi¸c ®ång d¹ng
- DÊu hiÖu nhËn biÕt hai ®­êng th¼ng song song (®Þnh lý Ta lÐt ®¶o)
S¬ ®å ph©n tÝch: 
AB // CD (gt)	AB // CD (gt)
ß	ß
 AB // DM 	 AB // MC
ß	ß
DMED D AEB	GT	DMFC DBFA
 ß	 ß	 ß
 = ; 	 MD = MC	 = 
 ß
	 = 
 ß
EF // AB (§Þnh lý Ta lÐt ®¶o)
 - Trong chương trình định hướng năng lực, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong muốn thường được mô tả thông qua hệ thống các năng lực, kết quả học tập mong muốn được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được. Học sinh cần đạt được những kết quả yêu cầu đã quy định trong chương trình. Việc đưa ra các chuẩn đào tạo cũng là nhằm đảm bảo quản lý chất lượng giáo dục theo định hướng kết quả đầu ra. Ưu điểm của chương trình giáo dục định hướng năng lực là tạo điều kiện quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của học sinh. Tuy nhiên nếu vận dụng một cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học thì có thể dẫn đến các lỗ hổng tri thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức. 
 3. Biện pháp 3: Phân chia đối tượng để chọn nội dung dạy chủ đề “Dạy học theo định hướng hình thành phát triển năng lực học sinh trong dạy học chứng minh tam giác đồng dạng” cho phù hợp.
 Để chương trình giáo dục theo định hướng tiếp cận năng lực người học có thể triển khai tốt trong thực tiễn rất cần có những nghiên cứu về phương pháp dạy học, nhằm phát triển năng lực người học. Để giải quyết vấn đề này ta cần tập trung chủ yếu vào các yếu tố như giáo viên tổ chức hoạt động nhằm thúc đẩy việc học tập tích cực, chủ động của học sinh tạo môi trường hỗ trợ học tập. Nhằm tránh các nội dung học và cách học nặng tính lý thuyết, hàn lâm và xa rời thực tiễn mà người học đang sống, xa rời nhu cầu của đa số người học tạo nên áp lực ngày càng nặng nề, đồng thời nó tránh tạo ra tiền đề cho sự duy trì kiểu dạy học truyền thống trước kia. 
 Trong chương trình học hiện nay, chúng ta có thể thiết kế bài giảng phù hợp với kiểu dạy học hình thành và phát triển năng lực của người học với cách làm là tùy theo từng phần nội dung, đối chiếu nó với mục tiêu của dạy học theo chủ đề, nếu có sự phù hợp thì có thể tổ chức lại nội dung cho phù hợp với dạy học theo chủ đề.
 Trong phần hình học trung học cơ sở kiến thức về hình học rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em giúp các em có thể liên hệ thực tế một cách dễ dàng và hiệu quả. Qua đó các em những hiểu biết cơ bản về các kết cấu hình học trong các vật dụng, đồ đạc, công trình trong đời sống cụ thể. 
 Để làm được điều đó ngay từ đầu từ học kỳ I thông qua các phần khảo sát và ôn tập về môn toán hình tôi đã phân loại các đối tượng học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu. Sau khi nắm bắt được các đối tượng học sinh tôi tiến hành phân nhóm. Có nhiều cách chia nhóm, khi dạy môn toán, ở lớp tôi chia làm hai loại như sau để các em dễ dàng hợp tác trong học tập. 
 + Loại 1: Phân cụ thể đối tượng học sinh, giỏi nhóm với giỏi, khá nhóm với khá, trung bình nhóm với trung bình.
 Ở cách chia nhóm này tôi sử dụng khi giao cho các em làm bài tập về nhà, bài thực hành để học sinh làm các bài tập ngang tầm kiến thức của mình, làm cho học sinh thấy hào hứng hơn trong học tập và tìm tòi kiến thức của bài.giúp các em giải quyết những nhiệm vụ của mình nhanh hơn và triệt để hơn.
 Như trong tiết luyện tập sau khi đã ôn tập củng cố lý thuyết giáo viên có thể đưa bài tập sau:
Bài tập 1: a) Tam giác ABC có ; AB = 4cm; BC = 5cm. Tính độ dài AC?
 b) Tính độ dài các cạnh của DABC có biết rằng số đo các cạnh là 3 số tự nhiên liên tiếp.
GiảI : 
 a) Trên tia đối của tia BA lấy BD = BC
 	 DACD và DABC có chung; = µ
 	 Þ DACD DABC (g.g)
Þ = Þ AC2 = AB. AD
 	 = 4 . 9 = 36
Þ AC = 6(cm)
b) Gọi số đo của cạnh BC, AC, AB lần lượt là a, b, c.
Theo câu (a) ta có.
AC2 = AB. AD = AB(AB+BC) Þ b2 = c(c+a) = c2 + ac (1)
Ta có b > c (đối diện với góc lớn hơn) nên chỉ có 2 khả năng là: 
b = c + 1 hoặc b= c + 2
* Nếu b = c + 1 thì từ (1) Þ (c + 1)2 = c2 + ac Þ 2c + 1 = ac
Þ c(a-2) = 1 (loại) vì c= 1 ; a = 3; b = 2 không là các cạnh của 1 tam giác
* Nếu b = c + 2 thì từ (1) Þ (c + 2)2 = c2 + ac Þ 4c + 4 = ac 
Þ c(a – 4) = 4
Xét c = 1, 2, 4 chỉ có c = 4; a = 5; 5 = 6 thỏa mãn bài toán.
Vậy AB = 4cm; BC = 5cm; AC = 6cm.
Với bài tập này giáo viên yêu cầu với các đối tượng như sau: học sinh yếu vẽ hình chính xác, học sinh trung bình vẽ hình và chứng minh được câu a, học sinh khá làm tốt câu a và có ý tưởng câu b, với học sinh giỏi làm được bài và yêu cầu lập luận chặt chẽ. Với những mục đích đặt ra như vậy giao viên có thể cho học sinh làm vào phiếu bài tập cho các em hoạt động độc lập và trong thời gian quy định thu lại phiếu để kiểm tra. Khi chúng ta làm như vậy các em không thấy chán nản thất vọng khi không làm hoàn thiện hết bài đồng thời chúng ta vẫn có được bài hoàn chỉnh để các em sẽ hiểu hơn những kiến thức mà minh còn yếu từ đó các em sẽ cố gắng hơn trong học bài và làm bài. 
 +Loại 2: Trong mỗi nhóm có cả bốn đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu.
 Ở nhóm này tôi để các em giúp đỡ nhau trong học tập em khá, giỏi có thể giúp em trung bình, yếu. Khi đó các em trong một nhóm trong khi tìm tòi kiến thức hơn dẫn nhau cùng tìm hiểu kiến thức, hướng dẫn giảng giải cho nhau mỗi khi có vấn đề khó.
 Bài 1 : Cho A’B’C’ ∽ABC và A’B’ = 4,5cm, AB= 3 cm, AB:BC:CA= 3:5:7 
hệ số tỉ lệ là k = 1,5. Tính các cạnh của tam giác A’B’C’ ?
Bài làm 
Ta có: A’B’C’ ∽ABC
Vì AB là cạnh nhỏ nhất của ABC A’B’ là cạnh nhỏ nhất của A’B’C’
Do A’B’ = 4,5 cm Nên 
 Bài tập này tôi cho hoạt động nhóm trong nhóm có cả học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu để các em biết cách hoàn thiện bài chứng minh hình học. 
- Bên cạnh đó tôi nắm rõ hoàn cảnh và cá tính của từng em. Nhắc nhở các em chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập, cũng như học thuộc bài và làm bài trước khi đến lớp. Qua đây tôi nắm bắt được việc học ở nhà của các em để có biện pháp phù hợp với từng em.
4. Biện pháp 4: Đổi mới cách tổ chức một số hoạt động dạy – học
 Giáo viên không chỉ đơn giản truyền đạt tri thức một cách thụ động đơn giản, mà giáo viên có thể đưa ra kiến thức dưới dạng đặt câu hỏi, đố vui, kể chuyện, tổ chức một trò chơi, gấp hình dự đoán kết quả....Với cách tổ chức hoạt động nhóm tập thể hoặc nhóm đôi hoặc cá nhân và xây dựng nhu cầu học tập của học sinh. Ngoài ra giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp trong dạy học của mình.
 Ví dụ như: Khi dạy bài ‘‘Khái niệm hai tam giác đồng dạng ’’ để tạo cho các em vào nhe nhàng có thể cho các em hát bài cả nhà thương nhau, sau đó cho học sinh trình bày các hình vẽ trang trí của mình và tìm các hình vẽ trang trí giống nhau và cho các em qua sát bản đồ Việt Nam từ to đến nhỏ các kích thước khác nhau. Từ đó các em có nhận xét gì về các hình giống nhau? Vậy hai tam giác giống nhau theo các em nó cần những yếu tố nào?
Với cách vào bài này các em sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái, tự nhiên, gần gũi từ đó không gây áp lực cho các em trong giờ học. 
 Hay với bài ‘‘Ứng thực tế của tam giác đồng dạng’’ từ tiết trước tôi giao nhiệm vụ của nhóm 1 là tìm cách đo gián tiếp chiều cao của vật, nhóm 2 có nhiệm vụ là đo khoảng cách giữa hai địa điểm, trong đó có một địa điểm không thể tới được. Khi vào bài tôi có thể cho hai nhóm báo cáo sự tìm tòi nghiêm cứu của các em ở nhà và đánh giá nhận xét hoạt động của các em sau đó kể cho các em câu chuyện 
Kim tự tháp là một công trình kiến trúc vĩ đại và bí ẩn của loài người, nhưng từ xa xưa người ta đã tính được chiều cao của Kim Tự Tháp, vậy ai là người đầu tiên tính được chiều cao của Kim Tự Tháp? Ta- lét đã dựa vào tính chất đồng dạng của tam giác để tính độ dài Kim tự tháp Ai Cập bằng cách đợi khi mặt trời chiếu 1 góc 450, khi đó chiều dài cái bóng của Kim Tự Tháp cũng chính bằng chiều cao của nó. (Mục có thể em chưa biết – SGK trang 72). Vậy để hiểu rõ hơn về các ứng dụng của tam giác đồng dạng chúng ta học bài mới
A
 Hay khi học xong ba trường hợp đồng dạng của tam giác vuông tôi có thể chia lớp thành hai đội cho các em chơi trò ‘‘ chạy tiếp sức’’ để các em giải bớt căng thẳng và các em tự hoàn thiện phần kiến thức nay cho nhau. Sau thời gian 5 phút các em hoạt động tôi có thể nhận xét và chốt lại những kiến thức của bài. 
Cách làm này kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về nội dung kiến thức cần truyền đạt. Đồng thời huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm có sẵn của học sinh để chuẩn bị bài mới. Học sinh trải qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những thao tác, kỹ năng để làm nảy sinh kiến thức mới. Với cách làm này khắc phục kiểm tra bài cũ đơn thuần, nhàm chán không kích thích được sự tò mò và hứng thú học tâp của học sinh.
5. Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra đánh giá:
 	 Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng chú trọng đánh giá phẩm chất và năng lực của học sinh. Chú trọng đánh giá quá trình: đánh giá trên lớp; đánh giá bằng hồ sơ; đánh giá bằng nhận xét; tăng cường hình thức đánh giá thông qua sản phẩm dự án; bài thuyết trình; kết hợp kết quả đánh giá trong quá trình giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học. Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của học sinh; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc xem học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết học sinh học như thế nào, có biết vận dụng không.
Chủ động kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra. Tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn, cần tăng cường ra các câu hỏi mở. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, động viên sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Chú ý hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình. Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề thi, kiểm tra theo ma trận; chỉ đạo việc ra các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đúng thay vì chỉ có các câu hỏi 1 lựa chọn đúng như trước đây; triển khai phần kiểm tra tự luận trong các bài kiểm tra viết. Tăng cường ra câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực. 
 6. Biện pháp 6: Đổi mới củng cố hướng dẫn về nhà
 	+ Hoạt động thực hành nhằm cho học sinh thấm kiến thức đã học được trước đó, đồng thời phát hiện những khó khăn mà học sinh gặp phải để giáo viên hỗ trợ, hoặc học sinh tìm cách giải quyết một vấn đề nào đó hoặc trả lời một câu hỏi nào đó. Tất cả những vấn đề đó học sinh đều phải thể hiện kỹ năng của mình. 
 	 + Cách làm : - Giáo viên củng cố kiến thức của bài bằng sơ đồ tư duy giúp học sinh tái hiện kiến thức của bài có hệ thống và dễ nhớ, 
 	- Bằng cách tổng hợp kiến thức của bài bằng sơ đồ tư duy giúp cho học sinh nhớ kiến thức một cách tổng hợp hệ thống lôgic khoa học. 
 	Như trong bài‘‘Khái niệm hai tam giác đồng dạng ’’ ta có thể củng cố kiến thức như sau:
- Thông qua việc giải những bài tập rất cơ bản để học sinh rèn luyện việc nhận dạng , áp dụng các bước giải và công thức cơ bản, giáo viên quan sát giúp học sinh nhận ra khó khăn của mình, nhấn mạnh lại quy tắc,thao tác, cách thực hiện.
 - Tiếp tục ra bài tập với mức độ khó dần lên phù hợp với khả năng của học sinh. Giáo viên tiếp tục giáp các em giải quyết các khó khăn bằng cách liên hệ lại với các quy tắc, công thức,cách làm,thao tác cơ bản đã rút ra ở trên.
 - Có thể giao bài tập áp dụng cho cả lớp, cho từng cá nhân, hoặc theo nhóm, theo cặp đôi, theo bàn, theo tổ học sinh.
 	+ Kết quả đạt được: 
 	 - Học sinh nhớ dạng cơ bản một cách vững chắc, làm được các bài tập áp dụng cơ bán theo đúng quy trình.
 	- Học sinh biết chú ý tránh những lỗi sai lầm điển hình thường mắc trong qúa trình giải bài toán cơ bản.
 	- Học sinh học hình có đặc tính tâm lý nhanh nhớ nhưng cũng rất chóng quên. Việc quên kiến thức như vậy hoàn toàn không phải vì trí tuệ các em kém phát triển mà là do các em không ôn luyện củng cố thường xuyên. Vì vây tôi vạch ra kế hoạch vừa dạy kiến thức mới bảo đảm đúng chương trình vừa tiến hành lấp lỗ hỏng kiến thức cơ bản cho học sinh
 - Dựa vào khả năng học tập của các em tôi lựa chọn bài tập cho phù hợp với trình độ của từng em, để các em hoàn thành được bài tập về nhà của mình, từ đó học sinh có hứng thú trong học tập, có niềm tin sau khi học toán. Thực hiện các bài tập theo đối tượng học sinh giúp các em yếu nắm vững lại các kiến thức mà các em còn lúng túng hoặc nhầm lẫn. Các em khá, giỏi có điều kiện nâng cao sự hiểu biết của mình. 
 	 - Giáo viên có thể chia nhóm giao cho học sinh về nhà ôn một đơn vị kiến thức nào đó hoặc tìm hiểu một sự việc hiện tượng thực tế nào đó liên quan đến kiến thức bài mới.
 Phần IV. Kết quả thực hiện .
 Vận dụng dạy học định hướng hình thành và phát triển năng lực của học sinh với chủ đề “ Dạy học theo định hướng hình thành phát triển năng lực học sinh trong chứng minh tam giác đồng dạng”. Môn toán hình được đưa về gần gũi hơn giúp cho học sinh dễ hiểu và nắm bắt được kiến thức một cách dễ dàng. Phát huy được năng lực của người học một cách toàn diện và cụ thể. 
1. Kết quả điều tra học sinh 
	Chúng tôi đã thu được 60 phiếu phản hồi của học sinh học môn toán hình từ các lớp của trường THCS đã tiến hành thực nghiệm. Kết quả như sau:
Bảng 3.1
Ý kiến của học sinh về giờ học dạy học hình thành và phát huy năng lực của học sinh 
Tỉ lệ %
Rất thích
74 %
Thích
15 %
Bình thường
11 %
Không thích
0
Kết quả thu được về lí do sở thích của phương pháp học này, đa số các em học sinh đều cho rằng phương pháp này rất hay, bổ ích, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, giúp cho các em được tranh luận, thảo luận và rèn khả năng nói trước đám đông.
2. Kết quả của bài kiểm tra
Sau khi kết thúc bài lên lớp, chúng tôi tiến hành kiểm tra để đánh giá chất lượng, đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức, năng lực vận dụng kiến thức của học sinh ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng.
Các bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10.
Kết quả bài kiểm tra 45 phút sau khi dạy của các lớp GV đã áp dụng phương pháp đổi mới này có được kết quả như sau:
Bảng 3.2. Phân loại kết quả học tập của Học sinh 
Phân loại kết quả học tập của Học sinh (%)
Yếu kém
(0-4 điểm)
Trung bình
(5- 6,4 điểm)
Khá
(6,5–7,9 điểm)
Giỏi
(8– 10 điểm)
Trước khi dạy 
5 %
31,91 %
46,8 %
16,29 %
Sau khi dạy 
2 %
18,58 %
35,27 %
43,15%
PHẦN V: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
Kết luận.
 a, Giáo viên:
- Giáo viên được tự tìm hiểu, tự trang bị cho mình cơ sở lí luận của dạy học định hướng hình thành và phát triển năng lực của học sinh
- Giáo viên các môn “liên quan” được tăng cường trao đổi thảo luận về các kiến thức liên quan, về việc lựa chọn phương pháp, lựa chọn cách thức tổ chức các hoạt động dạy học => Mỗi giáo viên được chủ động về kiến thức, tự tin khi tổ chức các hoạt động dạy học và lựa chọn được phương pháp tối ưu.
b, Học sinh:
- Bằng những quan sát định tính chúng tôi thấy ở các tiết dạy môn các em học sinh tích cực, chủ động, hứng thú trong việc tìm ra các tri thức mới với những biểu hiện như: các em sôi nổi, tích cực trao đổi, chủ động bày tỏ quan điểm.
- Các kiến thức mới hình thành trong bài học được thực hiện theo đúng quy trình logic của sự nhận thức: Các em được quan sát, trải nghiệm thực tế rồi tự rút ra kiến thức => Hiểu bản chất, dễ nhớ và nhớ lâu.
- Các kiến mới hình thành đều được gắn với những tình huống cụ thể => Tăng khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
- Được phát huy kiến thức ở nhiều môn học
- Các em được hình thành và phát triển các năng lực quan sát, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phán đoán, năng lực thu nhận thông tin, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy sáng tạo
2. Kiến nghị
- Ngành giáo dục: Có giáo trình hướng dẫn và từng bài dạy để xác định cụ thể về định hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh.
- Phòng giáo dục: Xây dựng nhiều chuyên đề cấp Quận để giáo viên được giao lưu giữa các trường lớn có đội ngũ giáo giàu kinh nghiệm để các giáo viên trong Quận học hỏi kinh nghiệm của nhau.
Tôi xin cam đoan đây là Sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Xin trân trọng cám ơn!
Sách tham khảo
Sách giáo khoa toán lớp 8
Sách bài tập toán lớp 8
Sách các dạng toán và phương pháp giải toán lớp 8 – Tôn Thân- Nguyễn Vũ Thanh – Bùi Văn Tuyên.
Các văn bản hướng đổi mới phương pháp năm học 2014 – 2015
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung học cơ sở
Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học cơ sở
Thiết kế bài giảng toán lớp 8
Đề kiểm tra toán lớp 8
Nâng cao và phát triển toán lớp 8
 Nghị quyết trung ương khóa 8

File đính kèm:

  • docDạy học theo định hướng hình thành phát triển năng lực học sinh.doc