Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn Bài 13: Lực ma sát - Vật lí 10 cơ bản

Nghiên cứu phương pháp dạy học tích hợp trong bộ môn vật lí nới chung và trong môn vật lí 10 nới riêng.

Và cụ thể nghiên cứu phương pháp dạy học tích hợp vào bài “Lực ma sát” Vật lí 10, tổ chức dạy học thực nghiệm đối với học sinh trường THPT Tạ Uyên, từ đó rút kinh nghiệm và đánh giá hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp trong môn Vật Lí. Từ những kết quả đã nghiên cứu trong thực tiễn giảng dạy để đánh giá khả năng vận dụng phương pháp vào trong chương trình dạy học vật lí THPT.

 

doc36 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2520 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn Bài 13: Lực ma sát - Vật lí 10 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi quẹt diêm thì que diêm bốc cháy ?
Thuốc ở đầu que diêm chứa các chất oxi hóa mạnh như K2Cr2O7, KClO3, MnO2... và các chất khử như S, tinh bột... Thuốc ở vỏ bao diêm chứa P đỏ, Sb2O3... Để tăng độ ma sát người ta trộn bột thủy tinh nghiền mịn vào cả hai thứ thuốc trên. Khi quẹt que diêm, những hạt nhỏ P tác dụng với các chất oxi hóa, phản ứng tỏa nhiều nhiệt làm cháy thuốc ở đầu que diêm, rồi sau đó que diêm bốc cháy theo.
g. Môn Toán: Các phép tính, phép tổng hợp và phân tích các véc tơ, tổng của hai vec tơ đối nhau.
	h. Môn Tin học: Ứng dụng CNTT, phần mềm Word, Power Point trong soạn giảng, trình duyệt web tìm thông tin,... 
	i. Giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng và hiệu quả, Chống biến đổi khí hậu, Giáo dục an toàn giao thông...
2. Kĩ năng:
- Vận dụng được công thức tính lực ma sát trượt để giải được các bài tập đơn giản.
- Giải thích được vai trò của lực ma sát nghỉ đối với việc đi lại của con người, động vật và xe cộ.
- Bước đầu biết đề xuất giả thuyết một cách hợp lí và đưa ra phương án thí nghiệm để kiểm tra giải quyết. Tiến hành thí nghiệm, thu thập, xử lí số liệu thực nghiệm để rút ra nhận xét và kết luận.
- Báo cáo và thảo luận về các kết quả thí nghiệm và kết luận đưa ra.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn KCN, Sinh học, Toán học, Lịch sử, Hóa học, Thể dục thể thao, giáo dục môi trường, giáo dục an toàn giao thông ... trong học tập và vận dụng vào đời sống để giải quyết các vấn đề thực tiễn và có năng lực sáng tạo, NCKH của học sinh.
- Phát triển năng lực:
+ Phát triển các năng lực sử dụng kiến thức: Nêu được điều kiện xuất hiện và đặc điểm của lực ma sát cũng như sự phụ thuộc của chúng vào vào các yếu tố bề mặt, áp lực. Sử dụng được kiến thwucs đẻ giải các bài toán liên quan đến lực ma sát, giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên liên quan đến vai trò của lực ma sát
+ Phát triển năng lực phương pháp của học sinh: Với mỗi vấn đề, học sinh cần đề ra phương pháp giải quyết hợp lí và tối ưu nhất (lên kế hoạch thực hiện, giao nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả).
+ Năng lực trao đổi thông tin: Thực hiện trao đổi, thảo luận với các thành viên trong nhóm, trong lớp để thực hiện nhiệm vụ, phân công công việc hợp lí để có hiệu quả cao nhất.
+ Năng lực xã hội: Học sinh được giao tiếp, làm việc theo nhóm, rèn luyện khả năng trình bày trước đám đông, kỹ năng bảo vệ ý kiến của cá nhân.	
+ Năng lực tự học.
+ Năng lực điều tra, nghiên cứu khoa học (tăng cường khả năng trích dẫn nguồn khi nghiên cứu).
+ Năng lực chế tạo mô hình, sản phẩm ứng dụng.
+ Năng lực ứng dụng CNTT, sử dụng phương tiện mới.
+ Năng lực thuyết trình trước nhiều người.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn vật lí, có lòng yêu khoa học, tích cực tự giác trong học tập.
- Có tinh thần hợp tác, tự tin đưa ra các ý kiến cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ ở lớp cũng như ở nhà.
- Có thái độ khách quan, trung thực, có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác trong các hoạt động.
- Giáo dục ý thức tiết kiệm năng lượng trong thực tế
 	- Góp phần bước đầu giúp học sinh say sưa với KHCN, có liên hệ ứng dụng rộng rãi kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Có ý thức sử dụng các nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, có ý thức phòng chống thiên tai, phòng chống hiện tượng nóng ấm toàn cầu, tích cực sử dụng nguồn năng lượng tái tạo – xanh – sạch, bảo vệ môi trường đang bị huỷ hoại hiện nay. 
 - Chấp hành tốt pháp luật và cẩn trọng khi tham gia giao thông.
 - Khơi dậy lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng chiến đấu dũng cảm, sáng tạo để bảo vệ Tổ quốc.
II. Chuẩn bị, phương pháp.
1. Chuẩn bị:
a. Giáo viên
- Giáo án, bài giảng trình chiếu; clip kĩ năng tạo lửa khi bị lạc lâu trong rừng, clip kéo pháo trong chiến dịch điện biên phủ, ..; phiếu học tập; bài kiểm tra 15 phút.
b. Học sinh
- Ôn tập phần lực ma sát đã học ở lớp 8. Hoạt động nhóm trước ở nhà để hoàn thành các phiếu học tập
2. Phương pháp:
 - Nêu vấn đề - tạo tình huống, thuyết trình, hướng dẫn, gợi ý, đàm thoại, cho HS tự nghiên cứu, học nhóm trên lớp và hoạt động nhóm ở nhà.
	- Phương pháp vấn đáp, đàm thoại
	- Phương pháp phòng tranh
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định, tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1. Đặt vấn đề
Cho học sinh trải nghiệm: Thử đẩy chiếc tủ đựng sách của lớp.
Tủ sẽ chuyển động như thế nào?
Tại sao muốn tủ chuyển động cần phải có nhiều người đẩy và phải duy trì lực đẩy ấy? 
Nhận xét câu trả lời của học sinh. Yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức về ma sát đã học ở lớp 8: Có mấy loại ma sát. Ma sát có lợi hay có hại?
Tích hợp kiến thức toán
Lực là đại lượng véc tơ. Một véc tơ các những đặc điểm gì?
Đặc điểm của 2 véc tơ có tổng bằng 0?
Cho học sinh trải nghiệm thực tế rồi nêu kết quả.
Có 3 trường hợp:
+ Nếu lực đẩy nhỏ thì tủ chưa chuyển động
+ Có lực đẩy đủ lớn thì tủ mới chuyển động và cần duy trì lực này để tủ tiếp tục chuyển động.
+ Thôi tác dụng lực đẩy thì tủ chuyển động chậm dần và dừng lại.
- Muốn tủ chuyển động được thì lực đẩy phải lớn hơn lực ma sát. Vì vậy cần nhiều người cùng đẩy.
Nhắc lại kiến thức đã học:
- Có ba loại lực ma sát: Lực ma sát trượt, Lực ma sát lăn, Lực ma sát nghỉ.
- Tùy vào hoàn cảnh, có lúc lực ma sát có lợi, có lực lực ma sát lại có hại.
Véc tơ có 4 đặc điểm:
- Điểm đặt. - Phương
- Chiều - Độ lớn
Đó là 2 véc tơ cùng phương, cùng độ lớn, cùng gốc và ngược chiều.
Có 3 loại ma sát:
- Lực ma sát trượt.
- Lực ma sát lăn.
- Lực ma sát nghỉ.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về lực ma sát trượt
Trong trường hợp các em vừa trải nghiệm, lực ma sát xuất hiện 
gọi là ma sát trượt. Vậy lực ma 
sát trượt xuất hiện khi nào?
Lực ma sát trượt có đặc điểm gì? Đo lực ma sát trượt như thế nào? Độ lớn lực ma sát trượt phụ thuộc vào những yếu tố nào? Mời nhóm 1 báo cáo kết quả nhóm.
Từ kết quả làm việc của nhóm 1 thấy lực ma sát trượt xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc, ngược chiều với chuyển động. Hãy xác định phương, chiểu của lực ma sát?
Và nhận thấy độ lớn lực ma sát trượt không phụ: v, S mà phục thuộc vào tình trạng, bản chát bề mặt tiếp xúc và áp lực N.
Sử dụng kiến thức thực tế
Vậy lực ma sát trượt có ứng dụng như thế nào trong đời sống? Nhóm 1 trình bày.
Tích hợp kiến thức môn Lịch Sử
Như các em đã biết, việc tìm ra lửa là bước đột phá quan trọng của sự tiến hóa của con người.
Người nguyên thủy đã tạo ra lửa bằng cách nào? Vì sao?
* Tích hợp kiến thức môn hóa học
Ngày nay, việc sử dụng và tạo ra lửa rất đơn giản. Các em quan sát cô làm thí nghiệm với bao diêm
Em hãy vận dụng kiến thức môn hóa học để giải thức vì sao dùng diêm quẹt vào vỏ hộp diêm thì que diêm bốc cháy?
Như vậy ma sat trượt được ứng dụng nhiều trong đời sống.
Học sinh xác định được:
Ma sát trượt xuất hiện khi vật này trượt trên bề mặt vật khác
Nhóm 1 báo cáo kết quả.
- Đo lực ma sát trượt bằng cách dùng lực kế kéo vật trượt đều trên mặt sàn nằm ngang.
Thay đổi một thông số để đo độ lớn lực ma sát trượt.
Biểu diễn được
Ghi nhận
Nhóm 1 cử một bạn trình bày ý tưởng của nhóm Máy mài
Học sinh vận dụng kiến thức môn lịch sử và đưa ra được con người đã lấy hai hòn đá cọ sát vào nhau, do ma sát sinh ra nhiệt, đến một thời điểm thì nó tạo ra lửa.
Vận dụng kiến thức môn hóa học
Thuốc ở đầu que diêm chứa các chất oxi hóa mạnh như K2Cr2O7, KclO3, MnO2 và các chất khử như S, tinh bột Thuốc ở vỏ bao diêm chứa P đỏ, Sb2O3 Để tăng độ ma sát người ta trộn bột thủy tinh nghiền mịn vào cả hai thứ thuốc trên. Khi quẹt que diêm, những hạt nhỏ P tác dụng với các chất oxi hóa, phản ứng tỏa nhiều nhiệt làm cháy thuốc ở đầu que diêm, rồi sau đó que diêm bốc cháy theo.
I. Lực ma sát trượt
1. Sự xuất hiện:
- Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật này trượt trên bề mặt vật khác.
2. Cách đo lực ma sát trượt:
Dùng lực kế kéo song song với mặt sàn sao cho vật chuyển động thẳng đều. Số chỉ của lực kế bằng với lực ma sát.
3. Độ lớn lực ma sát trượt:
- Không phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của vật và diện tích bề mặt tiếp xúc.
- Phục thuộc vào tình trạng và bản chất bề mặt tiếp xúc.
- Tỉ lệ với áp lực N
Với μ là hệ số ma sát trượt.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về các loại lực ma sát khác
Giáo viên cho học sinh trải nghiệm việc đẩy tủ sách nếu cho bánh xe lăn, rồi nêu nhận xét?
Như vậy, trong trường hợp này ta thấy lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt.
Tích hợp kiến thức lịch sử và du lịch
Giáo viên cung cấp cho học sinh hình ảnh về thành nhà Hồ rồi yêu cầu học sinh hoạt động nhóm, trả lời các câu hỏi trong phiếu bài học 1. (Phần phụ lục)
Nhận xét các câu trả lời của các nhóm.
Hình ảnh các em vừa thảo luận là hình ảnh thành nhà Hồ được xây dựng vào năm 1397, ở huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Những tảng đá lớn ấy được vận chuyển bằng con lăn đến xây thành. Vì vậy năm 2011, thành nhà Hồ được Unesco công nhận là di sản văn hóa nhân loại.
Tích hợp kĩ năng sống
Với vai trò và trách nhiệm của người học sinh, em cần làm gì đối với các di tích văn hóa, di tích lịch sử?
Như vậy để giảm tác hại, ta có thể chuyển từ ma sát trượt sang ma sát lăn. Vậy ma sát lăn có các đặc điểm gì?
Trong giai đoạn đầu, khi lực đẩy còn nhỏ, tại sao tủ chưa chuyển động?
Do có ma sát nghỉ làm vật chưa thể chuyển động. Vậy khi nào vật chuyển động?
Tương tự với các lực ma sát khác, độ lớn lực ma sát nghỉ cực đại cũng tỉ lệ với áp lực N
Học sinh trải nghiệm, nhận xét khi cho bánh xe lăn thì chỉ cần lực đẩy nhỏ đã làm tủ chuyển động.
Sử dụng kiến thức môn Lịch sử và vật lí để trả lời phiếu học tập
Học sinh làm việc nhóm để thực hiện phiếu học tập 1.
Sau đó treo kết quả nhóm, cử đại diện nhóm trình bày.
Ghi nhận
Học sinh làm việc các nhân
Trả lời: Chúng ta cần trực tiếp bảo vệ và tuyên truyền để nhiều người cùng tham gia bảo vệ, xây dựng và phát huy những truyền thống văn hóa, lịch sử của cha ông.
- Lực ma sát lăn xuất hiện khi vật lăn trên bề mặt vật khác.
- Độ lớn ma sát lăn:
Do có lực ma sát nghỉ.
Khi lực đẩy tăng thì lực ma sát nghỉ tăng. Khi thì tủ bắt đầu chuyển động.
Ghi nhận
II. Lực ma sát lăn
- Lực ma sát lăn xuất hiện khi vật lăn trên bề mặt vật khác.
- Độ lớn ma sát lăn:
III. Lực ma sát nghỉ
- Lực ma sát nghỉ xuất hiện
 Khi vật có xu hướng chuyển động nhưng chưa thể chuyển động.
Hoạt động 4. Vai trò của ma sát
* Sử dụng kiến thức liên môn lịch sử
Chiếu cho học sinh xem đoạn video.
Đây là hình ảnh liên quan đến thời kì lịch sử nào? Việc làm của các chú bộ đội có tác dụng như thế nào?
* Tích hợp kĩ năng kể truyện
Cho học sinh quan sát về hình ảnh sau:
Hãy cho biết người anh hùng này tên là gì? Hãy kể câu chuyện về sự anh dũng hi sinh của anh?
Như vậy, sự hi sinh anh dũng của anh Tô Vĩnh Diện thể hiện sâu sắc lòng yêu nước và dân tộc. Các em hãy học tập tấm gương sáng ngời của anh để học tập và xây dựng đất nước ngày càng giầu đẹp.
Tích hợp kiến thức môn KCN, giáo dục an toàn giao thông
Đối với các phương tiện giao thông, hệ thống phanh có vai trò quan trọng. Vậy hệ thống phanh xe có đặc điểm và vai trò như thế nào? Cô mời nhóm 2 trình bày kết quả của nhóm.
Từ kết quả trên các em thấy, ma sát xuất kiện khi vành xe trượt trên má phanh giúp xe dừng lại. 
Tích hợp kiến thức môn sinh học
Như các em đã biết, để con người và các loài động vật khác di chuyển được là nhờ vào hẹ vận động. Vậy hệ vận động của con người có cấu tạo như thế nào? Vai trò và nhiệm vụ của các khớp nối trong cơ thể con người như thế nào Để trả lời câu hỏi đó, cô mời nhóm 3 trình bày kết quả.
Các em nhóm khác có câu hỏi nào không?
Từ đó chúng ta thấy lực ma sát vừa có lợi, vừa có hại.
Tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu, môn địa lí
Thông qua kết quả trên các em thấy trong quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông đường bộ, ma sát giữa bánh xe và mặt đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa phanh xe và vành bánh xe làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Vậy ma sát có ảnh hưởng gì đến môi trường và sự biến đổi khí hậu tàn cầu? Mời nhóm 4 trình bày kết quả.
Từ kết quả trình bày của nhóm 4 cho thấy Ma sát có ảnh biến đổi khí hậu toàn cầu. Các em hãy biết sử dụng năng lượng hiệu quả nhé. Một động tác tắt đèn khi ra khỏi phòng là biểu hiện rõ nét của chống biển đổi khí hậu và bảo vệ môi trường các em nhé.
Xem video về kéo pháo trong chiến dịch điện biên phủ năm 1954, rồi trả lời.: Các chú bộ đội đã lấy những miếng gỗ để chèn bánh pháo sau mỗi lần kéo pháo nhích lên, việc chèn miếng gỗ giúp tăng ma sat nghỉ để xe không bị lao xuống dốc. 
Quan sát hình ảnh và trả lời
Đây là anh hùng Tô Vĩnh Diện. Khi kéo pháo vào trận địa của chiến dịch Điện biên phủ năm 1954, nửa chừng, dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, anh bình tĩnh giữ càng, lái cho pháo thẳng đường. Nhưng pháo lao nhanh, người lái càng phía ngoài bị càng pháo đánh văng ra, pháo lao về phía vực sâu. Tô Vĩnh Diện hô anh em: "Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo", đồng thời bất chấp nguy hiểm, bám chắc càng pháo và nhanh chóng lợi dụng một gốc cây làm bàn đạp, nhoài hẳn người gần như nằm trên mặt dốc, đẩy càng, hướng pháo đâm vào vách núi. Cản được pháo không lăn xuống vực, nhưng bánh pháo chèn ngang người anh, nhờ đó đơn vị kịp ghìm giữ pháo dừng lại. Tô Vĩnh Diện anh dũng hy sinh.
Nhóm 2 trả lời
- Hệ thống phanh xe
- Vai trò và ý nghĩa của xe đạp điện.
- Cách làm giảm tai nạn do xe đạp điện
Nhóm 3 sử dụng kiến thức môn sinh và trả lời được:
- Cấu tạo của khớp tay, khớp chân
- Vai trò của dịch khớp
- Các hạn chế các bệnh về khớp
Các nhóm khác nêu câu hỏi
Đại diện nhóm 3 trả lời
Nhóm 4 trả lời:
- Tác dụng của ma sát
- Tác hại của ma sát
- Ảnh hưởng của khói bụi đối với môi trường và con người.
- Ảnh hưởng của nước thải nhà máy gạch đối với môi trường.
- Cách khác phục ảnh hưởng của ma sát đến môi trường và khí hậu.
IV. Vai trò của ma sát
- Trong cơ thể con người, dịch khớp làm giảm ma sát giữa các khớp, do vậy làm cho các đầu sụn, đầu xương không bị bào mòn mà vận hành nhịp nhàng, trơn tru.
Ma sát vừa có lợi, vừa có hại:
- Có lợi: Giúp con người cầm nắm được mọi vật, di chuyển được trên mặt đất...
- Có hại: Làm bào mòn các bề mặt tiếp xúc, sinh ra bụi....
Hoạt động 5. Bài tập vận dụng, củng cố
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên phát phiếu học tập số 2
Giải thích các hiện tượng sau và cho biết ma sát có lợi hay có hại?
Giáo viên phát phiếu học tập 3
Một xe ô to có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 72km/h trên mặt đường nằm ngang thì lái xe nhìn thấy một các hố cách đó 100m. Người lái xe bắt đầu hãm phanh, hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường làm 0,3, xe bắt đầu chuyển động thẳng chậm dần đều rồi dừng lại. 
a. Hỏi xe có bị húc phải chiếc hố không? Vì sao?
b. Để xe không húc phải hố thì vận tốc của xe lúc hảnh phanh tối đa là bao nhiêu?
Giáo viên gọi học sinh nhóm làm nhanh nhất trình bày
Từ kết quả của nhóm, giáo viên tích hợp Giáo dục an toàn giao thông
Từ kết quả trên thấy, nếu đi trên đường với vận tốc quá lớn, người lái xe rất khó xử lí tình huống khi gặp sự cố. Vì vậy, khi các em tham gia giao thông trên đường thì đi với tốc độ vừa phải. Nhất là, hiện nay các em đang dùng xe đạo điện, xe máy điện. Các em nên đi với tốc độ trung bình là 20km/h đến 25 km/h là an toàn nhất.
Học sinh thảo luận nhóm và đưa ra đáp án
1. Lực ma sát có ích. Vì lực ma sát nghỉ của chân người với sàn nhà rất nhỏ
2. Lực ma sát có ích. Vì lực ma sát trượt giữa lốp xe và đất bùn nhỏ
3. Ma sát có hại. Vì ma sát trượt giày trên mặt đường làm mòn đế
4. Ma sát có ích. Vì lốp ô tô có khía sâu hơn để tăng ma sát trượt của lốp trên mặt đường khi hãm phanh giúp xe dừng lại nhanh hơn 
5. Ma sát có ích. Vì bôi nhựa thông làm tăng ma sát trượt giữa dây cung với dây đàn làm tiếng đàn phát ra to hơn 
Học sinh thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập 3
Giáo viên: Như vậy qua bài học, các em cần nắm vững đặc điểm của lực ma sát, vai trò của ma sát và ảnh hưởng của ma sát đến con người, sinh vật, môi trường... Bài học chúng ta kết thúc ở đây.
4. Giao nhiệm vụ về nhà
	- Làm bài tập SGK
- Chuẩn bị bà Lực Hướng Tâm.
IV. Rút kinh nghiệm
V. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
1. Hiệu quả kinh tế:
- Sáng kiến đưa ra sẽ giúp làm lợi cho cơ quan quản lí giáo dục một khoản kinh phí lớn: Tiết kiệm chi phí đào tạo giáo viên về dạy học tích hợp, dạy học trải nghiệm
- Sáng kiến đưa ra ý tưởng để giáo viên Vật lí tham khảo, tiết kiệm kinh phí đi lại, học tập nâng cao tay nghề và phương pháp.
2. Hiệu quả xã hội:
- Sáng kiến của tôi sẽ giúp cho các đồng nghiệp trong cơ quan có tài liệu tham khảo và rút kinh nghiệm, học tập nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn tốt hơn.
- Việc tổ chức dạy học dự án giúp cho học sinh được chủ động trong việc tiếp thu tri thức khoa học, có tinh thần hợp tác nhóm, được năng động và sáng tạo trong giải quyết các tình huống. Từ đó hình thành được nhiều phẩm chất tốt, nhiều năng lực cần thiết, đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
- Việc tổ chức dạy, học theo chủ đề tích hợp liên môn yêu cầu người giáo viên phải thường xuyên học tập và trau dồi kiến thức của nhiều lĩnh vực, có sự am hiểu nhiều vấn đề. Vì vậy, người giáo viên phải năng động, luôn cố gắng học hỏi để đáp ứng nhu cầu của người học.
- Việc tổ chức dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn sẽ giúp đào tạo cho xã hội nhiều nhân lực có năng lực làm việc chủ động, làm việc có trách nhiệm, có tinh thần hợp tác và nâng cao năng suất lao động.
- Việc tổ chức dạy học theo chủ đề tích hợp giúp cho học sinh tự tìm tòi học hỏi và nhận biết được các yêu cầu của xã hội, có ý thức bảo vệ môi trường biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân và cộng đồng, có tinh thần yêu thương giúp đỡ  tạo ra các công dân có năng lực làm việc, hợp tác, sáng tạo trong tương lai.
IV. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Điều kiện để áp dụng sáng kiến:
- Sáng kiến dùng để áp dụng trong giảng dạy ở cấp THPT nói chung, giảng dạy môn Vật Lí nói riêng.
2. Kết quả áp dụng:
- Đối với trường THPT Tạ Uyên chúng tôi đã thử nghiệm và áp dụng tại các lớp chúng tôi đang giảng dạy. Kết quả thu được là điều khuyến khích và là động lực để chúng tôi tiếp tục xây dựng các dự án khác.
a. Về thái độ đối với môn Vật lí:
Kết quả khảo sát đầu năm học:
Lớp
10A (39)
10B (37)
10D (37)
Tổng
Tỉ lệ %
Số học sinh thích môn vật lí
12
6
8
26
23%
Số học sinh thấy bình thường
12
10
13
35
31%
Số học sinh sợ môn vật lí
15
21
16
52
46%
Kết quả khảo sát cuối học kì I:
Lớp
10A (39)
10B (37)
10D (37)
Tổng
Tỉ lệ %
Số học sinh thích môn vật lí
26
24
25
75
66,4%
Số học sinh thấy bình thường
12
11
10
33
29,2%
Số học sinh sợ môn vật lí
1
2
2
5
4,4%
Từ kết quả thăm dò ý kiến của học sinh sau khi thực hiện dự án, tôi thấy việc dạy học tích hợp trong môn vật lí giúp cho học sinh yêu thích bộ môn vật lí hơn. Việc thực hiện dự án trong môn Vật lí giúp môn học không còn khô cứng như các em nghĩ, nó giúp các em linh hoạt, sáng tạo và có nhiều trải nghiệm thực tế hơn.
b. Về chất lượng giảng dạy:
Bài kiểm tra 15 phút của 39HS lớp 10 A. Bài kiểm tra yêu cầu HS nắm bắt kiến thức cơ bản của bài học, đồng thời có liên hệ thực tế (ví dụ: tính gia tốc, quãng đường, thời gian chuyển động của xe.).
Kết quả kiểm tra như sau: 
Điểm
Giỏi
 (8 10)
Khá 
(6,5 < 8)
TB 
(5 < 6,5)
Yếu 
(3,5 < 5)
Kém
 (< 3,5)
Số lượng
(học sinh)
20
12
6
1
0
Tỉ lệ (%)
51,3 %
30,8%
15,4 %
2,5 %
0 %
3. Khả năng áp dụng sáng kiến
- Trong điều kiện dạy học như hiện nay, việc thực hiện các dự án dạy học giúp cho giáo viên có nhiều trải nghiệm mới và phải trau dồi kiến thức của nhiều lĩnh vực. Vì vậy mà người giáo viên phải thường xuyên cập nhật thông tin, kiến thức, phải chủ động và linh hoạt hơn.
- Đối với học sinh, việc học tập theo các dự án giúp các em linh hoạt, chủ động hơn và học tập trải nghiệm nhiều hơn. Từ việc đặt mình vào hoàn cảnh có vấn đề cần giải quyết giúp các em có thêm hứng thú với các kiến thức sẽ được học hơn, giải quyết vấn đề triệt để hơn.
- Với kết quả thực hiện dự án trên, tôi thấy việc dạy học tích hợp hoàn toàn có thể áp dụng cho môn vật lí THPT.
Xác nhận của cơ quan
Yên Mô, ngày 10 tháng 5 năm 2017
Nhóm Tác giả
Đới Việt Dũng
Phạm Thị Tú Bình

File đính kèm:

  • doc3. TU Dạy học theo chủ đề tích hợp Bài 13 Lực ma sát Vật lý 10.doc
Sáng Kiến Liên Quan