Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề bài học Máy điện ba pha - Công nghệ Lớp 12

1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài này, học sinh trình bày được:

 - Biết được khái niệm, phân loại và công dụng của máy điện xoay chiều ba pha.

- Biết công dụng, cấu tạo, cách nối dây, nguyên lí làm việc của máy biến áp ba pha.

- Biết được công dụng, cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách nối dây động cơ không đồng bộ ba pha.

2. Kĩ năng

 - Tính được hệ số máy biến áp ba pha.

- Biết cách đấu dây máy biến áp ba pha

- Biết cách đấu dây động cơ không đồng bộ ba pha.

3. Thái độ:

- Nhận thức được tầm quan trọng của máy điện ba pha trong thực tế sản xuất.

- Có ý thức sử dụng máy điện ba pha đúng quy trình kĩ thuật và bảo vệ môi trường.

- Có ý thức tích cực, chủ động trong việc nghiên cứu về máy biến áp và động cơ không đồng bộ ba pha.

 - Học sinh hứng thú với phương pháp học tập mới, tích cực học tập.

 - Hợp tác trong trao đổi, thảo luận nhóm.

 - Học sinh khi thể hiện sản phẩm dự án học tập phát triển năng lực sáng tạo, thể hiện ở các giải pháp để trình bày

 

doc43 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề bài học Máy điện ba pha - Công nghệ Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở chuyên đề ở mức độ cao hơn
- Hình thức: Kiểm tra đánh giá có kết hợp sử dụng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận.
* Phương thức: Kĩ thuật tia chớp, thông tin - phản hồi
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Dùng các câu hỏi phần V:
Câu 1 : Sử dụng câu hỏi ghép đôi để tái hiện kiến thức vừa học:
VD : A.Các cuộn sơ cấp của MBA 3 pha dùng trong phân phối điện năng.
 B.Thường được nối hình sao có dây trung tính.
 ( hoặc sử dụng phương pháp điền khuyết ) 
Câu 2: Mắc 6 bóng đèn có U = 110V vào mạch điện 3 pha 3 dây với Ud = 380V, cách mắc nào dưới đây là đúng: 
 	A . Mắc song song 2 bóng thành một cụm, các cụm nối hình tam giác
 	B. Mắc nối tiếp 2 bóng thành một cụm, các cụm nối hình tam giác 
 	C . Mắc song song 2 bóng thành một cụm, các cụm nối hình sao
 	D . Mắc nối tiếp 2 bóng thành một cụm, các cụm nối hình sao
 Câu 3 : Giải thích tác dụng của bình dãn nở dầu của MBA 3 pha, tại sao MBA 3 pha là thiết bị điện từ tĩnh mà khi hoạt động vẫn phát ra tiếng kêu
 Câu 4 : Làm bài tập 3 trang102 và bài tập 3 trang 107- SGK CN12
 Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ:
	Làm việc cá nhân : Học sinh vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập ở mức độ 1, 2 dưới hướng dẫn của giáo viên kết hợp thông qua tương tác của nhóm cặp đôi ( câu 1,2,3,4).
	Hoạt động nhóm theo bàn 4 người : Giải quyết 2 câu 5, 6 mỗi nhóm thực hiện 1 câu, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để thực hiện hoạt động sau đó thống nhất trong nhóm.
 Bước 3 : Báo cáo kết quả
	Giáo viên chỉ định một số nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả làm bài tập của nhóm mình, HS các nhóm khác lắng nghe góp ý với kết quả của nhóm đại diện.
 Bước 4 : Đánh giá kết quả và sản phẩm:
 Dựa vào kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận của giáo viên HS và các nhóm tự đánh giá kết quả thực hiện của mình.
	Sản phẩm học sinh cần hoàn thành : Kết quả trình bày, sơ đồ đổi chiều quay, kết quả bài tập vận dụng.
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng (phút)
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ
	Hoạt động này được thực hiện tại địa phương thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập bám sát nội dung chủ đề có vận dụng các kiến thức thực tế và các kiến thức liên môn.
	Giáo viên giao cho học sinh về nhà thực hiện một số nhiệm vụ sau
	Đề xuất các biện pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng điện năng trong gia đình cũng như trong sản xuất.
	Đặc điểm của dây quấn và lõi thép có ảnh hưởng đến hiệu suất của MBA không?Tại sao?
	Tìm hiểu tại địa phương : Hệ thống MBA 3 pha, động cơ điện không đồng bộ 3 pha được sử dụng tại địa phương : Hình ảnh, công dụng, sơ lược hoạt động cụ thể và cách liên kết với hệ thống nguồn điện cung cấp, vẽ sơ đồ hệ thống điện.
	Nêu phương thức hoạt động thực hành cho học sinh khi trải nghiệm tại địa phương kết hợp các kênh thông tin, phân nhóm, họp nhóm trưởng hướng dẫn chuyển giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm khi tham gia thu thập và sử lí thông tin.
Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ
	Học sinh theo nhóm thực hiện theo kế hoạch đã lập, ghi chép các nội dung tìm hiểu được, phân tích theo quy trình dạy học theo chủ đề bài học “Máy điện ba pha”
* Quy trình thực hiện 	
+ Lựa chọn chủ đề.
+ Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập.
+ Thu thập thông tin.
+ Thực hiện điều tra.
+ Thảo luận với các thành viên khác.
+ Tham vấn giáo viên hướng dẫn.
Bước 3 : Báo cáo kết quả
	 Đại diện học sinh báo cáo kết quả của nhóm : khẳng định được tầm quan trọng của các loại máy điện ba pha sử dụng trong sản xuất và đời sống.
+ Tổng hợp các kết quả.
+ Xây dựng sản phẩm.
+ Trình bày kết quả.
+ Phản ánh lại quá trình học tập. 
Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ vận dụng và sản phẩm:
	- Giáo viên chủ đánh giá kết quả thông qua việc thực hiện hoạt động và phần trình bày của các nhóm.
	- Giáo viên chủ động trong việc khai thác các thông tin của học sinh tìm hiểu đặc biệt là chú trọng kiểm tra khả năng hợp tác của các thành viên trong nhóm khi thực hiện hoạt động và tính tích cực trong sự tương tác giữa các nhóm.
	- Sản phẩm của hoạt động được đưa vào nội dung ghi chép của học sinh kết hợp phần tự đánh giá của học sinh so với kết luận về sản phẩm của học sinh.
* Rút kinh nghiệm bài học:
.. Ngày tháng năm Nho Quan, ngày tháng năm
 NGƯỜI DUYỆT NGƯỜI SOẠN
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
* VÒ phÝa gi¸o viªn
- Víi bµi gi¶ng kh«ng dạy theo chủ đề bài học thì giáo viên phải diễn dải nhiều, vấn đáp nhiều.
- Víi bµi gi¶ng dạy theo chủ đề bài học giáo viên điều khiển học sinh thảo luận, tự học, tự nghiên cứu và rút ra kết luận.
- Bằng thực tế giảng dạy tôi đã làm biện pháp so sánh giữa bµi gi¶ng kh«ng dạy theo chủ đề bài học với bµi gi¶ng dạy theo chủ đề bài học và sau khi áp dụng các giải pháp trên tôi nhận thấy học sinh có hứng thú hơn và chủ động tự học, tự nghiên cứu trong các tiết dạy có dạy theo chủ đề bài học. 
- Víi bµi gi¶ng cã dạy theo chủ đề bài học có ưu điểm :
+ Giáo viên giảng bài chủ động đưa ra kiến thức có liên quan đến bài học học sinh chủ động tự học, tự nghiên cứu vấn đề của bài đặt ra.
+ Thái độ giảng dạy của giáo viên nhẹ nhàng.
+ Giáo viên tạo cho học sinh khả năng tư duy.
*VÒ phÝa häc sinh
- Víi bµi gi¶ng kh«ng dạy theo chủ đề bài học không khí lớp học nặng nề . Học sinh ít hứng thú học
- Víi bµi gi¶ng cã dạy theo chủ đề bài học có ưu điểm :
+ Học sinh hứng thú học bài, say sưa tìm hiểu kiến thức có liên quan đến bài học, tự nghiên cứu vấn đề của bài đặt ra.
+ Thái độ học tập của học sinh nghiêm túc, chủ động sáng tạo trong giờ học
+ Học sinh có khả năng tư duy cao 
- Víi bµi gi¶ng cã dạy theo chủ đề bài học không khí lớp học sôi nổi học sinh trao đổi thảo luận và hỏi đáp với nhau. Học sinh hứng thú học , chăm chú học hơn. 
- Häc sinh thÝch thó, say mª häc tËp, ph¸t huy tÝnh chñ ®éng s¸ng t¹o trong häc tËp vµ kh¾c s©u kiÕn thøc bµi häc.
 - Häc sinh ®­îc ho¹t ®éng nhiÒu h¬n, ®­îc t×m tßi, ph¸t huy tÝnh s¸ng t¹o cña m×nh trong c¸c tiÕt häc cã dạy theo chủ đề bài học.
 Qua đó, cho thấy học sinh có hứng thú hơn trong các tiết học có dạy theo chủ đề bài học .Các em biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế ở gia đình và ở địa phương.
BẢNG THỐNG KÊ CÁC LỚP ĐÃ DẠY TRONG NĂM HỌC : 2018 – 2019.
Sĩ số
Thái độ học tập của học sinh 
trong các tiết dạy theo chủ đề bài học 
Lớp
Không hứng thú
Số lượng
%
Số lượng
%
12D
34
30
88,2%
04
11,8%
12G
36
30
83,3%
06
16.7%
Tổng
70
60
85,7%
10
14,3%
Lớp
Sĩ số
Thái độ học tập của học sinh
trong các tiết không dạy theo chủ đề bài học 
Hứng thú
Không hứng thú
Số lượng
%
Số lượng
%
12H
38
16
42,1%
22
57,9%
12K
36
13
36,1%
23
63,9%
Tổng
74
29
39,2%
45
60,8%
PhÇn III - KÕt thóc vÊn ®Ò
I - Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
 Việc dạy học theo chủ đề bài học vào một số môn giảng dạy trong các nhà trường THPT nói chung là việc làm rất cần thiết trong tình hình thực tế hiện nay đặc biệt là bộ môn công nghệ nói riêng thì việc dạy học theo chủ đề bài học là một hình thức nâng cao từng bước chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính bền vững.
 Tôi nhận thấy rằng phương pháp dạy học theo chủ đề bài học không chỉ giảng dạy ở bộ môn công nghệ lớp 12 nói riêng mà còn có hiệu quả cao trong các bộ học khác như : Vật lý,Hóa học,Sinh học.
1. Điều kiện áp dụng :
a. Đối tượng áp dụng:
 - Áp dụng cho giáo viên dạy bộ môn công nghệ và tất cả các giáo viên dạy các bộ môn : Vật lý, Hóa học, Sinh học.
 - Áp dung giảng dạy cho học sinh ở cấp học như THCS. THPT. 
- Sử dụng bài giảng theo chủ đề bài học trong việc giảng dạy cho học sinh ở mọi vùng miền từ : Nông thôn, miền núi, thị xã, thành phố trong cả nước.
b.Điều kiện về phương tiện
- Phòng học đạt tiêu chuẩn .Tài liệu có liên quan đến dạy học trong nhà trường. 
- Trường học có phương tiện trình chiếu và phòng học chuyên dùng (nếu có)
2.Hiệu quả kinh tế:
- Tiết kiệm về thời gian : Khi dạy học theo chủ đề bài học trong các bộ công nghệ, vật lý, hóa hoc, sinh học...
- Tiết kiệm được tiền trong việc thực hiện dạy học theo chủ đề bài học.
3. Hiệu quả xã hội :
	- Giáo viên : 
+ Gây hứng thú cho học sinh, kích thích hoạt động của học sinh trong quá trình học tập . Vận dụng nhiều giác quan .
+ Phát huy tính sáng tạo của giáo viên .
+ Gây chuyển biến, tạo niềm tin, say mê yêu nghề cho các giáo viên. 
+ Nâng cao hiệu quả giờ lên lớp, học sinh hiểu bài nhanh , nhớ lâu, phát triển tư duy đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng các công nghệ .
- Học sinh: Học sinh hiểu bài học một cách sâu sắc, phát huy tính sáng tạo đem lại niềm vui, hứng thú, say mê học tập hơn, được rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học theo chủ đề bài học. 
4. Điều kiện và khả năng áp dụng :
- Điều kiện áp dụng: Đề tài hoàn toàn có thể thực hiện được trong quá trình dạy học theo chủ đề bài học trong các bộ môn : Công nghệ, vật lý, sinh học, hóa học nó đòi hỏi ở giáo viên phải chuẩn bị bài giảng nghiêm túc, đặc biệt khai thác triệt để kiến thức trong sách giáo khoa, sách giáo viên để giảng nội dung chính xác và phong phú, đồng thời phải liên hệ thực tiễn.
Về phương tiện dạy học : Có thể sử dụng trình chiếu đưa trước những tư liệu hay ví dụ và tình huống để học sinh cùng nghiên cứu thảo luận và rút ra kết luận.
- Khả năng áp dụng: Sáng kiến này áp dụng ở các tiết dạy học theo chủ đề bài học trong các bộ môn : Công nghệ, Vật lý, Hóa học, Sinh học... 
II. Nh÷ng ®Ò xuÊt vµ kiÕn nghÞ
1. Đề xuất
a. Đối với giáo viên : Việc dạy học theo chủ đề bài học trong các trường học hiện nay là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải bất kì bài dạy nào cũng có kết hợp nội dung này mà phải tuỳ từng nội dung phù hợp để tránh áp đặt, sáo rỗng. Tùy vào từng mục tiêu cụ thể, giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức lồng ghép khác nhau trong tiết học nhằm tránh nhàm chán cho học sinh, giúp học sinh luôn nhận thấy mỗi bài học là một điều thú vị, là một sự mới mẻ. Đồng thời nâng cao hiệu quả của việc dạy học theo chủ đề bài học mà không mất đi những sai lệch về mục đích, mục tiêu bài dạy.
Để học sinh có được những nhận thức sâu sắc về thực tế và ảnh hưởng của nó đối với đời sống không phải là chuyện dễ dàng, bởi nó không phô bày ngay trước mắt các em, mà người giáo viên phải kết hợp, chế biến từ các kiến thức của bộ môn công nghệ mà các em được lĩnh hội để rút ra vấn đề. Để làm được điều đó, người giáo viên phải vận dụng, đúc kết  linh hoạt, sáng tạo, có đam mê mới có thể tập trung công sức, thời gian tìm kiếm, lựa chọn những thông tin, hình ảnh phù hợp với nội dung từng bài học. 
 b. Đối với học sinh : Phải thích ứng với phương pháp tích cực, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp thông qua việc tích cực thảo luận, suy nghĩ trong quá trình lĩnh hội tri thức, chiếm lĩnh nội dung học tập.
2. Kiến nghị
Với mong muốn việc dạy học theo chủ đề bài học trong các trường học hiện nay là rất cần thiết tôi xin có một số kiến nghị sau đây :
a. Đối với các trường THPT : Cần cung cấp cho giáo viên những tư liệu có liên quan như tài liệu, sách, báo, đĩa VCD, DVD , mạng Internet...có liên quan đến bài giảng. 
b.Đối với Sở giáo dục và Đào tạo : Hàng năm tổ chức tập huấn các chuyên đề về dạy học theo chủ đề bài học cho giáo viên giảng dạy ở một số bộ môn đặc biệt là môn công nghệ để giáo viên cập nhật và triển khai trong các nhà trường. 
Trên đây là toàn bộ nội dung đề tài mà tôi đã thực hiện tại trường THPT Nho Quan A,với mong muốn của cá nhân góp một phần vào việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở THPT. Rất mong được sự góp ý chân thành từ các thầy giáo ,cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn, có hiệu quả hơn nữa khi được áp dụng vào giảng dạy thực tế.
LỜI CẢM ƠN
 Do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn nên đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được đồng nghiệp quan tâm giúp đỡ và đóng góp ý kiến để đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn.
 Qua đây, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường THPT Nho Quan A và nhóm Công nghệ đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi nghiên cứu, triển khai và hoàn thành tốt đề tài này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
 Nho Quan, ngày 18 tháng 4 năm 2019
 Xác nhận của cơ quan, đơn vị Người thực hiện đề tài 
 Phạm Thanh Sơn 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên Công nghệ 12, - NXB Giáo dục 2008
 Sách giáo khoa, sách giáo viên Kĩ thuật lớp 12 (chương trình cũ) - NXB Giáo dục năm 1999
2. Các website trên Intrenet như :  ninhbinh.edu.vn, Wikipeda.com.vn, Google.
3. Thư viện trực tuyến Violet.
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1 - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1
2 - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1
3 - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3
4 - PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3
5 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3
PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3
A - CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3
B - CƠ SỞ THỰC TẾ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
4
PHẦN III : KẾT THÚC VẤN ĐỀ
33
I – Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
33
II – NHỮNG ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
34
LỜI CẢM ƠN
35
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
36
MỤC LỤC
37
PHỤ LỤC
38
 PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP :Thời gian hoàn thành : (3 phút)
Máy điện 
Phân loại
Bản chất hoạt động
Công dụng
Ví dụ
 PHIẾU HỌC TẬP Thời gian hoàn thành : (3 phút)
II - Cấu tạo động cơ không đồng bộ ba pha
Tên các học sinh trong nhóm : .
 Phần 
Nội dung câu hỏi 
STATO (Phần tĩnh)
Lõi thép có cấu tạo như thế nào?
Dây quấn có cấu tạo như thế nào?
 PHIẾU HỌC TẬP :Thời gian hoàn thành : (3 phút)
II - Cấu tạo động cơ không đồng bộ ba pha
Tên các học sinh trong nhóm : .
 Phần 
Nội dung câu hỏi 
ROTO(Phần quay)
Lõi thép có cấu tạo như thế nào?
Dây quấn có cấu tạo như thế nào?
SỞ GD & ĐT NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT NHO QUAN A
BÀI KIỂM TRA : MÔN CÔNG NGHỆ 12
 NĂM HỌC : 2018 - 2019
(Thời gian làm bài: 15 phút)
Đề : Chẵn
Lớp : 
Trên nhãn gắn ở vỏ máy của động cơ không đồng bộ 3 pha có ghi như sau:
DK.42-2, 3,8kW; D/Y-220V/380V-15,5A/8,1A; 50Hz; h% = 0,85 ; 1450 vòng/phút; cosj = 0,83 ; 1980
Hãy giải thích các số liệu kĩ thuật trên của động cơ ?
SỞ GD & ĐT NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT NHO QUAN A
BÀI KIỂM TRA : MÔN CÔNG NGHỆ 12
 NĂM HỌC : 2018 - 2019
(Thời gian làm bài: 15 phút)
Đề : Lẻ
 Lớp:
Từ trường quay của Stato động cơ không đồng bộ 3 pha có 4 cực từ. Tính tốc độ quay của Rôto động cơ biết :
Hệ số trượt s = 0,04 
Tần số dòng điện f = 50Hz
SỞ GD - ĐT NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT NHO QUAN A
	ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM	
BÀI KIỂM TRA : MÔN CÔNG NGHỆ 12
 NĂM HỌC : 2018 - 2019
	 (Thời gian làm bài: 15 phút).	
Đề : Chẵn
Lớp:
Câu
Nội dung
Điểm
 *DK.42-2 : Là kiểu động cơ
*3,8kW Công suất trên trục động cơ
*D/Y-220V/380V-15,5A/8,1A; 
+ Khi động cơ nối hình tam giác thì đưa lưới điện 3 pha có điện áp dây 220V và khi đó dòng điện dây là 15,5A
+ Khi lưới điện 3 pha có điện áp dây 380V thì động cơ phải nối hình sao và khi đó dòng điện dây là 8,1A
*50Hz;Tần số lưới điện xoay chiều 50Hz.
*h% = 0,85; Hiệu suất của động cơ là 0,85%
 *1450 vòng/phút; Tốc độ quay của trục rô to
 *cosj = 0,83 : Hệ số công suất của động cơ là 0,83
 *1980 : Năm sản xuất động cơ -1980
1,0đ
1,0đ
1,0đ
1,0đ
1,0đ
1,0đ
1,0đ
1,0đ
1,0đ
1,0đ
Đề : Lẻ
Lớp:
Câu
Nội dung
Điểm
Áp dụng công thức :
 (vòng/phút) 
 	 = 1500. (1 - 0,04)
 = 1440 (vòng/phút).
2,5đ
2,5đ
2,5đ
2,5đ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT NHO QUAN A
NHÓM CÔNG NGHỆ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Nho Quan, ngày 21tháng 01 năm 2019
BIÊN BẢN
Họp nhóm chuyên môn thống nhất xây dựng chủ đề bài học
I.Thời gian địa điểm:
- Thời gian: vào hồi 14h00 ngày 11 tháng 03 năm 2019.
- Địa điểm: Phòng họp tổ Sinh- CN- Địa.
II. Thành phần tham dự:
- Tổng số thành viên trong nhóm: 03 người.
- Số thành viên có mặt: 03 người.
- Nhóm trưởng: Đ/c Chu Hải Sơn 
- Thư ký: Đ/c Trần Xuân Hưng
- Giáo viên giảng dạy Đ/c Phạm Thanh Sơn
III. Nội dung:
 Để thực hiện chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, nhóm Công Nghệ đã tiến hành họp để thảo luận và thống nhất những nội dung sau:
1. Chọn bài và xác định mục tiêu kiến thức và kĩ năng mà HS cần đạt khi tiến hành nghiên cứu bài hoc:
- Bài chọn: Bài 25 + 26 	CHỦ ĐỀ: MÁY ĐIỆN BA PHA
 (Tiết 28,29,30,31 theo PPCT môn CN Lớp12)
I. Vấn đề cần giải quyết
 Bài học được xây dựng trên cơ sở tích hợp 2 bài trong nội dung chương trình SGK Công nghệ 12:
Bài 25: Máy điện xoay chiều ba pha – Máy biến áp ba pha
Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha
Có thể thấy 2 bài này đề có nội dung liên quan mật thiết với nhau. Cụ thể: Máy biến áp ba pha và động cơ không đồng bộ ba pha đều là máy điện ba pha; sự làm việc của chúng dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ và lực điện từ.
Ở bài này, học sinh sẽ tìm hiểu:
- Khái quát về máy điện ba pha.
- Máy biến áp ba pha.
- Động cơ không đồng bộ ba pha.
II. Nội dung – Chủ đề bài học 
 Bài học có 3 nội dung chính sau:
Phần khái quát về máy điện ba pha gồm các nội dung sau:
- Khái niệm về máy điện ba pha
- Phân loại và công dụng của máy điện ba pha
 Phần máy biến áp ba pha gồm các nội dung sau:
- Cấu tạo máy biến áp ba pha
- Nguyên lý hoạt động của máy biến áp ba pha
- Cách đấu dây máy biến áp ba pha
Phần động cơ không đồng bộ ba pha gồm các nội dung sau:
- Cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha
- Nguyên lý hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha
- Cách đấu dây động cơ không đồng bộ ba pha
Trên cơ sở phân tích 02 bài 25 và 26 như trên, có thể xác định bài học gồm các chủ đề sau:
Chủ đề 1: Khái niệm, phân loại và công dụng của máy điện ba pha.
Chủ đề 2: Cấu tạo của máy biến áp ba pha.
Chủ đề 3: Nguyên lý hoạt động của máy biến áp ba pha.
Chủ đề 4: Cách đấu dây máy biến áp ba pha.
Chủ đề 5: Cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha.
Chủ đề 6: Nguyên lý hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha.
Chủ đề 7: Cách đấu dây động cơ không đồng bộ ba pha.
2. Thời gian thực hiện, lớp học và giáo viên thực hiện bài dạy minh họa
-Thời gian thực hiện : Từ 18/03/2019 đến ngày 08/04 /2019
 - Tại lớp :12D và 12G
- Giáo viên giảng dạy: Phạm Thanh Sơn.
3. Thống nhất xây dựng giáo án cho bài dạy minh họa:
III. Mục tiêu bài học 
Bài học này sẽ được thực hiện trong 04 tiết với những mục tiêu sau:
1.Kiến thức:
- Biết được khái niệm, phân loại và công dụng của máy điện xoay chiều ba pha.
- Biết công dụng, cấu tạo, cách nối dây, nguyên lí làm việc của máy biến áp ba pha.
- Biết được công dụng, cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách nối dây động cơ không đồng bộ ba pha.
2. Kỹ năng:
 - Tính được hệ số máy biến áp ba pha
- Biết cách đấu dây máy biến áp ba pha
- Biết cách đấu dây động cơ không đồng bộ ba pha
3. Thái độ:
- Nhận thức được tầm quan trọng của máy điện ba pha trong thực tế sản xuất.
- Có ý thức sử dụng máy điện ba pha đúng quy trình kĩ thuật và bảo vệ môi trường.
- Có ý thức tích cực, chủ động trong việc nghiên cứu về máy biến áp và động cơ không đồng bộ ba pha.
4.Năng lực :
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác, tính toán
- Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật.
* Phương pháp và kĩ thuật dạy học cơ bản:
- Phương pháp:
+ Phương pháp thuyết trình tích cực.
+ Đàm thoại gởi mở.
+ Thảo luận nhóm.
+ Phương pháp dự án.
- Kĩ thuật:
+ Kĩ thuật công não.
+ Kĩ thuật tia chớp.
VI. Chuẩn bị bài học
1.Chuẩn bị của giáo viên
- Chuẩn bị giáo án điện tử.
- Đồ dùng dạy học: Máy chiếu; máy tính, bảng phụ, bút dạ.	
- Tài liệu sử dụng: Sách giáo khoa, sách giáo viên Công nghệ 12
- Tranh vẽ SGK các hình 25.1 đến 25.3, 26-1 đến 26-3, Một số tranh ảnh về cấu tạo, nguyên lý làm việc của MBA và động cơ điện sưu tầm.
- Vật mẫu: Lõi thép MBA ba pha Các là thép KTĐ: E,U,I. Dây đồng, Động cơ ba pha tháo rời.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK Công nghệ 12
- Nghiên cứu bài 25, 26 SGK.
- Đọc tài liệu và tìm hiểu về máy điện, cấu tạo, nguyên lý làm việc của MBA ba pha và động cơ điện xoay chiều ba pha trên thực tế
VII. Tiến trình bài học 
* Phân chia các đơn vị kiến thức trong bài và tổ chức các hoạt động học:
Hoạt động 1: Khởi động (phút)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (phút)
Hoạt động 3: Luyện tập (phút)
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng(phút)
* Rút kinh nghiệm bài học:
.. 
THƯ KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên)
 Trần Xuân Hưng
 Nho Quan, ngày tháng năm
 NHÓM TRƯỞNG
 (Ký, ghi rõ họ tên)
 Chu Hải Sơn

File đính kèm:

  • docNQA -Day hoc theo chu de bai hoc mon CN12 nam hoc 2018 - 2019.doc
Sáng Kiến Liên Quan