Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh Lớp 2
1- Các số trong phạm vi 1000
- Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. Giới thiệu hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.
2. Các phép tính trong phạm vi 1000
a)Phép cộng và phép trừ có nhớ trong phạm vị 100
- Giới thiệu tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng (số hạng, tổng), phép trừ (số bị trừ, số trừ, hiệu).
- Bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 20.
- Phép cộng và phép trừ không nhớ hoặc có nhớ một lần trong phạm vi 100.Tính nhẩm và tính viết.
- Tính giá trị biểu thức số có đến hai dấu phép tính cộng, trừ.
- Giải bài tập dạng: “Tìm x, biết: a + x = b; x – a = b; a – x = b (a, b là các số có đến 2 chữ số)”, bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính.
H GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Giải các bài toán đơn giản về phép tính cộng và phép trừ (trong đó có các bài toán về nhiều hơn hoặc ít hơn một số đơn vị), về phép nhân và phép chia. Hoạt động 2 (Nhóm đôi ) Các đồng chí cho biết c hương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (môn Toán lớp 2) được xây dựng theo các mạch kiên thức nào? Thời gian hoạt động này 5 – 7 phút sau đó các nhóm báo cáo trước lớp. CÁC MẠCH KIẾN THỨC SỐ VÀ PHÉP TÍNH HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM 4 3 2 1 GỒM 3 MẠCH KIẾN THỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Hoạt động 3: Mỗi nhóm thức hiện theo yêu cầu sau. Nhóm 1: Cho biết những nội dung, yêu cầu cần đạt về mạch kiến thức số tự nhiên và phép tính. Nhóm 2: Cho biết những nội dung, yêu cầu cần đạt về mạch kiến thức về hình học và đo lường. Nhóm 3: Cho biết những nội dung, yêu cầu cần đạt về mạch kiến thức về một số yếu tố thống kê và xác suất. Nhóm 4: Cho biết những nội dung, yêu cầu cần đạt về hoạt động thực hành và trải nghiệm. Thời gian hoạt động này 10 – 15 phút sau đó các nhóm báo cáo trước lớp. MẠCH KIẾN THỨC NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT MẠCH KIẾN THỨC NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT SỐ TỰ NHIÊN Số và cấu tạo thập phân của một số - Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 1000. - Nhận biết được số tròn trăm. - Nhận biết được số liền trước, số liền sau của một số. - Thực hiện được việc viết số thành tổng của trăm, chục, đơn vị. - Nhận biết được tia số và viết được số thích hợp trên tia số. So sánh các số - Nhận biết được cách so sánh hai số trong phạm vi 1000. - Xác định được số lớn nhất hoặc số bé nhất trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 1000). - Thực hiện được việc sắp xếp các số theo thứ tự (từ bé đến lớn hoặc ngược lại) trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 1000). Ước lượng số đồ vật Làm quen với việc ước lượng số đồ vật theo các nhóm 1 chục. MẠCH KIẾN THỨC NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN Phép cộng, phép trừ - Nhận biết được các thành phần của phép cộng, phép trừ. - Thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ, có nhớ không quá một lượt) các số trong phạm vi 1000. - Thực hiện được việc tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải). Phép nhân, phép chia - Nhận biết được ý nghĩa của phép nhân, phép chia. - Nhận biết được các thành phần của phép nhân, phép chia. - Vận dụng được bảng nhân 2 và bảng nhân 5 trong thực hành tính. - Vận dụng được bảng chia 2 và bảng chia 5 trong thực hành tính. Tính nhẩm - Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 20. - Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm trong phạm vi 1000. Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính đã học - Nhận biết ý nghĩa thực tiễn của phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn. - Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán có một bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến ý nghĩa thực tế của phép tính (ví dụ: bài toán về thêm, bớt một số đơn vị; bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị). MẠCH KIẾN THỨC NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT HÌNH HỌC (HÌNH PHẲNG VÀ KHỐI HỘP) Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng của một số hình phẳng và hình khối đơn giản - Nhận biết được điểm, đoạn thẳng, đường cong, đường thẳng, đường gấp khúc, ba điểm thẳng hàng thông qua hình ảnh trực quan. - Nhận dạng được hình tứ giác thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật. - Nhận dạng được khối trụ, khối cầu thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật. Thực hành đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đã học - Thực hiện được việc vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. - Nhận biết và thực hiện được việc gấp, cắt, ghép, xếp và tạo hình gắn với việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật. - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến hình phẳng và hình khối đã học. MẠCH KIẾN THỨC NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐO LƯỜNG Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng - Nhận biết được về “nặng hơn”, “nhẹ hơn”. - Nhận biết được đơn vị đo khối lượng: kg (ki-lô-gam); đọc và viết được số đo khối lượng trong phạm vi 1000kg. - Nhận biết được đơn vị đo dung tích: l (lít); đọc và viết được số đo dung tích trong phạm vi 1000 lít. - Nhận biết được các đơn vị đo độ dài dm (đề-xi-mét), m (mét),km (ki-lô-mét) và quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học. - Nhận biết được một ngày có 24 giờ; một giờ có 60 phút. - Nhận biết được số ngày trong tháng, ngày trong tháng (ví dụ: tháng Ba có 31 ngày; sinh nhật Bác Hồ là ngày 19 tháng 5). - Nhận biết được tiền Việt Nam thông qua hình ảnh một số tờ tiền. Thực hành đo đại lượng - Sử dụng được một số dụng cụ thông dụng (một số loại cân thông dụng, thước thẳng có chia vạch đến xăng-ti-mét,...) để thực hành cân, đo, đong, đếm. - Đọc được giờ trên đồng hồ khi kim phút chỉ số 3, số 6. Tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng - Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo độ dài, khối lượng, dung tích đã học. - Thực hiện được việc ước lượng các số đo trong một số trường hợp đơn giản (ví dụ: cột cờ trường em cao khoảng 6m, cửa ra vào của lớp học cao khoảng 2m,...). - Tính được độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài các cạnh. - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đo lường các đại lượng đã học. MẠCH KIẾN THỨC NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ Thu thập, phân loại, sắp xếp các số liệu Làm quen với việc thu thập, phân loại, kiểm đếm các đối tượng thống kê (trong một số tình huống đơn giản). Đọc biểu đồ tranh Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ tranh. Nhận xét về các số liệu trên biểu đồ tranh Nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh. MẠCH KIẾN THỨC NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT MỘT SỐ YẾU XÁC SUẤT Làm quen với các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện Làm quen với việc mô tả những hiện tượng liên quan tới các thuật ngữ: có thể, chắc chắn, không thể, thông qua một vài thí nghiệm, trò chơi, hoặc xuất phát từ thực tiễn. MẠCH KIẾN THỨC Nhà trường tổ chức cho học sinh một số hoạt động sau và có thể bổ sung các hoạt động khác tuỳ vào điều kiện cụ thể HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM Hoạt động 1: Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn, chẳng hạn: - Thực hành tính toán, đo lường và ước lượng độ dài, khối lượng, dung tích một số đồ vật trong thực tiễn; thực hành đọc giờ trên đồng hồ, xem lịch; thực hành sắp xếp thời gian biểu học tập và sinh hoạt của cá nhân hằng ngày, trong tuần,... - Thực hành thu thập, phân loại, ghi chép, kiểm đếm một số đối tượng thống kê trong trường, lớp. Hoạt động 2: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khoá (ví dụ: trò chơi học toán hoặc các hoạt động “Học vui - Vui học”,...) liên quan đến ôn tập, củng cố các kiến thức cơ bản. hoạt động 4 (hoạt động theo nhóm) Các đồng chí hãy so sánh chương trình môn Toán lớp 2 theo CTPT 2018 với Chương trình hiện hành. (Thời gian thảo luận 5 – 10 phút) Chương trình GDPT 2018 Chương trình hiện hành VỀ THỜI LƯỢNG VỀ NỘI DUNG ( các mạch kiến thức cụ thể) 1- VỀ THỜI LƯỢNG Chương trình GDPT 2018 Chương trình hiện hành Mỗi tuần: 5 tiết Mỗi tuần: 5 tiết Cả năm (35 tuần): 175 tiết Cả năm (35 tuần): 175 tiết So sánh chương trình môn Toán lớp 2 theo CTPT 2018 với Chương trình hiện hành. 2- VỀ NỘI DUNG Chương trình GDPT 2018 Chương trình hiện hành - Nội dung chương trình môn Toán được tích hợp xoay quanh ba mạch kiến thức: Số và phép tính ; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất. - Ngoài ra, chương trình còn dành thời lượng thích đáng để tiến hành các hoạt động thực hành và trải nghiệm. - Nội dung chương trình môn Toán được tích hợp xoay quanh bốn mạch kiến thức: Số học; Đại lượng và đo đại lượng; Yếu tố hình học; Giải toán có lời văn. So sánh chương trình môn Toán lớp 2 theo CTPT 2018 với Chương trình hiện hành. So sánh chương trình môn Toán lớp 2 theo CTPT 2018 với Chương trình hiện hành. NỘI DUNG CỤ THỂ Chương trình GDPT 2018 Chương trình hiện hành SỐ VÀ PHÉP TÍNH SỐ HỌC Số tự nhiên Số và cấu tạo thập phân của một số Số tự nhiên Đọc, viết các số trong phạm vi 1000 So sánh các số So sánh các số Ước lượng số đồ vật So sánh chương trình môn Toán lớp 2 theo CTPT 2018 với Chương trình hiện hành. NỘI DUNG CỤ THỂ Chương trình GDPT 2018 Chương trình hiện hành SỐ VÀ PHÉP TÍNH SỐ HỌC Các phép tính với số tự nhiên Phép cộng, phép trừ (không nhớ, có nhớ không quá một lượt) các số trong phạm vi 1000. Các phép tính với số tự nhiên Phép cộng, phép trừ (không nhớ, có nhớ một lượt) các số có hai chữ số, Phép cộng, phép trừ (không nhớ) có ba chữ số. Phép nhân, phép chia Phép nhân, phép chia Tính nhẩm Tính nhẩm Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính đã học Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ; tìm thừa số, số bị chia, tính giá trị biểu thức có đến hai dấu phép tính. So sánh chương trình môn Toán lớp 2 theo CTPT 2018 với Chương trình hiện hành. NỘI DUNG CỤ THỂ Chương trình GDPT 2018 Chương trình hiện hành HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG YẾU TỐ HÌNH HỌC Hình học trực quan (Hình phẳng và hình khối) Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng của một số hình phẳng và hình khối đơn giản Hình học trực quan (Hình phẳng) Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng của một số hình phẳng Thực hành đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đã học Thực hành vẽ, gấp một số hình phẳng Tính độ dài đường gấp khúc; tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác So sánh chương trình môn Toán lớp 2 theo CTPT 2018 với Chương trình hiện hành. NỘI DUNG CỤ THỂ Chương trình GDPT 2018 Chương trình hiện hành HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG Đo lường Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng (độ dài, dung tích (lít), khối lượng, thời gian Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng (độ dài, dung tích (lít), khối lượng, thời gian) Thực hành đo đại lượng Thực hành đo đại lượng Tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng Tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng So sánh chương trình môn Toán lớp 2 theo CTPT 2018 với Chương trình hiện hành. NỘI DUNG CỤ THỂ Chương trình GDPT 2018 Chương trình hiện hành GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Giải bài toán bằng một phép tính đã học (cộng, trừ, nhân, chia) So sánh chương trình môn Toán lớp 2 theo CTPT 2018 với Chương trình hiện hành. NỘI DUNG CỤ THỂ Chương trình GDPT 2018 Chương trình hiện hành MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT Một số yếu tố thống kê Thu thập, phân loại, sắp xếp các số liệu Đọc biểu đồ tranh Nhận xét về các số liệu trên biểu đồ tranh Một số yếu tố xác suất Làm quen với các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện So sánh chương trình môn Toán lớp 2 theo CTPT 2018 với Chương trình hiện hành. NỘI DUNG CỤ THỂ Chương trình GDPT 2018 Chương trình hiện hành HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM Hoạt động 1 : Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn, chẳng hạn: - Thực hành tính toán, đo lường và ước lượng độ dài, khối lượng, dung tích một số đồ vật trong thực tiễn; thực hành đọc giờ trên đồng hồ, xem lịch; thực hành sắp xếp thời gian biểu học tập và sinh hoạt của cá nhân hằng ngày, trong tuần,... - Thực hành thu thập, phân loại, ghi chép, kiểm đếm một số đối tượng thống kê trong trường, lớp. Hoạt động 2: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khoá (ví dụ: trò chơi học toán hoặc các hoạt động “Học vui - Vui học”,...) liên quan đến ôn tập, củng cố các kiến thức cơ bản. Hoạt động 5 (Nhóm ) Các đồng chí cho biết những điểm mới nổi bật trong chương trình phổ thông 2018 môn Toán lớp 2. Thời gian hoạt động nhóm 5 – 7 phút sau đó các nhóm báo cáo trước lớp ĐIỂM MỚI CỦA CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 MÔN TOÁN LỚP 2 . NỘI DUNG: Cấu trúc 3 mạch kiến thức: Số và phép tính; Hình học và đo lường; Một số yếu tố thống kê và xác suất. Giải toán có lời văn: được đề cập đến trong phần thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính đã học. Phép cộng, phép trừ yêu cầu thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ, có nhớ không quá một lượt) các số trong phạm vi 1000. Hình học: Nhận biết đường cong; nhận biết, mô tả hình dạng của một số hình khối đơn giản Đưa yếu tố thống kê và xác suất vào nội dung này ở môn toán lớp 2. Đặc biệt, trong chương trình môn toán lớp 2 mới, cũng như các lớp khác có riêng phần hoạt động thực hành, trải nghiệm. hoạt động 6 Qua tìm hiểu, nghiên cứu chương trình phổ thông tổng thể nói chung chương trình môn Toán nói riêng các đồng chí, cho biết những yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh? (Thời gian thảo luận 5 – 7 phút) Yêu cầu cần đạt về phẩm chất Yêu cầu cần đạt về năng lực MÔN TOÁN PHÁT TRIỂN NHỮNG NĂNG LỰC NÀO? NĂNG LỰC MÔN TOÁN CÁC NĂNG LỰC TIÊU CHÍ, CHỈ BÁO 1. NĂNG LỰC TƯ DUY VÀ LẬP LUẬN TOÁN HỌC Thể hiện qua việc thực hiện được các hành động: - So sánh; phân tích; tổng hợp; đặc biệt hoá, khái quát hoá; tương tự; quy nạp; diễn dịch. - Chỉ ra được chứng cứ, lí lẽ và biết lập luận hợp lí trước khi kết luận. - Giải thích hoặc điều chỉnh cách thức giải quyết vấn đề về phương diện toán học. 2. NĂNG LỰC MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC Thể hiện qua việc thực hiện được các hành động: Sử dụng các mô hình toán học (gồm công thức, phương trình, bảng biểu, đồ thị,...) để mô tả các tình huống đặt ra trong các bài toán thực tế. - Giải quyết các vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập. Sử dụng các mô hình toán học (gồm công thức, phương trình, bảng biểu, đồ thị,...) để mô tả các tình huống đặt ra trong các bài toán thực tế. Giải quyết các vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập. - Thể hiện và đánh giá lời giải trong ngữ cảnh thực tế và cải tiến mô hình nếu cách giải quyết không phù hợp. NĂNG LỰC MÔN TOÁN CÁC NĂNG LỰC TIÊU CHÍ, CHỈ BÁO 3. NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤ ĐỀ TOÁN HỌC Thể hiện qua việc thực hiện được các hành động: Nhận biết, phát hiện được vấn đề cần giải quyết bằng toán học. Đề xuất, lựa chọn được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề. - Sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích (bao gồm các công cụ và thuật toán) để giải quyết vấn đề đặt ra. - Đánh giá giải pháp đề ra và khái quát hoá cho vấn đề tương tự. 4. NĂNG LỰC GIÁO TIẾP TOÁN HỌC Thể hiện qua việc thực hiện được các hành động: Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép được các thông tin toán học cần thiết được trình bày dưới dạng văn bản toán học hay do người khác nói hoặc viết ra. Trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác (với yêu cầu thích hợp về sự đầy đủ, chính xác). - Sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học (chữ số, chữ cái, kí hiệu, biểu đồ, đồ thị, các liên kết logic,...) kết hợp với ngôn ngữ thông thường hoặc động tác hình thể khi trình bày, giải thích và đánh giá các ý tưởng toán học trong sự tương tác (thảo luận, tranh luận) với người khác. NĂNG LỰC MÔN TOÁN CÁC NĂNG LỰC TIÊU CHÍ, CHỈ BÁO 5. NĂNG LỰC SỬ DỤNG CÔNG CỤ, PHƯƠNG TIỆN TOÁN HỌC. Thể hiện qua việc thực hiện được các hành động: Biết tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản các đồ dùng, phương tiện trực quan thông thường, phương tiện khoa học công nghệ (đặc biệt là phương tiện sử dụng công nghệ thông tin) phục vụ cho việc học toán. Sử dụng thành thạo và linh hoạt các công cụ và phương tiện học toán, đặc biệt là phương tiện khoa học công nghệ để tìm tòi, khám phá và giải quyết vấn đề toán học (phù hợp với đặc điểm nhận thức lứa tuổi). - Chỉ ra được các ưu điểm, hạn chế của những công cụ, phương tiện hỗ trợ để có cách sử dụng hợp lí. Chủ động Kiên trì Siêng năng Chăm chỉ Hình thành và phát triển PC chủ yếu Kỉ luật Tự học Sáng tạo Linh hoạt MỘT SỐ PP DH TÍCH CỰC NHẰM PHÁT TRIỂN NL,PC HS TIỂU HỌC QUA DẠY HỌC MÔN TOÁN 1- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC DH hợp tác là tổ chức cho HS hoạt động theo những nhóm nhỏ để HS cùng thực hiện một nhiệm vụ nhất định. Trong quá trình làm việc có sự kết hợp làm việc cá nhân với làm việc theo cặp, theo nhóm để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác để thực hiện nhiệm vụ được giao. 2- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC “PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ” PPDH Phát hiện và giải quyết vấn đề là sự lĩnh hội tri thức thông qua việc xem xét, phân tích những vấn đề đang tồn tại và xác định cách thức nhằm giải quyết vấn đề. Hay Nội dung dạy học được tổ chức thành các tình huống , khi gặp các tình huống HS sẽ xuất hiện tình huống có vấn đề, tạo ra tâm lý thôi thúc khám phá, giải quyết vấn đề để thõa mãn nhu cầu nhận thức. 3- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC “TÍCH HỢP” PPDH tích hợp là những HĐ của học sinh, dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV, huy động đồng thời kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành kiến thức, kỹ năng mới, từ đó phát triển những NL cần thiết. 4- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC “DỰ ÁN” DH dự án là một PPDH trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức tạp, gắn với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch , thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là nhóm. MỘT SỐ PP DH TÍCH CỰC NHẰM PHÁT TRIỂN NL,PC HS TIỂU HỌC QUA DẠY HỌC MÔN TOÁN 5- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BÀN TAY NĂN BỘT 6- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌCTÌNH HUỐNG 7- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỰC HÀNH 8- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THÍ NGHIỆM 9- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC 10- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHIA NHÓM MỘT SỐ KĨ THUẬT DH TÍCH CỰC GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NL, PC HS TIỂU HỌC QUA DẠY HỌC MÔN TOÁN 1- KĨ THUẬT KHĂM TRẢI BÀN 5- KĨ THUẬT MẢNH GHÉP 3- KĨ THUẬT KWL 2- KĨ THUẬT LẬP SƠ ĐỒ TƯ DUY 4- KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐỘNG NÃO 6- KĨ THUẬT DẠY HỌC TIA CHỚP MỘT SỐ KĨ THUẬT DH TÍCH CỰC GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NL, PC HS TIỂU HỌC QUA DẠY HỌC MÔN TOÁN 7- KĨ THUẬT HỌC ĐỌC TÍCH CỰC 11- KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐÓNG VAI 9- KĨ THUẬT DẠY HỌC Ô BÍ 8- KĨ THUẬT DẠY HỌC THEO TRẠM 10- KĨ THUẬT DẠY HỌC BỂ CÁ 12- KĨ THUẬT DẠY HỌC XYZ CẤU TRÚC BÀI HỌC MÔN TOÁN THEO PHÁT TRIỂN PC, NL CỦA HS TIỂU HỌC TRẢI NGHIỆM (KHỞI ĐỘNG) KHÁM PHÁ, RÚT RA KIẾN THỨC THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG VÀO THỰC TiỄN Bước 1 Nghiên cứu bài học Bước 2 Thiết kế các hoạt động học tập Bước 3 Thiết kế hế hoạch bài học QUY TRÌNH THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC (SOẠN GIÁO ÁN) THEO PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Nội dung của bản Kế hoạch bài học có thể như sau: Ngày. tháng . Năm 20. Toán: Tiết. Tên bài.. I- Mục tiêu Kiến thức kĩ năng. NL, PC II. Đồ dùng dạy học. GV HS III. Hoạt động dạy học chủ yếu . K hởi động K hám phá rút – rút ra kiến thức T hực hành – luyện tập 4. Vận dụng (Vận dụng kiến thức – kĩ năng vào thực tiến) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển PC, NL cho học sinh; rút kinh nghiệm. CÓ 2 DẠNG BÀI HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI LUYỆN TẬP – THỰC HÀNH HOẠT ĐỘNG NHÓM Thực hành xây dựng quy trình dạy học dạng bài hình thành kiến thức mới ở chương trình hiện hành theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh? Thời gian làm việc nhóm 15 phút sau đó trình bày trước lớp. HOẠT ĐỘNG NHÓM Thực hành xây dựng quy trình dạy học dạng bài luyện tập thực hành ở chương trình hiện hành theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh? Thời gian làm việc nhóm 15 phút sau đó trình bày trước lớp. Nội dung của bản Kế hoạch bài hoạc có thể như sau: Ngày. tháng . Năm 20. Toán: Tiết. Tên bài.. I- Mục tiêu Kiến thức kĩ năng. 2. NL, PC II. Đồ dùng dạy học. GV HS III. Hoạt động dạy học chủ yếu . Hoạt động trải nghiệm (khởi động) Hoạtđộng khám phá rút – rút ra kiến thức Hoạt động thực hành – luyện tập 4. Hoạt động vận kiến thức – kĩ năng vào thực tiến Cơ hội học tập trỉ nghiệm và phát triển PC, NL cho học sinh; rút kinh nghiệm. Xin trân trọng cảm ơn các Thầy cô giáo !
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_mon_toan_theo_huong_phat_trien.pptx