Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Lịch sử theo dự án ở lớp 9
Trước đây, học sinh được học lịch sử chủ yếu theo các phương pháp dạy học truyền thống - phương pháp mà giáo viên là trung tâm. Với mô hình giáo viên là trung tâm, học sinh được nạp vào trí nhớ kiến thức lịch sử theo lối thầy đọc trò chép, thầy giảng trò nghe, rồi học thuộc lòng theo thầy, theo vở ghi và theo sách giáo khoa.
Các phương pháp truyền thống có khá nhiều ưu điểm đối đối với việc học lịch sử:
Nó cho phép giáo viên trình bày, giảng giải, truyền đạt những nội dung kiến thức lịch sử mà học sinh tự mình khó có thể dễ dàng tìm hiểu được một cách sâu sắc.
Nó giúp học sinh nắm được hình mẫu về cách tư duy, cách đặt và giải quyết vấn đề học tập, tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào dân tộc nơi học sinh qua giọng nói, cử chỉ, điệu bộ nhẹ nhàng và diễn cảm của giáo viên.
Nó rèn luyện khả năng ghi nhớ bài học.
Nó cho phép giáo viên có thể truyền đạt một khối lượng tri thức khá lớn cho nhiều học sinh trong cùng một lúc, vì vậy đảm bảo tính kinh tế cao.
mình cho người khác, ngoài các bạn cùng lớp và giáo viên của họ. Học theo dự án ngoài việc nhấn mạnh mục tiêu bồi dưỡng khả năng đề xuất ý tưởng dự án và vạch chiến lược thực hiện dự án trong thực tiễn còn nhấn mạnh đến mục tiêu tích hợp công nghệ thông tin vào sản phẩm học tập của học sinh. Dạy học theo dự án trong lịch sử cho phép tối đa hóa các mối tương tác trong quá trình dạy học: Giáo viên Học sinh Khi thực hiện phương pháp mới giáo viên là trung tâm Hoạt động nhóm trong Dự án cho phép học sinh Khi giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, hầu như của sự tương tác tương tác tối đa không có tương tác Sự thay đổi mối tương tác từ phương pháp truyền thống sang phương pháp dự án * Dạy học theo dự án có thể phân loại như sau: * Phân loại theo nội dung: Dự án trong một môn học, Dự án liên môn, Dự án ngoài môn học. * Phân loại theo sự tham gia của người học: dự án cho nhóm học sinh, dự án cá nhân. * Phân loại theo quỹ thời gian: - Dự án nhỏ. - Dự án trung bình: dự án trong một hoặc một số ngày hoặc trong một tuần. - Dự án lớn: dự án thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần có thể kéo dài nhiều tuần. Cho đến nay, tôi chủ yếu sử dụng phương pháp dự án theo môn học, dự án tìm hiểu, dự án theo qũy thời gian, dự án nhóm để áp dụng vào những bài lịch sử cụ thể ở lớp 9 và một số bài ở lớp 7, 8. Tính mới, tính sáng tạo của dạy học theo dự án được thể hiện qua những ưu điểm rõ nét sau: Thứ nhất, dạy học theo dự án trong môn lịch sử mang tính định hướng thực tiễn gắn việc học tập với thực tiễn xã hội. Nhiệm vụ của dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của người học.Vấn đề cần giải quyết này có thể xuất phát từ thực tiễn ở địa phương. Ví dụ như: Khi thực hiện dự án bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật. Ở hoạt động 4: Vận dụng: Giáo viên giao cho học sinh thực hiện nhiệm vụ: Chỉ ra những hậu quả tiêu cực đang tác động đến địa phương em đang sinh sống? Chúng ta có thể khắc phục những những hậu quả trên không? Nếu có thì bằng cách nào? Sau quá trình suy nghĩ, học sinh đề cập được: Những tác động rõ nét: bãi ngang, sông, đầm, hồ ô nhiễm, rác thải ni lông nhiều, tôm, cá chết, rau và hoa quả không an toàn, tai nạn giao thông, các loại bệnh gia tăng... Có thể khắc phục bằng các giải pháp: Tuyên truyền cho bạn bè, những người xung quanh thấy được tầm quan trọng của việc giữ gìn và bảo vệ môi trường. Phát hiện báo cáo kịp thời những hiện tượng tác động xấu đến môi trường như sử dụng thuốc trừ sâu ở bãi ngao làm ô nhiễm nguồn nước, xả rác thải tự do Chấp hành tốt và tuyên truyền cho mọi người thân cùng chấp hành tốt luật giao thông. Tuyên truyền và cùng người thân thực hiện chăn nuôi thủy hải sản an toàn, gieo trồng các loại rau quả không sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi để đảm bảo sức khỏe, tránh bệnh tật... Học sinh đang trình bày sản phẩm có liên hệ đến tình hình địa phương Thứ hai, dạy học theo dự án trong môn lịch sử phát huy tính tự lực và tinh thần trách nhiệm của học sinh. Khi thực hiện dự án, học sinh tham gia tích cực, tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học, huy động nhiều giác quan. Giáo viên chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng của học sinh lớp 9. Ví dụ: Ở một số dự án như bài 12, 16,17 tôi thường lựa chọn những học Học sinh –“người dẫn chương trình” dẫn dắt vào buổi báo cáo dự án bài 12 Thứ ba, dạy học theo dự án trong môn lịch sử mang tính định hướng hứng thú người học. Học sinh có thể được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ví dụ: giáo viên có thể cùng trao đổi và cho học sinh lựa chọn một trong các nội dung sau để tiến hành dự án: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á-ASEAN? Quá trình hình thành và phát triển của liên minh châu Âu EU? Nước Mĩ từ năm 1945 đến nay? hay Nhật Bản từ năm 1945 đến nay?...Kinh nghiệm cho tôi thấy rằng dự án nào mà học sinh có sự tham gia ngay từ khâu lựa chọn thì các dự án đó thường thành công hơn. Giáo viên đưa ra vấn đề để cùng học sinh bàn bạc lựa chọn chủ đề dự án Thứ tư, dạy học theo dự án trong môn lịch sử còn mang tính định hướng hành động. Khác với các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác, trong quá trình thực hiện dự án, nhất thiết phải có sự kết hợp giữa kiến thức thu nhận được và khả năng vận dụng vào trong hoạt động thực tiễn. Ví dụ khi thực hiện dự án: Nhật Bản, ở hoạt động 4: giáo vên giao cho học sinh tìm hiểu về mối quan hệ Việt Nhật và sự giúp đỡ của Nhật Bản đối với Việt Nam. Học sinh đang trình bày mối quan hệ ngoại giao Việt – Nhật Thứ năm, dạy học theo dự án trong môn lịch sử mang định hướng sản phẩm. Định hướng này thể hiện ở chỗ, học dự án luôn đi liền với việc tạo ra sản phẩm để báo cáo, giới thiệu trước lớp, trước nhà trường. Ví dụ: Bài thuyết trình báo cáo thực hiện Dự án: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919-1925, Bài thuyết trình báo cáo thực hiện Dự án Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, Bài thuyết trình báo cáo thực hiện Dự án Cách mạng Tháng Tám 1945... Thứ sáu, dạy học theo dự án trong môn lịch sử phát triển khả năng sáng tạo, phát triển năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự đánh giá và đánh giá của học sinh. Ví dụ khi thực hiện dự án Miền Bắc chống lại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Đế quốc Mĩ, tôi chỉ yêu cầu học sinh làm sản phẩm dưới dạng tập san hoặc Powpoint nhưng 100% các nhóm đã báo cáo sản phẩm là video được cắt, ghép rất kì công tỉ mỉ mô tả chi tiết cuộc chiến và trích dẫn những nhận định của các chuyên gia quân sự về quá trình Miền Bắc chống lại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Đế quốc Mĩ. Học sinh xem video do các em thực hiện về chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ xuống miền Bắc 1972 Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Dự án không thể hoàn thành khi các thành viên không tích cực. Dạy học theo dự án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng công tác làm việc giữa các thành viên tham gia. Trong quá trình hợp tác làm việc và báo cáo sản phẩm sẽ góp phần giúp các em đánh giá lẫn nhau. Thứ bảy, về kinh phí, dạy học theo dự án trong môn lịch sử hầu như không ảnh hưởng đến kinh tế của nhà trường cũng như của phụ huynh học sinh. Chính vì vậy, dạy học theo dự án trong môn lịch sử tạo ra cách tiếp cận năng động để dạy học trong đó học sinh tìm hiểu các vấn đề học tập một cách chủ động. Với loại hình này và với sự tham gia vào bài học tích cực, học sinh được truyền cảm hứng để có được một kiến thức sâu sắc hơn về các sự kiện, các nhân vật và các hiện tượng lịch sử...thông qua việc thực hiện dự án. *Tiến trình thực hiện dạy học dự án Trong quá trình dạy học lịch sử theo dự án , tôi thường tiến hành qua 5 bước như sau: Bước 1: Chuẩn bị ý tưởng và các điều kiện cần thiết để học theo dự án Lựa chọn nội dung thực hiện: giáo viên hoặc giáo viên và học sinh cùng nghiên cứu các giai đoạn lịch sử, các sự kiện, các nhân vật, các chủ đề lịch sử ở lớp 9...để từ đó lựa chọn ra nội dung phù hợp tiến hành dạy học theo dự án. Phân bổ thời gian học tập: Sau khi có nội dung, giáo viên cần quyết định thời gian học sinh thực hiện dự án nằm trong phân phối chương trình chính khóa hoặc hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa. Các dự án tôi thực hiện thường là chương trình chính khóa. Thời lượng: Thời lượng dự án tôi giao cho các em thường là 2 tuần có dự án là 4 tuần. Tài liệu: Tôi xem xét đến các nguồn sử liệu, tài liệu học sinh có thể tiếp cận để học theo dự án như tư liệu sẵn, tư liệu thư viện, trên internet, Các công cụ hỗ trợ khác, trong quá trình thực hiện học sinh của tôi thường cần đến của các phần mềm: Microsoft Word, Excel, Powerpoint * Bước 2: Thiết kế dự án cụ thể Thiết kế mục tiêu: Các chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực của bài học và những kĩ năng tư duy mong muốn đạt được là căn cứ để tôi thiết kế những mục tiêu cụ thể của bài học theo dự án. Sau đó, tôi tiến hành xây dựng bộ câu hỏi định hướng để tiến hành dự án. *Câu hỏi khái quát: là những câu hỏi mở, bao quát toàn diện có thể liên quan đến nhiều bài học trong lớp 9. Mỗi dự án, chỉ có một câu hỏi khái quát *Câu hỏi bài học: Cũng là câu hỏi mở nhưng thường giới hạn trong một chủ đề hoặc một bài học cụ thể. Câu hỏi bài học hỗ trợ và phát triển câu hỏi khái quát. Thường trong một dự án, người dạy có thể xây dựng một hoặc hai câu hỏi bài học. * Câu hỏi nội dung: là các câu hỏi trực tiếp hỗ trợ đạt mục tiêu học tập theo dự án. Khác với câu hỏi khái quát và câu hỏi bài học, câu hỏi nội dung có số lượng nhiều hơn. * Bước 3: Thực hiện dự án Sau khi nhận nhiệm vụ, học sinh lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ. Trong giai đoạn này, tôi thường hướng dẫn học sinh xây dựng đề cương cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Trong việc xây dựng kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm. Hoạt động lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập nhằm giúp cho các thành viên trong nhóm biết được ai sẽ làm nhiệm vụ gì và thời hạn hoàn thành là bao lâu. Đây là hoạt động hợp tác giữa các thành viên, đòi hỏi mỗi thành viên phải ý thức phối hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau để hoàn thành dự án. Việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên có thể mô tả chi tiết qua bảng sau. Lập kế hoạch thực hiện dự án STT Tên thành viên Nhiệm vụ Thời hạn hoàn thành 1. 2. 3. .............. ................................ ................................. ................................. ................................ ................................. ................................. ................................ ................................. ................................. *Bước 4: Thu thập kết quả và công bố sản phẩm của người học Trong bước này học sinh thực hiện các hoạt động theo kế hoạch như thu thập thông tin, dữ liệu, thực nghiệm, phỏng vấn, phân tích.... Dưới đây là gợi ý một số hoạt động của học sinh: - Tìm kiếm và thu thập dữ liệu: học sinh có thể bắt đầu thu thập thông tin bằng nhiều cách như đọc báo, tìm trên Internet, tìm trong thư viện, quan sát, điều tra, phỏng vấn, - Phân tích và giải thích các kết luận: Sau khi thu thập dữ liệu, cần tiến hành phân tích để lựa chọn dữ liệu liên quan và có ý nghĩa. Các kết luận rút ra sau khi phân tích đầy đủ các dữ liệu là minh chứng cho các phát hiện của dự án. Một số cách phân tích dữ liệu tiêu biểu là: Lập bảng, tổng hợp thông tin, so sánh và đối chiếu. - Tổng hợp thông tin: Trong quá trình tìm hiểu, học sinh đã thu thập một lượng lớn dữ liệu, thông tin. Các dữ liệu thô này cần được tổng hợp lại để chỉ đưa vào báo cáo các kết luận có liên quan và đã được phân tích. Kỹ năng tổng hợp rất quan trọng đối với hoạt động tìm hiểu và tổng hợp kết quả của dự án. - Xây dựng sản phẩm của dự án: Sau khi thu thập được các thông tin qua hoạt động tìm kiếm, điều tra, phỏng vấn và phân tích, học sinh có thể tập hợp lại thành một sản phẩm của dự án. Các dạng sản phẩm dự án có thể là: bài trình bày bằng Powerpoint, báo cáo văn bản, kịch, áp phích, phim, mô hình... Học sinh có thể lựa chọn bất cứ dạng sản phẩm nào để thể hiện kết quả dự án của các em. - Trong quá trình thực hiện dự án, mỗi học sinh cần thường xuyên thảo luận, trao đổi với các thành viên khác trong nhóm để chia sẻ thông tin, dữ liệu, xác nhận ý kiến, giải quyết vấn đề, kiểm tra tiến độ... Đặc biệt, tôi có lịch làm việc thường kỳ với học sinh bằng cách hỏi trực tiếp, trao đổi qua mail... nhằm đảm bảo dự án đi đúng hướng. *Bước 5. Tổ chức giới thiệu, công bố, trình bày sản phẩm dự án Tổ chức giới thiệu, công bố sản phẩm dự án: Sản phẩm của dự án mà học sinh của tôi thực hiện chủ yếu được trình bày giữa các nhóm học sinh trong một lớp, có thể giới thiệu trước toàn trường. * Bước 6: Đánh giá, tổng kết dự án Tôi và học sinh đánh giá kết quả và quá trình làm việc. Rút ra kinh nghiệm. Khi đánh giá dự án tôi dựa trên các câu hỏi sau: - Dự án vừa thực hiện các em có học tập tích cực hay không? - Mục đích học tập đạt được hay chưa? - Trong tương lai dự án có thể thực hiện khác được không? - Hướng phát triển tiếp theo của dự án là gì? Ngoài ra tôi cũng xem xét đánh giá các yếu tố khác trong quá trình thực hiện dự án như cảm giác thoải mái của học sinh trong quá trình làm việc theo nhóm, thời gian thực hiện dự án, các vấn đề gặp phải và sự hỗ trợ, Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc phát triển dự án hoặc thực hiện các dự án tiếp theo khác. Có những phương pháp đánh giá khác nhau như: trao đổi bằng thư, đánh giá toàn lớp, đánh giá đồng đẳng, tự đánh giá, học sinh nêu câu hỏi, đánh giá các nhómThường thì tôi đánh giá theo bảng mẫu sau: Bảng mẫu: Giới thiệu một bộ công cụ đánh giá học theo dự án TT Nội dung Trên mức đạt (8-10 điểm) Đạt (5-7 điểm) Dưới mức đạt (0-4 điểm) Nhận xét 1 Chủ đề 2 Dữ liệu và nội Dung 3 Giải thích 4 Trình bày 5 Tổ chức 6 Hiểu bài 7 Tính sáng tạo 8 Tư duy tích cực 9 Làm việc nhóm 10 Ấn tượng chung Tổng điểm Như vậy: Dạy học theo dự án giúp phát triển kiến thức và các kỹ năng thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, học sinh tự tìm tòi, áp dụng kiến thức đã học trong quá trình thực hiện dự án. Dạy học dự án không chỉ phát triển các kỹ năng tư duy khoa học, mà còn hướng tới phát triển kỹ năng sống cho học sinh, giúp học sinh phát triển toàn diện (kỹ năng hợp tác, kỹ năng thu thập xử lý thông tin, kỹ năng trình bày, bảo vệ ý kiến của cá nhân trước tập thể)... Thông qua các hoạt động này, học sinh thiết lập kiến thức riêng cho bản thân So với các phương pháp dạy học truyền thống, vai trò của giáo viên trong hoạt động dự án có sự thay đổi rõ rệt. Người dạy chỉ đóng vai trò người hướng dẫn, tư vấn, người trợ giúp học sinh trong suốt các hoạt động dự án. 3. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được * Hiệu quả kinh tế: Dạy học lịch sử theo dự án mà tôi đã thực hiện hầu như không tốn kém về kinh tế, không hoặc ít ảnh hưởng đến kinh tế của phụ huynh học sinh, của bản thân tôi cũng như của nhà trường. *Hiệu quả xã hội: Dạy học lịch sử theo dự án theo cá nhân tôi sẽ góp phần tạo ra một thế hệ công dân năng động, ham học hỏi, tự lực, tự lập với các kĩ năng như: giàu tinh thần hợp, kỹ năng thu thập xử lý thông tin, kỹ năng trình bày, bảo vệ ý kiến của cá nhân trước tập thể... và giàu lòng yêu nước. Thực tiễn công tác cho thấy, từ năm học 2015-2016, sau khi tôi áp phương pháp dạy học lịch sử theo dự án vào giảng dạy cùng với các phương pháp khác đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng giáo dục mũi nhọn qua các kì thi chọn học sinh giỏi cấp huyện và thi học sinh giỏi cấp tỉnh tại đơn vị tôi đang công tác, góp phần đắc lực vào việc vun đắp tình yêu của học sinh với bộ môn lịch sử tại địa phương tôi đang công tác. Trước khi áp dụng phương pháp dạy học theo dự án Năm học Số học sinh tham gia kì thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Số giải cấp huyện Số học sinh tham gia kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh Số giải cấp tỉnh 2014 -2015 03 0 0 0 Sau khi áp dụng phương pháp dạy học theo dự án Năm học Số học sinh tham gia kì thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Số giải cấp huyện Số học sinh tham gia kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Số giải cấp tỉnh 2015-2016 01 01 0 0 2016-2017 02 02 01 01 2017-2018 02 02 02 01 2018-2019 03 03 01 01 4. Điều kiện và khả năng áp dụng 4.1. Điều kiện áp dụng *Về phía học sinh: - Áp dụng kinh nghiệm này rất cần đối tượng học sinh chịu khó, chăm ngoan, say mê học tập. - Học sinh có ý thức tự giác, có trách nhiệm, coi học tập theo dự án là công việc quan trọng, cần phải thực hiện. - Biết vận dụng một cách sáng tạo hướng dẫn của thầy cô để thảo luận và thực hiện dự án phù hợp với từng kiểu bài. - Chịu khó mày mò, tìm tòi, sáng tạo. * Về phía giáo viên - Thay đổi tư duy, chủ động đón nhận các phương pháp mới, cần đổi mới cách soạn bài coi dạy học tích cực là một phần quan trọng trong sứ mệnh truyền thụ tri thức lịch sử. - Lựa chọn ý tưởng dự án một cách kĩ lưỡng, và chuẩn bị chu đáo đến vấn đề có thể tiến hành dự án. Ví dụ như: Dự án: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật xuất phát từ lí do trong quá trình giảng dạy tôi thấy rằng bài học này có rất nhiều nội dung cần cập nhật mà bản thân tôi không thể cập nhật hết được vì nó đang tiến nhanh như vũ bão hoặc giả có cập nhật hết thì trong 45 phút tôi cũng không thể truyền đạt hết được đến các em, thực hiện dự án là một cách cập nhật thông tin... Dự án: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài 1919-1925 xuất phát từ suy nghĩ mong muốn có thể lồng ghép việc học tập và làm theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh vào trong bài học và giúp các em có thể hiểu hơn về tinh thần tự học, tinh thần vượt khó của Bác. Dự án Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời xuất phát từ suy nghĩ giúp các em hiểu Đảng ra đời là sự lựa chọn của lịch sử và là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc... - Xây dựng bộ câu hỏi bài bản phù hợp với năng lực và đặc điểm của học sinh lớp 9 cấp Trung học có sở để các em tiến hành dự án thành công nhất. - Cần phối hợp hài hòa dạy học theo dự án với các phương pháp khác, luôn sẵn lòng lắng nghe học sinh, khảo sát thêm một số thông tin để tạo không khí học tập tốt nhất. - Đánh giá dự án các em lớp 9 thực hiện trên tinh thần khuyến khích giúp các em thêm niềm tin để chuẩn bị cho việc thực hiện những dự án lớn hơn ở bậc trung học phổ thông. Bản thân tôi, thấy một nội dung vô cùng quan trọng nữa là thường xuyên bổ sung, cập nhật những phần còn thiếu sót, chưa hợp lí để sáng kiến thêm hoàn thiện để bản thân có thể sử dụng phương pháp dạy học theo dự án cùng một số phương pháp khác tốt nhất trong những năm tiếp theo. * Về phía nhà trường - Tạo điều kiện cho học sinh lên thư viện và phòng tin học tìm các nguồn tài liệu và các thông tin liên quan đến dự án để các em hoàn thành dự án tốt nhất. - Tạo điều kiện cho giáo viên được sử dụng các phòng chức năng có gắn máy chiếu hoặc mượn máy chiếu để quá trình báo cáo sản phẩm của các em được tiến hành dễ dàng. 4.2. Khả năng áp dụng Giải pháp này đã được tôi áp dụng song song hoặc kết hợp hài hòa với các phương pháp dạy học mới cũng như kết hợp những mặt tích cực của phương pháp truyền thống trong môn lịch sử và đạt hiệu quả tốt ở đơn vị tôi đang giảng dạy nhất là khối 9. Thời kì đầu, bản thân tôi rất vất vả vì học sinh lúc đầu còn bỡ ngỡ, không mạnh dạn, lười hoạt động, không chủ động. Theo thời gian, tôi hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ nên dần dần các em đã chủ động linh hoạt thực hiện và có những lớp tạo ra những sản phẩm rất tốt. Giải pháp này cũng đã được tôi báo cáo cho đồng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề và đã được các đồng nghiệp đánh giá cao. Vì vậy phương pháp này có thể được áp dụng cho các trường trung học cơ sở trong toàn huyện để giảng dạy môn lịch sử và một số môn khác như: Địa lí, Văn học, Giáo dục công dân, Sinh học Hiện nay, tôi vẫn đang tiếp tục thực hiện và đúc rút kinh nghiệm, hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích phần nào cho các đồng nghiệp cùng dạy môn lịch sử và một số môn học khác. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử sáng kiến kinh nghiệm TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ 1 Trần Thị Thoa 09/07/1982 Trường THCS Đông Hải Cử nhân Sinh học Dạy chủ đề hạt 2 Trần Thị Thu 01/07/1992 Trường THCS Đông Hải Cử nhân hóa học Bài: Ô xi Bản báo cáo sáng kiến của tôi chắc hẳn không tránh được sự thiếu sót, hạn chế rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, của lãnh đạo của ban giám khảo... để bản sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Kim Đông, ngày .... tháng ... năm 2019 NGƯỜI NỘP ĐƠN (Ký và ghi rõ họ tên) Lê Thị Yến
File đính kèm:
- SK-DỰ ÁN 2019.docx
- BÌA SK.doc
- PHỤ LỤC 2- GIÁO ÁN 1 DA.docx
- PHỤ LỤC 3-SPHS.docx
- PHỤ LỤC 1.docx