Sáng kiến kinh nghiệm Dạy - Học - Kinh nghiệm và sáng tạo
Ngày 14 tháng 11 năm 2008, tại trường THCS Đống Đa, Hà Nội, Bộ GD&ĐT chính thức công bố và kêu gọi các thầy cô giáo trên cả nước hưởng ứng cuộc thi “Sáng tạo giáo dục” nhằm phát hiện, tôn vinh những cống hiến của các thầy cô giáo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục. Các sáng kiến của thầy cô giáo thể hiện trong giảng dạy trực tiếp các môn học, chế tạo đồ dùng dạy học hiệu quả; cũng có thể là sáng kiến tổ chức các phong trào, hoạt động nhằm hướng học sinh đến một môi trường thân thiện.
Thật ra, “Sáng tạo giáo dục” đã có từ trước cái mốc 14.11.2008 rất lâu rồi, lâu như chính lịch sử của nền giáo dục vậy. Ngày xưa là “ông đồ”, ngày nay là “thầy giáo”, cách gọi tuy có khác nhau nhưng tất cả những ai tâm huyết với cái nghề dạy học theo tinh thần “sinh ư nghệ, tử ư nghệ” đều thấm thía lời nhắn nhủ của Mạnh Tử: “Giáo diệc đa thuật hĩ” (Giáo dục cũng có nhiều phương pháp khác nhau)!
Trong những năm gần đây, nhiều thầy cô giáo trên cả nước từng trăn trở về một cuộc “vượt thoát” khỏi những trì trệ, nhàm chán trong hoạt động dạy học hằng ngày của mình. Cuộc “vượt thoát” đó có thể bắt đầu từ những việc làm cụ thể, rất nhỏ, rất thầm lặng; nhưng những hiệu quả ban đầu của nó thì thật đáng khích lệ, biểu dương.
Cách đây khoảng hai năm, một bài văn của học sinh Hà Minh Ngọc từng “gây xôn xao cư dân mạng”, một bài văn của học sinh Nguyễn Thị Hậu khiến nhiều người rơi lệ. Cuối tháng 10 năm 2008, báo Tuổi Trẻ giới thiệu những “giờ học cảm động” của thầy Trần Tuấn Anh, cách ra đề tập làm văn “gói trọn yêu thương” của cô Dương Thu Trang Dù ít hay nhiều, dù “chuẩn” hay “chưa chuẩn” thì tất cả những cố gắng đổi mới đó đều đã thực sự góp phần tạo nên một sinh khí mới cho hoạt động dạy học.
Do thường xuyên được gặp gỡ, trao đổi với những đồng nghiệp có tinh thần như thầy Tuấn Anh, cô Thu Trang; chẳng hạn như thầy Đỗ Văn Thái, cô Đặng Nguyệt Anh (trường THPT Hà Nội – Amsterdam), cô Đỗ Kim Oanh (trường THCS Chu Văn An, quận Tây Hồ, Hà Nội), thầy Nguyễn Hùng Tiến (trường THCS Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội), cô Lê Kim Tuyến (trường THCS Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội), cô Nguyễn Thị Thanh Hà (trường THCS Ái Mộ, quận Long Biên, Hà Nội), cô Đỗ Thị Ánh Tuyết (trường THCS Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội) ; chúng tôi nảy ra ý định biên soạn một cuốn sách nhỏ nhằm tập hợp một số suy nghĩ, kinh nghiệm, đổi mới trong hoạt động dạy học để có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho bạn bè, đồng nghiệp gần xa. Ý định ấy đã trở thành một quyết tâm khi có lần, cô Đặng Nguyệt Anh đưa cho chúng tôi xem một số đề văn nghị luận xã hội, ví dụ: Những suy nghĩ của anh (chị) sau khi đọc bài báo “Chàng trai đến sau mối tình a xít”/Những suy nghĩ của anh (chị) sau khi đọc bài báo “Chỉ những thanh niên đảm bảo tiêu chuẩn mới có thể là Hoa hậu Việt Nam” ; chúng tôi ghi nhận đây là những đề văn mở vừa nóng hổi hơi thở của cuộc sống, vừa rất phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh THPT; do đó có đề nghị mượn lại những tập bài làm của học sinh để tham khảo. Kết quả cho thấy rằng học sinh rất hứng thú với các đề văn kiểu này và điều quan trọng hơn, các em được tạo cơ hội để bày tỏ những quan niệm của mình về cuộc sống, tình yêu, ước mơ ; trong đó có cả những đòi hỏi chính đáng của tuổi trẻ học đường đối với các thầy cô giáo, với nhà trường và xã hội. Cùng với việc thay đổi cách ra đề, cô Nguyệt Anh còn có những sáng tạo trong tiết trả bài tập làm văn khiến cho tiết học này cũng trở nên sinh động, thiết thực và bổ ích hơn.
chén rượu khác gì máu lê dân. Mỗi chén trà đều là mồ hôi trăm họ) Người có sỉ tâm cao không làm gì xấu hổ lây đến gia đình, họ hàng, làng mạc, quê hương, đất nước; không làm ô danh những gì thân thuộc gần gũi với mình, nói chung là luôn giữ mình để không làm xấu hổ lây đến người khác, nhưng lại thường xấu hổ thay cho kẻ khác. Khi một cộng đồng có điều xấu hổ, điều nhục thì người có sỉ tâm cao có thể thấy trước điều xấu hổ, điều nhục đó và cũng xấu hổ lây, cũng nhục như hoặc hơn những người khác. Người như vậy thường là tinh hoa, là bậc tiên giác. Tự phản, tự sỉ của cả cộng đồng, của cả dân tộc. Trong cảnh nước mất nhà tan, chí sĩ Phan Bội Châu đau đớn kêu lên: "Giang sơn tử hỉ sinh đồ nhuế" (Non nước chết rồi, sống cũng thừa). Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc năm 1925 viết "Bản án chế độ thực dân Pháp", xót xa thấy nước nhà đủ tài nguyên và lao động mà so sánh với thanh niên nước ngoài thì "chúng ta thiếu tổ chức và thiếu người tổ chức. Bởi thế công nghiệp và thương nghiệp của chúng ta là một con số không. Thế mà thanh niên của chúng ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: họ không làm gì cả. Những thanh niên không có phương tiện thì không dám rời quê nhà; những người có phương tiện thì lại chìm ngập trong sự biếng nhác; còn những kẻ đã xuất dương thì chỉ nghĩ đến việc thoả mãn tính tò mò của tuổi trẻ mà thôi". Và, nhà cách mạng kêu than: "Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên sớm già của Người không sớm hồi sinh". Nhà văn hoá Hoàng Đạo Thuý những năm 1942-1943 thấy "ta có thể tự hào là người Nam, nhưng lúc này nên ngẫm nghĩ mà tự sỉ". Sau khi liệt kê nhiều cái hay và cũng lắm cái dở của người Việt, ông kết luận: "Phần hỏng cơ hồ lấn phần được. Xem kĩ hai tấm số trên này thì đức công có nhiều, đức tư có ít, khi thường thì tình thường thắng, khi biến thì những đức tính mạnh mẽ di truyền vẫn phát ra được. Cái cốt vẫn có, nếu chịu chữa chạy, bỏ những cái ham muốn một lúc thì có thể trông mong được"... Tóm lại, con người ta không thể không biết xấu hổ. ấy vậy mà hiện nay có những người không biết xấu hổ. Có những đứa con bạc đãi bố mẹ chẳng chút bận tâm, ân hận. Có những anh chị em ruột chém giết nhau để tranh đoạt gia tài mà coi là bình thường. Cha mẹ nêu gương xấu cho con, thậm chí xô đẩy con vào vòng tội lỗi. Trong thể thao, có những vận động viên đội tuyển trẻ quốc ăn gian tuổi, có trường hợp vừa khai bớt tuổi vừa thay tên đổi họ để đi thi đấu! Mại dâm thành nghề, "gái gọi" nhơn nhơn xe đưa xe đón, đĩ cao cấp có tán có tàn, vùng quê nọ con gái lên phố bán trinh! Có nhà giáo đánh mất tư cách và địa vị cao quí của người thầy vì mấy đồng tiền. Không ít cán bộ, công nhân viên nhà nước tự cho là tháo vát, khôn ngoan khi "làm láo báo cáo hay", ăn cắp thì giờ, xà xẻo của công càng nhiều càng tốt! Có trường hợp cảnh sát giao thông chặn xe trên đường, rượt tàu trên sông đòi tiền mãi lộ. Nhân viên xe lửa bao hành khách đi "vé chui" lấy tiền đút túi. Không thiếu những người có được một chân trong biên chế nhà nước là nghĩ ngay đến chuyện "làm nghề nào ăn nghề ấy", bắt quyền hành đẻ ra tiền bạc, lo "vinh thân phì gia", kèn cựa tranh giành địa vị, thậm chí lên mặt "quan cách mạng" hống hách hành dân. Báo chí ngày nào cũng đăng vài ba, dăm bảy vụ lừa đảo, nơi này cướp không bao nhiêu đất đai, công trình kia sập đổ vì ăn bớt nguyên liệu, làm dối làm ẩu, thông đồng với nhau moi tiền nhà nước, sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi! Và có những người, khi đã phải ra toà vì không tròn trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, vì tham ô, ăn hối lộ... vẫn nhâng nhâng quan dạng, mặt trơ trán bóng?... Bọn họ đều đã đánh mất sự xấu hổ, không còn biết xấu hổ với những người xung quanh cũng như với chính mình. Tuy số lượng những kẻ này không nhiều, nhưng tác hại do họ gây ra lại rất lớn, nhất là về uy tín chính trị của đất nước, trật tự an toàn và đạo đức xã hội. Họ là những mảng tối làm hoen ố bức tranh toàn cảnh tươi đẹp của xã hội ta. ... Không biết xấu hổ đến mức phạm pháp tất sẽ bị pháp luật xét xử và trừng trị; nhưng dù đến mức hay chưa đến mức ra trước pháp đình, vấn đề mất sỉ tâm, mất cảm giác xấu hổ vẫn còn đó. Phải chăng do bức bách về đời sống, nhắm mắt đưa chân? Phải chăng do đua đòi, lâu dần quen thói? Phải chăng vì lợi ích vật chất thiển cận làm mờ tối lương tâm? Phải chăng vì thấy mình xuất chúng, mục hạ vô nhân? Phải chăng vì thấy chung quanh đều thế cả, "đâu chỉ mình tôi"?... Hàng trăm lí do, nhưng tóm lại là bởi họ chỉ vụ lợi trước mắt, chỉ còn biết có mình. Chủ nghĩa cá nhân đã làm dày da mặt để họ có thể phớt lờ cả kỉ cương phép nước lẫn chuẩn mực đạo đức xã hội, trở nên chai lì trước búa rìu dư luận. Đồng tiền làm loá mắt khiến họ không còn phân biệt nổi đúng - sai, phải - quấy, quên mất mình là con người, dần dần tha hoá, thậm chí vênh vang với sự tha hoá ấy! ở họ không còn ranh giới thiện ác. Đánh mất sự xấu hổ cũng có nghĩa là đánh mất mình. Con người ta không chỉ có đời sống vật chất mà còn có đời sống tinh thần, mất đi sự trong trắng của tâm hồn, lương tâm và danh dự, mất đi cảm giác xấu hổ là mất đi những cơ sở tinh thần của cuộc sống, những giá trị vĩnh cửu của con người. Cho nên, đã là con người xin chớ đánh mất cảm giác xấu hổ của mình. (Lược trích bài "Biết xấu hổ với nhân cách con người" của PGS Lê Xuân Vũ. Tạp chí Cộng sản, số 738, 8.2005) Đạo đức và suy thoái đạo đức Mặc dù nói nhiều tới việc củng cố nền tảng đạo đức từ trong chính quyền ra ngoài xã hội, các văn kiện chính thức mới nhất của Đảng và Nhà nước vẫn không đưa ra một định nghĩa nào mới về khái niệm đạo đức. Song đúng như K.Marx đã nói “ý thức không bao giờ là cái gì có thể khác hơn là sự tồn tại được ý thức” (K.Marx và F.Engels, Tuyển tập, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1980, tập 1, trang 276), không có một thứ đạo đức chung chung nào có thể là đạo đức đích thực cả. Đạo đức là ánh phản về một trật tự xã hội hay ít nhất cũng thể hiện một quan niệm về trật tự xã hội cụ thể với các lợi ích và nhu cầu xã hội xác định. Cho nên nó là một hệ thống ý thức xã hội, thực tiễn xã hội qui định thế nào là đạo đức cũng như lợi ích và nhu cầu sẽ qui định ý thức đạo đức của cá nhân hay nhóm xã hội. Dĩ nhiên cũng có những giá trị đạo đức “vĩnh cửu” hay ít nhất cũng được tất cả mọi xã hội tán thành, chẳng hạn một số qui phạm đạo đức tôn giáo, bởi trong thực tế đó đều là những chuẩn mực tối cần thiết cho chính sự tồn tại của xã hội. Song trong thực tế có nhiều chuẩn mực đạo đức tốt đẹp lại trở thành tín điều, vì những nhóm cá nhân hay nhóm xã hội tuân thủ các chuẩn mực ấy chỉ thực hiện chúng như các qui phạm hành vi một cách thụ động mà thiếu mất cái quan trọng là ý thức đạo đức. Nhìn từ khía cạnh chức năng thì đạo đức là một hệ thống chuẩn mực xã hội, “một trong những phương tiện định hướng hành vi của cá nhân và các nhóm xã hội trong những điều kiện nhất định đồng thời là phương tiện để xã hội kiểm tra hành vi của họ”. Song đạo đức đã là phương tiện để xã hội kiểm tra hành vi của cá nhân thì phản đề tất yếu là cá nhân cũng có thể dùng hành vi đạo đức để che giấu hành vi phi đạo đức của mình nhằm đối phó với sự kiểm tra của xã hội. Trong cả hai loại trường hợp nói trên, đạo đức là một bộ phận nằm ngoài nhân cách, vì nói chung nó không liên quan gì tới tính định hướng giá trị “từ bên trong” của chủ thể hành vi. Không có ý thức đạo đức tức là sự nhận thức tích cực mang tính tự nguyện về quan hệ giữa lợi ích và trách nhiệm thì đạo đức nhiều lắm cũng chỉ còn là một tập hợp các qui phạm hành vi. Tóm lại nếu coi ý thức là động cơ, hành vi là sự thể hiện và quan hệ là điều kiện thì có thể nhìn nhận hiện tượng suy thoái đạo đức phổ biến trong xã hội Việt Nam hiện tại từ mối quan hệ giữa ý thức, hành vi và quan hệ đạo đức nói trên. Cho đến tháng 4 năm 1975, lợi ích chính trị của toàn dân tộc là yếu tố chủ đạo bao trùm toàn bộ các quan hệ xã hội, nên các chuẩn mực đạo đức phải tập trung vào việc định hướng cho mọi cá nhân hướng tới đáp ứng lợi ích này. Nhưng sau tháng 4 năm 1975, lợi ích chính đáng của từng nhóm người, từng cá nhân từng bước nổi lên như một trào lưu xã hội tuy âm ỉ nhưng mạnh mẽ. Thiếu một sự điều chỉnh toàn diện cần thiết về quyền lợi và nghĩa vụ, khung đạo đức của xã hội bao cấp kiểu thời chiến 1975 – 1985 đã bị xô lệch và mau chóng bị vô hiệu hoá trong thực tiễn xã hội. Không gian cấu trúc xã hội chính thống phục vụ chiến tranh cũ đã trở nên chật hẹp. Khung đạo đức phục vụ lợi ích chính trị của dân tộc thời chiến không phản ánh được thực tiễn xã hội thời bình nên tan rã tửng mảng lớn, nhưng cái vỏ bọc trật tự xã hội tức là chính trị và pháp lí của nó vẫn còn nguyên vẹn. Mối đe doạ về “sinh mạng chính trị” đã đẩy nhiều người tới chỗ phải sống một cuộc đời hai mặt, đặc biệt là tầng lớp cán bộ đảng viên. Thói vô trách nhiệm và đạo đức giả lan tràn, tình trạng lệch chuẩn này tác động xấu tới sự hình thành nhân cách của nhiều thế hệ sinh sau năm 1975. Nhưng từ năm 1986 trở đi, nhu cầu phát triển kinh tế trong ý nghĩa là một trào lưu xã hội lại tác động tới cuộc khủng hoảng ấy từ những khía cạnh khác, dưới những hình thức khác. Như một sự phản biện tiêu cực với thói đạo đức giả, khái niệm nhân cách bị đánh tráo. Nếu trước năm 1986 một đảng viên cấp trưởng phó phòng “lãnh thùng” của người thân từ các nước Âu Mĩ gửi về phải giấu giếm lén lút, thì từ năm 1986 trở đi anh (hay chị) ta đã có thể ngẩng đầu và thậm chí hiên ngang nhìn mặt mọi người. Dư chấn của cuộc khủng hoảng đạo đức thời bao cấp còn chưa chấm dứt thì xã hội Việt Nam lại gặp cuộc khủng hoảng đạo đức thứ hai với hai đứa con hư của kinh tế thị trường là nóng ruột kiếm tiền và cắm đầu hưởng thụ. Sự cộng hưởng của hai cuộc khủng hoảng ấy tạo ra cuộc khủng hoảng thứ ba với sức tàn phá bình phương. Hải quan làm luật, cảnh sát giao thông thu tiền mãi lộ, thẩm phán chạy án, giáo viên thi dạy giỏi dùng phao, trí thức mua bằng, quan chức bán quota, chạy dự án, chạy chức quyền, đục khoét công quĩ, sinh hoạt sa đoạ Tham nhũng trở thành quốc nạn. Đề tài nghiên cứu “Sự suy thoái đạo đức lối sống của cán bộ đảng viên ở thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục” của nhóm Nguyễn Trung Trực năm 2004 cho biết 54% số người được hỏi cho rằng sự suy thoái đạo đức lối sống của cán bộ hiện nay là “nghiêm trọng và rất nghiêm trọng”. Nhưng điều lệ Đảng, luật Công chức đều qui định đảng viên và công chức nhà nước phải tu dưỡng đạo đức, rèn luyện phẩm chất để chống lại chủ nghĩa cá nhân! Những chuẩn mực ấy đã thể hiện một lối tư duy đi ngược lại qui luật phát triển của xã hội loài người và do đó không thể nào được thực hiện trong thực tế (nghĩa là những chuẩn mực ấy phải có giá trị chế định). Bởi vì xã hội càng phát triển thì lợi ích của từng cá nhân hay nhóm xã hội càng thống nhất hơn với lợi ích của toàn cộng đồng, nên việc đặt lợi ích riêng với lợi ích chung vào một quan hệ đối lập giả tạo như vậy chỉ có thể đưa người ta tới chỗ lá mặt lá trái, nghĩ một đường nói một nẻo hay nói một đường làm một nẻo. Và khi quan hệ đạo đức đã bị các tín điều chính trị và pháp lí lạc hậu hay duy ý chí làm cho méo mó thì kết quả duy nhất chỉ có thể là sự nảy sinh của một nền đạo đức chính thống dung dưỡng thói đạo đức giả, trong đó nổi bật là sự dối trá và vô liêm sỉ lên ngôi. * Trong nỗ lực để thoát li xã hội bao cấp hai mươi năm qua, con người Việt Nam đang từng bước tiến tới một trật tự xã hội khác, có những lợi ích và nhu cầu khác với thời gian 1954 – 1975 cũng như 1975 – 1985. Nhưng những khiếm khuyết của hệ thống chuẩn mực xã hội cũ cả chính trị, pháp lí lẫn đạo đức vẫn chưa được điều chỉnh và bổ sung, nên không lạ gì khi dưới tác động nhiều mặt của sự thay đổi kinh tế và giao lưu với nước ngoài, nhiều chuẩn mực đạo đức cũ hoặc đã bị công nhiên phủ định, hoặc bị ngấm ngầm vi phạm, khiến cho hệ thống đạo đức cũ chỉ còn trên danh nghĩa nhưng hệ thống đạo đức mới thì vẫn chưa được xác lập. Tình trạng “nền cũ đã đổ mà nhà mới chưa thành” này trình hiện trên cả ba phương diện ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức, nên kết quả là chúng ta đang có một nền đạo đức xã hội chủ nghĩa hữu danh vô thực với các qui phạm đạo đức không cần nhân cách hiện đã trở nên phổ biến. Điều này không chỉ là một đề tài suy ngẫm, vì như người ta đã thấy, các qui phạm đạo đức không cần nhân cách ấy đang đầu độc tất cả các môi trường kinh tế và xã hội, tư tưởng và văn hoá, khoa học và nghệ thuật, thông tin và giáo dục hiện tại ở Việt Nam. (Cao Tự Thanh. Báo Sài Gòn tiếp thị, Tết 2009, mục “Suy nghĩ lại nội lực”) Thay lời kết Giáo dục là gì? Người dốt nát không phải là người không được dạy dỗ, mà họ là những người không hiểu biết về chính bản thân mình. Còn người được dạy dỗ là những người xuẩn ngốc khi họ luôn phải dựa vào sách vở, dựa vào kiến thức và dựa vào những người đã truyền đạt kiến thức cho mình. Những hiểu biết chỉ xuất hiện thực sự qua sự tự biết mình. Sự tự biết mình là một ý thức về toàn bộ quá trình diễn biến tâm lí của chính bản thân mình. Do đó giáo dục chính là sự am hiểu về chính bản thân mình, bởi vì trong mỗi chúng ta luôn tụ hợp toàn bộ quá trình tồn tại. Khi xã hội được hình thành, chúng ta gửi con cái mình đến trường để học hỏi một số kĩ thuật hoặc kĩ năng nào đó, nhờ đó chúng dần dần tìm cách kiếm sống và tồn tại. Chúng ta muốn con cái của mình phải trở thành những chuyên gia thượng thặng, chúng ta luôn mong ước cho con cái mình một địa vị kinh tế an toàn đến tuyệt đối. Nhưng liệu việc trau dồi một kĩ thuật nào đó có thể giúp chúng ta hiểu được chính bản thân mình không? Giáo dục ngày nay có lẽ đã thất bại khi nó đã cường điệu quá mức vai trò và chức năng của kĩ thuật. Một khi chúng ta cường điệu quá mức như thế tức là chúng ta đã huỷ hoại con người. Việc trau dồi khả năng và hiệu quả mà không cần đến sự hiểu biết về cuộc sống, không cần đến những kiến thức phổ thông về quá trình hình thành của những suy nghĩ và những ước mơ, tất yếu sẽ chỉ làm cho con người ngày càng trở nên tàn nhẫn và độc ác; đây chính là nguồn gốc của tội ác và chiến tranh, hai hiểm hoạ đáng sợ nhất của con người. Việc trau dồi những kĩ năng kĩ thuật riêng biệt đã sản sinh ra những nhà khoa học, những nhà toán học, những kĩ sư xây dựng, những nhà chinh phục vũ trụ; nhưng liệu những người này có am hiểu về cuộc sống hay không? Liệu có chuyên gia nào đã sống một cuộc đời không có khuyết tật hay không? Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật vẫn không thể giải quyết được những rắc rối đối với con người, thậm chí còn phát sinh thêm nhiều rắc rối xem ra còn phức tạp hơn. Việc sinh tồn mà không thèm đếm xỉa gì đến tính đa dạng và phức tạp của cuộc sống chính là lời mời gọi những khổ đau và huỷ diệt đối với chính con người. Nhu cầu lớn nhất và cũng là vấn đề nan giải nhất đối với mọi cá nhân chính là việc nhận thức về cuộc sống để từ đó có thể hiểu đúng đắn về bản thân mình. Chính điều này sẽ giúp cho con người có khả năng đối mặt và vượt qua mọi khó khăn, phức tạp bất tận ở đời. Kiến thức về kĩ thuật, mặc dù rất cần thiết, nhưng sẽ chẳng bao giờ có thể giúp chúng ta giải quyết được những vướng mắc, những bối rối, những xáo trộn, những xung đột, những áp lực... luôn đè nặng tâm hồn; và trong khi chúng ta mải mê với những thao tác kĩ thuật cực kì tinh vi, chính xác thì chúng ta đã vô tình biến chính những những kiến thức về kĩ thuật ấy như một phương tiện huỷ hoại những rung cảm tinh tế của tâm hồn. Những ai biết cách chế tạo một quả bom nguyên tử mà không có một trái tim dễ xúc động, một tình cảm yêu thương đồng loại thì người đó sẽ trở thành kẻ sát nhân tàn bạo, một con quỉ dữ đội lốt người. Hình thức giáo dục đúng đắn có liên quan đến sự tự do của từng cá nhân. Mỗi cá nhân cần được tự do phát triển, phát triển một cách tự nhiên chứ không gò ép. Tự do đi đôi với sự tự biết mình, khi tâm hồn vượt qua được những cản trở và những gò ép thì nó sẽ tự tạo ra hoà bình bởi vì từ trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi chúng ta đều mong muốn sự an toàn. Chỉ khi chúng ta hiểu được tầm quan trọng thực sự của đời sống con người thì chúng ta mới có thể có được một hệ thống giáo dục đúng đắn; nhưng để hiểu được, tâm hồn chúng ta cần phải khôn ngoan tự giải thoát mình ra khỏi những tham vọng, bởi tham vọng chính là nguyên nhân của lo sợ và ưu phiền. Nếu chúng ta coi con cái là tài sản của mình, là những sinh linh có nhiệm vụ tiếp tục những “cái tôi” nhỏ bé, tầm thường của mình thì chúng ta sẽ tạo ra một môi trường sống chỉ tồn tại những tham vọng ích kỉ, mù quáng; mà thiếu vắng lòng yêu thương! Cần thấy rõ sự khác biệt giữa việc trau dồi kiến thức và việc nghiên cứu học hỏi. Bạn phải có kiến thức để nghiên cứu học hỏi. Bạn phải có kiến thức; nếu không thì bạn sẽ chẳng biết mình được sinh ra từ đâu, đang sống ở đâu, xung quanh là những ai... Nhưng nếu không nghiên cứu học hỏi thì những kiến thức của bạn liệu có ý nghĩa gì cho bản thân và cho xã hội? Con người phải biết chuyển hoá kiến thức thành những kĩ năng sống phù hợp với luật pháp, đạo đức, lối sống của thời đại. Còn nếu chỉ dùng kiến thức như một thứ “trang sức” thì bạn sẽ trở thành một kẻ xa lạ với đồng loại biết chừng nào?! Hệ thống giáo dục hiện đại của chúng ta đã hoàn toàn thất bại. Bạn không tin như vậy sao? Khi bạn bước ra đường phố, bạn trông thấy những kẻ giàu và người nghèo; bạn chứng kiến những người được gọi là có giáo dục đang cãi vã, đang đánh nhau, đang giết nhau mà điển hình là những cuộc chiến tranh liên miên trên khắp hành tinh này. Ngày nay, sự phát triển của khoa học kĩ thuật giúp chúng ta có thể sản xuất đủ thức ăn, đủ quần áo mặc, đủ nơi trú ngụ cho tất cả mọi người; tuy nhiên, bạn thấy đấy, tại sao vẫn còn đó những người chết đói, những kẻ lang thang không nhà cửa? Các chính trị gia và các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới đều là những người có giáo dục, có học hàm học vị, những nhà khoa học; nhưng họ vẫn không tạo ra được một thế giới mà tất cả mọi sinh linh đều có thể được sống một cách hạnh phúc! Vậy thì nền giáo dục hiện đại đã làm được gì, nếu không nói là hoàn toàn thất bại? Mục tiêu nhân văn cao cả của giáo dục là gì? Là giúp cho con người tự nhận thức về bản thân để chung sống hoà hợp với nhau. (Theo J.Krishnamurti*: “Bạn làm gì với đời mình?”, NXB TH TP Hồ Chí Minh, 2005) * Jiddu Krishnamurti (1895-1986) là người ấn Độ, cha mẹ ông là người ấn Độ. Ôngđược giáo dục tại Anh và đã tham gia truyền giảng trên khắp thế giới. Ông là người không theo một tôn giáo nào, không thuộc một quốc tịch nào và cuộc sống của ông cũng không theo một truyền thống nào. Những bài giảng của ông bao gồm hơn 20.000.000 từ được in ấn, phát hành trên 75 cuốn sách, 700 cát-xét ghi âm và 1.200 video hình ảnh. Đến nay hơn 4.000.000 bản sách của ông đã được bày bán trên toàn thế giới và đã được dịch ra hơn hai mươi ngôn ngữ khác nhau. Cùng với Dalai Lâm và Mẹ Teresa, Krishnamurti được Tạp chí Time xếp vào một trong số 5 vị Thánh của thế kỉ XX. Mục lục Tên bài, mục Trang Lời vào sách 2 Phần I. Diễn đàn giáo dục - Sáng tạo là hơi thở của giáo dục - Người thầy cảm động - Sự “phá cách” đầy trách nhiệm - Người thầy có dũng khí - Đốt cháy mình để thắp sáng nhân gian - Những đề văn gói trọn yêu thương - Một bài văn gây xôn xao cư dân mạng - Từ một bài văn - Tình phụ tử - Hai đề văn trong SGK Ngữ văn 12, Nâng cao - Gặp gỡ bạn yêu văn - Một đề văn mở - Cảm ơn cô - Cho và nhận - Chúng em có ý kiến - Cái mới trong tâm hồn - Nỗi ám ảnh về điểm số - Một giờ học văn khó quên - Một giờ học về môi trường giữa đời thường - Một tiết trả bài tập làm văn sinh động - Có những hiện tượng trong đời sống dễ đồng thuận! Vì sao? - Và cả sự chưa hoàn toàn đồng thuận! Vì sao? - Làm thế nào để viết được bài văn hay? - Thử bàn về những đề văn mở - Nỗi niềm người dạy văn - Một “tác nhân” đáng sợ thường gây “nhiễu” cho cảm xúc văn chương - Người kể chuyện lịch sử 3 3 4 6 7 8 9 13 15 17 17 20 23 25 26 27 28 28 29 30 31 32 35 39 46 48 49 51 Phần II. Tư liệu dạy học 1. Có những con người như thế 2. Dưới tán lá bồ đề 3. Nước mắt chảy xuôi 4. Vượt lên số phận 5. Tuổi thơ trên đường phố 6. Giao cảm tâm linh 7. Lạc khỏi cõi người 8. Tự vấn lương tâm Thay lời kết Mục lục 53 53 86 95 103 118 124 133 141 153 155
File đính kèm:
- Day_hoc_van_kinh_nghiem_va_sang_tao.doc