Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học kết hợp Công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng môn Toán Trung học Cơ sở

Việc đưa công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy trong nhà trường nói chung đang được sự quan tâm đăc biệt của ngành giáo dục. Thực tế đó đòi hỏi cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng giảng dạy bằng cách phát huy những ưu thế của lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), phải biết tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả phục vụ cho sự nghiệp giáo dục. Việc đưa CNTT vào giảng dạy những năm gần đây đã chứng minh được công nghệ tin học đem lại hiệu quả rất lớn trong quá trình dạy học, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn, học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, trung học cơ sở (THCS) là cấp học góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, tạo điều kiện hình thành và phát triển các yếu tố cơ bản về phẩm chất và năng lực của người lao động mới (tính sáng tạo, tổ chức, lãnh đạo,.), tạo nguồn lực đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn CNH - HĐH hiện nay, đồng thời đưa nền giáo dục nước nhà lên một vị trí mới hoà nhập với xu thế phát triển giáo dục của thế giới. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện đổi mới có tính chất đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phươ¬ng pháp, cách thức tổ chức và đánh giá trong quá trình dạy học, thể hiện qua đổi mới chương trình, sách giáo khoa, khuyến khích áp dụng CNTT trong dạy học. Cho nên, việc đổi mới hương pháp dạy học đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học như: Máy vi tính, máy chiếu, và một số phần mềm hỗ trợ (Powerpoint, GSP, Cabri, Violet .) là cần thiết và cấp bách. Không những thế việc ứng dụng CNTT cần phải có lựa chọn và kết hợp nhiều phương pháp sao cho phù hợp với từng bài giảng, đây cũng là suy nghĩ và trăn trở của nhiều giáo viên.

 

doc12 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 728 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học kết hợp Công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng môn Toán Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ TÀI:
DẠY HỌC KẾT HỢP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
 NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN THCS 
Quảng Bình, tháng 5 năm 2020
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ TÀI:
DẠY HỌC KẾT HỢP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN THCS 
 Họ và tên: Lê Quang Năm
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THCS An Thủy 
 Lệ Thủy - Quảng Bình
Quảng Bình, tháng 5 năm 2020
1. Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài 
 	Việc đưa công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy trong nhà trường nói chung đang được sự quan tâm đăc biệt của ngành giáo dục. Thực tế đó đòi hỏi cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng giảng dạy bằng cách phát huy những ưu thế của lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), phải biết tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả phục vụ cho sự nghiệp giáo dục. Việc đưa CNTT vào giảng dạy những năm gần đây đã chứng minh được công nghệ tin học đem lại hiệu quả rất lớn trong quá trình dạy học, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn, học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, trung học cơ sở (THCS) là cấp học góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, tạo điều kiện hình thành và phát triển các yếu tố cơ bản về phẩm chất và năng lực của người lao động mới (tính sáng tạo, tổ chức, lãnh đạo,...), tạo nguồn lực đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn CNH - HĐH hiện nay, đồng thời đưa nền giáo dục nước nhà lên một vị trí mới hoà nhập với xu thế phát triển giáo dục của thế giới. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện đổi mới có tính chất đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức và đánh giá trong quá trình dạy học, thể hiện qua đổi mới chương trình, sách giáo khoa, khuyến khích áp dụng CNTT trong dạy học. Cho nên, việc đổi mới hương pháp dạy học đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học như: Máy vi tính, máy chiếu, và một số phần mềm hỗ trợ (Powerpoint, GSP, Cabri, Violet .) là cần thiết và cấp bách. Không những thế việc ứng dụng CNTT cần phải có lựa chọn và kết hợp nhiều phương pháp sao cho phù hợp với từng bài giảng, đây cũng là suy nghĩ và trăn trở của nhiều giáo viên.
Do đó, tôi xin nêu một số ý kiến về việc soạn giảng và hướng lựa chọn dữ liệu, đưa dữ liệu động cũng như cách thức tổ chức hoạt động của học sinh thông qua đề tài “Dạy học kết hợp CNTT nhằm nâng cao chất lượng môn toán THCS ”
1.2. Điểm mới của đề tài 
Chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể vấn đề này, nếu có nghiên cứu thì còn mang tính chất chung chung khó thực hiện, không có giải pháp và đối tượng cụ thể, một số tài liệu có đề cập nhưng chỉ gợi ý trình bày lý thuyết không đưa ra ví dụ để phân tích rất khó để thực hiện.
Đối với đề tài này được ứng dụng CNTT làm cho hoạt động dạy học sinh động và đa dạng hơn, nhằm tiết kiệm được thời gian trình bày, chuẩn bị của giáo viên, giảm được kinh phí như bảng nhóm, bảng phụ, giấy bìa,... đặc biệt là sử dụng được nhiều lần, nhiều lớp và có thể dễ dàng chia sẻ với đồng nghiêp...
Đề tài cho chúng ta có cái nhìn đa dạng hơn về sự kết hợp CNTT để phục vụ cho ngành Giáo dục, từ đó khơi dậy sự tìm tòi, sáng tạo của học sinh cũng như giáo viên.
1.3. Phạm vi nghiên cứu, áp dụng của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh trường THCS 
- Phạm vi nghiên cứu: Vì điều kiện không cho phép nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu và thử nghiệm đề tài này ở học sinh lớp 7 tại trường THCS A nơi tôi đang công tác.
- Phạm vi áp dụng: Môn Toán cấp THCS
2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng đề tài
2.1.1. Khảo sát thực tế
- Trước khi nghiên cứu đề tài này, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học tập bộ môn Toán đối với học sinh lớp 7, kết quả khảo sát trước khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm như sau:
Lớp
Số HS
Giỏi
Khá
T/bình
Yếu
Kém
Trên T/B
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
7.1
33
3
9.1
10
30.3
12
36.4
5
15.1
3
9.1
25
75.6
7.2
33
4
12.1
9
27.3
13
39.4
5
15.1
2
6.1
26
78.8
2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên
* Về giáo viên 
- Giáo viên đã có sử dụng phương pháp trong một số tiết học có gợi ý trong sách thiết kế hoặc các bài trình chiếu Powerpoint, Violet ...được tải từ trên mạng internet cũng có những giáo viên tự nghĩ ra phần hoạt động nhóm trong tiết dạy.
- Vận dụng chưa linh hoạt, còn mang tính hình thức, đối phó trong các tiết thực tập thao giảng.
- Một số giáo viên chưa nắm được cách thiết kế, tổ chức dạy học trên máy tính cho phù hợp với nội dung bài học, chưa có sự động viên, kích thích hứng thú học tập của học sinh.
- Trình độ tin học còn hạn chế nhất là phần mềm soạn giáo án Powerpoint, Violet, ... kĩ năng sử dụng máy tính, máy chiếu đa năng chưa thành thạo  
* Về học sinh
- Có sự phân hoá chất lượng : Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém khá rõ .
- Một số HS chưa tích cực tham gia hoạt động, các em yếu còn ỷ lại cho các em học khá, giỏi.
- Ý thức học tập của các em còn yếu, dụng cụ học tập còn thiếu.
- Một số em lờ là việc học, chưa có hứng thú trong các tiết học.
2.2. Các giải pháp thực hiện
Để thực hiện đề tài tôi thực hiện các giải pháp sau:
2.2.1 Sử dụng CNTT cho việc dạy học sinh phát hiện vấn đề, có nhu cầu giải quyết vấn đề:
Giáo viên có thể sử dụng phần mềm GSP tạo hiệu ứng chuyển động cho hình, qua đó học sinh dễ dàng rút ra được nhận xét.
Ví dụ 1: Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng (Lớp 7).
Định lí 1. “Điểm nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng thì cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng đó”
Dùng GSP tạo hiệu ứng chuyển động điểm M ( M d). d là đường trung trực của đoạn thẳng AB.
Sau khi giáo viên cho học sinh quan sát trên máy và đặt câu hỏi “Những điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì có tính chất gì ?”
Học sinh quan sát trên màn hình và nhận thấy rằng dù điểm M di động trên d nhưng lúc nào khoảng cách từ M đến A cũng bằng khoảng cách từ M đến B (MA = MB). Từ đó hs tự rút ra được định lí.
Định lí 2. “Điểm cách đều hai mút của đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó”
Tạo điểm M chuyển động sao cho MA = MB. Bằng qua sát của mình học sinh nhận thấy khi M di chuyển tạo nên một đường thẳng, đường thẳng đó chính là đường trung trực của AB.
Ví dụ 2. Tính chất tia phân giác của một góc.
Định lí : “Điểm thuộc tia phân giác của một góc thì cách đều hai cạnh của góc đó”
Tạo hiệu ứng chuyển động điểm M ( M Ot). Ot là tia phân giác của .
Học sinh quan sát trên màn hình và nhận thấy rằng dù điểm M di động trên Ot nhưng lúc nào khoảng cách từ M đến Ox cũng bằng khoảng cách từ M đến Oy (MA = MB).
2.2.2. Sử dụng CNTT cho việc hướng dẫn học sinh vẽ hình, đo đạc, cắt ghép hình:
Ví dụ 1. Vẽ tia phân giác của một góc (bằng compa).
Giáo viên chuẩn bị trên GSP để cho học sinh dễ dàng quan sát các bước vẽ hình bằng compa trên màn hình. Thông qua mô hình giáo viên tạo ra giúp học sinh từng bước tự vẽ hình.
Ví dụ 2. Đo góc – thực hành cắt ghép (Tổng ba góc của tam giác)
Giáo viên tạo các bước cắt cũng như ghép hình dể cho học sinh quan sát và làm theo.
Bước 1: Minh họa trên máy chiếu khi thực hiện cắt
Bước 2: Tạo chuyển động ghép hình
Khi đó học sinh quan sát dễ dàng và khắc phục được một số lỗi khi các em không cẩn thận trong khi cắt - ghép. Qua cắt ghép giáo viên dễ dàng cho học sinh thấy được tổng ba góc của một tam giác.
Ví dụ 3. Định lí: Mỗi góc ngoài của tam giác bằng tổng của hai góc trong không kề với nó.
Giáo viên tạo một tam giác bằng GSP cho góc của tam giác thay đổi qua đó học sinh rút ra nhận xét.
m
Ð
CAB+m
Ð
ABC
 = 
146.7
°
146.7
°
33.3
°
71.4
°
75.3
°
A
B
C
Khi giáo viên thay đổi tam giác học sinh quan sát số đo các góc từ đó rút ra định lí.
2.2.3. Sử dụng CNTT khi dạy bài toán liên quan đến hàm số:
Ví dụ 1. Bài tập 39SGKtr71 lớp 7, tập1.
Vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ Oxy đồ thị các hàm số:
y = x
y = 3x
y = -2x
y = -x
Giáo viên dùng phần mềm GSP cho học sinh nhập hàm số và vẽ hình trực tiếp. Qua đó học sinh rút ra được nhận xét về hàm số.
Ví dụ 2. 
y
Khi giáo viên giới thiệu về bài đọc thêm: “Đồ Thị hàm số (a 0)” giáo viên có thể dùng GSP để vẽ. Qua đó học sinh có thể thấy được hình dạng của hàm số.
 O x
x
O
Khi học sinh lên bảng làm xong giáo viên có thể cho học sinh quan sát lại cách vẽ và xác định giao điểm có đúng hay không ta chiếu đáp án cho học sinh quan sát. Bên cạnh đó với việc sử dụng phần mềm CNTT sẽ đẹp và chính xác hơn , khắc phục nhược điểm mà phần vẽ hình đồ thị hàm số trên bảng (bảng phụ)
2.2.4. Sử dụng CNTT dạy học sinh giải bài tập qua trò chơi ô chữ, bài tập đúng sai, bài tập trắc nghiệm:
CNTT nó còn đáp ứng cho giáo viên thiết kế những trò chơi ô chữ sinh động, hấp dẫn cho học sinh.
Ví dụ. Tìm xem từ chìa khóa là gì?
Học sinh chọn hàng ngang từ đó tìm ra từ chìa khóa. Khi tìm được từ chìa khóa giáo viên giới thiệu thêm về nhân vật trong từ chìa khóa.
Giáo viên thiết kế trò chơi ô chữ thông qua phần mềm Powerpoint, tạo các nút lệnh để đến phần câu hỏi, cũng như nút lệnh để biết kết quả.
Ta có thể dùng Powerpoint để tạo bài tập trắc nghiệm trên máy tính.
Học sinh lên chọn trực tiệp rồi nhấn vào chấm điểm để kiểm tra.
Hoặc sử dụng Violet để tạo các bài tập củng cố.
Sau mỗi tiết dạy giáo viên có thể thiết kế để kiểm tra, củng cố bài học.
Sử dụng các phần mềm vẽ bản đồ tư duy củng cố kiến thức.
Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ bản đồ tư duy (BĐTD) sau mỗi tiết học (hình học) trên máy tính qua một số phần mềm vẽ BĐTD. Qua đó học sinh nhớ kiến thức lâu, sâu và chính xác các kiến thức đã học và vận dụng vào giải bài tập.
Ví dụ. Tiết luyện tập 3 trường hợp bằng nhau của tam giác.
GV cho học sinh về chuần bị BĐTD như hình. Qua đó giáo viên dễ dàng cho học sinh ôn tập và áp dụng vào bài tập.
2.2.5. Dùng phần mềm giả lập máy tính bỏ túi để hướng dẫn học sinh sự dụng máy tính bỏ túi:
Môn toán THCS nói chung và toán lớp 7 nói riêng có rất nhiều bài tập hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi, nếu ta cầm máy tính trên tay thì mọi học sinh không nhìn thấy, ta sử dụng phần mềm thì mọi học sinh đều nhìn thấy rõ hơn.
Ví dụ: Bài tập 86 sgk tr42 (lớp 7-tập 1)
Dùng máy tính bỏ túi để tính:
; ;	;	
2.3. Kết quả đạt được sau khi nghiên cứu
Trong quá trình giảng dạy bản thân đã cố gắng phát huy những ưu điểm của việc dạy học kết hợp ứng dụng CNTT. Cùng với sự chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, sự phối kết hợp và giúp đỡ của đồng nghiệp và sự hợp tác tích cực của học sinh, tôi nhận thấy học sinh đã có sự chuyển biến một cách tích cực về mọi mặt, cụ thể là các em yêu thích môn học hơn, chất lượng môn Toán nâng lên rỏ rệt.
Kết quả:
Lớp
Số HS
Giỏi
Khá
T/bình
Yếu
Kém
Trên T/B
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
7.1
33
5
15.2
10
30.3
13
39.4
5
15.1
0
0
28
84.8
7.2
33
6
18.2
9
27.3
14
42.4
4
12.1
0
0
29
87.9
3. Phần kết luận
3.1. Ý nghĩa của đề tài
Việc đưa CNTT vào dạy học nói chung đã góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy, tác động mạnh mẻ đến phương pháp dạy học hiện nay, đồng thời cũng là chỉ tiêu, căn cứ để đánh giá được năng lực của từng giáo viên trong việc tiếp cận đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. 
Việc ứng dụng CNTT trong dạy học cần chú ý đến tính tích cực hóa hoạt động của học sinh, những thiết kế cần có nội dung mang tính chất nêu vấn đề, gợi vấn đề. Ta có thể sự dụng các phần mềm toán học nhằm tạo hiệu ứng chuyển động, mô phỏng những chuyển động hình học, chuyển động điểm, sự biến thiên của hàm số, để cho học sinh quan sát là điều mà các phương tiện khác khó có thể thực hiện.
Giáo viên có thể tự thiết kế bài giảng điện tử từ các phần mềm, công cụ phù hợp với đối tượng học sinh từng lớp mà mình đang dạy và bám sát với nội dung, chương trình sách giáo khoa, góp phần tăng hiệu quả dạy học. Tuy nhiên, trong một tiết dạy người giáo viên không nên lạm dụng việc trình chiếu, mà phải biết chọn lọc những ứng dụng của phần mềm CNTT và phối hợp với các TBDH khác để kiến thức đến với các em một cách nhẹ nhàng nhưng lại khắc sâu kiến thức.
Tiết dạy có sự hỗ trợ các phần mềm CNTT thì rút ngắn thời gian ghi bảng phụ (đã được soạn sẵn ). Chính vì vậy mà giáo viên có nhiều thời gian khắc sâu kiến thức, củng cố bài tập nhiều hơn (đặc biệt những dạng bài tập trắc nghiệm). 	
3.2. Kiến nghị, đề xuất
Để đề tài được ứng dụng có hiệu quả, nhà trường cần tiếp tục đầu tư về các trang thiết bị dạy học có ứng dụng CNTT. Động viên khuyến khích giáo viên sử dụng CNTT trong dạy học. Giáo viên tích cực tự học, tự bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại. Các trường học nên có những chuyên đề về trao đổi kinh nghiệm sử dụng CNTT trong dạy học nói chung và môn Toán nói riêng.
Nếu đề tài được ứng dụng rộng rải và trở thành một trong các chuyên đề dạy học, tôi chắc chắn rằng sẻ góp phần nâng cao chất lượng môn Toán cũng như tạo hứng thú học tập bộ môn cho học sinh.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_ket_hop_cong_nghe_thong_tin_nh.doc
Sáng Kiến Liên Quan