Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học gắn liền với sản xuất kinh doanh và định hướng nghề nghiệp trong dạy học môn Công nghệ Lớp 11, 12

1.4.2 Những yêu cầu về dạy học nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh

1.4.2.1. Đảm bảo mục tiêu của dạy học và mục tiêu sản xuất kinh doanh

Xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu từng cấp học nói chung,

các môn học trong nhà trường phổ thông đều có mục tiêu cụ thể cho từng cấp, lớp

học. Trên cơ sở của những mục tiêu đó, mục tiêu từng bài được xây dựng. Vì vậy

chuẩn bị lựa chọn cơ sở sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc dạy học một bài học

hoặc một nội dung/chuyên đề của môn hoặc nhiều môn học, giáo viên cần xác định

mục tiêu bài học/chuyên đề và lựa chọn cơ sở sản xuất, kinh doanh phải hướng vào

thực hiện mục tiêu đã được xác định và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện mục

tiêu được thuận lợi hơn. Bên cạnh đó giáo viên cần xây dựng thêm một số yêu cầu

về cơ sở sản xuất, kinh doanh đối với học sinh.

1.4.2.2. Xác định nội dung và thực hiện các bước chuẩn bị chu đáo

Dù tiến hành dạy học tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hay dạy học trong lớp

học có sử dụng tư liệu, hình ảnh của cơ sở sản xuất, kinh doanh, giáo viên cần

chuẩn bị kỹ nội dung và các điều kiện thực hiện. Ở đây chúng ta có thể coi việc

chuẩn bị nội dung chuyên môn đã được tiến hành chu đáo theo quy định của chuẩn

kiến thức, kỹ năng bộ môn và theo gợi ý về phương pháp dạy học môn học, giáo

viên tập trung vào việc xác định nội dung và các bước chuẩn bị liên quan đến khai

thác sản xuất, kinh doanh như một phương tiện dạy học.

pdf66 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 840 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học gắn liền với sản xuất kinh doanh và định hướng nghề nghiệp trong dạy học môn Công nghệ Lớp 11, 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho người dùng, nó đã trở thành loại biển 
quảng cáo được ựa chuộng và sử dụng khá nhiều trên thị trường hiện nay. 
5. 
Biển quảng cáo Neon sign 
Biển quảng cáo Neon sign có thể uốn theo các hình khác nhau 
55 
Biển quảng cáo loại này được làm bằng các ống có thể uốn theo các hình khác 
nhau, đường kính ống thường là 8 đến 11mm và 12-13mm. Ngoài ra chất liệu này 
nó còn có rất nhiều màu sắc khác nhau để bạn có thể thuận tiện hơn khi trang trí 
nhằm thu hút khách hàng trên biển quảng cáo. Bằng cách thiết kế các bộ phận 
chuyển mạch có thể dễ dàng thiết kế tạo ra những hình ảnh sống động thực tế và 
rất thích hợp làm biển quảng cáo, biển hiệu tại các khu vui chơi giải trí, nhà hàng, 
sòng bạc, khách sạn 
6. Biển quảng cáo đèn led 
Loại biển quảng cáo quá quen thuộc với người dùng sử dụng cũng như khách hàng. 
Đó chính là là loại biển quảng cáo sử dụng đèn led điện tử chạy hình ảnh và biểu 
tượng quảng cáo bên trong. Chúng cũng mang trên mình những màu sắc rực rỡ, đa 
dạng, dễ gây sự chú ý ngay cả trong điều kiện thời tiết ánh sáng ban ngày và đặc 
biệt độ bền ánh sáng có thể lên đến 100.000 giờ chạy liên tiếp. Loại biển được 
người dùng sử dụng nhiều cũng là bởi chi phí lắp đặt sử dụng không quá tốn kém, 
hơn nữa nó có thể thích hợp với nhiều loại hình kinh doanh khác nhau. 
7. Biển quảng cáo điện tử 
Biển quảng cáo điện tử rất sinh động 
Biển quảng cáo điện tử là biển quảng cáo sinh động, hiện đại chúng hiện diện ở 
nhiều lĩnh vực như ngân hàng, bưu điện, nhà ga, sân bay và với cả các trung tâm 
56 
thương mại,.. Và dòng biển điện tử này cũng có nhiều màu sắc để khách hàng 
tùy chọn sao cho phù hợp. Từ đó nó cũng rất dễ dàng để thu hút sự chú ý của mọi 
người với thương hiệu và sản phẩm của bạn. 
8. Quảng cáo màn hình led 
Là màn hình led hiển thị văn bản, hình ảnh, power Point, video,.và kích thước 
màn hình rất linh động có thể thay đổi từ 1-500m2. Màu sắc cũng có thể hiển thị 
đến 17.000.000 màu. Và loại biển quảng cáo này được sử dụng nhiều trong phông 
nền sân khấu điện ảnh. 
9. Biển quảng cáo ngoài trời tầm lớn 
Đây là loại biển quảng cáo có kích thước lớn từ 50m2 đến 250m2, sử dụng chất 
liệu hiflex in phun. Bên cạnh đó nó cũng là tấm biển quảng cáo chịu sự quản lý 
chặt chẽ nhất từ phía cơ quan có thẩm quyền. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những 
tấm biển quảng cáo này trên những con đường quốc lộ, tọa nhà cao tầng. 
57 
CÁC THÔNG TIN BỔ SUNG VỀ NGHÀNH ĐIỆN TỬ 
Phân biệt giữa các chuyên ngành trong Điện Điện tử 
Nhóm ngành Điện – Điện tử bao gồm 3 ngành: Kỹ thuật Điện – Điện tử; Kỹ thuật 
Điều khiển và Tự động hoá, Kỹ thuật Điện Tử – Viễn thông. Cùng tìm hiểu nhanh 
các chuyên ngành này trong bản tóm tắt ngắn dưới đây. 
Chuyên ngành Tổng quan ngành Phù hợp với đối tượng 
Kỹ thuật Điều 
khiển và tự 
động hoá 
- là ngành học nghiên cứu, thiết 
kế, vận hành các hệ thống tự 
động, các dây chuyền sản xuất 
tự động tại các nhà máy 
- thiết kế, điều khiển và chế tạo 
robot 
- dành cho các bạn có sở 
thích về điều khiển các đối 
tượng kỹ thuật, quá trình và 
công nghệ tự động hoá 
Kỹ thuật Điện – 
Điện tử 
- nghiên cứu cốt lõi cần thiết về 
kỹ thuật điện – điện tử kỹ thuật: 
điện tử công suất, nhà máy điện, 
cung cấp điện, hệ thống điện 
- dành cho các sinh viên có 
sở thích nghiên cứu các vấn 
đề liên quan đến điện năng 
Kỹ thuật điện 
tử – viền thông 
- ngành học liên quan đến nông 
nghệ tiêu biểu như thông tin di 
động và không dây, siêu cao tần 
và an-ten, mạng viễn thông và 
mạng máy tính 
- dành cho các sinh viên có 
sở thích và đam mê làm việc 
trong lĩnh vực công nghệ 
viên thông và thông tin 
Review các chuyên ngành 
Mỗi chuyên ngành sẽ có đặc điểm riêng đem đến những triển vọng nghề nghiệp 
khác nhau dành cho người học. Dưới đây, EAUT sẽ liệt kê chi tiết từng ngành để 
các bạn hiểu kỹ hơn về 3 chuyên ngành trên trong nhóm ngành Điện – Điện tử. 
NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA 
Ngành Kỹ thuật điều khiển & Tự Động hoá là ngành nghiên cứu, thiết kế, vận 
hành các hệ thống tự động, các dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy (xi 
măng, sắt thép, nước giải khát, dược phẩm,); thiết kế, điều khiển và chế tạo 
robot; quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài nước kinh doanh về các 
thiết bị điện tử tự động 
58 
Trong các nhà máy công nghiệp với các dây chuyền sản xuất tiên tiến, tự động hoá 
cao, năng lượng, viễn thông hiện đạiđều không thể thiếu sự có mặt của người kỹ 
sư Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa. Trong nông nghiệp các hệ thống giám sát 
điều khiển quá trình nước, dinh dưỡng cho cây trồng tự động được xây dựng bởi 
các kỹ sư Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa.Trong các ứng dụng dân dụng 
người kỹ sư Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa còn có thể đóng góp chuyên môn 
của mình ngày càng rộng rãi bao gồm nhận dạng thẻ mã vạch, thẻ từ, thẻ RFID, 
khoá điện tử, 
Ngành Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa dành cho các sinh viên có sở thích về 
điều khiển các đối tượng kỹ thuật, quá trình và công nghệ tự động hóa các quá 
trình sản xuất. Vậy ngành Kỹ thuật điều khiển $ Tự Động hoá học gì? 
Chương trình sẽ đào tạo thành những kỹ sư có tay nghề cao, có thể thiết kế và xây 
dựng các hệ thống điều khiển tự động và hệ thống tự động hóa ứng dụng vào trong 
nhiều lĩnh vực như: dầu khí, chế biến thức ăn nước uống, sản xuất, máy móc, dược, 
phân phối và quản lý năng lượng. 
Triển vọng nghề nghiệp: 
Các kỹ sư sau khi tốt nghiệp sẽ được các nhà tuyển dụng quan tâm cao và sẽ thành 
công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc 
về thiết kế và xây dựng hệ thống đo lường, điều khiển tự động, giám sát các hệ 
thống trong dầu khí, chế biến thức ăn nước uống, sản xuất, máy móc, dược, phân 
phối và quản lý năng lượng. 
KỸ THUẬT ĐIỆN ĐIỆN TỬ 
Ngành Kỹ thuật điện – điện tử dành cho các sinh viên có sở thích liên quan đến 
điện năng và các vấn đề liên quan. Chương trình bao gồm các môn học cốt lõi cần 
thiết về kỹ thuật điện – điện tử nói chung, và kỹ thuật điện nói riêng, cùng với 
nhiều môn học lựa chọn về thiết bị điện (đặc biệt là máy điện), điện tử công suất, 
nhà máy điện, cung cấp điện, hệ thống điện (bao gồm năng lượng tái tạo). 
Chương trình sẽ đào tạo thành những kỹ sư có tay nghề cao, có thể thiết kế các giải 
pháp cho các vấn đề thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện trong công nghiệp, thương mại, 
khoa học, giải trí và xã hội. 
59 
Triển vọng nghề nghiệp: 
Các kỹ sư sau khi tốt nghiệp sẽ được các nhà tuyển dụng quan tâm cao và sẽ thành 
công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc 
về thiết kế thiết bị điện và điện tử công suất, thiết kế bộ điều khiển máy điện, thiết 
kế hệ thống năng lượng tái tạo, thiết kế mạng điện, thiết kế trạm biến áp, thiết kế 
nhà máy điện, thiết kế và lập trình giải thuật điều khiển thiết bị và hệ thống điện, 
quản lý và vận hành lưới điện, thiết kế chiếu sáng, phân tích ổn định thiết bị và 
nguồn điện, bảo vệ relay và tự động hóa hệ thống điện, kỹ thuật cao áp, vật liệu 
cách điện, phân tích dữ liệu khoa học, phân tích hệ thống, điều khiển quá trình thời 
gian thực và lập trình giao tiếp người sử dụng. 
KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG 
Ngành kỹ thuật điện tử-viễn thông dành cho sinh viên có sở thích và đam mê làm 
việc trong lĩnh vực công nghệ viễn thông và thông tin, vi mạch, bán dẫn, hệ thống 
nhúng và hệ thống điện tử ứng dụng, xử lý tín hiệu âm thanh, hình ảnh và đa 
phương tiện. Chương trình bao gồm các môn học liên quan đến các công nghệ tiêu 
biểu như thông tin di động và không dây, siêu cao tần và an-ten, mạng viễn thông 
và mạng máy tính, phát thanh truyền hình, xử lý số tín hiệu, vi mạch số, vi mạch 
tín hiệu tương tự và hỗn hợp, MEMS, thiết kế hệ thống nhúng sử dụng vi điều 
khiển, FPGA, DSP và SoC. 
Chương trình sẽ đào tạo thành những kỹ sư có kiến thức chuyên môn và tay nghề 
cao, có thể hiểu rõ các nguyên lý hoạt động của các mạng viễn thông, hệ thống 
thông tin, có khả năng khai thác vận hành, nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử-
viễn thông, có thể nghiên cứu, thiết kế và phát triển hệ thống điện tử ứng dụng 
công nghệ viễn thông, công nghệ vi mạch, bán dẫn, xử lý tín hiệu và thông tin 
trong công nghiệp và dân dụng. 
Triển vọng nghề nghiệp: 
Các kỹ sư sau khi tốt nghiệp được các nhà tuyển dụng quan tâm cao và sẽ thành 
công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc 
vận hành, quản lý, khai thác và thiết kế các mạng điện thoại cố định và di động, 
mạng truyền dẫn quang, viba, thông tin vệ tinh, phát thanh truyền hình, mạng 
thông tin dữ liệu, phân tích và thiết kế các thiết bị thu phát cao tần, các vi mạch số 
và vi mạch tương tự, vận hành máy móc trong nhà máy chế tạo linh kiện bán dẫn, 
nhà máy sản xuất thiết bị điện tử; lập trình và thiết kế phần cứng xử lý tín hiệu âm 
thanh, hình ảnh và tín hiệu đa phương tiện. 
60 
CÁC THÔNG TIN BỔ SUNG VỀ NGHÀNH XÂY DỰNG 
Các lĩnh vực của nghành xây dựng : 
Kiến trúc sư 
Kiến trúc sư làm nhiệm vụ quy hoạch đô thị, quy hoạch khu công nghiệp, khu chế 
xuất, đường giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật và các tiện ích công cộng 
v.v Đồng thời kiến trúc sư chịu trách nhiệm sáng tác, thiết kế các loại công trình: 
nhà ở, văn phòng, khách sạn, trường học, bệnh viện, nhà văn hóa. Anh ta cũng phụ 
trách duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp các công trình cổ, đền thờ, miếu mạo, đình 
chùa... 
Người kiến trúc sư trong xã hội hiện đại đòi hỏi sự sáng tạo, hiểu biết nghệ thuật, 
có khả năng tưởng tượng, hình khối hóa, lại phải hiểu biết về địa lý, lịch sử, văn 
hóa, quản lý, xã hội luật pháp và nhu cầu của con người. Anh ta cũng phải am 
tường các kiến thức về kỹ thuật, công nghệ. Công năng, giá trị sử dụng, giá trị văn 
hóa, giá trị kỹ thuật... của công trình xây dựng phụ thuộc phần lớn vào tài năng của 
người kiến trúc sư 
Kỹ sư cơ học đất và địa kỹ thuật công trình 
Kỹ sư cơ học đất và địa kỹ thuật công trình là kỹ sư xây dựng, kỹ sư địa chất, kỹ 
sư môi trường... Họ chịu trách nhiệm về sự ổn định, bền vững phần nền móng của 
các loại công trình. Họ còn phải biết các chỉ tiêu kỹ thuật của đất nền về khả năng 
chịu tải, độ lún khi có tải trọng công trình, khả năng thấm của đất. Họ phải biết 
chống trượt lở, chống xói mòn, chống sự nhiễm bẩn đất, nước, không khí... Họ 
chịu trách nhiệm khảo sát đất, nước, không khí và đưa ra các giải pháp nền móng 
thích hợp để đặt công trình lên trên. Với các biện pháp nghiệp vụ, phương tiện kỹ 
thuật, các thiết bị đo, quan trắc cùng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ sư địa kỹ thuật có 
thể hiểu được đất và ứng xử đúng với đất mẹ. Biết tôn trọng đất, biết cảm nhận và 
lựa chọn lời giải kỹ thuật và công nghệ thích hợp sẽ giúp cho sự ổn định của các 
loại công trình và bảo đảm môi trường trong sạch. Nghề này đòi hỏi sự thông 
minh, sáng tạo, kiến thức văn hóa, kỹ thuật, công nghệ và trí tưởng tượng... bởi nền 
móng các công trình đều khác nhau, điều kiện đất đá tại mỗi vùng lại càng khác 
nhau... 
Kỹ sư kết cấu công trình 
Kết cấu công trình như bộ xương của cơ thể con người. Con người có thể đi, đứng, 
nằm, ngồi, bò... theo các tư thế, tốc độ khác nhau nhờ có sự bền chắc và ổn định 
của bộ xương cũng như các khớp. Một công trình xây dựng bao gồm hệ thống cột 
hoặc tường dầm và vách cứng chịu lực thẳng đứng (tải trọng bản thân, đồ đạc, tải 
trọng sử dụng...) và tải trọng ngang (gió, bão, động đất). Đồng thời, phải được tính 
toán để chịu được tải trọng do co giãn nhiệt, lún lệch, tải trọng nổ, tác động cháy... 
61 
Kết cấu công trình có thể là bằng đất, gạch, đá, gỗ, tre, luồng, bê tông, bê tông cốt 
thép, bê tông cốt cứng, nhựa, vật liệu composit, sợi thủy tinh, xi măng lưới thép... 
Người kỹ sư kết cấu công trình phải có kiến thức về cơ học, vật liệu và biết thiết kế 
hợp lý các cấu kiện. Họ có thể sử dụng các kết quả nghiên cứu về sức bền vật liệu, 
các lý thuyết về sự làm việc và phá hỏng vật liệu. Ngày nay, các loại vật liệu mới, 
các phần mềm tính toán có thể mô hình hóa điều kiện tải trọng, điều kiện biên, tính 
chất vật liệu... đã hỗ trợ đắc lực cho người kỹ sư kết cấu tìm ra lời giải tin cậy. 
Kỹ sư vật liệu xây dựng 
Kỹ sư vật liệu xây dựng chịu trách nhiệm nghiên cứu, sử dụng, sản xuất các loại 
vật liệu phục vụ cho mục đích làm nhà ở, công trình công cộng, giao thông thủy lợi 
v.v Họ có thể tốt nghiệp các trường xây dựng, bách khoa, giao thông, thủy lợi, 
kiến trúc... Kỹ sư vật liệu xây dựng có thể chuyên về hóa, silicát, đá, bê tông, vật 
liệu composit, phụ gia, gốm, vật liệu nano... 
Họ làm việc trong viện nghiên cứu, trường Đại học, công ty, doanh nghiệp sản 
xuất cát, đá, bê tông, sơn, phụ gia... hoặc trong các đơn vị dịch vụ tư vấn, thương 
mại... Nghiên cứu tái sử dụng vật liệu, phế thải công nghiệp, nông nghiệp, rác 
thải... để làm vật liệu xây dựng là một xu hướng mới với mục tiêu phát triển bền 
vững. Trong nhiều năm qua, Công nghệ sinh học, Công nghệ nano, Công nghệ vật 
liệu nhẹ v.v... đã không ngừng phát triển và đóng góp cho sự phát triển của công 
nghệ xây dựng. Sản xuất xi măng, sản xuất gạch không nung, sản xuất thiết bị vệ 
sinh. Kính, sợi thủy tinh, thép... đã hình thành nên công nghiệp vật liệu xây dựng 
Việt Nam. 
Kỹ sư giao thông công chính 
Ở các nước phát triển và theo trường phái phương Tây, kỹ sư xây dựng được đào 
tạo các kiến thức về xây dựng dân dụng và được gọi với tên chung là kỹ sư giao 
thông công chính. Họ được trang bị các kiến thức tổng hợp về xây dựng, giao 
thông, thủy lợi, vật liệu, trắc địa, cơ học đất, địa kỹ thuật, môi trường, kinh tế, dự 
toán, quản lý thi công, tổ chức sản xuất, quản lý điều hành... Họ có thể trở thành kỹ 
sư chuyên nghiệp phục vụ trong tất cả các lĩnh vực của xây dựng. Tư vấn, thiết kế, 
khảo sát, đo đạc, quản lý, chỉ đạo thi công, quản lý dự án... Ngay trong trường Đại 
học, người kỹ sư đã phải làm các bài tập lớn, Thực tập ở công trường, làm việc tại 
công ty... để rèn luyện kỹ năng, bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp. 
Kỹ sư điện, nước và thiết bị kỹ thuật 
Ngôi nhà của các bạn như một cơ thể sống. Phải có hệ thống điện, nước, xử lý rác, 
thang máy, hệ thống cứu hỏa, hệ thống bảo đảm an ninh, chống sét, hệ thống thông 
tin liên lạc, vui chơi, giải trí... Người kỹ sư điện nước và thiết bị kỹ thuật chịu trách 
nhiệm thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, nâng cấp các dịch vụ khác nhau cho 
62 
một công trình xây dựng. Họ lựa chọn thiết bị công nghệ thích hợp, đưa ra những 
lời giải kỹ thuật hợp lý để tạo nên sự tiện nghi và tiện ích cho người sử dụng. 
Kỹ sư âm thanh, chiếu sáng, vật lý kiến trúc và cây xanh cho công trình công 
cộng 
Cuộc sống ngày càng đòi hỏi có chất lượng cao hơn. Ngôi nhà phải cách âm, cách 
nhiệt, sử dụng năng lượng điện thấp, chiếu sáng hợp lý, không bị ẩm, đọng nước, 
hài hòa với thiên nhiên và thân thiện với môi trường. Chuyên ngành này giao hòa 
của kiến trúc, xây dựng và môi trường. Làm thế nào để tận dụng tốt nhất năng 
lượng gió, mặt trời và thông thoáng tự nhiên? Làm thế nào để tiết kiệm điện năng? 
Chiều cao căn hộ, kích thước cửa sổ, cửa đi, vị trí của giếng trời, cây xanh nước 
chảy, thoát khí... đều là những bài toán phải xử lý cho một công trình. 
Kỹ sư lắp máy và cơ khí xây dựng 
Kỹ sư lắp máy và cơ khí xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện các dự án xây dựng 
trong suốt quá trình chuẩn bị đầu tư, xây dựng và hoạt động. Họ có thể là kỹ sư cơ 
khí, kỹ sư chế tạo máy, kỹ sư công nghệ, kỹ sư xây dựng. Nhiều dự án nhà máy 
điện, nhà máy xi măng, nhà máy chế tạo thiết bị được thực hiện theo hình thức 
EPC, vừa thiết kế, mua sắm và xây dựng. Các thiết bị, công nghệ được thiết kế và 
xây lắp phụ thuộc vào điều kiện thực tế, trình độ công nghệ và giá thành... đòi hỏi 
sự kết hợp trí tuệ của các chuyên gia thuộc nhiều ngành khác nhau để cùng tạo nên 
sản phẩm có chất lượng và nâng cao hiệu quả đầu tư. 
Quản lý dự án xây dựng 
Người quản lý dự án xây dựng vừa phải có khả năng tổ chức, quản lý, tư duy tổng 
thể, am hiểu về xây dựng và cả quản trị kinh doanh. Đây là người chịu trách nhiệm 
về dự án, chỉ đạo, kết nối giữa các bên, các bộ phận.. như: chủ đầu tư, đơn vị tư 
vấn thiết kế, thẩm tra, nhà thầu xây lắp, tư vấn giám sát, các cơ quan quản lý nhà 
nước về chất lượng, nghiệm thu.. để có được dự án xây dựng thành công. 
Ngoài ra, trong ngành xây dựng còn rất nhiều nghề nghiệp khác như kỹ sư lập dự 
toán và tính giá công trình, kỹ sư an toàn lao động, kỹ sư đảm bảo chất lượng, kỹ 
sư môi trường, kỹ sư quản lý đô thị v.v 
Khác với xây dựng dân dụng, xây dựng quân sự là tạo nên những pháo đài, thành 
trì, đường hầm, công trình ngầm, công trình trên hải đảo, vùng biên giới... vì các 
mục tiêu an ninh quốc phòng. Nhiều quốc gia chủ trương xây dựng các công trình 
dân dụng kết hợp với quốc phòng như xây dựng đường giao thông ngầm trong đô 
thị, sử dụng tầng ngầm nhà cao tầng, tạo dựng các hang ngầm trong lòng đất, đá... 
Trong tương lai, các công trình dân dụng và quốc phòng sẽ được giao thoa, gắn 
kết, phục vụ cho cộng đồng và bảo vệ đất nước. 
63 
Kiến thức 
- Giỏi các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là toán học và vật lý (cơ học) 
- Ngoài ra, am hiểu các kiến thức lịch sử, địa lý cũng giúp ích rất nhiều trong 
ngành này 
- Vốn văn hóa sâu rộng để biết tôn vinh các giá trị văn hóa trong các công trình xây 
dựng 
Kỹ năng 
- Người xây dựng phải suy nghĩ vượt qua các rào cản, các bức tưởng, các hộp gỗ 
để thổi hồn và trí tuệ của mình vào những công trình cụ thể. 
Khả năng 
- Có khả năng sáng tạo và tổ chức 
- Khả năng giao tiếp tốt 
Thái độ 
- Tình yêu đất nước, thiên nhiên, con người (bởi ngành này là làm việc với đất, 
nước, đá, nguyên liệu, năng lượng và mục tiêu của cuộc sống con người). 
- Tim thần ham học hỏi, không sợ khó khăn 
Một số địa chỉ đào tạo 
Các bạn có thể theo học ngành xây dựng tại các trường: Trường Đại học Xây dựng, 
Trường Đại học Kiến trúc tại Hà Nội, Trường Đại học Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh, 
Trường Đại học Giao thông Vận tải, Trường Đại học Thủy lợi, Trường Mỏ - Địa 
chất, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí 
Minh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v.v... Ngoài ra, còn có các trường cao 
đẳng trung học và dạy nghề xây dựng. 
Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp 
Với chuyên môn về xây đựng, bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp xây dựng 
giao thông, thuỷ lợi, các viện nghiên cứu chuyên ngành, các ban quản lý dự án, các 
trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp v.v... Cơ hội làm việc trong 
ngành xây dựng rất rộng mở. 
Kỹ sư trong ngành xây dựng hầu như luôn phải đi xa nhà, theo các công trình. Họ 
làm việc dưới điều kiện vất vả, áp lực thời gian lớn. Khi làm việc tại công trình, họ 
còn phải cẩn thận với những tai nạn lao động có thể xảy ra. Khả năng phối hợp rất 
quan trọng với kỹ sư trong ngành xây dựng vì họ thường làm việc theo nhóm gồm 
các chuyên gia khác nhau có liên quan. 
64 
MỤC LỤC 
 Trang 
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1-2 
B. NỘI DUNG 
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 
1. Cơ sở lý luận của đề tài 2-10 
2. Cơ sở thực tiễn 10- 11 
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
1. Tìm hiểu nội dung chương trình môn công nghệ và nghành 
nghề có thể định hướng có thể định hướng cho học sinh 
11-14 
2. Tìm hiểu các nghành nghề sản xuất kinh doanh tại địa phương 
liên quan đến các kiến thức của chương trình công nghệ 11,12 
14 
3. Khảo sát cơ sở sản xuất kinh doanh đáp ứng cho việc áp dụng 
đề tài 
15 
4. Lập kế hoạch dạy học một số chủ đề của chương trình công 
nghệ 11, 12 theo phương pháp “Dạy học gắn liền với sản xuất 
kinh doanh và định hướng nghề nghiệp” 
15 - 35 
III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 35 - 37 
C. KẾT LUẬN 37 - 39 
 PHỤ LỤC 40 -63 
65 
CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
HS: học sinh 
MĐKTH: Mạch điều khiển tín hiệu 
 PHT: Phiếu học tập 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tài liệu về phương pháp dạy học gắn liền với sản xuất kinh doanh. 
2. Sách giáo khoa, sách giáo viên công nghệ 11,12 
3. Mạng Internet. 
4. Các đề tài sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp đã được cho phép 
tham khảo. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_gan_lien_voi_san_xuat_kinh_doa.pdf
Sáng Kiến Liên Quan