Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học dự án vào dạy học chủ đề "Sơ kết Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX" Lịch sử 10 - THPT

Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Lịch sử giữ một vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức và truyền thống cho học sinh. Qua môn học giáo dục hình thành phẩm chất, có lòng yêu nước nồng nàn, yêu CNXH, biết suy nghĩ độc lập, hành động tập thể, và có tổ chức, nhận rõ kết quả hoạt động của mình, phát triển tối đa tinh thần chủ động đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN. Dạy học tốt bộ môn Lịch sử nhằm góp phần vào thực hiện mục tiêu chiến lược của Đảng về đào tạo thế hệ trẻ, tiếp tục sự nghiệp cách mạng của cha anh, đưa đất nước phát triển và hội nhập. Trong đó, những tri thức lịch sử truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng.

Thực tế, tình yêu nước bắt đầu từ tình yêu quê hương. Nhà văn hoá Xô viết Ilyu-E-ren-bua từng nói: "Lòng yêu nước bắt đầu từ lòng yêu những vật tầm thường nhất, yêu các cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông. v.v”. “Quê hương nghĩa nặng tình cao” (Hồ Chí Minh) mà đi xa ai cũng nhớ, khổ đau lại càng muốn về.

 Thật vậy! Một con người yêu Tổ quốc thiết tha thì càng yêu quê hương mình sâu sắc, càng yêu quê hương thì càng yêu Tổ quốc và ngược lại. Quê hương và Tổ quốc tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau làm phong phú tình cảm của mỗi con người. Chính vì thế mà trong sự hình thành nhân cách của học sinh, lịch sử truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng.

 Trong vài thập kỷ gần đây, do sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, cũng như quá trình hội nhập quốc tế đã dẫn đến nền kinh tế nước ta trở thành nền kinh tế - tri thức. Trong nền kinh tế - tri thức, kiến thức và kỹ năng của con người là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội. Nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho nền giáo dục là ngoài việc trang bị cho học sinh những kiến thức tối thiểu, cần thiết, các môn học cần tạo ra cho học sinh các năng lực nhất định để khi tham gia sản xuất hoặc nghiên cứu khoa học, họ có thể thích ứng được với các yêu cầu của xã hội. Quan điểm của Đảng về vấn đề này thể hiện ở mục tiêu giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước hiện tại và tương lai. Trong đó đặc biệt chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục. Và “ Dạy học phải gắn liền với thực tế, giải quyết được các vấn đề, các yêu cầu của thực tế”. Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn liền với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành và đánh giá kết quả. Kết quả của dự án là một sản phẩm hành động có thể giới thiệu được. Sử dụng dạy học theo dự án không chỉ giúp học sinh hứng thú, chủ động trong học tập mà còn rèn luyện, củng cố rất nhiều kỹ năng. Tuy nhiên việc sử dụng dạy học dự án mới chỉ áp dụng ở các trường đại học và cao đẳng. Hiện nay có rất ít giáo viên THPT hiểu biết về dạy học dự án và rất hiếm giáo viên sử dụng hình thức này trong giảng dạy. Căn cứ vào đặc điểm môn học và với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học, tôi chọn đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học chủ đề “Sơ kết lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX” Lịch Sử 10 – THPT.

 

docx65 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 3151 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học dự án vào dạy học chủ đề "Sơ kết Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX" Lịch sử 10 - THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g quá trình học giúp em nắm bắt kiến thức nhanh và ghi nhớ lâu, bản thân em cũng nắm được những kĩ năng để phát triển năng lực học tập bộ môn địa lí. Em không chỉ khám phá được năng lực của bản thân mà còn thấy bản thân tự tin hơn trong con đường tìm đến với tri thức.Và em cũng đã hoạch định cho bản thân mình chọn 1 ngành trong lĩnh vực công nghệ sinh học Bi0” (trích cảm tưởng học sinh sau khi học xong dự án).
Em Nguyễn Tất Quân (HS lớp 10A1) cho biết: 
“Được trải nghiệm và tham gia hoạt động nhóm để tự tìm hiểu kiến thức, em thấy mình say mê học môn học lịch sử hơn, thấy mình đã biết cách tìm và đọc sách, đọc các tài liệu liên quan; biết cách ghi chép và nghe giảng, biết xây dựng kế hoạch học tập cho mình đó là những kĩ năng học tập vô cùng quan trọng, hữu ích,” (trích cảm tưởng học sinh sau khi học xong dự án).
Cảm nhận của học sinh sau khi thực hiện dự án
PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.1. Kết quả đạt được
Thông qua tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện dạy học dự án để định hướng phát triển phẩm chất, năng lực trong dạy học môn Lịch sử nói chung và cụ thể trong phương pháp dạy học dự án qua chủ đề, đề tài đã đưa ra những cách thức mới trong phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT theo hướng trải nghiệm sáng tạo và học sinh làm việc theo nhóm, thiết thực và hiệu quả.
Từ thực tiễn áp dụng trong những năm qua và kiểm chứng qua kết quả điều tra nhận thức về lịch sử và tư tưởng, đạo đức của học sinh nâng lên rõ rệt. Đồng thời, các kĩ năng hoạt động xã hội được rèn luyện trở nên tự tin hơn. Các em chủ động và tích cực hơn trong học tập và tham gia các hoạt động của Đoàn trường và tập thể lớp, địa phương rất năng động và sáng tạo. Chất lượng giáo dục của bộ môn lịch sử được nâng lên, mục tiêu giáo dục lịch sử được thực hiện hiệu quả.
1.2. Ý nghĩa của đề tài
Tổ chức dạy học dự án vào dạy học chủ đề mà đề tài đưa ra làm cho những kiến thức về Lịch sử không còn trở nên khô khan, cứng nhắc. Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và hoạt động nhóm trong bộ môn lịch sử, khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và hoạt động nhóm một cách tích cực sẽ góp phần to lớn trong việc nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục, giúp học sinh hiểu hơn về các giá trị lịch sử của dân tộc, rèn luyện năng lực quan sát, làm việc tập thể, đưa lại cho các em những trải nghiệm sinh động về bộ môn Lịch sử. 
 Việc tăng cường sử dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học chủ đề theo hướng trải nghiệm sáng tạo và hoạt động nhóm, góp phần làm cho việc giáo dục truyền thống của những giờ học lịch sử trở nên nhẹ nhàng, tràn đầy cảm hứng và hấp dẫn. Để từ đó bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, có ý thức hơn trong việc cống hiến để xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
 	Đề tài được nghiên cứu từ thực tiễn và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, bước đầu được thực hiện trong quá trình giảng dạy ở trường THPT của tổ chuyên môn đã thực sự đưa lại hiệu quả cao. Cho thấy đây là giải pháp thiết thực có ý nghĩa thực tiễn trong việc dạy học hiệu quả bộ môn lịch sử trong chương trình phổ thông hiện nay để giải quyết những khó khăn, thực trạng tồn tại, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn và hình thành phẩm chất, năng lực, tư duy hành động cho học sinh. Đồng thời là phương pháp thực sự có ý nghĩa trong dạy học lịch sử theo chương trình mới và phương pháp dạy học tương lai. Góp phần to lớn vào thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và căn bản theo định hướng Đảng. 
1.3. Hạn chế của đề tài:
Đề tài thực hiện trong thời gian chưa dài nên nội dung còn hạn chế.
Phạm vi nghiên cứu còn hẹp chỉ giới hạn trong một phần nhỏ của bộ môn Lịch sử.
Thời gian hạn chế của tiết học không đủ để các em thể hiện sự tìm tòi, hiểu biết của mình, chưa giúp các em có một cái nhìn toàn cảnh và khơi gợi tình yêu một cách sâu sắc. Mặt khác, các nội dung học tập về: Quá trình dựng nước và giữ nước, truyền thống yêu nước của dân tộc việt,.. Hiện đang nằm ở các môn học khác nhau. Vì vậy, việc cấu trúc, sắp xếp lại một số nội dung dạy học gần giống nhau, có liên quan chặt chẽ với nhau ở các môn học trong chương trình giáo dục hiện hành, xây dựng thành các chủ đề theo định hướng phát triển năng lực có ý nghĩa quan trọng đối với đổi mới phương pháp dạy học: vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, hoạt động giáo dục tích cực; đổi mới kiểm tra đánh giá; giảm tải trong quá trình dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Một số đề xuất, kiến nghị.
 	Để cho việc tổ chức phương pháp dạy học dự án vào dạy học chủ đề theo hướng trải nghiệm sáng tạo và hoạt động nhóm chủ yếu ở trường THPT hiện hành thực hiện có hiệu quả hơn, tôi xin được đưa ra một số đề xuất như sau:
Thứ nhất: phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên, học sinh, các nhà quản lý về vai trò, ý nghĩa của các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và hoạt động nhóm của bộ môn lịch sử trong nhà trường THPT. Cần phải tổ chức quán triệt chu đáo, tạo chuyển biến trong nhận thức của giáo viên để thực hiện có hiệu quả hoạt động này.
 	Thứ hai: việc thực hiện dạy học dự án ở nhiều nơi còn nhiều hạn chế do phần lớn giáo viên còn ngại khó trong quá trình tổ chức. Vì vây, các cấp quản lý cần động viên, có kế hoạch hỗ trợ về tổ chức, để khuyến khích giáo viên tăng cường thực hiện hiệu quả phương pháp dạy học này.
Thứ ba: vấn đề quyết định ở bản thân mỗi giáo viên, tùy vào hoàn cảnh ở địa phương, thực tiễn dạy học dự án của bộ môn Lịch sử ở nhà trường để đưa ra các hình thức tổ chức phù hợp. Điều này đòi hỏi lòng yêu nghề, nhiệt tình sáng tạo để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn lịch sử.
Thứ tư, việc thực hiện phương pháp dạy học dự án vào chủ đề ở trường THPT hiện hành có hiệu quả rất lớn trong vấn đề nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục bộ môn lịch sử. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp hoạt động này cần có kế hoạch cụ thể, kết hợp nhuần nhuyễn với các nội dung của các giờ học trên lớp. Như vậy hoạt động này mới phát huy hiệu quả tối ưu nhằm góp phần to lớn trong việc giáo dục truyền thống quê hương, bồi đắp tình yêu và trách nhiệm với đất nước.
Trên đây là một số kinh nghiêm nhỏ của tôi về việc xây dựng dự án dạy học nhằm giáo dục ý thức bảo tồn những giá trị lịch sử cho HS THPT, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Với năng lực có hạn, chắc rằng kinh nghệm của của tôi sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp, chia sẻ, góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp và các cấp quản lý giáo dục để sáng kiến kinh của tôi được hoàn thiện hơn./.
Đô Lương, ngày 06 tháng 03 năm 2020
Người viết
 Nguyễn Thị Thanh Huyền
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, ( 2000), Phương pháp dạy học lịch sử, NXB Quốc Gia Hà Nội.
2. Vũ Quang Hiển, Hoàng Thanh Từ, ( 2014), Phương pháp dạy học môn lịch sử ở trường THPT, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
3. Phan Ngọc Liên (Chủ biên ), 2000, Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, NXB Quốc gia Hà Nội.
4. Nguyễn Kiên, (1983), Gây hứng thú cho học tập lịch sử, NXB Quốc Gia.
5. Lương Ninh, ( 1973), Trò chơi lịch sử, NXB Giáo dục Hà Nội.
6. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, Nguyễn Văn Quang, (1968), Công tác ngoại khóa và kỹ năng thực hành môn lịch sử ở trường THPT, NXB Quốc Gia Hà Nội.
7. Một số bài nghiên cứu chuyên đề từ Tạp chí Nghiên Cứu lịch sử, Tạp chí Giáo dục.
8. “Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông”, Nxb Giáo dục, Bộ giáo dục Đào tạo.
9. https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki- phương pháp dạy học theo dự án.
10. https://tailieu.vn/tag/day-hoc-theo-du-an.html
11. https://taimienphi.vn/download-mau-giao-an-day-hoc-36715
12. Nguyễn Chí Thuận, Áp dụng công nghệ dạy học dự án vào bài giảng lịch sử, Sáng kiến kinh nghiệm, 2009.
13. Hoàng Thanh Tú, Những định hướng và thực tiễn dạy học Lịch sử ở Việt Nam, 
                                                     PHỤ LỤC I
K – W – L
( biết – mong muốn – học )
Tên dự án: 
Học sinh Lớp .
Trường
 K
(Những điều đã biết)
 W
(Những điều muốn biết)
 L
(Những điều đã được học)
PHỤ LỤC II
PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU CỦA HỌC SINH
(Trước khi thực hiện dự án)
Họ và tên: . 
Lớp:  Trường:  
Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp với em.
Em quan tâm (hoặc có hứng thú) đến nội dung nào?
Nội dung
Có
Không
1. Khái quát các thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước
Nội dung 2: Nội dung 3: Nội dung 4: 
2. Vai trò, tầm quan trọng của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
3. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến.
4. Trách nhiệm của HS hiện nay đối với đất nước trong hoàn cảnh mới.
Em muốn thực hiện nhiệm vụ học tập nào trong dự án? 
Nhiệm vụ
Có
Không
Đóng vai thành viên Ban tổ chức, thiết kế chương trình, giấy mời đại biểu.
Đóng  vai thành viên Ban chuyên môn xây dựng nội dung.
Đóng vai người dẫn chương trình, viết lời dẫn và xây dựng câu hỏi giao lưu với khán giả.
Đóng vai thành viên của Ban tuyên truyền thiết kế ấn phẩm hoặc poster quảng cáo cho chương trình, phóng sự ngắn hoặc video clip quảng cáo trong chương trình.
3. Khả năng của học sinh: Đánh dấu x vào ô trả lời
STT
Nội dung điều tra
Có
Không
1
Khả năng thiết kế bản trình chiếu trên Powerpoint
2
Khả năng hội họa
3
Khả năng tìm kiếm thông tin trên mạng internet
4
Khả năng thiết kế bản thuyết trình trên các ứng dụng phần mềm CNTT
5
Khả năng phân tích và tổng hợp thông tin
6
Khả năng vẽ biểu đồ
7
Khả năng thuyết trình
4. Mức độ quan tâm đến các sản phẩm dự kiến sẽ thực hiện
HS đánh số theo mức độ như sau: 1 – Rất thích, 2- Thích, 3 – Có thể tham gia vào ô “Mức độ quan tâm”
STT
Sản phẩm mong muốn thực hiện
Mức độ quan tâm
1
Trình bày trên bản word
2
Poster trên giấy A0
3
Bài trình bày bằng Powerpoint
4
Bài trình bày bằng các ứng dụng khác như: Proshow, Fezi, Mindmap
5. Mong muốn của học sinh khi tham gia vào dự án. Đánh dấu (x) vào ô trả lời
STT
Mong muốn của học sinh
Trả lời
1
Phát triển năng lực hợp tác
2
Phát triển năng lực sử dụng CNTT
3
Phát triển năng lực giao tiếp
4
Phát triển năng lực thu thập và xử lý thông tin
5
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề
6
Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu
7
Các năng lực khác.
PHỤ LỤC III
DANH SÁCH HỌC SINH PHÂN THEO NHÓM
A. Nội dung 1: ( Nhóm 1)
- Nội dung: Khái quát các thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước.
- Danh sách:
STT
Họ và tên
Lớp
Trách nhiệm
1
Nguyễn Thị Lam 
10 A12
Nhóm trưởng
2
Nguyễn Thị Mỹ Linh 
10A12
3
Lê Thị Kim Chi
10A12
4
Nguyễn Thị Hoài 
10A12
5
Nguyễn Thị Linh
10A12
6
Nguyễn Thị Thanh Huyền 
10A12
7
Ngụy Hữu Hà
10A12
8
Phạm Thị Nhung
10A12
9
Bùi Mai Giang
10A12
B. Nội dung 2: (Nhóm 2)
- Nội dung:  Vai trò và tầm quan trọng của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
- Danh sách:
STT
Họ và tên
Lớp
Trách nhiệm
1
 Thái Đình Đồng 
10 A12 
2
Nguyễn Thị Hiền A
10A12
3
Nguyễn Sỹ Chất
10A12
4
Nguyễn Thị Hoa
10A12
5
Lê Thị Huyền My 
10A12
nhóm trưởng
6
Nguyễn Thị Lan Hương
10A12
7
Hà Văn Hoàng
10A12
8
Lê Thị Sương
10A12
9
Nguyễn Thị Phúc a
10A12
C. Nội dung 3: (Nhóm 3)	
- Nội dung: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến.
- Danh sách:
STT
Họ và tên
Lớp
Trách nhiệm
1
Nguyễn Thị Hiền 
10A 12
Nhóm trưởng
2
Thái Đình Định
10A12
3
Lê Thị Hằng
10A12
4
Lê Văn Huấn
10A12
5
Bùi Thị Lan
10A12
6
Nguyễn Thị Nhàn
10A12
7
Nguyễn Thị Thảo
10A12
8
Hoàng Thị Xuân
10A12
9
Hoàng Thị việt
10A12
C. Nội dung 4: (Nhóm 4	)	
- Nội dung: Trách nhiệm của HS hiện nay đối với đất nước trong hoàn cảnh mới.
- Danh sách:
STT
Họ và tên
Lớp
Trách nhiệm
1
 Hoàng Thị Anh 
10A12
2
Đặng Thị Lê
10A12
3
Lê Thị Thục Quyên
10A12
4
Nguyễn Thị Lê Na 
10A12
Nhóm trưởng
5
Nguyễn Thị Phúc b
10A12
6
Ngô Thị Liên
10A12
7
Hoàng Thị Linh
10A12
8
Hoàng Thị Kiều Oanh
10A12
9
Đinh Thị Vinh
10A12
PHỤ LỤC IV
CÁC PHIẾU HỌC TẬP ĐỊNH HƯỚNG
PHIẾU HỌC TẬP ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NHÓM 1
(Dành cho nhóm thiết kế bài trình bày trên powerpoint và các ứng dụng khác)
Nội dung 1: 
Yêu cầu về nội dung
Bài trình bày phải thể hiện được các nội dung sau
 1. Khái quát được các thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước.
- Thời kì dựng nước đầu tiên 
- Giai đoạn đầu của nước Đại Việt phong kiến độc lập 
- Thời kì đất nước bị chia cắt 
- Việt Nam nữa đầu thế kỉ XIX
2. Khái quát được những nét cơ bản về tình hình kinh tế, chính trị nước ta qua các thời kỳ.
3. Khái quát được những nét cơ bản về tình hình văn hóa giáo dục, các mối quan hệ xã hội nước ta qua các thời kỳ.
PHIẾU HỌC TẬP ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NHÓM 2
(Dành cho nhóm thiết kế bài trình bày trên powerpoint và các ứng dụng khác)
Nội dung 2: Vai trò và tầm quan trọng của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
Yêu cầu về nội dung	
Bài trình bày phải thể hiện được các nội dung sau:
- Học sinh lập được bảng thống kê các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII.
- Rút ra nhận xét về các cuộc kháng chiến đó.
- Liên hệ bản thân đối với công lao của các vị anh hùng dân tộc, đối với đất nước hiện nay. 
PHIẾU HỌC TẬP ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NHÓM 3
(Dành cho nhóm thiết kế bài trình bày trên powerpoint và các ứng dụng khác)
Nội dung 3: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến Yêu cầu về nội dung.	
Bài trình bày phải thể hiện được các nội dung sau:
 - Cơ sở hình thành
- Phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước trong các thế kỷ phong kiến độc lập. 
- Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước trong các thế kỷ phong kiến độc lập. 
PHIẾU HỌC TẬP ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NHÓM 4
(Dành cho nhóm thiết kế bài trình bày trên powerpoint và các ứng dụng khác)
Nội dung 4: Trách nhiệm của HS hiện nay đối với đất nước trong hoàn cảnh mới.
Yêu cầu về nội dung	
Bài trình bày phải thể hiện được các nội dung sau:
- Những tấm gương, chiến công oanh liệt của các thế hệ cha ông
- Thực trạng đất nước hiện nay, những việc học sinh cần phải làm.
PHIẾU HỌC TẬP ĐỊNH HƯỚNG NHÓM
1. Lập tiêu chí chấm : 	
2. Tổng kết ưu, nhược điểm:	
3. Lựa chọn các bài đạt giải:	
4. Lựa chọn cách thức công bố kết quả:	
PHỤ LỤC V
HỢP ĐỒNG HỌC TẬP
Đô Lương, ngàytháng 1 năm 2016	
Đại diện bên A:
Ông( bà):.
Chức danh:.
Đại diện bên B:
Em:.
Chức danh: nhóm trưởng
Nội dung hợp đồng:
Bên B có trách nhiệm hoàn thành.Đảm bảo theo đúng tiêu chí đánh giá.
Thời hạn hoàn thành hiệp đồng: 1 tuần lễ từ sau ngày ký hiệp đồng.
Bên A có trách nhiệm cung cấp các tài liệu định hướng, tài liệu tham khảo, hỗ trợ khi được yêu cầu.
Bên B có trách nhiệm thực hiện theo đúng yêu cầu về nội dung sản phẩm, hình thức trình bày và thời gian hoàn thành.
 Đại diện bên A Đại diện bên B
 ( Ký và ghi rõ họ tên) ( Ký và ghi rõ họ tên)
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
(LẬP KẾ HOẠCH)
1. Thời gian, địa điểm, thành phần
Địa điểm:............................................................................................
Thời gian: từ......giờ.....đến ....giờ ..........Ngày.......tháng......năm .....
Nhóm số: ...; 	Số thành viên: .................... 	Lớp:. 
Số thành viên có mặt............
Số thành viên vắng mặt..........
2. Nội dung công việc: (Ghi rõ tên chủ đề thảo luận hoặc nội dung thực hành)
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
3. Bảng phân công cụ thể
STT
Họ và tên
Công việc được giao
Thời hạn hoàn thành
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
8
9
4. Kết quả làm việc
5. Thái độ tinh thần làm việc	
6. Đánh giá chung	
7. Ý kiến đề xuất
	Thư kí
 Nhóm trưởng
PHỤ LỤC VI
PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI THUYẾT TRÌNH POWERPOINT/ẤN PHẨM
Nhóm thực hiện:.............................................Ngày: .......................
Nhóm đánh giá:...................................................................................
Nội dung
Tiêu chí
Điểm
Đánh giá của bạn
Đánh giá của giáo viên
1. Bố cục
- Tiêu đề rõ ràng, hấp dẫn người xem
- Cấu trúc mạch lạc, lôgic. 
- Nhất quán trong cách trình bày tiêu đề và nội dung
0,75
0,75
0,5
2. Nội dung
- Sử dụng thông tin chính xác.
- Thể hiện được kiến thức cơ bản, có chọn lọc. xác định được trọng tâm.
- Có sự liên hệ mở rộng kiến thức
1
1
1
3.Hình thức
- Thiết kế sáng tạo, màu sắc nhã nhặn, sáng sủa.
-  Phông chữ, màu chữ và cỡ chữ hợp lý. Số lượng slide đúng quy định
- Nhất quán trong cách trình bày tiêu đề và nội dung
- Hiệu ứng trình chiếu sinh động, hấp dẫn
0,5
0,5
0,5
0,5
4. Trình bày của HS
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc, có điểm nhấn, thu hút người nghe.
- Trả lời được hết các câu hỏi thêm từ phía GV hoặc bạn học.
-  Duy trì được giao tiếp bằng mắt, xử lý tình huống linh hoạt. 
- Không bị lệ thuộc vào phương tiện, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa diễn giảng và trình chiếu. 
- Phân bố thời gian hợp lý.
1
0,5
0,5
0,5
0,5
Tổng điểm
10
PHIẾU ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI/THẢO LUẬN
Nhóm thực hiện:.............................................Ngày: .......................
Nhóm đánh giá:...................................................................................
Nội dung
Tiêu chí
Điểm
Đánh giá của bạn
Đánh giá của giáo viên
1. Nội dung
- Sử dụng thông tin chính xác.
- Thể hiện được kiến thức cơ bản, có chọn lọc. xác định được trọng tâm.
- Có sự liên hệ mở rộng kiến thức
- Sinh động, hấp dẫn người chơi
1
1
1
1
3. Hình thức
- Đồ dùng, phương tiện sinh động, hấp dẫn
- Đồ dùng, phương tiện phát huy hiệu quả
1
1
4. Trình bày của HS
- Dẫn dắt trò chơi/ thảo luận linh hoạt, rõ ràng, mạch lạc, có điểm nhấn, thu hút người tham gia
- Trả lời được hết các câu hỏi thêm từ phía GV hoặc bạn học.
- Xử lý tình huống linh hoạt. 
- Phân bố thời gian hợp lý.
1
1
1
1
Tổng điểm
10
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN
Trung học phổ thông: (Viết tắt là)	 THPT
Giáo viên: 	 GV
Học sinh: 	 HS
Biết - mong muốn - học K – W – L
Công nghệ thông tin CNTT
Thủ công nghiệp TCN
Giáo dục công dân GDCD
MỤC LỤC
NỘI DUNG 
Trang
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lý do chọn đề tài.
1
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Giả thuyết khoa học
2
3
7. Những đóng góp của đề tài
3
PHẦN II – NỘI DUNG
Chương 1 – Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
4
1.1. Cơ sở lí luận
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
4
4
1.2.1. Dạy học theo dự án
4
1.2.2. Các bước tiến hành của dạy học theo dự án
4
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài:
1.3.1.Thực trạng dạy và học Lịch sử ở trường THPT.
1.3.2. Thực trạng của vấn đề dạy học dự án vào dạy học chủ đề ở trường THPT.
1.3.3. Đánh giá thực trạng phát triển dạy học dự án vào dạy học chủ đề trong dạy học sinh học ở các trường THPT tại huyện Đô Lương, Nghệ An. 
5
5
6
10
Chương 2 – Thiết kế hoạt động dạy học dự án qua chủ đề “Sơ kết lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX” Lịch Sử 10 – THPT.
2.1. Mục tiêu dạy học
2.1.1.Kiến thức
2.1.2. Kỹ năng
2.1.3. Thái độ 
2.1.4. Các năng lực hướng tới
11
11
11
11
12
2.2. Đối tượng dạy học của bài học
2.3. Ý nghĩa của bài học
2.4. Thiết bị dạy học, tư liệu, học liệu
2.5. Bảng mô tả các mức độ nhận thức
2.6. Câu hỏi và bài tập
2.7. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
2. 8. Câu hỏi dành cho tất cả các nhóm
2.9. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
12
12
13
14
15
17
28
30
2.10. Một số sản phẩm của dự án 
31
Chương 3 - Thực nghiệm sư phạm
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm
3.2. Nội dung của thực nghiệm sư phạm
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
45
45
45
3.2. Nhận xét của một số giáo viên tham gia dự giờ và học sinh
47
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận 
3.1.1. Kết quả đạt được
3.1.2. Ý nghĩa của đề tài
3.1.3. Hạn chế của đề tài.
49
49
50
3.2. Một số kiến nghị
50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docx45_mon_Lich_su_Tac_gia_Nguyen_Thi_Thanh_Huyen_-_THPT_do_Luong_3_38dd1e2932.docx
Sáng Kiến Liên Quan