Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Chủ đề thơ mới trong chương trình Ngữ văn 11 theo hướng phát triển năng lực học sinh

- Ngành giáo dục Việt Nam hiện nay đang đặt ra mục tiêu chuyển từ dạy học theo

hướng tiếp cận tri thức sang hướng tiếp cận năng lực người học. Nghị quyết 29 của Đảng

đã nêu rõ “đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành

phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp

cho học sinh; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền

thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến

thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”[4].

Trong bối cảnh đổi mới của giáo dục phổ thông Ngữ văn là một môn học có tính đặc thù

và có ưu thế trong việc phát triển năng lực người học.

- Người thầy có vai trò truyền lửa, định hướnggiúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp

của tác phẩm, từ đó hiểu được giá trị và tinh thần, hình thành phẩm chất, năng lực cảm

thụvăn chương, giáo dục đạo đức, lối sống, tình yêu thương con người, yêu cái đẹp Với

những lí do trên tôi chọn vấn đề: “Dạy học Chủ đề thơ mới trong chương trình Ngữ văn

11 theo hướng phát triển năng lực học sinh” làm đề tài nghiên cứu.

pdf30 trang | Chia sẻ: minhtam111 | Lượt xem: 2674 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Chủ đề thơ mới trong chương trình Ngữ văn 11 theo hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kể tên các tác phẩm thơ mới mà em đã đọc, đã học? 
+ Tác phẩm nào làm em yêu thích và ấn tượng nhất? Vì sao? 
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, treo lên bảng các hình ảnh sưu tầm vềthôn Vĩ Dạ, sông 
Hương, sông Hồng và thuyết trình sản phẩm của mình. 
- GV trình chiếu một đoạn phim liên quan đến các tác giả Xuân Diệu; Huy Cận; Hàn Mạc 
Tử. 
- Từ hoạt động khởi động GV giới thiệu về Chủ đề thơ mới Việt Nam trong chương trình 
Ngữ Văn 11. 
*Hoạt động 2 – Hình thành kiến thức 
1. Đọc - hiểu bài thơVội vàng của Xuân Diệu 
*Hướng dẫn HS tìm hiểu phần tác giả 
- GV sử dụng phương pháp vấn đáp, đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi. 
+ Trình bày những những hiểu biết về cuộc đời, con người và sự nghiệp của nhà thơ Xuân 
Diệu? 
+ Đề tài sáng tác của Xuân Diệu trước và sau Cách mạng tháng tám có gì khác nhau? Lí 
giải vì sao có sự khác nhau đó? 
+ Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? 
+ Đặc trưng của thể loại thơ mới? So sánh thơ mới với thơ trung đại để làm sáng tỏ? 
*GV hướng dẫn HS tìm hiểu phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu(sử dụng phiếu học tập 
) 
- “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”,Theo em, nhận xét đó là của ai? 
Nhận xét đó có thực sự đúng về nhà thơ Xuân Diệu? 
- GV yêu cầu HS sử dụng phiếu học tập số 1 đã làm ở nhà. 
-GV trình chiếu từng hình ảnh và yêu cầu HS đọc bài thơ Vội vàng, GV đặt câu hỏi: Em 
suy nghĩ gì về cách về 4 câu thơ đầu của bài thơ? 
18 
- GV qua 4 câu thơ đầu em có nhận xét về ước muốn của Xuân Diệu? Ước muốn đó thể 
hiện gì về vẻ đẹp tâm hồn của tác giả? 
- Nghệ thuật miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân tràn đầy sức sống của Xuân Diệu 
trong bài thơ có gì đặc sắc? 
- Bức tranh thiên nhiên hiện lên qua những chi tiết, hình ảnh nào? 
- Câu thơ: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật 
gì? Tác dụng của biện pháp ấy? Câu thơ cho thấy sự mới mẻ của Xuân Diệu về quan niệm 
nghệ thuật. Hãy so sánh với quan niệm nghệ thuật thơ trung đại để làm sáng tỏ? 
- Nhận xét về nét độc đáo trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Xuân Diệu trong bài 
thơ? 
- Tìm những chi tiết và hình ảnh thơ về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa xuân, qua đó 
cho thấy sự hài hòa, gắn kết có đôi, có cặp của thiên nhiên tạo vật (vẽ sơ đồ tư duy cho bài 
tập này). 
*GV hướng dẫn HS tìm hiểu:Nỗi băn khoăn trăn trở về thời gian và quan niệm nhân sinh 
mới mẻ của Xuân Diệu: (thảo luận nhóm, thuyết trình). HS trả lời các câu hỏi sau: 
- Nỗi băn khoăn trăn trở của Xuân Diệu về thời gian, về tuổi trẻ và cuộc đời được thể hiện 
như thế nào trong bài thơ? 
- Em quan niệm như thế nào về thời gian, tuổi trẻ và cuộc đời? 
- Qua tác phẩm những tác phẩm đã học và đã đọc và qua những hiểu biết về nhà thơ Xuân 
Diệu, theo emông có quan niệm như thế nào về cuộc đời, thời gian và tuổi trẻ? 
- GV chia nhóm để HS tìm hiểu về: Nỗi băn khoăn trăn trở về thời gian và quan niệm nhân 
sinh mới mẻ của Xuân Diệu. 
Nỗi băn khoăn trăn trở về thời gian và quan niệm nhân sinh mới mẻ của Xuân Diệu 
Nhóm 1,2 - Nỗi băn khoăn trăn trở về thời gian. 
Nhóm 3, 4 - Quan niệm nhân sinh mới mẻ của Xuân Diệu 
Nhóm 5,6 - Tìm hiểu về nghệ thuật sử dụng trong bài thơ 
-GV cho HS cử đại diện nhóm trình bày ý kiến thảo luận chung của tổ. 
- Các nhóm còn lại nhận xét đánh giá. 
- GV nhận xét, đánh giá chung và kết luận. 
- Qua bài thơ Vội vàng, Xuân Diệu đã khẳng định tài năng, phong cách và tư tưởng của 
mình. Điều đó được thể hiện như thế nào? 
*GV hướng dẫn HS tìm hiểu về sự tài hoa trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Xuân 
Diệu(sử dụng phương pháp nêu vấn đề) 
GV nêu vần đề:Ngôn ngữ trong tác phẩm rất giàu có, biến đổi linh hoạt, giàu hình ảnh, 
nhạc điệu, mới lạ ...em hãy chọn một câu thơ, hình ảnh để chứng minh. 
2. Đọc - hiểu bài thơ Tràng giang của Huy Cận 
*Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả Huy Cận 
19 
- Trình chiếu một đoạn phim về tác giả Huy Cận (cho học sinh xem) và đặt câu hỏi 
- Dựa vào SGK và tư liệu, em hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn 
của Huy Cận? 
- Hãy nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? 
- Nhan đề Tràng giang có ý nghĩa gì? 
* Tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ 
- GV chia lớp làm 4 nhóm (theo tổ), phân công nhiệm vụ: 
+ Nhóm 1: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của khổ thơ 1. 
+ Nhóm 2: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của khổ thơ 2. 
+ Nhóm 3: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của khổ thơ 3. 
+ Nhóm 4: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của khổ thơ 4. 
- Sau khi thảo luận HS cử đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận chung theo trình tự 
các tổ. 
- GV cho HS trong hoặc ngoài nhóm nhận xét, góp ý bổ sung để hoàn thiện. 
- GV nhận xét đánh gia và đưa ra kết luận chung. 
- GV nêu một số câu hỏi để HS thảo luận và đóng vai. 
- Tràng giang giúp em hiểu thêm những gì về tác giả Huy Cận và thể loại thơ mới? 
- Tại sao nói Tràng giang bộc lộ niềm tự hào với quê hương, tình yêu nước thầm kín của 
nhà thơHuy Cận? 
3. Đọc - hiểu bài thơĐây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử 
*Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả Hàn Mạc Tử 
Trình chiếu một đoạn phim, hoặc tranh về tác giả Hàn Mạc Tử (cho học sinh xem) và đặt 
câu hỏi: 
- Em hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp thơ của Hàn Mạc Tử? 
- Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của tác phẩm? 
- Nhan đề Đây thôn Vĩ Dạ có ý nghĩa gì? 
*Hướng dẫn HS tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ 
- GV chia lớp làm 4 nhóm (theo tổ), phân công nhiệm vụ: 
+ Nhóm 1: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của khổ thơ 1. 
+ Nhóm 2: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của khổ thơ 2. 
+ Nhóm 3: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của khổ thơ 3. 
+ Nhóm 4: Tìm hiểu chung về nghệ thuật của bài thơ. 
- Sau khi thảo luận HS cử đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận chung theo trình tự 
các tổ. 
- GV cho HS trong hoặc ngoài nhóm nhận xét, góp ý bổ sung để hoàn thiện. 
- GV nhận xét đánh giá và đưa ra kết luận chung. 
- GV nêu một số câu hỏi để HS thảo luận: 
20 
+ Văn bản Đây thôn Vĩ Dạ giúp em hiểu thêm những gì về tác giả Hàn Mạc Tử và thể loại 
thơ mới? 
+Tại sao nói Đây thôn Vĩ Dạ thể hiện nỗi buồn, nỗi cô đơn của Hàn Mạc Tử về một mối 
tình xa xăm, vô vọng. Đó còn là tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống 
và con người. 
4. Đọc - hiểu thể loại thơ mới theo hướng phát triển năng lực HS 
- Từ việc đọc hiểu 3 văn bản Vội vàng(Xuân Diệu); Tràng giang (Huy Cận); Đây thôn Vĩ 
Dạ (Hàn Mạc Tử) em hãy khái quát về thể loại thơ mới? 
- GV giao nhiệm vụ cho các tổ về nhà đọc tài liệu mà GV cung cấp, viết kịch bản, sắm vai 
sân khấu hoá trước lớp. 
- Học sinh sân khấu hoá theo kịch bản của mình. 
- Các HS khác lắng nghe, theo dõi và đặt câu hỏi cho người thực hiện Chủ đề thơ mới. 
- GV nhận xét và định hướng nội dung. 
*Hoạt động 3: Thực hành 
- HS tự đọc bài Tương tư, Chiều xuân bằng việc trả lời câu hỏi của GV đề xuất để rèn thêm 
kĩ năng đọc hiểu thể loại thơ mới. Các câu hỏi, bài tập HS trả lời như sau: 
+ Xác định nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ? 
+ Tìm sự giống và khác nhau giữa thơ mới và thơ cũ? 
*Hoạt động 4: Vận dụng 
- HS thực hiện các nhiệm vụ sau:làm bài kiểm tra 45 phút trên lớp. 
3. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI CỦA ĐỀ TÀI 
Đề tài được ứng dụng trong công tác dạy học đọc hiểuhọc chủ đề thơ mớinói riêng 
và dạy học theochủ đề trong chương trình THPT nói chung. 
Những kết quả nghiên cứu củatôi đã đạt được cả về mặt lý luận, lẫn sản phẩm thực 
tiễn hi vọng sẽ là những tài liệu hữu ích cho GV và HS trong trường THPT. 
4. Ý NGHĨA MANG LẠI CỦA ĐỀ TÀI 
Ý nghĩa thực tiễn dạy học: Phương pháp dạy học tích cực và thông qua KTĐG kết 
quả học tậpvề chủ đề “thơ mới” theo hướng tiếp cận năng lực HS sẽ giúp GV và các nhà 
quản lí giáo dục nắm được chất lượng dạycủa GV, cũng như chất lượng học tập của HS. 
Ý nghĩa thực tiễn cuộc sống: Giúp các nhà giáo dục định hướng đúng đắn về cách 
đánh giá toàn diện HS, thúc đẩy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, tự học và tự đánh giá 
năng lực của mình. 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận: 
Đổi mới là một trong những yêu cầu bức thiết của giáo dục Việt Nam trong giai 
đoạn hiện nay. Tiếp cận người học theo hướng phát triển năng lực chính là động lực và 
cũng là mục tiêu mà chúng ta đang hướng tới. Trong bối cảnh chung ấy, môn Ngữ văn là 
21 
một trong những môn học rất có nhiều tiềm năng trong việc định hình nhân cách, rèn luyện 
kĩ năng để tạo nên một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám bộc lộ 
những cảm xúc và suy nghĩ của cá nhân. Đổi mới dạy học Ngữ văn là việc đổi mới cách 
dạy học truyền thống sang dạy học theo hướng phát triển năng lực HS. Đề tài mà tôi triển 
khai bàn về công việc đổi mới cách thức dạy học Ngữ văn đang đặt ra trong bối cảnh hiện 
nay. 
Qua kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn và thực nghiệm sư phạm đã chứng minh 
và khẳng định tính đúng đắn, khoa học của đề tài. Đề tài có sự ứng dụng vào thực tế khá 
hiệu quả, với cách tiếp cận khoa học, cùng với phương pháp dạy học mới đã giúp HS tiếp 
cận kiến thức nhẹ nhàng và hiệu quả hơn, rèn luyện được các kĩ năng cần thiết, phát huy 
tính tích cực của HS, biến giờ đọc văn trở nên hứng thú, sôi nổi. 
2. Kiến nghị: 
Việc dạy học cho học sinh THPT qua đọc hiểu thơ mới theo hướng phát triển năng 
lực là một trong những mục tiêu có ý nghĩa bao trùm, chỉ có thể đạt được khi có sự đồng 
bộ cao độ giữa mục tiêu, chương trình,sách giáo khoa và các cấp quản lí giáo dục, người 
GV trực tiếp giảng dạy. 
Việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh THPT qua dạy học thơ mới cần 
tôn trọng đặc trưng của văn học, không máy móc, khiên cưỡng. 
Với cán bộ quản lí cần xây dựng kế hoạch hướng dẫn chủ trương đổi mới, tích cực 
đôn đốc và tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện đổi mới PPDH. 
Quyết liệt triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy mang tính sáng 
tạo và đột phá, phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường. Tạo điều kiện tốt nhất, 
thường xuyên động viên, khuyến khích phát huy năng lực của GV bằng vật chất lẫn tinh 
thần. 
Mỗi GV bộ môn phải xem việc đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển 
năng lực của HS là việc làm thường xuyên. 
Tất cả các GV phải có ý thức tự học tập nâng cao trình độ giảng dạy thông qua việc 
dự giờ, học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp, từ các đơn vị bạn, nghiên cứu cách dạy hay, 
tra cứu thông tin trên mạng. 
22 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2017), Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra đánh giá kết 
quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ Văn, Chương trình 
Phát triển giáo dục. 
[2]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2016), Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn 10, NXB 
Giáo dục Việt Nam. 
[3]. Chu Văn Sơn (2006), Ba đỉnh cao thơ mới, NXB Giáo dục. 
[4]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 
8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 
[5]. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia Đổi mới hoạt động đào tạo giáo viên Ngữ văn 
đáp ứng mô hình giáo dục phát triển năng lực.NXB Đại học Vinh năm 2019 
[6]. Nguyễn Văn Cường (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở 
trường trung học phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[7]. Nguyễn Văn Đường (chủ biên, 2007), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11, tập 2, Nxb Hà 
Nội. 
[8]. Nguyễn Đăng Mạnh (2006),Nhà văn hiện đại Việt Nam chân dung và phong cách, 
NXB Văn học. 
[9]. Phạm Thị Thu Hương (2012), Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà 
trường phổ thông, NXB Đại học Sư pham. 
[10]. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2007), Ngữ văn 11(tập 2), NXB Giáo dục. 
[11].Tài liệu hội thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong Chương trình giáo 
dục phổ thông mới. 
[12]. Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (Nxb Đà Nẵng, 2000) 
[13].Năng lực và cấu trúc của năng lựcTạp chí Khoa học Giáo dục, số 6 (71), 
Hoàng Hòa Bình (2015). 
i 
PHỤ LỤC 
Phụ lục 1. ĐỀ KIỂM TRA 
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT 
Môn: NGỮ VĂN 11 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 
ĐA 
Phần 1: Trắc nghiệm 
Câu 1: Cái tôi của Xuân Diệu điển hình cho phong trào thơ mới ở những điểm nào? 
A. Một niềm thiết tha với cuộc sống trần thế, niềm tin trần thế và một khát khao sống mãnh 
liệt và một tâm thế cuồng nhiệt, tích cực. 
B. Một nhận thức ráo riết về giá trị sống của cá thể, một ý thức nhân bản, nhân văn rất cao. 
C. Một quan niệm táo bạo, đầy cá tính cách mạng trước những quan niệm cũ kĩ vốn cản 
trở việc giải phóng con người cá thể. 
D. Tất cả A,B,C đều đúng. 
Câu 2: Chủ đề của bài thơ Vội vàng là gì? 
A. Bài thơ thể hiện sự bất lực của con người trước cuộc sống. 
B. Xuân Diệu bộc lộ vẻ u buồn của kiếp người bị giới hạn trong cái vô cùng. 
C. Bài thơ thể hiện tư tưởng nhân văn và niềm say mê thiết tha, yêu cuộc sống và thèm 
sống đến vồ vập. 
D. Tất cả A,B,C đều đúng. 
Câu 3: Dòng thơ nào sau đây nói đúng về những đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ Vội vàng 
của Xuân Diệu? 
A. Cách sử dụng ngôn từ của tác giả rất sáng tạo, gợi cảm. 
B. Hình ảnh biểu hiện nội tâm, ngôn ngữ tinh tế, gợi cảm giàu liên tưởng. 
C. Giọng thơ sôi nổi, nhịp thơ hăm hở và những hình ảnh táo bạo đầy cảm xúc. 
D. Giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ sống động hóm hỉnh. 
Câu 4: Để hiểu được cái mới mẻ, cái hay trong thơ Xuân Diệu, ngoài việc căn cứ vào hiện 
thực được nói đến, ta cần dựa vào nhân tố nào của ngữ cảnh. 
A. Người đọc 
B. Người viết (Tác giả) 
C. Bối cảnh giao tiếp rộng 
D. Bối cảnh giao tiếp hẹp 
Câu 5: Trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ có câu: “Ai biết tình ai có đậm đà”. Câu hỏi này 
nhằm mục đích gì? 
A. Câu hỏi là lời ướm hỏi, dò hỏi mang đậm mối hoài nghi. 
B. Câu hỏi có nhiều sắc thái vừa hỏi, vùa nhắc nhở, vừa mời mọc. 
MÃ ĐỀ 01 
ii 
C. Câu hỏi toát lên niềm hi vọng đầy khắc khoải và phấp phỏng trong tâm trạng người thi 
sĩ. 
D. Tất cả A,B,C đều đúng. 
Câu 6: Nội dung chính của khổ thơ đầu trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” là gì? 
A. Thể hiện tình yêu của Hàn Mạc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc. 
B. Thể hiện khát vọng sống hạnh phúc bên cạnh người mình yêu của Hàn Mạc Tử . 
C. Thể hiện tấm lòng yêu mến thôn Vĩ Dạ đẹp, nên thơ của Hàn Mạc Tử. 
D. Thể hiện lòng yêu mến thiên nhiên Vĩ Dạ và con người Vĩ Dạ duyên dáng, phúc hậu. 
Câu 7: Câu thơ “Gió theo lối gió mây đường mây” (Đây thôn Vĩ Dạ) gợi cảm xúc gì? 
A. Về số phận lãng mạn nổi trôi. 
B. Về cảnh vật gió mây hữu tình. 
C. Về cảnh vật ấm áp tình quê lúc hoàng hôn. 
D. Về cảnh vật quạnh quẽ trống vắng vì chia li. 
Đáp án 
1/ Phần Trắc nghiệm: 3.0 điểm 
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 
Đáp án D D C B D D C 
2/ Tự luận: 7.0 điểm 
Cảm nhận của em về khổ thơ đầu trong bài Đây thôn Vĩ Dạ? 
Đáp án Thang điểm 
- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, lựa chọn được câu thơ/ ý thơ 1.0 
- Nêu cảm nhận đúng về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, kĩ năng 
tạo lập văn bản, đọc hiểu, cảm nhận thơ mới. 
4.0 
- Đảm bảo hình thức đoạn văn, bài văn đúng chính tả, dùng từ, đặt 
câuTrình bày sáng tạo. 
2.0 
*Hoạt động mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo 
HS làm các bài tập theo đề xuất của GV: 
Bài tập 1: Theo em phải làm gì để giữ được vẻ đẹp, lợi ích mà các dòng sông mang lại cho 
con người. 
Bài tập 2: Thôn Vĩ Dạ nằm ở bờ Bắc sông Hương Thành phố Huế, có khung cảnh đẹp, trữ 
tình, nên thơ gắn với ngành du lịch của nhân dân địa phương), anh/ chị hãy tham quan và 
viết một bài viết về địa danh trên. 
iii 
Phụ lục 2. PHIẾU HỌC TẬP DÀNH CHO HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH 
CHUẨN BỊ BÀI Ở NHÀ VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TRÊN LỚP 
Phiếu học tập 1: 
Tên/ nhóm học sinh 
Lớp: 
Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tràn đầy sức sống và quan niệm nhân sinh mới mẻ 
của Xuân Diệu 
Bức tranh thiên nhiên mùa xuân Quan niệm nhân sinh mới mẻ của XD 
Bức tranh thiên nhiên: 
- Quan niệm nhân sinh mới mẻ của XD: 
.. 
Nhận xét về nghệ thuật: 
Ngôn ngữ 
Biện pháp nghệ thuật chủ yếu: 
Nhận xét về nghệ thuật 
Ngôn ngữ: 
.. 
Biện pháp nghệ thuật chủ yếu: 
iv 
Phiếu học tập 2: 
Bài tập chuẩn bị cho bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử 
Tên/ nhóm học sinh 
Lớp: 
Hình ảnh 
Câu thơ mô tả cho 
hình ảnh 
Đánh giá về cách sử dụng 
ngôn ngữ của Hàn Mạc Tử 
......................................
......................................
......................................
......................................
......................................
.......................... 
.................................................
.................................................
.................................................
.................................................
.................................................
.................................... 
......................................
......................................
......................................
......................................
......................................
......................... 
.................................................
.................................................
.................................................
.................................................
.................................................
................................... 
......................................
......................................
......................................
......................................
......................................
.......................... 
.................................................
.................................................
.................................................
.................................................
.................................................
.................................................
..................................... 
......................................
......................................
......................................
......................................
......................................
......................................
......................................
......................................
.................................. 
.................................................
.................................................
.................................................
.................................................
.................................................
.................................................
.................................................
.................................................
.................................... 
v 
Sơ đồ tuy duy bài Đây thôn Vĩ Dạ 
Hình 2. Sơ đồ tư duy dạy bài Đây thôn Vĩ Dạ (nguồn internet) 
Phụ lục 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 
Tiến hành kiểm travà chấm điểm kiểm tra của 2 lớp TN và ĐC tôi thu được kết quả 
như sau: 
Bảng 1. Phân phối tần suất, tần số tích lũy bài kiểm tra 45 phút cặp TN-ĐC 
Lớp 
Sĩ 
số 
Điểm Xi 
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
TN 41 0 0 0 0 1 1 3 9 14 9 4 
ĐC 39 0 0 0 2 3 7 5 10 7 3 2 
vi 
Lớp 
Sĩ 
số 
% Số HS đạt điểm Xi trở xuống 
TN 41 0,00 0,00 0,00 0,00 2,44 4,88 12,20 34,15 68,29 90,24 100 
ĐC 39 0,00 0,00 0,00 5,13 12,82 30,77 43,59 69,23 87,18 94,87 100 
Hình 3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 45 phút cặp TN-ĐC 
Bảng 2. Phân loại bài kiểm tra 45 phút cặp TN-ĐC 
Lớp % Yếu – Kém % Trung bình % Khá – Giỏi 
TN 2,44 9,56 88,00 
ĐC 17,95 30,77 51,28 
Hình 4. Biểu đồ phân loại bài kiểm tra 45 phút cặp TN-ĐC 
Nhận xét: 
- Nhìn vào hình 3 ta thấy đường lũy tích của lớp thực nghiệm nằm phía dưới chứng tỏ đề 
tài có tính khả quan và cần được áp dung rộng rãi. 
- Nhìn vào hình 4. Biểu đồ phân loại của bài kiểm tra ta thấy tỉ lệ % điểm Yếu- Kém của 
lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng, ngược lại tỉ lệ % số học sinh đạt điểm Khá- Giỏi 
của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Điều đó cho thấy khi áp dụng đề tài vào thực 
tế, khả năng nắm bắt của học sinh là tốt hơn. 
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Lớp TN
Lớp ĐC
0
20
40
60
80
100
% Yếu – Kém % Trung bình % Khá – Giỏi
2.44
9.56
88
17.95
30.77
51.28
TN
ĐC

File đính kèm:

  • pdfSKKN_HUNG_326edbd622.pdf
Sáng Kiến Liên Quan