Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học chủ đề môn Ngữ văn Trung học Phổ thông

Về hoạt động dạy học

* Về phía giáo viên

 Là một hình thức dạy học mới nên giáo viên còn thiếu kinh nghiệm nhiều mặt trong quá trình thực hiện.

Thứ nhất, việc biên soạn giáo án còn “mò mẫm”, chưa xác định được những nội dung kiến thức bài học. Do những đơn vị được tích hợp thường nhiều (từ 2 bài trở lên), hơn nữa không chỉ có tích hợp cùng phân môn mà còn tích hợp liên phân môn nên việc xác định lựa chọn những nội dung kiến thức trong bài học còn hạn chế. Một số giáo án chưa xác định được những yêu cầu về mặt thời lượng, dung lượng, các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của bài học nên còn rơi vào tình trạng ôm đồm, dềnh dàng, rối rắm.

Thứ hai, giáo viên còn thiếu phương pháp lên lớp. Trong dạy học chủ đề tích hợp đòi hỏi giáo viên phải sử dụng các phương pháp một cách linh hoạt. Dạy học theo chủ đề tích hợp đòi hỏi học sinh phải hoạt động nhiều hơn, các hoạt động cũng phong phú hơn, chính vì vậy vai trò hướng dẫn của giáo viên cũng đòi hỏi sát hơn, cụ thể hơn. Những hạn chế thường gặp như: học sinh thường rơi vào thế bị động do việc hướng dẫn chuẩn bị bài của giáo viên chưa tốt, hệ thống câu hỏi trong giờ học còn vụn vặt, thiếu liên kết, các hoạt động phối hợp nhóm mang tính hình thức, chưa thể hiện được tinh thần tích hợp của bài học.dẫn tới giờ học kém hiệu quả.

* Về phía học sinh

 Xuất phát từ thói quen học tập (học theo các đơn vị bài học riêng lẻ) nên việc tiếp nhận phương pháp mới gặp nhiều khó khăn.

Những khó khăn này bắt đầu ngay từ khâu chuẩn bị bài. Trước đây các em chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu một văn bản, một bài học với dung lượng thời gian trong vòng một vài tiết. Các yêu cầu cũng đơn giản, chủ yếu là trả lời các câu hỏi có sẵn trong sách giáo khoa. Hình thức dạy học mới này yêu cầu các em phải chuẩn bị cho một hệ thống bài học kết hợp với nhiều lĩnh vực khác nhau vì thế học sinh không xác định được yêu cầu học tập dẫn đến “tâm thế” đón nhận bài mới không tốt.

Thói quen tư duy của học sinh đang nặng về kiểu tư duy đơn lẻ thiếu khả năng tổng hợp khái quát, thiếu liên kết, đang là rào cản lớn khi dạy học theo chủ đề tích hợp. Ví dụ: khi dạy chủ đề Văn xuôi thời kì kháng chiến chống Mỹ các em có thế hiểu được những nét tính cách, phẩm chất của các nhân vật Chiến Việt, Tnú. nhưng các em không thể khái quát được “kiểu” nhân vật của thời đại, kiểu nhân vật được xây dựng bởi quan niệm nghệ thuật về con người của văn học thời kì chiến tranh chống Mỹ. Hay khi học chủ đề Kí hiện đại Việt Nam các em không biết vận dụng một số kiến thức đã học về các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để khai thác tác phẩm. Điều này do nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu do thói quen tiếp nhận, thói quen tư duy của kiểu học cũ để lại.

Dạy học theo chủ đề tích hợp là hình thức dạy học mở, từ một bài học cụ thể sẽ mở ra cho học sinh con đường tự chiếm lĩnh, đòi hỏi các em tự tìm tòi khám phá để phát triển, hoàn thiện về kiến thức và kĩ năng. Tuy nhiên do điều kiện về khách quan và chủ quan (thiéu thời gian học, thiếu nguồn tài liệu tham khảo, thiếu định hướng, tâm lý học để thi.) nên hiệu quả còn hạn chế.

 

doc46 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 701 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học chủ đề môn Ngữ văn Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g các hình tượng nghệ thuật.
- Phân tích được đặc sắc của thế giới hình tượng.
- Biết nhận xét, đánh giá những thành công ở mỗi tác phẩm trong nghệ thuật xây dựng hình tượng.
Chỉ ra được những đóng góp tiêu biểu về nội dụng và nghệ thuật của các tác phẩm trong chủ đề..
Hiểu được ý nghĩa, và những đóng góp của những giá trị nội dung, nghệ thuật của chủ đề.
- Vận dụng được một số kiến thức lý thuyết về Thi pháp học trong việc đọc hiểu tác phẩm
- Tự học tự khám phá những tác phẩm cùng chủ đề ngoài sách giáo khoa
- Biết làm bài văn nghị luận liên quan đến các vấn đề nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm.
V. BIÊN SOẠN CÂU HỎI/ BÀI TẬP
Mức độ nhận biết
Mức độ thông hiểu
 Mức độ vận dụng
Vân dụng thấp
Vân dụng cao
- Em hãy nêu những yếu tố hoàn cảnh lịch ảnh hưởng đến văn học giai đoạn này?
- Hoàn cảnh lịch sử đã chi phối như thế nào đến các sáng tác của các nhà văn?
Tại sao nói truyện ngắn thời kì kháng chiến chống Mĩ là những tác phẩm “xung kích” được viết nên bởi các nhà văn “xung kích”?
- Chỉ ra các hình ảnh mang tính biểu tượng trong các tác phẩm ?
- Chỉ ra các nhân vật chính trong hai tác phẩm?
- Phát hiện hai không gian đối lập trong hai tác phẩm?
- Hình tượng Rừng xà nu được miêu tả như thế nào?
- Chỉ ra những nét giống và khác nhau giữa hai nhân vật Việt và Tnú?
- Hình ảnh không gian Làng Xô Man và không gian Đồn giặc được miêu tả qua những chi tiết nào?
- Phân tích ý nghĩa biểu tượng và đặc sắc nghệ thuật của hình tượng rừng xà nu?
- Hình ảnh con người sử thi được thể hiện qua hai nhân vật Việt và Tnú?
- Tại sao nói hình ảnh không gian trong truyện ngắn thời chống Mỹ biểu thị cho cuộc đôi đầu sinh tử giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Mỹ?
Nét tương đồng và khác biệt giữa hình tượng Rừng Xà Nu và hình tượng “dòng sông truyền thống”?
- Chủ nghĩa anh hùng cách mạng được thể hiện như thế nào qua các nhân vật?
- Tìm những truyên ngẳn thời kì chống Mỹ để chỉ ra đặc điểm này?
- Nêu những đóng góp về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của truyện ngắn Thời kì kháng chiến chống Mỹ?
- Những chân lý của thời đại được thể hiên qua hai tác phẩm?
- Bức tranh thời chiến được miêu tả như thế nào qua hai tác phẩm?
- Cụ Mết nói: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Chị Chiến lạ nói: “Nếu giăc còn thì tao mất, vậy à!”
Đó là chân lý của thời đại. Suy nghĩcủa anh/chị?
- Truyên ngắn thời kì kháng chiến chống Mỹ là những bản anh hùng ca.
 Ý kiến của anh/chị?
Vẻ đẹp của của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong chiến tranh Chống Mỹ?
- Từ những con người trong tác phẩm, em có suy nghĩ gì về trách nhiêm của thế hệ trẻ hôm nay đối với đất nước?
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
HĐ 1. Khởi động
 Nhắc lại các đặc điểm của văn học giai đoạn từ cách mạng tháng 8/1945 - 1975?
* Giới thiệu bài mới 
 HĐ 2: Khám phá
- Trình bày một số nét tiêu biểu của hai tác giả?
- Phát hiện điểm tương đồng của hai tác giả?
GV định hướng (dựa vào thi pháp tác giả để cắt nghĩa nội dung)
GV: trên cơ sở những thông tin đã có ở sgk và các tài liệu tham khảo hướng dẫn học sinh tìm hiểu và phát hiện những điểm mới
 -Những yếu tố nào về về hoàn cảnh chi phối đến tư tưởng, cảm hứng, đề tài của tác phẩm? 
 - Xét ở phương diện hoàn cảnh ra đời và vị trí hai tác phẩm này có điểm gì chung, riêng?
 - Những yếu tố nào của bối cảnh văn hóa chi phối đến hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm?
GV: Dựa vào những hiểu biết về thi pháp tác giả, thi pháp trào lưu, thể loại để hướng dẫn học sinh
HS: Thảo luận nhóm 
 Nhóm 1: Sự ra đời của tác phẩm chiến tranh dựa trên những yêu cầu nào?
Nhóm 2: Tại sao thể loại truyện ngắn lại được sử dụng nhiều và đạt được những thành tựu của văn học giai đoạn này?
Nhóm 3: Tại sao nói truyện ngắn thời kì chống Mỹ là những tác phẩm “xung kích”?
HS : Làm bài tập chung theo nhóm
GV: Đánh giá nhận xét
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Một số nét chính về hai tác giả (sgk)
- Điểm tương đồng:
+ Cùng có những trải nghiệm về thực tế của cuộc kháng chiến.
+ Cùng là nhà văn chiến sĩ tương đồng về quan niệm sáng tác, cảm hứng chiến trường.
2. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm
a. Bối cảnh lịch sử
- Cuộc chiến tranh chống Mỹ đang vào thời kì ác liệt.
- Yêu cầu riết róng của lịch sử và nhiệm vụ của nhà văn thôi thúc khát vọng thể hiện.
- Sự tìm tòi, khám phá riêng của các nhà văn khi viết về đề tài chung. Đó là khai thác những bối cảnh mới của đất nước trong chiến tranh.
- Tây Nguyên và Nam bộ là “điểm nóng” đang cần phản ánh và đều là bối cảnh quen thuộc của cả hai tác giả.
 b. Bối cảnh văn hóa, văn học.
-Yêu cầu mới của văn hóa và văn học trong giai đoạn lịch sử đất nước
+ Yêu cầu bám sát hiện thực cách mạng
+ Yêu cầu tuyên truyền cổ vũ
+ Yêu cầu xây dựng hình tượng con người chiến tranh.
- Yêu cầu thể loại ( Truyện ngắn)
+ Tính “xung kích” của của thể loại truyện ngắn chiến tranh.
+ Yêu cầu phản ánh chân thực, chi tiết đời sống chiến tranh.
+ Lý giải, định hướng các sự kiện một cách có hiệu quả
 Nhận xét chung: 
 Các yếu tố về bối cảnh lịch sử, văn hóa văn học đã chi phối đến đặc điểm cũng như những ý tưởng khi xây dựng các tác phẩm trong cùng một trào lưu, giai đọan văn học.
 Truyện ngắn thời kì kháng chiến chống Mỹ được viết trong hoàn cảnh chiến tranh và chịu ảnh hưởng quan điểm mang tính định hướng của nền văn học cách mạng. 
- Chỉ ra điểm nhìn trần thuật và hình thức kết cấu của hai tác phẩm?
 HS làm việc theo nhóm
 - Nhóm 1: Từ điểm nhìn trần thuật hãy phân tích kết cấu của tác phẩm Rừng xà nu (người kể chuyện, cách kể, giá trị nghệ thuật)?
-Nhóm 2: Từ điểm nhìn trần thuật, phân tích kết cấu của tác phẩm Những đứa con trong gia đình (người kể, cách kể, giá trị nghệ thuật)?
 - Sự gặp gỡ trong điểm nhìn trần thuật ở hai tác phẩm là gì?
GV: Hướng dẫn hs tìm hiểu về hình tượng không gian, thời gian nghệ thuật trong tác phẩm.
 - Em hiểu như thế nào về không gian, thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học? 
 - Có những hình tượng không gian nghệ thuật nào được miêu tả trong hai tác phẩm? Ý nghĩa và đặc sắc nghệ thuật?
 Có những hình tượng thời gian nào? Ý nghĩa và đặc sắc nghệ thuật?
- Hình tượng không gian và thời gian nghệ thuật trong hai tác phẩm có ý nghĩa thẩm mĩ như thế nào?
 - Những yếu tố nào chi phối đến cách xây dựng nhân vật trong hai tác phẩm?
GV: Trên cơ sở quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học giai đoạn này để hướng dẫn cho học sinh
 - Tìm các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu khắc họa vẻ đẹp của các nhân vật trong hai tác phẩm? 
HS làm việc nhóm
-Nhóm 1: Tìm phân tích các chi tiết trong tác phẩm Rừng xà nu?
-Nhóm 2: Tìm phân tích các chi tiết trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình?
- Đánh giá nghệ thuật xây dựng và nêu ý nghĩa tư tưởng mà tác giả gửi gắm qua các hình tượng nhân vật trong hai tác phẩm?
- Hãy phát hiện và nêu cảm nhận về những hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng trong hai tác phẩm?
Chỉ ra giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của những hình ảnh mang tính biểu tượng?
-Tại sao nói trong tác phẩm văn học cảm hứng làm nên giọng điệu? 
 - Truyện ngắn thời kì chống Mỹ có sự thống nhất trong niềm cảm hứng chung của văn học thời đại. Điều đó được thể hiện như thế nào?
 - Cảm hứng đó được thể hiện qua giọng điệu nào?
 - Tìm và đọc những đoạn văn em cho là tiêu biểu về giọng điệu của hai tác phẩm?
 - Nêu kết luận chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của chủ đề?
II. Đọc hiểu chi tiết
1. Điểm nhìn trần thuật và hình thức kết cấu 
- Trong tác phẩm Rừng xà nu
+ Người kể:
 *Tác giả: kết cấu vòng (đầu-cuối)
 *Cụ Mết - nhận vật chứng kiến và tham gia vào toàn bộ những sự kiện
+ Bối cảnh: Tnú về làng, trong đêm, tại nhà cụ Mết, kể cho toàn bộ dân làng nghe.
+ Kết cấu: Dòng sự kiện liền mạch, xâu chuỗi song hành giữa hình tượng làng và nhân vật chính Tnú.
 - Trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình.
+ Người kể: Việt- nhân vật chính, kể về câu chuyện của chính mình.
+ Bối cảnh: Qua hồi ức nửa mê, nửa tỉnh của Việt khi bị thương ở chiến trường.
+ Kết cấu: dòng sự kiện không theo trật tự thời gian mà theo kiểu “dòng ý thức phân rễ” đan xen, đảo lộn các sự kiện.
 Nhận xét chung
- Cả hai đều được kể bởi các nhân vật trong truyện nên tự nhiên, linh hoạt, chân thật, giàu màu sắc trữ tình.
- Điểm nhìn trần thuật đã chi phối đến hình thức kết cấu của tác phẩm
 3. Thế giới hình tượng
a. Không gian, thời gian nghệ thuật
- Không gian, thời gian nghệ thuật.
- Biểu hiện của không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn thời chống Mỹ
 - Không gian nghệ thuật
+ Không gian cộng đồng
* Ngôi nhà ưng: Không gian sinh tồn cộng đồng
* Những cánh rừng xà nu: không gian biểu tượng cho quê hương đất nước
* Không gian chiến trường: không gian của đất nước trong chiến tranh. 
+ Không gian đối đầu
* Làng >< đồn giặc: sự đối đầu giữa bình yên - chiến tranh. Sức mạnh hủy diệt - tinh thần đoàn kết
* Ngôi nhà nhỏ của Chiến, Việt >< Chiến trường “chân trời góc bể”
 -Thời gian nghệ thuật
 + Thời gian lịch sử
 * Thời gian được kể theo dòng sự kiện về câu chuyện của Tnú và buôn làng Xô Man gắn liền với lịch sử đấu tranh của buôn làng
* Thời gian đồng hiện trong hồi ức của Việt
 Thể hiện mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại trong dòng lịch sử của gia đình và đất nước.
 Nhận xét chung: Không gian và thời gian nghệ thuật không những phản ánh hiện thực đất nước trong chiến tranh mà còn mang đến những hình tượng đẹp tượng trưng cho tinh thần dân tộc.
b. Nhân vật
- Kiểu nhân vật: Sử thi
+ Tnú, cụ Mết, Dít đại diện cho những phẩm chất, ý chí của người dân Tây Nguyên chống Mỹ
+ Việt, Chiến tiêu biểu cho thế hệ trẻ miền Nam trong chiến tranh chống Mỹ
- Các chi tiết khắc họa vẻ đẹp nhân vật
+ Tnú: * Học chữ
 * Tình yêu gia đình
 * Bàn tay cụt ngón
 +Cụ Mết:
 * Ngoại hình
 * Tính cách (qua giọng nói hành động)
+ Chị em Chiến -Việt:
 * Tranh nhau đi bộ đội
 * Lời dặn của chị Chiến
 * Tư thế của Việt khi bị thương 
+ Hình tượng tập thể nhân vật:
*Dân làng Xô Man - Là một tập thể anh hùng.
* Gia đình Chiến, Việt - Làm thành “Dòng sông truyền thống”
 Nhận xét chung: Mỗi nhân vật đều mang tính cách khác nhau nhưng đều có những phẩm chất chung như yêu quê hương gia đình, yêu nước, anh dũng, có khát vọng trả thù, mang vẻ đẹp của cả cộng đồng dân tộc. Thể hiện ý thức của người Việt trong cuộc đấu tranh với kẻ thù.
b. Hình ảnh biểu tượng
* Rừng xà nu
- Chi tiết:
+ Cánh rừng đầy thương tích
+ Có sức sống kì lạ
+ Khát khao tiếp nhận ánh sáng mặt trời
- Ý nghĩa biểu tượng: Tượng trưng cho số phận và phẩm chất của người dân Tây Nguyên trong chiến đấu
* Làng Xô Man
- Chi tiết:
+ Ngôi làng nhỏ bé thân thuộc
+ Có những thế hệ kế tiếp nhau đánh giặc
Ý nghĩa biểu tượng: 
+ Hình ảnh của quê hương đất nước trong chiến tranh
+ Thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
* “Dòng sông truyền thống”
- Hình ảnh
 + Các thế hệ trong gia đình nối tiếp nhau bởi truyền thống đánh giặc
+ Cuốn sổ ghi lịch sử gia đình
- Ý nghĩa biểu tượng chung:
+ Số phận con người Việt Nam trong chiến tranh
+ Thông điệp thời đại: Truyền thống gia đình gắn liền với truyền thống quê hương đất nước tạo nên sức mạnh của con người Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ.
 Nhận xét chung: Cả hai tác phẩm đều xây dựng được những hình ảnh đặc sắc vừa cụ thể sinh động hấp dẫn vừa giàu tính biểu tượng. Tất cả điều nhằm khắc họa hình ảnh con người, quê hương đất nước trong cuộc chiến tranh với kẻ thù xâm lược. 
4. Cảm hứng và giọng điệu
- Mối quan hệ giữa cảm hứng và giọng điệu: Cảm hứng là ngọn nguồn cảm xúc được thể hiện cụ thể qua giọng điệu.
- Cảm hứng:
+ Cảm hứng lãng mạn cách mạng
+ Cảm hứng anh hùng ca
- Giọng điệu
+ Hào hùng mang âm hưởng sử thi
+ Trữ tình lãng mạn
 Cảm hứng và giọng điệu được thể hiện thống nhất xuất phát từ các yếu tố hoàn cảnh lịch sử thời đại và khuynh hướng sáng tác của nền văn học cách mạng.
- Nét đặc sắc về giọng điệu của từng tác phẩm
Giọng văn chân thật, tự nhiên, nhiều đoạn gây xúc động mạnh
III. Tổng kết chung
- Nội dung:
+ Phản ánh hiện thực cuộc chiến tranh khốc liệt của đất nước trong thời kì chống Mỹ
+ Ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng và những vẻ đẹp của con người Việt Nam trong kháng chiến
- Nghệ thuật:
+ Khuynh hướng sử thi được thể hiện trong những hình thức như kết cấu, xây dựng hình tượng, giọng điệu tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc.
Hoạt động 3:  Luyện tập 
1. Anh, chị hãy nêu cách phân tích một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng trong tác phẩm văn xuôi? 
2. Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)?
3. Sự giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật Chiến và Việt (Những đứa con trong gia đình)?
Hoạt động 4: Vận dụng (HS làm ở nhà)
	Đề1: Phân tích đoạn văn mở đầu của truyện ngắn Rừng Xà Nu (Nguyễn Trung thành).
Đề 2: Có ý kiến cho rằng: Truyện ngắn thời kì chống Mỹ là những tác phẩm “xung kích”.
 Suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên?
 Đề 3: Sự đối lập giữa hai hình tượng không gian Làng Xô Man và đồn giặc dựng nên một tư thế cuộc đối đầu sinh tử giữa dân tộc Việt Nam và Đế quốc Mỹ.
 Ý kiến của anh/chị?
 Đề 4: Hình tượng con người sử thi qua truyện ngắn thời kì chống Mỹ.
 Đề 5: Truyện ngắn thời kì chống Mỹ là những khúc ca bi hùng về quê hương, đất nước trong lửa đạn. 
 Suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên?
Đề 6: Cụ Mết nói: “Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”. Chị Chiến lại nói: “Giặc còn thì tao mất, vậy à!”, đó là những thông đệp của cả dân tộc, cả thời đại.
Suy nghĩ của anh/chị?
Hoạt động 5: Ứng dụng
 - Học sinh tìm đọc các tác phẩm cùng chủ đề
 - Xây dựng hoạt cảnh sân khấu: Tái hiện không khí kể chuyện kiểu kể Khan của Sử thi Tây Nguyên.
 ..............................................................................................................
3.2. Thể nghiệm giáo án dạy dọc
3.2.1. Chọn giáo án
	- Chọn hai giáo án, một giáo án thực nghiệm (Giáo án của đề tài), một giáo án đối chứng (Giáo án của đồng nghiệp)
 - Thẩm định giáo án (giáo án được thẩm định trong tổ bộ môn, cả hai giáo án đều đạt những yêu cầu cơ bản về nội dung và hình thức, phương pháp)
3.2.2. Chọn đối tượng tham gia thể nghiệm
- Đối tượng học sinh
+ Chọn hai lớp khác nhau mỗi lớp áp dụng một giáo án (lớp thực nghiệm và lớp đối chứng) 
+ Mặt bằng chất lượng như nhau
+ Áp dụng lượng thời gian như nhau (6 tiết)
Đơn vị áp dụng
 Lớp thực hiện
 Lớp đối chứng
Lớp
Số
 học sinh
Lớp
Số
 học sinh
THPT Thanh Chương 3
 12D2
 41
 12D3
 42
+ Chọn giáo viên thể nghiệm
- Chọn một giáo viên 
- Trực tiếp giảng dạy cả hai lớp
- Trực tiếp đánh giá kiểm tra cả hai lớp
	3.2.3. Nhận xét đánh giá giáo án thực nghiệm
Qua việc tiến hành và thống kê, đối chiếu kết quả và thăm dò ý kiến của giáo viên trực tiếp giảng dạy chúng tôi thu đươc kết quả như sau:
- Khi áp dụng giáo án thực nghiệm, việc triển khai giờ dạy của giáo viên trở nên dễ dàng, mạch lạc hơn và đáp ứng về mặt thời gian.
- Kiến thức được trình bày một cách có hệ thống.
- Giáo viên chủ động và có hứng thú trong giờ dạy.
- Học sinh làm việc tích cực hào hứng, giờ học sinh động, có hiệu quả.
3.3. Kiểm tra đánh giá
3.3.1. Phương án kiểm tra
- Thời gian làm bài: 1tiết
- Thời điểm kiểm tra: sau khi học xong chủ đề.
- Chọn đề kiểm tra:
+ Số lượng: một đề chung cho cả hai đối tượng 
+ Nội dung đề: 
- Chọn giáo viên chấm: giáo viên trực tiếp dạy chủ đề
3.3.2. Kết quả kiểm tra
Bảng thống kê kết quả:
 Đơn vị
 Lớp
 Điểm kiểm tra
THPT Thanh Chương 3
Loại lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
T. bình
Yếu
 Lớp 12D2 
Thực nghiệm
41
8
23
10
0
Lớp 12 D3
Đối chứng
42
3
20
15
4
	Bảng thống kê tỷ lệ %
 Lớp	loại
Giỏi
Khá
T.bình
Yếu/ kém
 Thực nghệm
19,5%
56%
24,5%
0%
 Đối chứng
7,1%
47,6%
35,7%
9,5%
So sánh ti lệ
12.4 %
7,3%
- 11.2 %
- 9,5%
3.3.3. Nhận xét đánh giá
	Nhìn vào bảng thống kê kết quả và bàng so sánh tỷ lệ chúng ta thấy: 
- Lớp thực nghiêm chiếm ưu thế ở các mức độ. 
- Tỉ lệ học sinh đạt loại giỏi ở lớp thực nghiệm chếnh lệch nhiều so với lớp đối chứng.
- Ở lớp đối chứng còn có tỉ lệ học sinh yếu kém.
Từ đó chúng ta có cơ sở để khẳng định những kinh nghiệm của tôi được thể hiên trong giáo án được thực nghiệm có hiệu quả nhất định. 
C. KẾT LUẬN
	Đề tài đã được hoàn thành và áp dụng vào thực tiễn dạy học ở đơn vị. Qua quá trình kiểm định khoa học cũng như thăm dò ý kiến của đồng nghiệp tôi nhận thấy:
Về ưu điểm:
Đề tài đã truyền đạt được một số kinh nghiệm có thể giúp cải thiện được những hạn chế trong thực tế dạy học chủ đề tích hợp môn Ngữ văn THPT.
Từ việc đưa kiến thức Thi Pháp học vào hoạt động dạy học chủ đề tích hợp sẽ mở ra một hướng đi mới có thể áp dụng rộng rãi trong quá trình dạy học theo hình thức này. 
Đề tài đã giải quyết được những vướng mắc của giáo viên khi tiến hành dạy học, tạo được hiệu ứng tích cực trong hoạt động chuyên môn của nhóm tổ. Bên cạnh đó nó cũng đã gây được niềm hứng khởi trong giờ học văn đồng thời rèn luyện một số kĩ năng và phẩm chất cho học sinh.
Về hạn chế:
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên tôi vẫn nhận thấy những hạn chế cần phải hoàn thiện thêm như:
- Do khả năng tiếp nhận của học sinh có hạn nên việc đưa lý thuyết Thi pháp học vào giảng dạy còn gặp khó khăn. 
- Do hạn chế về mặt thời gian cũng như yêu cầu phạm vi của đề tài nên chưa thể đưa hết những ý tưởng của mình, điều đó làm cho một số đề mục còn chưa trọn vẹn.
Một số đề xuất:
Trên cơ sở những nhận thức về đề tài của mình, xuất phát từ những kinh nghiệm rút ra trong quá trình xây dựng và triển khai tôi có một vài đề xuất như sau:
 - Đề tài chỉ là những đề xuất mang tính gợi mở, được rút ra từ thực tiễn dạy học, rất cần những đóng góp xây dựng phát triển để ý tưởng được hoàn thiện. 
- Trong đề tài tôi có sáng kiến áp dụng lý thuyết Thi pháp học vào dạy học chủ đề tích hợp, đây là biện pháp mới đang rất cần sự đóng góp của những người làm chuyên môn để phương pháp này được áp dụng có hiệu quả.
- Là sản phẩm của một cá nhân, trong quá trình thực hiện chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được mọi người đóng góp xây dựng.
Xin chân thành cảm ơn!
 Thanh Chương,ngày 25 tháng 3, năm 2021
 ĐỒNG TÁC GIẢ:
\ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo ( 2007), Những Vấn Đề Chung Về Đổi Mới Giáo Dục Trung Học Phổ Thông Môn Ngữ Văn, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
2. Kiều Mai, Tích Hợp Dạy Học Ngữ Văn Ở Trường Phổ Thông, Http: //Kieumai.Vnweblogs .Com/Post/3334/33239.
 3. Lê Bá Hán , Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi(1992), Từ Điển Thuật Ngữ Văn Học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội
4. Nguyễn Thị Khánh Dư (1995), Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Từ Góc Độ Thi Pháp, Nxb Giáo Dục, TP Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Viết Chữ (2005), “Phương Pháp Dạy Học Tác Phẩm Văn Chương (Theo Thể Loại), NXB Đại Học Sư Phạm, Hà Nội.
6. Nguyễn Thanh Hùng (2008), Đọc- Hiểu Tác Phẩm Văn Chương Trong Nhà Trường, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
7. Nhiều Tác Giả (2007), Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Dạy Học Ngữ Văn Ở Trường Phổ Thông Theo Chương Trình Và Sách Giáo Khoa Mới, Nxb Nghệ An.
8. Nhiều Tác Giả ( 2008), Ngữ Văn 10- Những Vấn Đề Thể Loại Và Lịch Sử, Nxb Giáo Dục, Hà Nội . 
9. Nhiều Tác Giả, Lý Luận Và Phê Bình Văn Họcđổi Mới Và Phát Triển (2005), Nxb KHXH, Hà Nội.
10. Nhiều Tác Giả ( 2008), Thiết Kế Bài Dạy Ngữ Văn Trung Học Phổ Thông, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
11. Nhiều Tác Giả ( 2008), Thiết Kế Bài Dạy Ngữ Văn Trung Học Phổ Thông, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
12. Nhiều Tác Giả (2010), Hướng Dẫn Thực Hiện Chuẩn Kiến Thức, Kĩ Năng Môn Ngữ Văn Lớp 10, Nxb Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội.
13. Phan Trọng Luận (Tổng Chủ Biên), ( 2008), Ngữ Văn 10 (Cơ Bản)- Sách Giáo Viên, Tập 1,2, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
14. Phan Trọng Luận (Tổng Chủ Biên), ( 2008), Ngữ Văn 11 (Cơ Bản)- Sách Giáo Viên, Tập1, 2, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
15. Phan Trọng Luận (Tổng Chủ Biên), ( 2008), Ngữ Văn 12 (Cơ Bản)- Sách Giáo Viên, Tập1, 2, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
16.Trần Đình Sử (1993), Một Số Vấn Đề Thi Pháp Học Hiện Đại, Nxb Giáo Dục, Hà Nội
17. Trần Đình Sử (1998), Giáo Trình Dẫn Luận Thi Pháp Học,Nxb Giáo Dục, Hà Nội
 Em lưu ý thông tin in bìa nhé
 THÔNG TIN VỀ ĐỀ TÀI
1 Tên đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy học Chủ đề tích hợp môn Ngữ văn THPT”
2. TÁC GIẢ: Võ Anh Tiến và Dương Như Quỳnh
3; Đơn vị: Tổ Ngữ văn – Ngoại ngữ - Trương THPT Thanh Chương 3 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_chu_de_mon_ngu_van_trung_hoc_p.doc
Sáng Kiến Liên Quan