Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Chủ đề “Kí hiện đại Việt Nam” trong chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Đổi mới phương pháp dạy học được xem là hồn cốt của người thầy trên bục

giảng. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học, thiết kế bài học

theo chủ đề được cho là phù hợp trong tình hình mới, với môn Ngữ Văn cấp THPT

cũng vậy. Đây là một thách thức không nhỏ đối với mỗi thầy cô giáo.

Chương trình Ngữ văn lớp 12 có hai tác phẩm thuộc thể loại kí: Người lái đò

sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc

Tường. Thực tế việc dạy học hai tác phẩm này đã và đang gặp không ít trở ngại, khó

khăn. Nhiều GV, nhất là GV trẻ cũng gặp vấn đề khó khăn khi xác định trọng tâm bài

học và phương pháp tổ chức cho HS cảm thụ tác phẩm kí theo định hướng năng lực.

Là vai trò người thầy truyền lửa, mong muốn giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của

tác phẩm kí, sống trong không khí của kí, qua ngôn ngữ, kết cấu, thể loại Với những

lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Dạy học Chủ đề “Kí hiện đại Việt Nam”

trong chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

pdf36 trang | Chia sẻ: minhtam111 | Lượt xem: 2788 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Chủ đề “Kí hiện đại Việt Nam” trong chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng phương pháp vấn đáp 
- Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương gắn với những sự kiện lịch sử nào của 
dân tộc ta? 
21 
- Dưới góc nhìn thơ ca, Hoàng Phủ Ngọc Tường nhận xét: “Dòng sông ấy không bao 
giờ lặp lại mình trong cảm hứng của người nghệ sĩ”, tác giả đã chứng minh điều ấy 
như thế nào? Em có đồng tình không? 
- Dòng sông Hương gắn với nét văn hoá nào của xứ Huế? 
- Em cảm nhận như thế nào về nhã nhạc cung đình Huế trên mặt nước sông Hương? 
GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu lối hành văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường- 
sử dụng phương pháp nêu vấn đề - thảo luận nhóm 
- Lối hành văn mê đắm, tài hoa của nhà văn thể hiện trước tiên ở cách sử dụng 
ngôn từ. Em hãy chọn một vài từ ngữ mà nhà văn đã sử dụng để chứng minh. 
- Theo em, những biện pháp nghệ thuật nào đã được Hoàng Phủ Ngọc Tường sử 
dụng trong tác phẩm? Em có nhận xét gì về cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó 
của nhà văn? 
- Có ý kiến cho rằng: chất trữ tình trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? 
xuyên thấm vào tất cả và thăng hoa thành chất thơ của ngôn ngữ, em có đồng ý hay 
không? Vì sao? 
* Sau khi đọc 
GV cho HS nhập vai nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường- bạn đọc. Cả 2 trao đổi 
trong 5 phút về nghệ thuật viết kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Ai đã đặt tên cho 
dòng sông? và nội dung tư tưởng của văn bản. GV nêu một số câu hỏi để HS thảo luận 
và đóng vai: 
- Văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? giúp em hiểu thêm những gì về tác giả 
Hoàng Phủ Ngọc Tường và bút kí trữ tình? 
- Tại sao nói Ai đã đặt tên cho dòng sông? bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và 
niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với Huế, với quê hương 
đất nước? 
(2) Hướng dẫn HS đọc hiểu thể loại kí 
Từ việc đọc hiểu 2 văn bản Người lái đò sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng 
sông?, em hãy khái quát về thể loại kí, thể loại tuỳ bút, bút kí... 
GV giao nhiệm vụ cho các tổ về nhà đọc tài liệu GV cung cấp, viết kịch bản, sắm 
vai sân khấu hoá trước lớp 
- Học sinh sân khấu hoá theo kịch bản của mình. 
- Các HS khác lắng nghe, theo dõi và đặt câu hỏi cho người thực hiện chủ đề kí. 
- GV nhận xét và định hướng nội dung. 
*Hoạt động 3: Thực hành (luyện tập) 
HS tự đọc bài Những ngày đầu của nước Việt Nam mới của Võ Nguyên Giáp 
bằng việc trả lời câu hỏi của GV đề xuất để rèn thêm kĩ năng đọc hiểu thể loại kí- hồi 
kí. Các câu hỏi/ bài tập HS trả lời như sau: 
- Xác định nội dung của văn bản và nghệ thuật viết hồi kí của Võ Nguyên Giáp. 
- Tìm sự giống và khác nhau giữa ba thể kí ( bút kí, tùy bút, hồi kí) 
*Hoạt động 4: Vận dụng 
22 
HS thực hiện các nhiệm vụ sau: Làm bài kiểm tra 15 phút trên lớp 
Bài kiểm tra 15 phút 
A. Ma trận đề 
 MỨC ĐỘ 
CHỦ ĐỀ 
Nhận biết Thông hiểu 
Vận dụng và 
vận dụng cao 
 Phong cách, quan điểm của 
tác giả, biện pháp nghệ 
thuật trong câu, câu văn thể 
hiện được tài năng của tác 
giả 
Nội dung ý nghĩa 
của câu văn, đoạn 
văn trong tác phẩm 
kí 
Việt 1 đoạn văn 
nêu cảm nhận về 
một ý văn, câu 
văn. 
Tổng chung 
Số câu 
Số điểm 
% 
4 
4.0 
40% 
3 
3.0 
30% 
1 
3.0 
30% 
3. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI CỦA ĐỀ TÀI 
Đề tài được ứng dụng trong công tác dạy học và kiểm tra đánh giá môn Ngữ 
văn lớp 12 nói riêng và dạy học theo chủ đề trong chương trình THPT nói chung. 
Những kết quả nghiên cứu mà chúng tôi đã đạt được cả về mặt lý luận lẫn sản 
phẩm thực tiễn hi vọng sẽ là những tài liệu hữu ích cho GV và HS trong trường THPT. 
4. Ý NGHĨA MANG LẠI CỦA ĐỀ TÀI 
 - Ý nghĩa thực tiễn dạy học 
Có được phương pháp dạy học tích cực và thông qua KTĐG kết quả học tập về 
chủ đề “văn bản Kí” theo hướng tiếp cận năng lực HS sẽ giúp GV và các nhà quản lí 
giáo dục đo được chất lượng dạy của GV cũng như chất lượng học tập của HS. 
- Ý nghĩa thực tiễn cuộc sống 
 Giúp các nhà giáo dục định hướng đúng đắn về cách đánh giá toàn diện HS, 
thúc đẩy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, tự học và tự đánh giá năng lực của mình. 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của đề tài, qua kết quả nghiên cứu lý luận, thực 
tiễn và thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã chứng minh và khẳng định tính đúng đắn 
của giả thuyết khoa học nêu ra của đề tài và rút ra một số kết luận: 
- Để nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn ở trường THPT, phải được tiến hành 
đồng bộ với đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, đáp ứng yêu cầu của 
nội dung chương trình. 
- Để thực hiện tốt PPDH theo chủ đề thì trong quá trình thực hiện yêu cầu GV 
vận dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực nói chung như phương pháp đàm thoại 
phát hiện, PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề, PPDH theo hợp đồng , theo góc, dạy 
học tích hợp, dạy học hợp tác theo nhóm 
23 
2. Kiến nghị 
✓ Đối với cán bộ quản lí 
- Xây dựng kế hoạch hướng dẫn chủ trương đổi mới, tích cực đôn đốc và tạo điều 
kiện cho giáo viên thực hiện đổi mới PPDH. 
- Quyết liệt triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy mang tính 
sáng tạo và đột phá, phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường. 
- Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học phù hợp với đơn vị 
-Tạo điều kiện tốt nhất, thường xuyên động viên, khuyến khích phát huy năng 
lực của GV bằng vật chất lẫn tinh thần 
✓ Đối với giáo viên bộ môn 
- Mỗi GV bộ môn phải xem việc đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát 
triển năng lực của HS là việc làm thường xuyên. 
- Tất cả các GV phải có ý thức tự học tập nâng cao trình độ giảng dạy thông qua 
việc dự giờ, học tập kinh nghiệm từ các đơn vị bạn, nghiên cứu cách dạy hay, tra cứu 
thông tin trên mạng 
GV có phương pháp quản lý HS, phương pháp sư phạm, giao tiếp và ứng xử 
 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1].Lại Nguyên Ân (2003), 150 Thuật Ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội. 
[2].Bộ Giáo dục và đào tạo (2017), Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra đánh giá 
kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ Văn, Chương 
trình Phát triển giáo dục. 
[3].Bộ Giáo dục và đào tạo (2016), Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn 10, 
NXB Giáo dục Việt Nam. 
[4].Nguyễn Văn Cường (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy 
học ở trường trung học phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[5].Phạm Thị Thu Hương (2012), Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong 
nhà trường phổ thông, NXB Đại học Sư pham. 
[6].Trần Ngọc Hưởng (1998), Luận đề về Nguyễn Tuân, NXB Thanh Niên. 
[7].Phan Trọng Luận (chủ biên) (2006), Ngữ văn 12 (tập 1), NXB Giáo dục. 
[8].Nguễn Thị Minh(2009), Vận dụng phương pháp đọc sáng tạo vào dạy học bài thơ 
“Sóng” của Xuân Quỳnh, Luận văn thạc sĩ giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Tp. 
HCM. 
[9].Phạm Thị Thu Thủy (2008), Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký trong nhà 
trường phổ thông, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 
[10]. https://violet.vn/ 
i 
PHỤ LỤC 
Phụ lục 1. Đề kiềm tra 
TRƯỜNG THPT LÊ QUẢNG CHÍ 
TỔ: NGỮ VĂN 
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT 
Môn: NGỮ VĂN 12 
NĂM HỌC: 2017- 2018 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 
ĐA 
Phần 1: Trắc nghiệm 
Câu 1. Nguyễn Tuân liên tưởng, so sánh dòng sông Đà như một thiên anh hùng ca mà 
người lái đò đã thuộc làu làu những dấu chấm than, chấm câu và cả những đoạn xuống 
dòng. Miêu tả như vậy nhằm mục đích 
A. ca ngợi ông lái đò thông minh và tài hoa. 
B. ca ngợi ông lái đò kinh nghiệm và tài hoa. 
C. ca ngợi ông lái đò anh hùng và tài hoa. 
D. ca ngợi ông lái đò thông minh và anh hùng. 
Câu 2. Khi trôi thuyền trên sông Đà, Nguyễn Tuân viết “Chao ôi, thấy thèm được giật 
mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên 
Bái - Lai Châu.” nhằm thể hiện: 
A. khát khao của nhà văn về âm thanh cuộc sống. 
B. sự tĩnh lặng của cảnh vật và khát khao của nhà văn về âm thanh cuộc sống phồn 
hoa. 
C. tình yêu quê hương, đất nước thầm kín của nhà văn. 
D. sự tĩnh lặng, “lặng tờ” của dòng chảy sông Đà. 
Câu 3 Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời khao khát và đi tìm: 
A. cái đẹp và cái tài B. cái đẹp và cái thiện 
C. cái đẹp và cái thật D. cái đẹp và cái tốt 
Câu 4. Miêu tả tính cách hung bạo của con sông Đà, Nguyễn Tuân đã phát huy tối đa 
năng lực liên tưởng, so sánh, tưởng tượng và lấy cảm giác của nghệ sĩ để thể hiện. Dẫn 
chứng nào dưới đây nói lên nhận xét trên? 
A. Tiếng rống lên của một ngàn con trâu mộng, tiếng đàn trâu da cháy bùng bùng hòa 
âm hòa điệu cùng với rừng lửa gầm thét, với tiếng nổ của tre vầu và nứa,... 
B. “Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như nỗi lần có 
chiếc thuyền nào xuất hiện () là một số hòn bèn nhổm dậy để vồ lấy thuyền.” 
C. “Tiếng rống của ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ 
lửa, đang phá tuông rừng lửa,(...); Tiếng nước réo gầm mãi lại réo to mãi lên, nghe 
MÃ ĐỀ 01 
ii 
như oán trách gì, nghe như là van xin, nghe như là khiêu khích, giọng gằn mà chế 
nhạo.” 
D. “có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa của một thứ kẻ thù số một () 
nó bày thạch trận trên sông () đòi ăn chết cái thuyền” 
Câu5. Đoạn văn: “Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình 
như đời Lí, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi 
trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng 
người. Cỏ gianh núi đồi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ 
gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như 
một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-
lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu.” có sử 
dụng những biện pháp nghệ thuật: 
A. so sánh, điệp cấu trúc B. so sánh, nhân hoá 
C. so sánh, ẩn dụ D. nhân hoá, điệp cấu trúc 
Câu 6. Miêu tả sự hung ác của sóng nước sông Đà, Nguyễn Tuân so sánh nó khi thì 
“như thể quân liều mạng”, khi thì “ như đô vật”, lúc thì “ dòng thác hùm beo”, “ bọn 
thủy quân cửa ải”, ...; miêu tả hành động của ông lái đò khi vượt qua thạch trân sông 
Đà, Nguyễn Tuân dùng kiến thức của ngành quân sự, so sánh liên tưởng như “nghe 
tiếng chỉ huy ngắn gọn”, “đổi luôn chiến thuật”, “nắm chắc binh pháp”, “nắm chặt 
bờm” “ghì cương lái”, “như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên 
vừa tự động lái được lươn được”nhằm nói lên: 
A. trí dũng song toàn khi vượt thác ghềnh sông Đà của ông lái đò. 
B. sự nguy hiểm khi vượt thác ghềnh sông Đà của ông lái đò. 
C. tài năng tuyệt vời khi vượt thác ghềnh sông Đà của ông lái đò. 
D. sự dũng cảm và tài hoa khi vượt thác ghềnh sông Đà của ông lái đò. 
Câu 7. Quan điểm về con người tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tuân là: 
A. con người anh hùng trong chiến đấu. 
B. người anh hùng trong lao động và sản xuất. 
C. người bình thường nhưng trí dũng song toàn, luôn chiến thắng trước mọi kẻ thù. 
D. người bình thường, làm công việc bình thường nhưng đạt đến trình độ điêu luyện. 
Phần 2: Tự luận 
Anh (chị) thích nhất câu văn hoặc ý văn nào trong đoạn trích “Ai đã đặt tên cho 
dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường? Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 dòng), 
trình bày cảm nhận của anh (chị) về câu văn đó. 
Đáp án 
1/ Phần Trắc nghiệm: 7 điểm 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 
iii 
ĐA B D C C A D D 
2/ Tự luận: 3 điểm 
Đáp án Thang điểm 
Lựa chọn được 1 câu văn/ ý văn 1.0 
Nêu cảm nhận đúng về nội dung và nghệ thuật của câu văn/ ý văn 1.5 
Đảm bảo hình thức đoạn văn, đúng chính tả, dùng từ, đặt câu 0.5 
Hoạt động mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo 
Học sinh làm các bài tập theo đề xuất của giáo viên: 
Bài tập 1: Theo em phải làm gì để giữ được vẻ đẹp, lợi ích mà các dòng sông 
mang lại cho con người. 
Bài tập 2: Hồ Kẽ Gỗ ( ở Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh, một khung cảnh đẹp, trữ tình, 
gắn với nghề làm đánh cá, du lịch và nghành thủy lợi của nhân dân địa phương), anh/ 
chị hãy tham quan và viết một bài bút kí về địa danh trên. 
Phụ lục 2. PHIẾU HỌC TẬP DÀNH CHO HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH 
CHUẨN BỊ BÀI Ở NHÀ VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TRÊN LỚP 
Phiếu học tập 1: Bài tập chuẩn bị cho bài Người lái đò sông Đà- Nguyễn Tuân. 
Tên/ nhóm học sinh 
Lớp: 
Hình ảnh 
( nghệ thuật nhiếp ảnh) 
Câu văn mô tả cho hình 
ảnh 
Đánh giá về cách sử dụng 
ngôn ngữ của Nguyễn 
Tuân trong việc tái hiện 
lại đặc điểm sông Đà 
Vách đá bị nước sông Đà 
bào mòn 
Cái hút nước 
trên sông Đà 
Vượt thác 
iv 
Phiếu học tập 2: dùng cho học sinh ghi chép nội dung trong quá trình tìm hiểu hình 
tượng sông Đà. 
Tên/ nhóm học sinh 
Lớp: 
Hình tượng sông Đà 
Hung bạo Trữ tình 
- Vách đá, xoáy nước 
- Nhìn từ trên cao xuống 
- Quãng mặt ghềnh Hát loóng 
- Khi đến gần 
- Thạch trận trên sông (Thác đá) 
- Khi trôi thuyền trên sông 
Sông Đà nhìn từ trên cao 
Trôi thuyền trên sông Đà 
v 
Nhận xét về nghệ thuật: 
- Ngôn ngữ 
- Biện pháp nghệ thuật chủ yếu: 
Nhận xét về nghệ thuật 
- Ngôn ngữ: 
.. 
- Biện pháp nghệ thuật chủ yếu: 
Phiếu học tập 3: dùng cho học sinh ghi chép nội dung trong quá trình tìm hiểu hình 
tượng người lái đò sông Đà. 
Tên/ nhóm học sinh:., Lớp: 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ 
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT 
Đọc đoạn văn sau và tìm hiểu vẻ đẹp 
của hình tượng người lái đò trên sông Đà: 
“...Thạch trận dàn bày vừa xong thì 
cái thuyền vụt tới. Phối hợp với đá, nước 
thác reo hò làm thanh viện cho đá, những 
hòn đá bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hòn 
ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm 
hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi 
giao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút 
và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến 
gần vào. Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi 
bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng 
vào mình. Mặt nước hò la vang dậy quanh 
mình, ùa vào mà bẻ gẫy cán chèo võ khí 
trên cánh tay mình(...)Có lúc chúng đội cả 
thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đô 
vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình 
ra giữa trận nước vang trời thanh la nạo 
bạt. Sóng thác đã đánh đến miếng đòn độc 
hiểm nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí 
ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái 
đò(..).Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai 
1. Quan điểm của Nguyễn Tuân về con 
người tài hoa nghệ sĩ 
1. Ông lái đò- một “tay lái ra hoa”, 
trí dũng song toàn 
- Kinh nghiệm về sông Đà 
- Cuộc chiến đấu sinh tử với dòng 
sông Đà 
+ Tương quan lực lượng: 
vi 
chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo 
bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, 
đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. 
Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của 
nước của đá thác. Nhưng trên cái thuyền 
sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy 
gọn ngắn tỉnh táo của người cầm lái. Vậy 
là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng 
thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ 
mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi 
luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh 
pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc 
quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước 
hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra 
năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, 
cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. 
Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử 
để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại 
bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên 
thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là 
cưỡi hổBốn năm bọn thủy quân cửa ải 
nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền 
lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ 
mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi 
chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt 
đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử 
đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo 
tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng 
vẫn không ngớt khiêu khích ()Còn một 
trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên 
phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái 
luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa 
bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng 
thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. 
Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh 
khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại 
cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre 
+ Trùng vi thứ nhất: 
+ Trùng vi thứ 2 
+ Trùng vi thứ 3 
- Sau cuộc vượt thác: 
2. Tài năng, phong cách, tư tưởng của 
Nguyễn Tuân qua hình tượng ông 
lái đò sông Đà 
vii 
xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa 
tự động lái được lượn được. Thế là hết 
thác.” (Người lái đò sông Đà- Nguyễn 
Tuân) 
Phiếu học tập 4: Dùng trong hoạt động thảo luận trên lớp. Học sinh thảo luận nhóm- 
hoàn thành bài tập/ câu hỏi và trình bày trước lớp. 
Tên/ nhóm học sinh:.., Lớp: 
Vẻ đẹp sông Hương dưới góc nhìn địa lí 
+ Đọc đoạn văn: “Trong những dòng sông đẹp... bát ngát tiếng gà...” và trả 
lời các câu hỏi sau: 
- Đoạn văn trên miêu tả dòng chảy của sông Hương ở những khu vực nào? 
- Sông Hương hiện lên như thế nào qua ngòi bút miêu tả của tác giả? Em hãy 
tái hiện lại vẻ đẹp của sông Hương bằng lời văn của mình. 
- Khi đọc đoạn văn đó trong em có xúc cảm như thế nào? 
Phiếu học tập 5: Dùng trong hoạt động thảo luận trên lớp. Học sinh thảo luận nhóm- 
hoàn thành bài tập/ câu hỏi và trình bày trước lớp. 
Tên/ nhóm học sinh:., Lớp: 
Vẻ đẹp sông Hương dưới góc nhìn địa lí 
Đọc đoạn văn: “ Từ đây, như tìm đúng đường về ...với quê hương xứ sở” 
và trả lời các câu hỏi sau: 
- Đoạn văn trên miêu tả dòng chảy của sông Hương ở những khu vực nào? 
- Sông Hương hiện lên như thế nào qua ngòi bút miêu tả của tác giả? Em hãy 
tái hiện lại vẻ đẹp của sông Hương bằng lời văn của mình. 
- Khi đọc đoạn văn đó trong em có xúc cảm như thế nào? 
Phiếu học tập 6: dùng cho học sinh tìm hiểu nội dung trong quá trình tìm hiểu vẻ đẹp 
sông Hương. 
Tên/ nhóm học sinh:.., Lớp: 
Vẻ đẹp sông Hương dưới góc nhìn lịch sử, văn hoá, thi ca của Hoàng Phủ 
Ngọc Tường 
viii 
Lịch sử 
Văn hoá 
Thi ca 
Phiếu học tập 7: Giáo viên sử dụng trong tiến trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập 
của học sinh trên lớp. 
Tên/ nhóm học sinh:., Lớp: 
Hoàn thành sơ đồ tư duy theo mẫu về vẻ đẹp của sông Hương dưới góc nhìn địa 
lí và lịch sử văn hoá, thi ca; lối hành văn tài hoa mê đắm và cái tôi của Hoàng phủ 
Ngọc Tường qua bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?. 
ix 
Phụ lục 3. KẾT QUẢTHỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 
Tiến hành chấm điểm kiểm tra của 2 lớp TN và ĐC. chúng tôi thu được kết quả 
như sau: 
3.1. Đối với bài kiểm tra 15 phút 
Bảng 3. Phân phối tần suất, tần số tích lũy bài kiểm tra 15 phút cặp TN1-ĐC1 
Lớp 
Sĩ 
số 
Điểm Xi 
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
TN 41 0 0 0 0 1 1 3 9 14 9 4 
ĐC 39 0 0 0 2 3 7 5 10 7 3 2 
Lớp 
Sĩ 
số 
% Số HS đạt điểm Xi trở xuống 
TN 41 0,00 0,00 0,00 0,00 2,44 4,88 12,20 34,15 68,29 90,24 100 
ĐC 39 0,00 0,00 0,00 5,13 12,82 30,77 43,59 69,23 87,18 94,87 100 
Hình 1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 15 phút cặp TN1-ĐC1 
Bảng 4. Phân loại bài kiểm tra 15 phút cặp TN1-ĐC1 
Lớp % Yếu – Kém % Trung bình % Khá – Giỏi 
TN 2,44 9,56 88,00 
ĐC 17,95 30,77 51,28 
Hình 2. Biểu đồ phân loại bài kiểm tra 15 phút cặp TN1-ĐC1 
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Lớp TN
Lớp ĐC
0
20
40
60
80
100
% Yếu – Kém % Trung bình % Khá – Giỏi
2.44
9.56
88
17.95
30.77
51.28
TN
ĐC
x 
3.2. Đối với bài kiểm tra 1 tiết 
Bảng 5. Phân phối tần suất, tần số lũy tích bài kiểm tra 1 tiết cặp TN2-ĐC2 
Lớp 
Sĩ 
số 
Điểm Xi 
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
TN 44 0 0 0 0 1 1 2 9 15 13 3 
ĐC 45 0 0 0 2 3 7 6 12 8 6 1 
Lớp 
Sĩ 
số 
% Số HS đạt điểm Xi trở xuống 
TN 44 0,00 0,00 0,00 0,00 2,27 4,55 9,09 29,55 63,64 93,18 100 
ĐC 45 0,00 0,00 0,00 4,44 11,11 26,67 40,00 66,67 84,44 97,78 100 
Hình 3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 1 tiết cặp TN2-ĐC2 
Bảng 6. Phân loại bài kiểm tra 1 tiết cặp TN2 – ĐC2 
Lớp % Yếu – Kém % Trung bình % Khá – Giỏi 
TN 2,27 6,82 90,91 
ĐC 11,11 28,89 60,00 
Hình 4. Biểu đồ phân loại bài kiểm tra 1 tiết cặp TN2-ĐC2 
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
0
20
40
60
80
100
% Yếu – Kém % Trung bình % Khá – Giỏi
2.27 6.82
90.91
11.11
28.89
60
TN
ĐC

File đính kèm:

  • pdfSKKN_2018-_TRa_54d1d7e41c.pdf
Sáng Kiến Liên Quan