Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học chủ đề bài Tiêu hóa ở động vật trong Sinh học 11 theo định hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh
Sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước ngày nay đòi hỏi
nguồn nhân lực không những chỉ đủ về số lượng mà còn phải có chất lượng.
Nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Để
đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu mới thì vai trò của
Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) hết sức quan trọng, kiến thức và sự hiểu biết về
nguyên tắc đảm bảo chất lượng ngày càng mở rộng hơn, lôgíc tất yếu đòi hỏi phải
đổi mới chất lượng GD&ĐT để tạo ra nguồn lực mới. Một trong những định hướng
cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm,
kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng
lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan
trọng trong đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là phát huy tính tích cực, tự lực
và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người
học. Đó cũng là những xu hướng trong cải cách PPDH ở nhà trường theo quan
điểm của Đảng và nhà nước.
Hiện nay, Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, phát triển nguồn nhân lực, đã
từng được khẳng định trong các văn kiện Đảng trước đây, đặc biệt là trong Nghị
quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền
thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến
khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát
triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa
dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”[13]. Để thực hiện tốt
mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29 của Hội
nghị Trung ương 8, khóa XI, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới
phương pháp, cách thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và
một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.
tiêu hoá ngoại bào? Câu 3: Hãy mô tả quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa ở trùng đế giày. Câu 4: Túi tiêu hóa ở thủy tức có đặc điểm cấu tạo như thế nào? Mô tả quá trình tiêu hoá và hấp thụ thức ăn của thuỷ tức? Câu 5: Tại sao trong túi tiêu hóa , thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào? Câu 6: Tại sao phải có quá trình tiêu hoá nội bào? Ưu điểm của tiêu hóa thức ăn ở ĐV có túi tiêu hóa so với ĐV đơn bào? Quan sát hình 3. về các quá trình tiêu hóa thức ăn ở các nhóm động vật khác nhau, trả lời câu hỏi sau: Hình 3 : Hình ảnh động vật tiêu hóa thức ăn của động vật có ống tiêu hóa Câu 7: HS quan sát các hình 3, cho biết sự tiêu hoá ở những động vật này khác với thuỷ tức ở điểm nào? Thức ăn được tiêu hoá như thế nào trong ống tiêu hoá? Câu 8: Hoàn thành bảng 1. STT Bộ phận Tiêu hóa cơ học Tiêu hóa hóa học 1 Miệng 2 Thực quản 3 Dạ dày 4 Ruột non 5 Ruột già Câu 9. Nêu được ưu điểm của tiêu hóa thức ăn của nhóm động vật có ống tiêu hóa với các nhóm động vật khác. 18 Câu 10: Quan sát hình 1,2,3. về các quá trình tiêu hóa thức ăn ở các nhóm động vật khác nhau, trả lời phiếu học tập sau: Cácloàiđộng Chỉ vật tiêu so sánh Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá Động vật có túi tiêu hoá Động vật có ống tiêu hoá Đại diện Hình thức tiêu hoá Đặc điểm cơ quan tiêu hoá Quá trình tiêu hóa Quan sát hình 4 về ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật, trả lời câu hỏi sau: Hình 4a : Hình ảnh ống tiêu hóa ở thú ăn thịt (trái)và thú ăn thực vật (phải) Hình 4b : Hình ảnh dạ dày của trâu, bò 19 Câu 11: Quan sát hình 4 và nghiên cứu SGK hoàn thành phiếu học tập dưới Phiếu học tập Bộ phận Động vật ăn động vật Động vật ăn thực vật Cấu tạo Chức năng Cấu tạo Chức năng Miệng Dạ dày Ruột (ruột non,ruột già, manh tràng) Giải thích có sự khác nhau đó:................................................................................... Câu 11: Quan sát hình 1,2,3, 4 và nghiên cứu SGK Trình bày chiều hướng tiến hoá của hệ tiêu hoá từ động vật đơn bào đến đa bào bậc thấp, đến đa bào bậc cao. Câu 12: Vì sao phần ăn của gà vịt thường trộn thêm đá sỏi nhỏ? Ruột của động vật ăn thực vật có manh tràng phát triển. Câu 13: Trình bày đặc điểm của của cơ quan tiêu hóa phù hợp với chức năng ở động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ. Câu 14: Nêu một số bệnh về đường tiêu hóa ở người (nguyên nhân, cách phòng và chữa bệnh). Câu 15: Điền ô chữ và tìm từ của ô hàng dọc và nêu khái niệm, ý nghĩa của từ đó: Gợi ý: (Mỗi gợi ý vừa hỏi vừa trả lời trong 30 giây) Hàng 1 (13 chữ ): Động vật nào chưa có cơ quan tiêu hoá? Hàng 2 (11 chữ): Thức ăn được tiêu hoá hoá học nhờ yếu tố nào? Hàng 3 (10 chữ): Ở Thuỷ tức, trên thành túi tiêu hoá có tế bào gì? Hàng 4 (7 chữ): Nơi thải chất bã của động vật có ống tiêu hoá? 20 Hàng 5 (8 chữ): Ở người bộ phận nào của ống tiêu hoá không có tiêu hoá hoá học? Hàng 6 (6 chữ): Ở ruột non tiêu hoá nào là chủ yếu? Hàng 7 (8 chữ): Quá trình tiêu hoá ở túi tiêu hoá được gọi là gì? IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ Nội dung Hình thức tổ chức dạy học Thời lượng Thời điểm Thiết bị DH, Học liệu Ghi chú Khái niệm tiêu hóa,Tiêu hóa ở các nhóm động vật Trên lớp 1 Tiết Tiết PPCT Máy chiếu (Ti vi) Phiếu học tập Video, tranh ảnh Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật Trên lớp, ở nhà 1 Tiết Tiết PPCT Máy chiếu (Ti vi) Phiếu học tập Video, tranh ảnh V. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1. Khởi động/mở bài 1. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập thông qua phim, ảnh về tiêu hóa thức ăn ở động vật, những kiến thức đã học và thực tiến với kiến thức tiêu hóa... 2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Quan sát phim (Clip 1: Phim về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật), hình ảnh (Hình 1 : Hình ảnh động vật tiêu hóa thức ăn) trên màn hình và trả lời câu hỏi của Giáo viên (GV). 3. Cách thức tiến hành hoạt động: Từ việc quan sát hình ảnh GV nêu câu hỏi dẫn dắt vào Chương và chủ đề dạy học. Câu hỏi định hướng :Em có nhận xét gì về sự biển đổi thức ăn sau khi đi vào cơ thể động vật, kết quả... từ đó tiêu hóa là gì ? Quá trình tiêu hoá xảy ra ở đâu trong cơ thể động vật? Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới 1. Mục tiêu: - Nêu được khái niệm tiêu hóa, tiêu hóa nội bào, tiêu hóa ngoại bào. - Mô tả được quá trình tiêu hoá trong không bào tiêu hoá ở động vật đơn bào, trong ống tiêu hoá và ống tiêu hoá. - Nêu những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hoá ở các nhóm động vật khác nhau - Nêu được chiều hướng tiến hoá của hệ tiêu hoá từ động vật đơn bào đến đa bào bậc thấp, đến đa bào bậc cao. 21 - Trình bày đặc điểm của của cơ quan tiêu hóa phù hợp với chức năng ở động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ. 2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: - Chuẩn bị các dự án dạy học ở nhà: Phiếu học tập số1, 2; các bệnh về đường tiêu hóa, các tài liệu liên quan đến chủ đề bài học. - Thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên giao (hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp như quan sát, trả lời câu hỏi) 3. Cách thức tiến hành hoạt động: Tiết 1: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM, TIÊU HÓA Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT * HĐ 2.1. Tìm hiểu khái niệm tiêu hóa: GV cho HS Quan sát Clip1 và hình 1, thảo luận cặp đôi (1 phút) câu hỏi và đưa ra khái niện tiêu hóa, tiêu hóa nội bào, ngoài bào dựa vào câu hỏi: Câu 1. Tiêu hóa là gì ? Quá trình tiêu hoá xảy ra ở đâu trong cơ thể động vật? (5-10 phút) Chuẩn nội dung kiến thức: - Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. - Quá trình tiêu hoá xảy ra ở: + Bên trong tế bào: tiêu hoá nội bào. + Bên ngoài tế bào: tiêu hoá ngoại bào. * HĐ 2.2. Tìm hiểu tiêu hóa ở các nhóm động vật: Bước 1. Giao nhiệm vụ GV Chia lớp 6 nhóm : nhóm 1,2 tìm hiểu về tiêu hóa ở ĐV chưa có cơ quan tiêu hóa; nhóm 3,4 tìm hiểu về tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa ; nhóm 5,6 tìm hiểu về tiêu hóa ở ĐV có ống tiêu hóa (học sinh đã chuẩn bị ở nhà) HS Quan sát clip1, hình 2,3 về quá trình tiêu hóa thức ăn ở các nhóm động vật kết hợp nghiên cứu SGK mục II,III,IV hoàn thành PHT (5 phút) 22 Clip 1: Phim về quá trình tiêu hóa thức ăn ở người và động vật. Phiếu học tập số 1 Nhóm động Chỉ vật tiêu so sánh Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá Động vật có túi tiêu hoá Động vật có ống tiêu hoá Đại diện Hình thức tiêu hoá Đặc điểm cơ quan tiêu hoá Quá trình tiêu hóa Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao HS nhận nhiệm vụ, thảo luận, hoàn thành phiếu học tập số 1 (5 phút) HS thảo luận trong quá trình thực hiện và trả lời các câu hỏi: Câu 2: Hãy cho biết sự khác nhau giữa tiêu hoá nội bào với tiêu hoá ngoại bào? Hình 1 : Hình ảnh động vật tiêu hóa thức ăn 23 Câu 3: Hãy mô tả quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa ở Trùng đế giày. Câu 4: Túi tiêu hóa ở thủy tức có đặc điểm cấu tạo như thế nào? Mô tả quá trình tiêu hoá và hấp thụ thức ăn của thuỷ tức? Câu 5: Tại sao trong túi tiêu hóa , thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào? Câu 6: Tại sao phải có quá trình tiêu hoá nội bào? Ưu điểm của tiêu hóa thức ăn ở ĐV có túi tiêu hóa so với ĐV đơn bào? Câu 7: HS quan sát các hình 3, cho biết sự tiêu hoá ở những động vật này khác với thuỷ tức ở điểm nào? Thức ăn được tiêu hoá như thế nào trong ống tiêu hoá? Câu 8: Hoàn thành bảng 1. Câu 9. Nêu được ưu điểm của tiêu hóa thức ăn của nhóm động vật có ống tiêu hóa với các nhóm động vật khác. Bước 3. Bảo cáo kết quả và thảo luận GV cho ba nhóm trong sáu nhóm đại diện ba nội dung lên báo cáo, ba nhóm khác nhận xét thêm (5 phút). HS nhận nhiệm vụ, thảo luận, hoàn thành phiếu (bảng phụ học tập) treo bảng tiến hành báo cáo, thảo luận và chuẩn kiến thức. Bước 4. Đánh giá kết quả HS Đánh giá lẫn nhau, cho điểm lẫn nhau giữa các nhóm.(5 - 10 phút) GV hỗ trợ cố vấn, chuẩn thêm kiến thức kết hợp sử dụng các hỏi 2 đến 9.(10 phút) Hình 3 : Hình ảnh động vật tiêu hóa thức ăn của động vật có ống tiêu hóa 24 Chuẩn nội dung kiến thức phiếu số 1: Nhóm động Chỉ vật tiêu so sánh Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá Động vật có túi tiêu hoá Động vật có ống tiêu hoá Đại diện Động vật đơn bào Các loài ruột khoang và giun dẹp có túi tiêu hóa. Động vật có xương sống và nhiều loài động vật không có xương sống có ống tiêu hóa Hình thức tiêu hoá Tiêu hóa nội bào Tiêu hóa ngoài bào Tiêu hóa nội bào Tiêu hóa ngoài bào Đặc điểm cơ quan tiêu hoá Chưa có cơ quan chuyên biệt - Hình túi, gồm nhiều tế bào. - Có một lỗ thông vừa là miệng vừa là hậu môn. - Trên thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết enzim tiêu hóa Gồm: - Ống tiêu hóa (miệng,thựcquản, dạdày, ruột non, ruột già và hậu môn) - Tuyến tiêu hóa (tuyến nước bọt, gan, tụy, dịchruột) Quá trình tiêu hóa - ThứcănKhông bào tiêu hóaLyzoxom gắn vào không bào tiêu hóaEnzim từ lyzoxom tiêu hóa thức ănChất thải ra ngoài (xuấtbào) - Thức ăn miệng túi tiêu hoá (nhờ Enzim tiêu hoá tiêu hoá thức ăn) thức ăn được tiêu hoá tiếp tục trong các tế bào trên thành túi tiêu hoáChất thải Thức ăn ống tiêu hóa được biến đổi cơ học, biến đổi hóa học (nhờ tuyến tiêu hóa) thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu các chất không được tiêu hóa sẽ tạo thành phân thải ra ngoài. Tiết 2: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT Bước 1. Giao nhiệm vụ GV Chia lớp 4 nhóm: Hoàn thành phiếu học tập số 2 (nội dung học sinh nghiên cứu, chuẩn bị trước ở nhà). HS quan sát hình 4a,b về ống tiêu hóa của thú ăn thịt và ăn thực vật kết hợp nghiên cứu SGK mục V. Hãy hoàn thành PHT Số 2 25 Phiếu học tập số 2 Bộ phận Động vật ăn động vật Động vật ăn thực vật Cấu tạo Chức năng Cấu tạo Chức năng Miệng Dạ dày Ruột (ruột non,ruột già, manh tràng) Giải thích có sự khác nhau đó:.................................................................................. Hình 4b : Hình ảnh dạ dày của trâu, bò Hình 4a : Hình ảnh ống tiêu hóa ở thú ăn thịt (trái)và thú ăn thực vật (phải) 26 Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao HS nhận nhiệm vụ, thảo luận, hoàn thành phiếu HS thảo luận trong quá trình thực hiện và trả lời thêm các câu hỏi: Câu 11: Chiều hướng tiến hoá của hệ tiêu hoá từ động vật đơn bào đến đa bào bậc thấp, đến đa bào bậc cao. Câu 12: Vì sao phần ăn của gà vịt thường trộn thêm đá sỏi nhỏ? Ruột của động vật ăn thực vật có manh tràng phát triển. Câu 13: Trình bày đặc điểm của của cơ quan tiêu hóa phù hợp với chức năng ở động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ. Bước 3. Bảo cáo kết quả và thảo luận GV cho các nhóm lên báo cáo (hoặc có thể 1 - 2 nhóm báo cáo) các nhóm khác nhận xét lẫn nhau. HS nhận nhiệm vụ, thảo luận, hoàn thành phiếu (bảng phụ học tập) treo bảng tiến hành báo cáo, thảo luận và chuẩn kiến thức. Bước 4. Đánh giá kết quả HS Đánh giá lẫn nhau, cho điểm lẫn nhau giữa các nhóm. GV hỗ trợ cố vấn, chuẩn thêm kiến thức dựa vào các hỏi 11đến 13. Chuẩn nội dung kiến thức phiếu số 2: Bộ phận Động vật ăn động vật Động vật ăn thực vật Cấu tạo Chức năng Cấu tạo Chức năng Miệng - Rằng cửa hình nêm - Răng nanh nhọn - Răng hàm nhỏ - Gặm và lấy thịt ra. - Cắn và giữ con mồi - Ít sử dụng - Răng cửa to, bằng - Răng nanh giống răng cửa - Răng hàm có nhiều gờ - Giữ và giật cỏ. - Nghiền nát thức ăn. Dạ dày - Đơn, to - Chứa thức ăn - Tiêu hóa hóa học và cơ học. * ĐV nhai lại 4 ngăn: - Dạ cỏ - Dạ tổ ong - Dạ lá sách -Chứa thức ăn, tiêu hóa sinh học nhờ vi sinh vật -Tiêu hóa hóa học nhờ nước bọt -Tiêu hóa hóa học nhờ 27 - Dạ múi khế. * ĐV có dạ dày đơn nước bọt và hấp thu bớt nước -Tiết ra enzim pepsin và HCl để tiêu hóa prôtêin và vi sinh vật. - Chứa và tiêu hóa thức ăn (cơ học và hóa học). Ruột - Ruột non ngắn. - Ruột già ngắn. - Manh tràng nhỏ - Tiêu hóa và hấp thụ thức ăn - Hấp thụ lại nước và thải bã - Ít có tác dụng - Ruột non dài - Ruột già lớn -Manh tràng lớn - Tiêu hóa và hấp thụ thức ăn - Hấp thụ lại nước và thải bã -Tiêu hóa nhờ vi sinh vật và hấp thụ thức ăn Hoạt động 3. Luyện tập 1. Mục tiêu: - Giúp HS hệ thống, củng cố kiến thức vừa được lĩnh hội chủ đề dạy học, hoàn chỉnh câu trả lời cần giải quyết đặt ra trong”Hoạt động khởi động”. -Đánh giá lại quá trình dạy của GV và học của HS liên quan đến chủ đề. 2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Thảo luận, suy ngẫm để trả lời các câu hỏi do GV đưa ra. 3. Cách thức tiến hành hoạt động: GV có thể chọn 1 trong 2 cách dưới đây, và đánh giá bằng phần thưởng (hoặc điểm số): Điền ô chữ và tìm từ của ô hàng dọc và nêu khái niệm, ý nghĩa của từ đó: (GV dùng bảng phụ vừa vấn đáp vừa điền vào ô chữ) 28 Gợi ý: (Mỗi gợi ý vừa hỏi vừa trả lời trong 30 giây) Hàng 1 (13 chữ ): Động vật nào chưa có cơ quan tiêu hoá? Hàng 2 (11 chữ): Thức ăn được tiêu hoá hoá học nhờ yếu tố nào? Hàng 3 (10 chữ): Ở Thuỷ tức, trên thành túi tiêu hoá có tế bào gì? Hàng 4 (7 chữ): Nơi thải chất bã của động vật có ống tiêu hoá? Hàng 5 (8 chữ): Ở người bộ phận nào của ống tiêu hoá không có tiêu hoá hoá học? Hàng 6 (6 chữ): Ở ruột non tiêu hoá nào là chủ yếu? Hàng 7 (8 chữ): Quá trình tiêu hoá ở túi tiêu hoá được gọi là gì? Phần trả lời: Hoạt động 4. Vận dụng 1. Mục tiêu: - Vận dụng kiến thức vào thực tiễn - Có ý thức trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe của bản thân thông qua hiểu bết về tiêu hóa từ đó có chế độ ăn uống và dinh dưỡng thích hợp. - Truyền đạt những hiểu biết về kiến thúc về tiêu hóa cho nhưng người trong gia đình. 2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: nguyên cứu thêm tài liệu về tiêu hóa - Vận dụng hiểu biết về dinh dưỡng trong xây dựng chế độ ăn uống và các biện pháp dinh dưỡng phù hợp ở mỗi lứa tuổi. - Vận dụng hiểu biết về hệ tiêu hoá để phòng/chống các bệnh về tiêu hoá. - Giải thích được các vấn đề liên quan đến tiêu hóa như: Nhai kĩ no lâu; Ruột động ăn thực vật dài còn ruột động vật ăn thịt ngắn... Đ Ô N G V Â T Đ Ơ N B A O D I C H T I Ê U H O A T Ê B A O T U Y Ê N H Â U M Ô N T H Ư C Q U A N H O A H O C N G O A I B A O 29 - Giải thích được vai trò của việc sử dụng thực phẩm sạch trong đời sống con người. 3. Cách thức tiến hành hoạt động: - GV yêu cầu HS tìm hiểu ở nhà, bằng cách hỏi chuyên gia Y học, tìm hiểu trên internet các vấn đề liên quan đến tiêu hóa xây dựng sản phẩm thành các clip hay hình ảnh chia sẻ với lớp ở tiết học tiếp theo. Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng 1. Mục tiêu: Tìm tòi kiến thức tiêu hóa, vận dụng kiến thức vào thực tiễn 2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: - Thực hiện điều tra tìm hiểu được các bệnh về tiêu hoá ở người và các bệnh học đường liên quan đến dinh dưỡng như béo phì, suy dinh dưỡng,... - HS tìm hiểu ở nhà, bằng cách hỏi chuyên gia Y học, tìm hiểu trên internet, tìm hiểu mục “Em có biết”: Khả năng ăn và nhin ăn. 3. Cách thức tiến hành hoạt động: - Giáo viên khuyến khích học sinh tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức ngoài lớp học để học sinh tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau. 2.4. Hiệu quả của đề tài. Chúng tôi đã tiến hành dạy học theo đề tại này cho các lớp 11 tại các trường THPT trên địa bàn huyện Tân Kỳ - Tỉnh Nghệ An và qua kết quả đánh giá HS của các lớp được thể nghiệm trên đề tài bằng các bài bài kiểm tra 10 phút (phương pháp thực nghiệm). PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Dạy học theo chủ đề trong quá trình dạy học nói chung, môn Sinh học nói riêng là quan trọng, cần thiết sau khi xây dựng và dạy học chủ đề “Tiêu hóa ở động vật” – Sinh học 11, chúng tôi xin có một số kết luật và kiến nghị sau: 30 3.1. Kết luận. 3.1.1. Khi tiến hành dạy học chủ đề qua bài: “Tiêu hóa ở động vật, trong sinh học 11” ở 10 lớp khối 11 (5 lớp đối chứng và 5 lớp thực nghiệm) ở 05 trường THPT trong tỉnh Nghệ An: THPT Tân Kỳ, THPT Tân Kỳ 3, THPT Hà Huy Tập, THPT Anh Sơn 1, THPT Nghi Lộc 5. với 03 bài kiểm tra tự luận và trắc nghiệm khách quan tại mỗi trường. Chúng tôi đã thu được kết quả hiểu quả tiết dạy cao, tất cả học sinh đều hứng thú trong giờ học, hầu hết đều tham gia trả lời các câu hỏi., hầu hết các học sinh đề nắm được kiến thức ngay tại lớp (bảng 3) Bảng 3: So sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng Lớp Tiêu chí Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Điểm < 3 0% 1.12% Điểm từ 3 đến < 5 3.12% 12.79% Điểm từ 5 đến <8 61.17% 75.61% Điểm từ 8 đến 10 35.71% 9.06% 3.1.2. Các nhiệm vụ học tập được giao, học sinh quyết định chiến lược học tập với sự chủ động hỗ trợ, hợp tác của giáo viên (học sinh là trung tâm). Thông qua dạy học chủ đề đã hướng tới các mục tiêu: chiếm lĩnh nội dung kiến thức khoa học, hiểu biết tiến trình khoa học và rèn luyện các kĩ năng tiến trình khoa học như: quan sát, thu thập thông tin, dữ liệu; xử lý (so sánh, sắp xếp, phân loại, liên hệthông tin); suy luận, áp dụng thực tiễn. 3.1.3. Dạy theo một chủ đề thống nhất được tổ chức lại theo hướng tích hợp từ một phần trong chương trình học. Kiến thức thu được là các khái niệm trong một mối liên hệ mạng lưới với nhau và kết thúc một chủ đề học sinh có một tổng thể kiến thức mới, tinh giản, chặt chẽ và gần gũi với thực tế đời sống. 3.1.4. Học sinh có thể hướng tới, bồi dưỡng các kĩ năng làm việc với thông tin, giao tiếp, ngôn ngữ, hợp tác. 3.2. Kiến nghị. Trên cơ sở kết quả đạt được của đề tài này, kính đề nghị các giáo viên bộ môn tiếp tục nghiên cứu, mở rộng phạm vi và hoàn chỉnh nội dụng. Thiết kế và soạn giảng thêm các chủ dạy học các phần còn lại trong chương trình sinh học cấp THPT. Với thời gian và giới hạn về đề tài, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lí luận dạy học Sinh học phần đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Đinh Quang Báo (chủ biên) (2017), Dạy học phát triển năng lực môn Sinh học Trung học phổ thông, Nxb Đại hoc Sư phạm, Hà Nội. 3. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn (2007), Sinh học 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn (2010), Sinh học 11 sách giáo viên, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập (2006), Sinh học 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Nguyễn Thành Đạt, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Xuân Viết (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung học phổ thông chu kỳ III ( 2004-2007), Viện nghiên cứu sư phạm. Hà Nội. 7. Ngô Văn Hưng, Trần Văn Kiên (2007), Bài tập sinh học 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Phạm Đức Quang (2013), Các nguyên tắc và phương pháp xác định lĩnh vực học tập, môn học mạch kiến thức, chủ đề dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông, Nxb ĐHQG, Hà Nội. 9. Nguyễn Đức Thành (2006), Chuyên đề “ Tổ chức hoạt động dạy học sinh học ở trường THPT”, Trường ĐHSP Hà Nội. 10. Đỗ Hương Trà, (2006), Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh, Nxb ĐHSP, Hà Nội. 11. Lê Đình Trung, Trịnh Nguyên Giao, Phan Đức Duy (2010), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn sinh học, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 12. Phạm Viết Vượng, Vũ Lệ Hoa, Nguyễn Lăng Bình (2013), Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên: Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học của giáo viên, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 13. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nghị quyết số 29 Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (2014). 14. Bộ giáo dục và đào tạo, Công văn số 5555/BGDĐT – BGDĐT Về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, ngày 18 tháng 10 năm 2014. 15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể, tháng 7/2017.
File đính kèm:
- video_36.pdf