Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học bài 5 quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (tiết 1)-gdcd 12 bằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm tăng hiệu quả dạy học, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh và góp phần thực hiện “Đề án phát triển đồng bào dâ

Ngày 4 tháng 11 năm 2013 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong đó Nghị quyết chỉ rõ một trong các nhiệm vụ, giải pháp là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học và đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan.

Ngày 8 tháng 10 năm 2014 Bộ GD và ĐT ban hành công văn 5555 BGD ĐT- GDTH về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá, tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng. Trong đó nêu rõ nội dung sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn về đổi mới PPGD và KTĐG là xây dựng các chuyên đề dạy học và biên soạn câu hỏi bài tập.

Thực hiện nội dung Nghị quyết 29 và công văn 5555 của Bộ GDĐT, Sở GDĐT Hà Tĩnh đã ban hành các công văn hướng dẫn cụ thể, tổ chức thực hiện đổi mới PHGD và KTĐG. Đây chính là căn cứ đồng thời cũng là đòi hỏi GV nói chung và GV giảng dạy môn GDCD nói riêng phải thực hiện việc đổi mới PPGD và KTĐG.

 

docx58 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học bài 5 quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (tiết 1)-gdcd 12 bằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm tăng hiệu quả dạy học, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh và góp phần thực hiện “Đề án phát triển đồng bào dâ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u kiện phát triển
II. Câu hỏi thông hiểu
Câu 1: Theo luật, người Kinh và người H’Mông
A. được kết hôn khi người Kinh phải sinh sống 3 năm trở lên với người H’Mông.
B. được bình đẳng kết hôn theo quy định của pháp luật.
C. được kết hôn khi người H’Mông chuyển đổi thành phần dân tộc.
D. không được kết hôn.
Câu 2. Tại trường Dân tộc nội trú tỉnh A, Ban giám hiệu nhà trường khuyến khích học sinh hát những bài hát, điệu múa thuộc đặc trưng của dân tộc mình. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng về
A. chính trị. B. văn hóa. C. kinh tế. D. giáo dục.
III. Câu hỏi vận dụng thấp
Câu 1: Chị Hồ Kiên người dân tộc Chứt. Vừa qua chị được Nhà nước hỗ trợ tiền để mở lớp dạy múa cho con em đồng bào dân tộc mình. Việc làm này thể hiện Nhà nước đang tạo điều kiện cho các dân tộc
A. để phát triển kinh tế.	B. ổn định chính trị. 
C. phát triển văn hoá. 	D. để phát triển giáo dục. 
IV. Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1: Tại trường trung học phổ thông A có rất nhiều học sinh người dân tộc thiểu số theo học. Trong các buổi biểu diễn văn nghệ của nhà trường, Ban giám hiệu nhà trường khuyến khích các em hát và múa các tiết mục về dân tộc mình. Việc làm của Ban giám hiệu nhà trường nhằm:
A. Tạo ra sự đa dạng trong các buổi biểu diễn văn nghệ của nhà trường
B. Phát hiện năng khiếu của học sinh người dân tộc
C. Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc
D. Duy trì, phát huy văn hóa các dân tộc, tạo ra sự bình đẳng về văn hóa giữa các dân tộc.
Phụ lục 2
Bài kiểm tra 15 phút
Môn: Giáo dục công dân
Họ và tên: Điểm:
Lớp:
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Câu 1:	Bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền
A. hoạt động trong khuôn khổ giáo lý của tôn giáo do pháp luật quy định.
B. hoạt động theo giáo lý và hình thức lễ nghi của tôn giáo đó.
C. hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật, được pháp luật bảo vệ.
D. hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật, được pháp luật bảo hộ.
Câu 2: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ
A. quyền con người nói chung đang sống trên lãnh thổ Việt Nam.
B. quyền cơ bản của con người và quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
C. quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
D. quyền công bằng của mọi người sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Câu 3: Khái niệm dân tộc Kinh, dân tộc Tày dùng để chỉ
A. lịch sử phát triển của cộng đồng người Việt gốc Hoa.
B. địa giới hành chính của một nhóm người nào đó.
C. một bộ phận dân cư của đất nước ta.
D. một nhóm người ở một vùng miền cụ thể.
Câu 4: Các dân tộc trong một quốc gia đều được nhà nước tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển, không phân biệt số người, trình độ là biểu hiện
A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.	B. quyền dân chủ giữa các dân tộc.
C. quyền kinh tế giữa các dân tộc.	D. quyền chính trị giữa các dân tộc.
Câu 5: 	Theo luật, người Kinh và người H’Mông
A. được kết hôn khi người Kinh phải sinh sống 3 năm trở lên với người H’Mông.
B. được kết hôn theo quy định của pháp luật.
C. được kết hôn khi người H’Mông chuyển đổi thành phần dân tộc.
D. không được kết hôn.
Câu 6: Pháp luật ghi nhận bình đẳng giữa các dân tộc nhằm
A. xây dựng, củng cố khối đoàn kết, tạo nên sức mạnh cho đất nước.
B. dễ bề quản lý đất nước, đảm bảo an ninh trật tự.
C. làm cho đồng bào các dân tộc yên tâm sinh sống.
D. khai thác mọi tiềm năng tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
Câu 7: 	Công dân dân tộc thiểu số nào được hưởng ưu đãi nói chung trong Giáo dục và Đào tạo?
A. Công dân tất cả các dân tộc vì đây là chính sách chung của nhà nước.
B. Công dân dân tộc thiểu số sinh sống từ 3 năm trở lên ở vùng cao, vùng sâu.
C. Công dân dân tộc thiểu số có số dân dưới 1000 người.
D. Công dân dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Câu 8: 	Một hộ kinh doanh dân tộc thiểu số muốn thuê 5 lao động. Gia đình còn băn khoăn vì người dân tộc thiểu số được thuê
A. tối đa là 20 lao động và phải đúng pháp luật.
B. tối đa là 10 lao động và phải đúng pháp luật.
C. số lao động không giới hạn, miễn là đúng pháp luật.
D. tối đa là 4 lao động và phải đúng pháp luật.
Câu 9: Tại trường trung học phổ thông A có rất nhiều học sinh người dân tộc thiểu số theo học. Trong các buổi biểu diễn văn nghệ của nhà trường, Ban giám hiệu nhà trường khuyến khích các em hát và múa các tiết mục về dân tộc mình. Việc làm của Ban giám hiệu nhà trường nhằm:
A. Tạo ra sự đa dạng trong các buổi biểu diễn văn nghệ của nhà trường
B. Phát hiện năng khiếu của học sinh người dân tộc
C. Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc
D. Duy trì, phát huy văn hóa các dân tộc, tạo ra sự bình đẳng về văn hóa giữa các dân tộc
Câu 10: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là
A. các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng và bảo vệ
B. các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển 
C. các dân tộc được nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng
D. các dân tộc thiểu số được tạo điều kiện phát triển
Câu 11. Ông A là người dân tộc thiểu số, ông B là người Kinh. Đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, cả hai ông đều đi bầu cử. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng trong lĩnh vực nào? 
A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa. D. Giáo dục.	
Câu 12. Chị Hồ Kiên người dân tộc Chứt. Vừa qua chị được Nhà nước hỗ trợ tiền để mở lớp dạy múa cho con em đồng bào dân tộc mình. Việc làm này thể hiện Nhà nước đang tạo điều kiện cho các dân tộc
A. để phát triển kinh tế.	B. ổn định chính trị. 
C. phát triển văn hoá. 	D. để phát triển giáo dục. 
---- Hết----
Phụ lục 3:
Tờ trình gửi UBND xã Hương Liên về việc tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo của trường THPT X
SỞ GD-ĐT HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT 
Số: /TTr-THPT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
., ngày 20 tháng 12 năm 2017
TỜ TRÌNH 
gửi UBND xã Hương Liên về việc tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo 
của trường THPT X
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã Hương Liên.
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018, trên cơ sở kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà trường và nhóm giáo viên dạy học GDCD, trường THPT .mong muốn được tổ chức hoạt động Trải nghiệm sáng tạo bài học Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo tại bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh nhằm giúp học sinh khám phá các đơn vị kiến thức liên quan đến vấn đề dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc; ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc; chính sách của Đảng và nhà nước ta nhằm phát triển đồng bào dân tộc Chứt trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và một số phong tục tập quán hoặc truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Chứt (bản Rào Tre – Hương Khê – Hà Tĩnh).
- Thời gian: ..;
- Địa điểm: Bản Rào Tre ,xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (nơi có đồng bào dân tộc Chứt sinh sống)
- Thành phần: 
+ Cán bộ Đoàn trường, Giáo viên GDCD trường THPT .;
+ 120 học sinh 3 lớp 12 trường THPT . (12A1, 12A4, 12A6).
Vậy trường THPT . kính đề nghị UBND xã Hương Liên tạo điều kiện giúp đỡ để nhà trường thực hiện thành công kế hoạch nói trên.
Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Lưu: VT.
HIỆU TRƯỞNG
 (Đã ký)
Phụ lục 4:
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM 
CỦA NHÀ TRƯỜNG.
 SỞ GD-ĐT HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT .
Số: KH/THPT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự do – Hạnh phúc
 .., ngày 27 tháng 08 năm 2018
KẾ HOẠCH
Tổ chức dạy học qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo năm học 2018-2019
Căn cứ Nghị quyết 29 và công văn 5555 của Bộ GDĐT, Sở GDĐT Hà Tĩnh đã ban hành các công văn hướng dẫn cụ thể, tổ chức thực hiện đổi mới PHGD và KTĐG
Căn cứ vào Nhiệm vụ năm học 2018-2019 của trường THPT .. và yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy của bộ môn GDCD;
Căn cứ đề nghị của Nhóm giáo viên GDCD, trường THPT . xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học Trải nghiệm sáng tạo tại bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
1. Mục đích:
- Thông qua hoạt động dạy học Trải nghiệm sáng tạo tại bản Rào Tre nơi có đồng bào dân tộc Chứt sinh sống giúp HS được trực tiếp thực hiện việc hình thành kiến thức từ những điều mắt thấy, tai nghe nên sẽ có tác dụng tích cực trong việc hình thành kiến thức cho học sinh. Đồng thời cũng qua hoạt động trải nghiệm với những kiến thức thu thập được HS sẽ xây dựng cho mình ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc, đấu tranh với những hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của nhân dân với những hành động phù hợp.
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy học GDCD của nhà trường.
2. Yêu cầu:
Hoạt động phải được tổ chức nghiêm túc, có hiệu quả; thông qua hoạt động học sinh phải nắm được những kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc học tập, báo cáo trên lớp.
II. NỘI DUNG:
Tìm hiểu khái quát về dân tộc Chứt 
- Tham quan bản Rào Tre đồng thời phỏng vấn đồng bào dân tộc Chứt và Trưởng bản Hồ Kiên để tìm hiểu những vấn đề liên quan đến bài học
- Tổ chức cho HS làm một số hoạt động công ích sau buổi tham quan bản: Trồng cây, tặng quà động viên thăm hỏi các em nhỏ khuyết tật do hậu quả của hôn nhân cận huyết, các cụ già neo đơn
III. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, THÀNH PHẦN THAM GIA.
a. Thời gian, địa điểm.
- Thời gian: tháng 9/2018.
- Địa điểm: Bản Rào Tre ,xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (nơi có đồng bào dân tộc Chứt sinh sống)
b. Thành phần tham gia.
- Về giáo viên: Đại diện BCH đoàn trường, các giáo viên giảng dạy môn GDCD.
- Học sinh khối 12
IV. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Nhà trường:
Gửi tờ trình gửi đến UBND xã Hương Liên đề nghị chính quyền địa phương và Trưởng bản Hồ Kiên tạo điều kiện để nhà trường thực hiện nội dung dạy học trải nghiệm sáng tạo, bố trí hướng dẫn viên để thuyết minh trong quá trình tham quan, học tập.
Bố trí phương tiện đi lại để đưa đón học sinh Bản Rào Tre.
2. Giáo viên:
- Chuẩn bị giáo án chu đáo, duyệt qua Ban giám hiệu trước khi thực hiện bài giảng.
 - Dặn dò học sinh chuẩn bị các điều kiện cần thiết khi thực hiện bài học tại Bản Rào Tre.
3. Học sinh:
- Tìm kiếm tư liệu tại thư viện, trên mạng internet trước khi đến học tại di tích;
- Mang theo sách, vở, chuẩn bị máy ảnh, máy quay để ghi lại hình ảnh làm tư liệu học tập, báo cáo;
- Chấp hành quy định tại Bản làng, mặc áo đoàn, phù hiệu.
- Tích cực lắng nghe, xây dựng bài.
- Thu thập kiến thức và trả lời các câu hỏi định hướng trước khi tham quan theo hướng dẫn của giáo viên.
V. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
- Từ 13h30: Khởi hành tại trường THPT ...
- Từ 14h00 đến 15h30: tham quan tại Bản Rào Tre ,xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (nơi có đồng bào dân tộc Chứt sinh sống). Phỏng vấn Trưởng bản và đồng bào về những vấn đề còn thắc mắc lên quan đến bào học.
- Từ 15h30 đến 16h30: Tổ chức cho HS làm một số hoạt động công ích tại Bản.
VI. KINH PHÍ.
- Học sinh tự túc kinh phí nước uống;
- Nhà trường hỗ trợ kinh phí tiền thuê xe đưa đón học sinh và giáo viên.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Nhóm giáo viên GDCD: soạn bài giảng, làm tốt công tác chuẩn bị để tổ chức tốt việc dạy học trải nghiệm sáng tạo theo đúng kế hoạch;
Đoàn trường: phối hợp, tổ chức đưa đón học sinh an toàn, giúp nhóm GDCD quản lý nề nếp học sinh khi đến học tại Bản Rào Tre.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc thì báo cáo Ban giám hiệu để kịp thời giải quyết.
Nơi nhận:
- UBND xã Hương Liên;
- Nhóm GV GDCD;
- BCH Đoàn trường;
- Lưu: VT.
 HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký) 
Phụ lục 5:
Phiếu điều tra nhận thức về tầm quan trọng của HĐTNST và tình hình dạy học trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn GDCD.
Để thực hiện tốt đề tài “Dạy học bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (Tiết 1)-GDCD12 bằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm tăng hiệu quả dạy học, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh và góp phần thực hiện Đề án phát triển đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê của Tỉnh nhà”, tôi đã đưa ra một số câu hỏi điều tra nhận thức về tầm quan trọng của HĐTNST và tình hình dạy học trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn GDCD, xin thầy cô hãy lựa chọn và khoanh tròn các nội dung của 2 câu hỏi sau:
Câu hỏi: 
Câu 1: Theo thầy cô, dạy học trải nghệm sáng tạo trong môn GDCD THPT là:
Rất cần thiết
Khá cần thiết
Không cần thiết
Câu 2: Thầy cô đã thực hiện dạy học TNST trong môn GDCD bao nhiêu lần?
Đã dạy rất nhiều lần
Đã dạy một vài lần
c. Chưa dạy bao giờ
Phụ lục 6:
Phiếu thăm dò ý kiến học sinh về hiệu quả học tập của học sinh theo hình thức trải nghiệm sáng tạo.
Để thực hiện tốt đề tài “Dạy học bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (Tiết 1)-GDCD12 bằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm tăng hiệu quả dạy học, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh và góp phần thực hiện Đề án phát triển đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê của Tỉnh nhà”, cô đã đưa ra một số câu hỏi thăm dò ý kiến của các em về HĐTNST trong học tập, các em hãy lựa chọn và khoanh tròn các nội dung của 2 câu hỏi sau:
Câu hỏi:
Câu 1: Em có thích thú khi được học tập bằng trải nghiệm không?
Có
Không
Ý kiến khác
Câu 2: Em có muốn hoạt động học tập TNST được tiến hành một cách thường xuyên, phù hợp ở các môn học?
a.	Có
b.	Không
c.	Ý kiến khác
Phụ lục 7:
PHIẾU THĂM DÒ MỨC ĐỘ HỨNG THÚ CỦA HỌC SINH SAU TIẾT DẠY THỰC NGHIỆM Ở LỚP 12A4 VÀ 12A6
Để đánh giá mức độ hứng thú, hiểu bài của các em sau tiết dạy thực nghiệm Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (Tiết 1)-GDCD12 bằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cô đã đưa ra một số câu hỏi, các em hãy khoanh tròn vào các đáp án mà em lựa chọn.
Câu hỏi: 
Câu 1: Bài học hôm nay, em có hiểu bài không?
a. Có hiểu, dễ nhớ
b. Hiểu bài bài nhưng không nhiều
c. Không hiểu bài
Câu 2: Em thấy bài học hôm nay thế nào?
a. Có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
b. Bình thường
c. Khô khan, khó hiểu
Câu 3: Em hãy nêu ý kiến đánh giá về hiệu quả của việc dạy học TNST của giáo viên thực hiện trong bài giảng hôm nay?
a. Bài học nặng nề, quá tải.
b. Diễn đạt nhẹ nhàng, thu hút học sinh.
c. Bài học sinh động, dễ hiểu.
Câu 4: Mức độ ghi nhớ nội dung sau giờ học của các em như thế nào?
Nắm vững tri thức ngay trên lớp.
Chỉ nắm một số nội dung.
c. Không nắm vững nội dung.
Phụ lục 8:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN TRONG NHÓM
Chủ đề: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (tiết 1)
Thời gian thực hiện: .
Nhóm thực hiện
Nhóm đánh giá sự đóng góp của mỗi thành viên trong nhóm rồi ghi tên từng cá nhân và đánh dấu vào cột phù hợp với mức độ đóng góp của cá nhân đó.
Mức độ
Tên 
thành viên
1
2
3
4
Không có đóng góp cho nhóm
Có những đóng góp Nhỏ cho nhóm
Có những đóng góp có Ý nghĩa cho nhóm
Có những đóng góp Quan trọng cho nhóm
Nguyễn Văn A
.
Phụ lục 9:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ CÁC NHÓM
(Dành cho đánh giá của giáo viên đối với các nhóm)
Tên nhóm:..Lớp
Tên chủ đề:..
STT
TIÊU CHÍ
ĐIỂM
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN
1
2
3
11
Xác định được các nhiệm vụ, câu hỏi của chủ đề 
22
Phân công được nhiệm vụ chi tiết cho các thành viên trong nhóm
33
Cá nhân và nhóm hoàn thành nhiệm vụ được phân công
44
Hoàn thành được sản phẩm
55
Trình bày báo cáo rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ các thông tin, có minh chứng.
66
Trả lời tốt câu hỏi của bạn và giáo viên
PHỤ LỤC :
MỘT SỐ HÌNH ẢNH DẠY THỰC NGHIỆM TRÊN LỚP
1. MỘT SỐ HÌNH ẢNH THAM GIA TRẢI NGHIỆM TẢI BẢN RÀO TRE-HƯƠNG LIÊN-HƯƠNG KHÊ-HÀ TĨNH – NƠI CÓ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CHỨT SINH SỐNG.
2. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP
PHỤ LỤC : SƠ LƯỢC VỀ NGƯỜI CHỨT
 Ở BẢN RÀO TRE – HƯƠNG LIÊN – HƯƠNG KHÊ – HÀ TĨNH
Tên tự gọi: Chứt.
Dân số: 147 người (theo kết quả điều tra dân số năm 2018 của Trưởng bản Hồ Kiên )
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường. Người Chứt, khi giao tiếp với người Kinh họ nói tiếng phổ thông còn khi giao tiếp với người trong bản họ nói bằng ngôn ngữ của dân tộc mình.
  Lịch sử: Quê hương xưa của người Chứt thuộc địa bàn cư trú của người Việt ở tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Ở Hà Tĩnh, dân tộc Chứt cư trú tại Bản Rào Tre, thuộc xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Tỉnh Hà Tĩnh. Đây là một bản thuộc diện miền núi, vùng sâu vùng xa, nằm trong thung lũng được bao bọc bởi ngọn núi Kađay và thượng nguồn dòng sông Ngàn Sâu thơ mộng. Trước năm 1958, người dân huyện Hương Khê, Hà Tĩnh chưa biết ở trong địa bàn có cộng đồng người Chứt sinh sống. Một thời gian dài, một số người đã xuống những khu chợ ở Hương Khê đổi chim thú săn bắn được để lấy gạo, muối, dao, rựaTừ đó, cuộc hành quân đi tìm dân tộc lạ bắt đầu. Người Chứt ở Hương Liên được phát hiện từ đó. Đến năm 1991, trong lúc tuần tra biên giới, Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh tiếp tục phát hiện khoảng 20 người Chứt sống trong hang động ở trên dãy Trường Sơn thuộc biên giới Việt - Lào nên đã đưa về xây nhà, lập bản Rào Tre, thuộc xã Hương Liên, huyện Hương Khê. Trước đây, người Chứt sống lang thang trong rừng thẳm, ở các hốc đá, bụi cây, cách biệt hẳn với thế giới văn minh. Hiện nay, toàn bản có 42 hộ với 147 nhân khẩu đều mang họ Hồ (lấy theo tên của Hồ Chí Minh).
 Hoạt động sản xuất: Người Chứt sống bằng nông nghiệp nương rẫy du canh và săn bắn hái lượm. Trừ nhóm Sách sống bằng nông nghiệp còn các nhóm khác hái lượm và săn bắn chiếm vị trí quan trọng, thậm chí là nguồn sống chính trong những năm mất mùa. Các giống cây trồng chính là ngô, sắn, đỗ, lúa. Công cụ sản xuất gồm: rìu, rựa, gậy chọc lỗ, nơi làm ruộng có thêm cày, bừa. Từ khi định cư vào 1991, người Chứt đã nuôi trâu, bò phục vụ cày bừa, làm sức kéo. Ðan lát chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng trong gia đình. 
Ăn: Lương thực chủ yếu là ngô, sắn. Họ được hưởng trợ cấp hàng tháng của Nhà nước theo nhân khẩu.
Mặc: Người Chứt biết dệt vải. Trước đây, nam giới đóng khố, cởi trần. Phụ nữ mặc váy. Hiện nay đồng bào ăn mặc gần giống như người Việt.
Ở: Họ quen ở trong các túp lều dùng dây buộc hay ở trong các hang đá, mái đá. Cho đến 1991 họ sống tập trung ở các bản nhỏ trong các thung lũng của xã Hương Liên, huyện Hương Khê. Hiện nay, nhà cửa đã khang trang hơn trước. 
Phương tiện vận chuyển: Phổ biến là gùi có dây đeo vai, vác hoặc người kéo.
Quan hệ xã hội: Ðứng đầu làng là Trưởng bản Hồ Kiên. Họ sống đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng.
Gia đình nhỏ phụ quyền là hình thức phổ biến nhất. Mỗi gia đình chỉ gồm vợ, chồng và con cái chưa lấy vợ, chồng.
Sinh đẻ: Sắp đến ngày ở cữ, người chồng thường dựng một cái lều nhỏ cho vợ ở ngoài rừng. Thỉnh thoảng anh ta đến thăm nom, tiếp tế lương thực và đồ ăn uống cho vợ. Phụ nữ quen đẻ đứng và tự xoay sở lấy hết thảy mọi việc. Ðẻ xong, người sản phụ tự mình nhóm lửa, đốt nóng một hòn đá cuội để sẵn rồi dội nước lã vào cho bốc hơi nóng để xông khói. Sau 7 ngày, người chồng mới đến đón vợ con vào nhà.
Cưới xin: Trai gái đến tuổi trưởng thành, được tự do tìm hiểu yêu đương. Trước khi cưới, nhà trai phải chọn ông mối, đi dạm hỏi vài lần. Lễ cưới được tổ chức bên nhà gái, sau đó mới đón dâu. Lễ vật cầu hôn là một bó củi.
Lễ hội: Có 2 lễ lớn là: Tết chăm-pa-bới và tết Lấp Lỗ.
Văn nghệ: Người Chứt thích dùng đàn, sáo, hát các giai điệu khác nhau. Họ có nhiều truyện cổ tích, thần thoại, đặc biệt truyện kể về sự khai thiên lập địa và sinh ra con người.
Chơi: Trong các dịp lễ tết, trẻ em chơi cầu lông làm bằng lông gà, đánh găng, người lớn thổi sáo, hát hò.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Mai Văn Bính, 2016 “Giáo dục công dân 12” - NXB giáo dục.
[2]. Mai Văn Bính, 2007 “Giáo dục công dân 12” Sách giáo viên - NXB giáo dục.
[3]. Đinh Văn Đức, 2010“Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn giáo dục công dân lớp 12” - NXB Đại học sư phạm.
[4]. Nguyễn Hữu Khải, 2009 “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn giáo dục công dân THPT” - NXB giáo dục Việt Nam.
[5]. Công văn 791/HD-BGDĐT ngày 25 tháng 6 năm 2013 về “Hướng dẫn Thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông” ; 
[6]. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. 
[7]. Đề án phát triển đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê
[8]. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ giáo dục và Đào tạo.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_bai_5_quyen_binh_dang_giua_cac.docx
Sáng Kiến Liên Quan